Trong những năm qua, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật nhiều địa điểm khảo cổ học xuất hiện gốm hoa nâu nhưng những phát hiện này chưa được tập hợp đầy đủ và nghiên cứu kỹ,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 21.Tính cấp thiết của đề tài 18
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
4 Phương pháp nghiên cứu 20
6 Đóng góp của luận văn 21
Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 23 1.1 Tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm hoa nâu ở trong và
Trang 32.3.1 Mô típ hoa văn 66 2.3.2 Kỹ thuật trang trí 84
2.4.1 Phong cách tạo dáng và trang trí hoa văn 87 2.4.2 Diễn biến sớm muộn của các mô típ hoa văn 88 2.4.3 Các mô típ hoa văn phản ánh đặc điểm của thời đại 89 2.4.4 Gốm hoa nâu phát hiện trong các di chỉ khảo cổ học 89 2.4.5 So sánh mô típ và phong cách trang trí hoa văn gốm hoa nâu với chạm khắc đá, gỗ, đất nung 91 2.4.6 So sánh gốm hoa nâu Việt Nam với gốm hoa nâu Trung Quốc
Trang 43.3.2 So sánh giữa kỹ thuật sản xuất truyền thống và hiện đại qua một số phiên bản gốm hoa nâu 120
Các bảng thống kê, phụ lục minh họa
Trang 5B¶ng c¸c ch÷ viÕt t¾t
A Ảnh
bs
Bv
Bản so sánh Bản vẽ BT Bảo tàng BT NT Bảo tàng Nghệ thuật BT LSVN, HN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội BT LSVN, Tp.HCM Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh HN Hà Nội HT Hà Tây h Hình KCH Khảo cổ học Nxb Nhà xuất bản Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tk Thế kỷ tr Trang Sử THI S-u tËp STTN Sưu tập tư nhân SL Số lượng VKCH Viện Khảo cổ học
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 1 Bảng thống kê hoa văn hình người và động vật trên gốm hoa nâu
Bảng 2 Bảng thống kê hoa văn hình hoa lá trên gốm hoa nâu
DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA
Bản ảnh 4: Mảnh nắp tk XIII-XIV (Bến Long Tửu, Sóc Sơn, HN)
Bản ảnh 5: Mảnh nắp tk XIII-XIV (Bến Long Tửu, Sóc Sơn, HN)
Bản ảnh 6: Mảnh chân đèn tk XIII-XIV (Chùa Phật Lâm, Tuyên Quang) Bản ảnh 7: Mảnh chậu tk XIII-XIV (Chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc)
Bản ảnh 8: Mảnh thân tk XIII-XIV (Cống Đông, Vân Đồn, Quảng Ninh) Bản ảnh 9: Mảnh thân tk XIII-XIV (Cống Đông, Vân Đồn, Quảng Ninh) Bản ảnh 10: Mảnh thân tk XIII-XIV (Cống Tây, Vân Đồn, Quảng Ninh) Bản ảnh 11: Mảnh thân tk XIII-XIV (Cống Tây, Vân Đồn, Quảng Ninh) Bản ảnh 12: Mảnh đáy tk XIII-XIV (Con Quy, Vân Đồn, Quảng Ninh) Bản ảnh 13: Mảnh chân đèn tk XIII-XIV (Hạ Lan, Nam Định)
Bản ảnh 14: Mảnh chậu tk XIII-XIV (Hoa Lư, Ninh Bình)
Bản ảnh 15: Mảnh thân tk XIII-XIV (Hoa Lư, Ninh Bình)
Bản ảnh 16: Mảnh gốm tk XIII-XIV (Nghệ An)
Bản ảnh 17: Mảnh gốm tk XIV- XV (Trowulan, đảo Java)
Bản ảnh 18: Mảnh thân tk XIII-XIV (Đền Huyện, Hà Tĩnh)
Bản ảnh 19: Mảnh đáy tk XIII-XIV (Đền Huyện, Hà Tĩnh)
Bản ảnh 20: Mảnh đáy tk XIII-XIV (Đền Huyện, Hà Tĩnh)
Bản ảnh 21: Mảnh thân tk XIII-XIV (Đền Huyện, Hà Tĩnh)
Bản ảnh 22: Mảnh thân tk XIII-XIV (Hạ Lan, Nam Định)
Bản ảnh 23: Mảnh thân tk XIII-XIV (Hạ Lan, Nam Định)
Bản ảnh 24: Mảnh thạp tk XIII-XIV (Lục Yên, Yên Bái)
Trang 7Bản ảnh 25: Mảnh chậu tk XIII-XIV (Quần Ngựa, HN)
Bản ảnh 26: Mảnh đài sen tk XIII-XIV (Đại Yên, HN)
Bản ảnh 27: Mảnh ấm tk XIII-XIV (BT Tuyên Quang)
Bản ảnh 28: Mảnh thân tk XIII-XIV (Kiếp Bạc, Hải Dương)
Bản ảnh 29: Mảnh chậu tk XIII-XIV (Chùa Bà Tấm, Gia Lâm, HN)
Bản ảnh 30: Mảnh thân thạp tk XIII-XIV (Chùa Bà Tấm, Gia Lâm, HN) Bản ảnh 31: Các mảnh thân thạp tk XI-XIII (Hoàng thành Thăng Long,
Ba Đình, HN) Bản ảnh 32: Mảnh chân đế tk thế kỷ XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 33: Mảnh thạp tk XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 34: Mảnh đài sen tk XI-XIII (Cống Vị, Ba Đình, HN)
Bản ảnh 35: Mảnh thân tk XIII-XIV (Chùa Báo Ân, Gia Lâm, HN)
Bản ảnh 36: Mảnh chậu tk XIII-XIV (Chùa Bà Tấm, Gia Lâm, HN)
Bản ảnh 37: Mảnh thân tk XIII-XIV (Núi Man, Tuyên Quang)
Bản ảnh 38: Mảnh tháp tk XIII-XIV (Núi Man, Tuyên Quang)
Bản ảnh 39: Mảnh thạp tk XIII-XIV (Di tích Đàn Nam Giao, HN)
Bản ảnh 40: Mảnh thân tk XI-XIII (Di tích Đàn Nam Giao, HN)
Bản ảnh 41: Mảnh thân tk XIII-XIV (Hậu Lâu, Ba Đình, HN)
Bản ảnh 42: Mảnh thân chân đèn tk XIV-XV (Di tích Đàn Nam Giao, HN) Bản ảnh 42a: Mảnh thân tk XIII-XIV (Kiếp Bạc, Hải Dương)
Bản ảnh 43: Mảnh thân tk XIV-XV (Chùa Báo Ân, Gia Lâm, HN)
Trang 8Bản ảnh 63: Thạp tk XI-XIII (Phan Đình Nhân, HN)
Bản ảnh 64: Thạp nền nâu hoa trắng tk XI-XIII (Jochen May, dẫn lại 55) Bản ảnh 65: Thạp tk XI-XIII (STTN, Thanh Hóa)
Bản ảnh 75: Thạp tk XI-XIII (BTLSNT Phnôm Pênh)
Bản ảnh 76: Thạp tk XIII-XIV (Đoàn Anh Tuấn, HN)
Bản ảnh 84: Thạp nền nâu hoa trắng tk XI- XIII (Joseph Genera)
Bản ảnh 85: Thạp tk XIII-XIV (Phan Đình Nhân, HN)
Bản ảnh 86: Thạp tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 87: Thạp tk XIII-XIV (Nguyễn Văn Dòng, Tp.HCM)
Bản ảnh 87a: Thạp tk XIII-XIV (Lê Bạch Lâm, Thanh Hoá)
Bản ảnh 88: Thạp tk XIII-XIV (Dương Phú Hiến, HN)
Bản ảnh 89: Thạp tk XIII-XIV (Quỳnh Kiều)
Trang 9Bản ảnh 105a: Thạp tk XIII-XIV (STTN, Thanh Hóa)
Bản ảnh 105b: Thạp tk XI-XIII (STTN, Thanh Hóa)
Bản ảnh 106: Thạp tk XIII-XIV (Dương Thu Thủy, Quảng Ninh) Bản ảnh 107: Thạp tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 108: Thạp tk XIII-XIV (Nguyễn Văn Dòng, Tp HCM) Bản ảnh 109: Thạp tk XI-XIII (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 110: Thạp tk XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 111: Thạp tk XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 112: Thạp tk XIII-XIV (BTNT Boston)
Bản ảnh 113: Thạp tk XIII-XIV (BT Mỹ thuật, HN)
Bản ảnh 114: Thạp tk XIII-XIV (STTN, nước ngoài)
Bản ảnh 115: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 116: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 117: Liễn tk XIII-XIV (Phạm Dũng, HN)
Bản ảnh 118: Liễn tk XIII-XIV (BT Quảng Ninh)
Bản ảnh 119: Liễn tk XIII-XIV (BTLSVN, Tp.HCM)
Bản ảnh 120: Liễn tk XIII-XIV (BT Hà Nội)
Bản ảnh 121: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 122: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Trang 10Bản ảnh 123: Liễn tk XIII-XIV (BT Nam Định)
Bản ảnh 124: Liễn tk XIII-XIV (Phạm Dũng, HN)
Bản ảnh 125: Liễn tk XIII-XIV (BTLSNT Brusells, Bỉ)
Bản ảnh 126: Liễn tk XIII-XIV (Nguyễn Trạch, HN)
Bản ảnh 127: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 128: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 129: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 130: Liễn tk XIII-XIV (STTN)
Bản ảnh 131: Liễn tk XIII-XIV (STTN)
Bản ảnh 132: Liễn tk XIII-XIV (STTN)
Bản ảnh 133: Liễn tk XIII-XIV (BT Quảng Ninh)
Bản ảnh 134: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 135: Liễn tk XIII-XIV (BT Phú Thọ)
Bản ảnh 136: Liễn tk XIII-XIV (BT Vĩnh Phúc)
Bản ảnh 137: Liễn tk XIII-XIV (Hoàng Văn Cường, Tp HCM) Bản ảnh 138: Liễn tk XIII-XIV (BT LSVN, Tp.HCM)
Bản ảnh 139: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 140: Liễn tk XIII-XIV (Quỳnh Kiều)
Bản ảnh 141: Liễn tk XIII-XIV (BT Mỹ thuật, HN)
Trang 11Bản ảnh 162: Liễn tk XIII-XIV (BT Hà Nội)
Bản ảnh 163: Liễn tk XIII-XIV (Hoàng thành Thăng Long, Ba Đình, HN) Bản ảnh 164: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 165: Liễn tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 166: Liễn tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 167: Liễn tk XIII-XIV (Nguyễn Tuyết Nhung, HN)
Bản ảnh 168: Liễn tk XIII-XIV (BT Mỹ thuật, HN)
Bản ảnh 169: Liễn tk XIII-XIV (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 170: Liễn tk XIII-XIV (BT Hà Nội)
Bản ảnh 171: Liễn tk XIII-XIV (BT Bắc Giang)
Bản ảnh 172: Liễn tk XIII-XIV (Phạm Dũng, HN)
Bản ảnh 173: Liễn tk XIII-XIV (BT Nam Định)
Bản ảnh 174: Liễn tk XIII-XIV (BT Nam Định)
Bản ảnh 175: Liễn tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 176: Liễn tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 177: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 178: Liễn tk XIII-XIV (Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương)
Trang 12Bản ảnh 191: Liễn tk XIII-XIV (STTN)
Bản ảnh 192: Liễn tk XIII-XIV (BT Phú Thọ)
Bản ảnh 193: Liễn tk XIII-XIV (STTN, HN)
Bản ảnh 194: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 195: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hoá)
Bản ảnh 196: Liễn tk XIII-XIV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 197: Liễn tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 207: Liễn tk XIII-XIV (Nguyễn Khánh, Thanh Hóa)
Bản ảnh 208: ấm tk XI-XIII (Nguyễn Văn Dòng, Tp.HCM)
Trang 13B¶n ¶nh 225: Êm tk XIII-XIV (Hoµng V¨n C-êng, Tp.HCM)
Bản ảnh 226: ấm tk XI-XIII (ST Huet, BT LSNT Brusells, Bỉ)
Bản ảnh 235: ấm tk XI-XIII (BT Machida Municipal)
Bản ảnh 236: Ấm tk XI-XIII (Ph¹m Anh Qu©n, Tp.HCM)
B¶n ¶nh 237: Êm tk XI-XIII (STTN, HN)
Bản ảnh 238: ấm tk XIII-XIV (STTN)
Bản ảnh 239: Ấm tk XI-XIII (STTN)
B¶n ¶nh 240: Êm tk XI-XIII (§ç ViÕt Viªn, HN)
Bản ảnh 241: Bát nền nâu hoa trắng tk XI-XIII (BTLSVN, HN)
Bản ảnh 242: Bát nền nâu hoa trắng tk XI-XIII (Nguyễn Thái Bình, Tp.HCM) Bản ảnh 243: Bát tk XIV-XV (STTN, NB)
Trang 14Bản ảnh 273: Chum tk XIII-XIV (Đoàn Thị Cẩm Trà, HN)
Bản ảnh 274: Chum tk XIII-XIV (Đoàn Anh Tuấn, HN)
Bản ảnh 275: Chum tk XIII-XIV (BT Hải Dương)
Bản ảnh 276: Chum tk XIII-XIV (BT Thanh Hóa)
Bản ảnh 277: Chum tk XIII-XIV (BT Hòa Bình)
Bản ảnh 278: Đĩa tk XIII-XIV (Nguyễn Tuyết Nhung, HN)
Bản ảnh 279: Đĩa tk XIII-XIV (Đoàn Anh Tuấn, HN)
Bản ảnh 280: Đĩa tk XIII-XIV (BT Nam Định)
Trang 15Bản ảnh 293: Nắp thạp tk XIII-XIV (Hoàng Văn Cường, Tp.HCM)
Bản ảnh 294: Hai chân đế tk XI-XIII (BTLSVN, HN)
Bản ảnh 295: Chân đế tk XI-XIII (BTLSVN, HN)
Bản ảnh 296: Thống tk XIII-XIV (BTLSVN, HN)
Bản ảnh 297: Bệ tk XI-XIII (Đào Phan Long, HN)
Bản ảnh 298: Tước tk XI-XIII (BTLSVN, HN)
Bản ảnh 299: Tước tk XI-XIII (BT cổ vật châu á, Singgapo)
Bản ảnh 300: Tước tk XI-XIII (BT cổ vật châu á)
Bản ảnh 301: Tước tk XI-XIII (BT LSNT Brusells, Bỉ)
Bản ảnh 302: Tượng người tk XI-XIII (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 303: Tượng người tk XI-XIII (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 304: Tượng sư tử tk XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 305: Tượng sư tử tk XI-XIII (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 306: Tượng mèo tk XI-XIII (BT LSVN, HN)
Bản ảnh 307: Tượng voi đỡ đài sen tk XI-XIII (Art du Vietnam)
Bản ảnh 308: Mô hình tháp men chùa Chò tk XIII-XIV (BT Vĩnh Phúc) Bản ảnh 308b-h: Các chi tiết hoa văn trên tháp men chùa Chò (BT Vĩnh Phúc) Bản ảnh 309: Chân đèn tk XIV-XV (BT Nam Định)
Bản ảnh 310: Chân đèn tk XIV-XV (BT Guimet, Pháp)
Bản ảnh 317: Đổ hồ vào khuôn thạch cao
Bản ảnh 318: Hồ đã đổ vào đầy khuôn
Bản ảnh 319: Khâu đổ rót
Bản ảnh 320: Dỡ khuôn thạch cao
Bản ảnh 321: Sản phẩm mộc sau khi đã dỡ khuôn
Bản ảnh 322: Bắt đầu tạo dáng cho sản phẩm
Bản ảnh 323: Tạo miệng sản phẩm
Bản ảnh 324: Dùng bàn chải ướt đánh mềm
Bản ảnh 325: Dùng tay nắn miệng cho tròn đều
Trang 16Bản ảnh 326: Vê con chạch tạo miệng
Bản ảnh 327: Sửa miệng
Bản ảnh 328: Mây tỉa-Dụng cụ sửa thành miệng
Bản ảnh 329: Dùng dao tỉa miệng cho đều
Bản ảnh 330: Dùng giẻ ướt sửa miệng và làm nhẵn thân sản phẩm
Bản ảnh 331: Vê con chạch tạo miệng hoặc tạo băng cánh sen ở vai Bản ảnh 332: Đắp con chạch tạo băng cánh sen ở vai
Bản ảnh 333: Chia khoảng cách để tạo băng cánh sen
Bản ảnh 334: Chia khoảng cách để tạo băng cánh sen
Bản ảnh 335: Tỉa băng cánh sen
Bản ảnh 336: Tỉa băng cánh sen
Bản ảnh 337: Tỉa băng cánh sen
Bản ảnh 338: Tỉa băng cánh sen
Bản ảnh 339: Một cách tỉa băng cánh sen khác
Bản ảnh 340: Một cách tỉa băng cánh sen khác
Bản ảnh 341: Khuôn thạch cao các loại hình khác nhau
Bản ảnh 342: Nghệ nhân Trần Độ đang sửa đáy thạp
Bản ảnh 343: Các loại dụng cụ tạo hoa văn
Bản ảnh 344: 4 núm thạp
Bản ảnh 345: Núm được gắn lên vai thạp, liễn
Bản ảnh 346: Dùng tay nắn cho hai đầu núm dẹt
Bản ảnh 347: Dùng mây (bay) chỉnh sửa núm thạp
Bản ảnh 348: Dùng cán bút trang trí hai đầu núm
Bản ảnh 349: Dùng mây tỉa trang trí núm thạp
Bản ảnh 350: Tô khắc lại mô típ hoa sen in mờ trên thân thạp
Bản ảnh 351: Tô khắc lại mô típ hình chim in mờ trên thân thạp
Bản ảnh 352: Tô khắc lại mô típ hình chim in mờ trên thân thạp
Bản ảnh 353: Tô khắc lại mô típ hình mây in mờ trên thân thạp
Bản ảnh 354: Sửa hàng mộc: Khắc tỉa lại cho các chi tiết hoa văn nổi lên Bản ảnh 355: Sửa hàng mộc: Khắc tỉa lại cho các chi tiết hoa văn nổi lên Bản ảnh 356: Các chi tiết hoa văn đã rõ nét
Bản ảnh 357: Dùng mút ướt lau lại sản phẩm
Bản ảnh 358: Dùng chổi lông phủi sạch bề mặt thạp
Bản ảnh 359: Dùng mút ướt lau lại cho sản phẩm sáng mịn
Trang 17Bản ảnh 360: Phun men trắng
Bản ảnh 361: Tô men nâu lên các chi tiết hoa văn
Bản ảnh 362: Tô men nâu lên các chi tiết hoa văn
Bản ảnh 363: Đưa các sản phẩm vào lò nung
Bản ảnh 364: Người thợ đang mở cửa lò
Bản vẽ 1: Thạp tk XIII-XIV (Mộ 18, Kim Truy, Hòa Bình)
Bản vẽ 2: Chậu tk XIII-XIV (Mộ 18, Đống Thếch, Hòa Bình)
BẢN SO SÁNH
Bản so sánh 1: So sánh mô típ hình người trên gốm hoa nâu với các di tích khác Bản so sánh 2: Hình rồng trên gốm hoa nâu với các di tích khác
Bản so sánh 3: Mô típ hoa lá trên gốm hoa nâu với các di tích khác
Bản so sánh 4: Văn sóng nước trên gốm hoa nâu thời Trần với các di tích khác Bản so sánh 5: Một số tiêu bản gốm hoa nâu thế kỷ XIII-XIV với gốm hoa nâu
giả cổ Bát Tràng
Trang 18LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Gốm Việt Nam ra đời từ thời đại đồ đá mới Từ đó, gốm là một tài
liệu tin cậy cho mỗi thời kỳ văn hoá, mỗi tầng văn hoá khảo cổ Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đặc biệt là trong gần mười thế kỷ đầu Công nguyên, dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, gốm Việt tuy chịu ảnh hưởng về kiểu dáng và phong cách gốm Trung Quốc nhưng người thợ gốm vẫn tạo được những nét riêng biệt mang sắc thái của Việt Nam [100: 42] Trong khoảng thời gian này, Phật giáo phát triển khiến cho nhu cầu xây dựng đền chùa, nhà
ở, mộ táng và nhu cầu sử dụng đồ gốm hàng ngày cho người sống và đồ tuỳ táng cho người chết đã thúc đẩy nghề gốm phát triển
Đến thời đại Lý-Trần (1009-1400), một trang sử mới, thời kỳ mới của một đất nước anh hùng với chiến thắng oanh liệt chống Tống, ba lần đánh thắng Mông-Nguyên là tiền đề thúc đẩy nhân dân hăng hái tham gia lao động sản xuất Thời kỳ này, Phật giáo phát triển mạnh và trở thành quốc giáo, có
ảnh hưởng rất lớn “Trong tự kinh thành ngoài đến châu phủ, không phải thề
nguyền mà giữ đúng” (Bia chùa Thiệu Phúc, Lê Quát), “Trong thiên hạ, chỗ nào đất tốt cảnh đẹp thì chùa chiền chiếm nửa” (Bia chùa Khai Nghiêm,
Trương Hán Siêu) [72, 73]
Như vậy, sự phát triển thuận lợi về các mặt của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội đã tạo những điều kiện phát triển nhiều nghề thủ công, trong đó có
đồ gốm với nhiều sản phẩm và công trình rất có giá trị
Có thể nói, gốm Lý-Trần đã có những bước phát triển nhảy vọt, phục
Trang 19vụ chủ yếu cho kiến trúc và đời sống hàng ngày, hình thành nhiều dòng gốm chính như gốm men trắng, men ngọc, men nâu, hoa nâu với các phong cách riêng biệt về chất liệu, kiểu dáng, loại hình và hoạ tiết hoa văn trang trí Một trong những dòng gốm tiêu biểu cho phong cách của thời đại ấy là dòng gốm hoa nâu
Gốm hoa nâu có những đặc trưng nổi bật ở lối tạo hình cũng như cách trang trí hoa văn mang đậm nét dân tộc Với những đặc trưng ấy mà gốm hoa nâu có vị trí nhất định trong việc góp phần tìm hiểu tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung và sự phát triển của gốm sứ cổ Việt Nam nói riêng
Gốm hoa nâu ở Việt Nam là một trong những đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học lịch sử, nhằm góp phần tìm hiểu tư duy, tâm hồn và tập quán của con người Đại Việt cùng bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam từ thế kỷ
XI đến thế kỷ XV
1.2 Trong những năm qua, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai
quật nhiều địa điểm khảo cổ học xuất hiện gốm hoa nâu nhưng những phát hiện này chưa được tập hợp đầy đủ và nghiên cứu kỹ, dẫn đến tình trạng tách rời giữa gốm hoa nâu trong sưu tập của các bảo tàng và tư nhân với gốm hoa nâu phát hiện được trong các di tích khảo cổ học Chính vì thế, mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về gốm hoa nâu nhưng vẫn thiếu hẳn mảng nghiên cứu về đồ gốm hoa nâu trong các di tích khảo cổ học Luận văn này xin được làm công việc “Vạn sự khởi đầu nan” khi hệ thống hoá hiện vật trong các di chỉ và di tích khảo cổ học, xác định được phần nào nguồn gốc phát hiện của gốm hoa nâu cũng như những đặc trưng của nó và góp thêm tư liệu về mối quan hệ giữa gốm hoa nâu trong các sưu tập và gốm hoa nâu phát hiện trong các di tích khảo cổ học
1.3 Các nhà nghiên cứu về gốm hoa nâu, mặc dù đều thừa nhận nét
đặc sắc của dòng gốm này, nhưng việc nghiên cứu nó về phương diện kĩ thuật
Trang 20thì vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc thực nghiệm sản xuất gốm Đây là công việc khó bởi hiện nay vì lí do lợi nhuận nên không lò gốm hiện đại nào muốn sản xuất gốm hoa nâu theo lối giả cổ Chúng tôi may mắn được nghệ nhân Trần Độ ở Bát Tràng giúp cho quan sát, tìm hiểu quy trình sản xuất gốm hoa nâu giả cổ để từ đó so sánh, đối chiếu phần nào kĩ thuật sản xuất gốm hoa nâu
cổ và giả cổ
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Trong luận văn này, chúng tôi bước đầu đã tập hợp những tư liệu
về đồ gốm hoa nâu từ các bộ sưu tập ở trong và ngoài nước, từ các cuộc điều tra, khai quật khảo cổ học, những phát hiện mới nhất về gốm hoa nâu được cập nhật đến tháng 9 năm 2007 Qua đó, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về sự phân bố và những đặc trưng của gốm hoa nâu phát hiện được ở Việt Nam và lưu trữ ở một số bảo tàng nước ngoài nhằm góp phần cung cấp thêm những hiểu biết mới về gốm hoa nâu
2.2 Dựa trên cơ sở tư liệu KCH trong và ngoài nước, hiện vật trong các
bộ sưu tập và các nguồn sử liệu khác, bước đầu phân loại, tìm hiểu những đặc điểm về hình dáng, hoa văn, chất liệu, kỹ thuật của gốm hoa nâu kết hợp với phương pháp so sánh nhằm tìm ra đặc trưng riêng biệt, sáng tạo của gốm hoa nâu Đồng thời, thử phác hoạ vài nét về diễn biến của gốm hoa nâu trong mối quan hệ theo chiều lịch đại và đồng đại
2.3 Thông qua việc thử phác hoạ một bức tranh chung về gốm hoa nâu
ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn được đóng góp thêm sự hiểu biết nhất định về niên đại, giá trị lịch sử-văn hoá-mỹ thuật-kinh tế của gốm hoa nâu
2.4 Lần đầu tiên, chúng tôi trình bày những tư liệu về quy trình sản
xuất gốm hoa nâu qua lò gốm truyền thống của một nghệ nhân làng gốm Bát Tràng Qua đó, chúng tôi có ý tưởng muốn phác dựng lại quy trình sản xuất
Trang 21gốm hoa nâu nhằm góp phần tìm hiểu kỹ thuật sản xuất của dòng gốm này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính trong luận văn là hệ thống gốm hoa nâu Việt Nam thời Lý-Trần-Lê Sơ (thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XVI) trong các sưu tập của bảo tàng, tư nhân và trong các cuộc điều tra khai quật KCH
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Luận văn sử dụng phương pháp KCH truyền thống như: điều tra,
điền dã, thống kê, phân loại, miêu tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu qua các bản vẽ, hiện vật và mảnh hiện vật nhằm xác định nguồn gốc, đặc
trưng và niên đại của gốm hoa nâu
4.2 Ngoài ra, luận văn còn áp dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá, nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng biệt của dòng gốm này
5 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Các phát hiện về gốm hoa nâu trong các cuộc điều tra khai quật KCH
đã được công bố và chưa từng công bố
- Một số sưu tập về gốm hoa nâu trong các bảo tàng ở trong và ngoài nước
- Các sưu tập gốm hoa nâu của tư nhân trong và ngoài nước
- Các tài liệu về gốm hoa nâu của cá nhân, các học giả trong nước
6 Đóng góp của luận văn
6 1 Lần đầu tiên hệ thống hoá và gắn kết được sự phân bố và loại hình gốm hoa nâu trong các di tích KCH với gốm hoa nâu trong các sưu tập
6.2 Tham gia vào việc xác định nguồn gốc phát hiện của một số gốm
Trang 22hoa nâu trong các sưu tập và các phát hiện trong các di chỉ KCH-điều mà nhiều tài liệu, chưa đề cập đến một cách đầy đủ và hoàn chỉnh, góp phần xác định niên đại của gốm hoa nâu
6.3 Phân loại chi tiết, hệ thống hoá các loại hình hiện vật và hoa văn
trang trí trên gốm hoa nâu
6.4 Lý giải phần nào về ý nghĩa các mô típ hoa văn trang trí trên gốm
hoa nâu
6.5 Khảo sát quy trình sản xuất phục hồi gốm hoa nâu theo lối giả cổ
tại làng gốm Bát Tràng
7 Bố cục của luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tư liệu
Chương 2: Loại hình, hoa văn và kỹ thuật trang trí trên gốm hoa nâu
Chương 3: Nghiên cứu, phục hồi sản xuất gốm hoa nâu của một
nghệ nhân làng gốm Bát Tràng
Ngoài ra, luận văn còn có các mục: Lời cam đoan (tr.1), Mục lục (tr.2), Bảng chữ viết tắt (tr.5), Danh mục các bảng thống kê (tr.6), Tài liệu tham khảo (tr.129) và Phụ lục minh hoạ (gồm: sơ đồ, bản vẽ và các bản ảnh)
Trang 23Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1 Tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm hoa nâu ở trong và ngoài nước
1.1.1 Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1975
Trước năm 1975, các phát hiện và nghiên cứu về gốm hoa nâu chưa nhiều
Năm 1951, trong cuốn “Arts et Style de la Chine” (Nghệ thuật và phong
cách của Trung Quốc), tác giả người Pháp Madelaine Paul David đã nhắc đến
ở Thanh Hoá có loại gốm trang trí khắc vạch, vẽ nâu dưới lớp men vàng ngà,
so sánh loại gốm này thấy giống với đồ gốm của lò gốm Sử Châu ở Trung Quốc có từ thời Đường [102: 13] Như vậy, trong cuốn sách này tác giả mới chỉ nhắc đến loại gốm hoa nâu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể
Mãi đến thập niên 70 của thế kỷ XX, gốm hoa nâu mới thực sự được biết đến qua các bài báo, tạp chí của nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật như:
Trang 24Nguyễn Phi Hoanh, Nguyễn Bá Vân, Trần Khánh Chương, Nguyễn Văn Y Các nhà nghiên cứu này đã tập trung sự chú ý, nghiên cứu về vẻ đẹp nghệ thuật của gốm hoa nâu
Năm 1970, trong cuốn “Lược sử mỹ thuật Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Phi Hoanh đã giới thiệu về những thành tựu đạt được dưới triều đại
Lý-Trần-Hồ, đó là các thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và đồ gốm Trong đó, tác giả cũng đã nhắc đến chiếc thạp gốm sành, có trang trí hình hai võ sĩ, màu nâu, được tìm thấy ở Thanh Hoá và một chiếc chum đào được ở Tức Mặc (Nam Định) [33: 51-81] Đây được coi như mốc mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về gốm hoa nâu
Năm 1971, trên Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Y có bài viết: “Gốm cổ hoa nâu Việt Nam”, trong đó ông chia gốm hoa nâu thành bốn loại: gốm đàn hoa nâu; gốm sành trắng hoa nâu; gốm sứ trắng
hoa nâu và gốm đất nung hoa nâu Cả bốn loại này đều có chất liệu và kỹ
thuật khác nhau, với những loại hình hoa văn trang trí phong phú và đa dạng như hoa lá, chim, cá, thú, người [89: 29-38]
Năm 1972, Nguyễn Văn Y lại một lần nữa khẳng định vẻ đẹp nghệ thuật của gốm hoa nâu nói riêng, gốm thời Trần nói chung trong bài viết:
“Gốm thời Trần” đăng trên Tạp chí Khảo cổ học Đồng thời, tác giả cũng cho
rằng, nghệ thuật gốm hoa nâu phát triển đạt đỉnh cao vào khoảng giữa hai thế
kỷ XII-XIII [90: 63-68]
Tháng 5 năm 1972, tại cánh đồng Cửa Triều (Nam Định), các nhà KCH
đã phát hiện một chiếc thạp gốm hoa nâu có men trắng ngà, trang trí hoa sen cách điệu [Dẫn lại 42]
Cũng trong năm này, tại Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương), BTLSVN,
HN cũng phát hiện được 1 mảnh thân gốm hoa nâu (A.42a)
Trang 25Năm 1975, trong giếng chùa Dân Chủ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, người dân địa phương đã tìm thấy một mô hình tháp gốm hoa nâu, hiện chỉ còn chín tầng thân và đế Trên các tầng trang trí những hoạ tiết rất phong phú như rồng, hoa sen, tượng Kim Cương, tượng Phật, tiên nữ, lá đề Đây chính
là tháp men chùa Chò nổi tiếng hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc [20: 310-311]
Cũng trong năm 1975, tại Nam Định, trong quá trình khai quật KCH ở bốn di tích Lộc Hạ, Lộc Vượng, Mỹ Trung, Mỹ Phúc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc thạp gốm hoa nâu có kích thước lớn cùng với nhiều bát đĩa có
minh văn “Thiên Trường phủ chế” và nhiều gạch ngói quanh khu di tích Tức
Mặc, ngoại thành Nam Định Tại di tích này, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy vết tích của lò nung gốm-đây là cơ sở để các nhà khoa học đoán định giả thiết khu vực phủ Thiên Trường là nơi sản xuất gốm hoa nâu cũng như là nơi sản xuất gốm sứ cao cấp phục vụ cho cung đình [83: 11-17]
Nhìn chung, trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về gốm hoa nâu đầu tiên thuộc về các nhà nghiên cứu mỹ thuật, hội hoạ Những bài viết này đã miêu tả được vẻ đẹp của gốm hoa nâu trong từng đồ án hoa văn cũng như bố cục, phong cách nghệ thuật độc đáo và riêng biệt của nó Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu mỹ thuật còn những hạn chế nhất định khi chưa đi sâu vào nghiên cứu kỹ thuật chế tạo, chất liệu, loại hình, niên đại và nguồn gốc của gốm hoa nâu Các công trình phát hiện còn lẻ tẻ, ngẫu nhiên, không xuất phát
từ khai quật khảo cổ học nên đã không biết được diễn biến các di vật trong tầng văn hoá khiến cho nhiều đồ gốm bị xác định sai niên đại hoặc chỉ thấy được sự tồn tại của gốm hoa nâu ở thời Lý-Trần chứ chưa thấy sự tồn tại của
nó ở thời Lê Sơ
1.1.2 Những phát hiện và nghiên cứu từ năm 1975 đến năm 2007
Trang 26Sau năm 1975, với sự tham gia mạnh mẽ và có hiệu quả của các nhà KCH, đã khiến cho các phát hiện về gốm hoa nâu ở trong lòng đất ngày càng nhiều hơn Gốm hoa nâu được tìm thấy trong các cuộc khai quật KCH, do phát hiện tình cờ, với nhiều loại hình và hoa văn đa dạng, thu hút sự nghiên cứu của các nhà khoa học
Năm 1976, trong quá trình điều tra KCH đã tìm thấy một chiếc bình gốm hoa nâu ở Nghĩa Lộ, Yên Bái [66:326]
Năm 1978, ở xã Đa Tốn, ngoại thành Hà Nội, tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Huyến (thôn Đào Xuyên) đã phát hiện chậu gốm hoa nâu và đĩa gốm hoa lam có niên đại thế kỷ XIV-XV [16:343-346]
Trong thời gian này, BTLSVN, HN đã khai quật các di tích ở Hà Nội như Quần Ngựa, Đại Yên cũng thu được một số mảnh gốm hoa nâu có niên đại thời Lý (A.25, 26) [BTLSVN, HN]
Năm 1979, VKCH tiến hành khai quật di tích Tam Đường, huyện Hưng
Hà, Thái Bình, đã thu được nhiều di vật có giá trị, trong đó có một chậu gốm, một chiếc thạp gốm hoa nâu niên đại thời Trần, trang trí hoa văn độc đáo [69: 218-221]
Năm 1983, VKCH tiếp tục khai quật các ngôi mộ Mường ở xã Dũng Phong, huyện Kim Truy, Hoà Bình, đã phát hiện được nhiều thạp, chậu gốm hoa nâu trang trí hoa lá, có niên đại thế kỷ XIII-XIV [49, 70, 76]
Gốm hoa nâu tìm thấy khá nhiều trong các ngôi mộ Mường cổ ở Nhuận Trạch (huyện Lương Sơn), ở Đống Thếch (huyện Kim Bôi) tỉnh Hòa Bình, Quốc Oai (Hà Tây) vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX Hầu hết các sưu tập gốm hoa nâu của tư nhân hiện nay đều có nguồn gốc từ các ngôi mộ Mường cổ thuộc các tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình
Tiếp đó, tháng 10 năm 1984, Sở Văn hoá-Thông tin Thanh Hoá đã khai
Trang 27quật một ngôi mộ quan tài hình thuyền dưới chân núi Văn Trinh (xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) Trong mộ có một chồng dính bát đĩa, dưới đáy bôi màu sôcôla, một đĩa, hai bát men ngọc và hai chiếc thạp gốm hoa nâu trang trí hoa cúc dây cách điệu và hình hai con chim, có niên đại thế
Năm 1990, VKCH đã điều tra thám sát bến bãi Đền Huyện (Hà Tĩnh)
đã thu được nhiều mảnh gốm hoa nâu thế kỷ XIII-XIV (A.18-21) [62]
Năm 1994, trong ngôi mộ Mường ở xã Hùng Sơn, huyện Lương Sơn, Hoà Bình, các nhà KCH đã phát hiện đồ tuỳ táng hoàn toàn là sứ Tống men ngọc, men trắng và gốm hoa nâu [49: 94]
Năm 1995, nhân dân xã Yên Hoa, huyện Na Hang, Tuyên Quang đã tìm thấy một chiếc ấm hoa nâu đầu người mình chim thời Lý [27: 441-442; 51: 227-228]
Năm 1996, VKCH tiến hành khai quật di chỉ Xóm Hống, Hải Dương, trong các lớp 1 đến lớp 6 đều thấy các mảnh gốm hoa nâu có niên đại thế kỷ XIII-XIV [Tư liệu VKCH]
Năm 1997, hai chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần đã được người dân tìm thấy ở xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, Nghệ An [38: 232-233]
Trong thời gian này, VKCH đã khai quật di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình thu được nhiều vật liệu kiến trúc, gốm men và một số mảnh gốm hoa nâu thế kỷ XIII-XIV (A.14, 15) [Tư liệu VKCH]
Trang 28Năm 1998, VKCH khai quật địa điểm Hậu Lâu, Ba Đình, Hà Nội, trong lớp 8 của hố 1 cũng đã thu được một mảnh thân gốm hoa nâu thời Trần (A.41) [Tư liệu VKCH]
Trước sự phát hiện ngày một nhiều của đồ gốm hoa nâu, cũng vào thời điểm này, các nhà nghiên cứu mỹ thuật cũng đẩy mạnh việc nghiên cứu gốm hoa nâu với nhiều khía cạnh khác nhau Trong khoảng 1976-1982, họa sỹ Trần Khánh Chương đã hệ thống một số loại hình và hoa văn gốm hoa nâu
trong các bài viết của ông như “Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của đồ gốm gia
dụng thời Lý-Trần”, “Nghệ thuật gốm Việt Nam”, hay “Nghệ thuật gốm hoa nâu Việt Nam” Trong những bài viết này, ông đã đưa ra định nghĩa về gốm
hoa nâu: “Gốm hoa nâu là loại sản phẩm tráng men trắng ngà và trang trí
chủ yếu bằng màu nâu” Tác giả chỉ ra được sự phát triển của gốm hoa nâu so
với gốm thời tiền-sơ sử, sự phát triển qua từng giai đoạn cũng như các đặc điểm nghệ thuật về hình dáng, hoa văn trang trí, thủ pháp trang trí và nguồn gốc của nó [21, 22, 23] Nhìn chung, tác giả đã có một cái nhìn sâu sắc khi phân tích được những vẻ đẹp riêng biệt của gốm hoa nâu so với các loại gốm men khác Đó là nét đẹp bắt nguồn từ truyền thống trang trí nét chìm trên gốm đất nung, từ sự kế thừa các mô típ có sẵn trong thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, hay sự độc đáo của nghệ thuật trang trí với hoạ tiết được bố cục thành mảng
to trên nền thoáng Tuy nhiên, những bài viết này còn một số hạn chế nhất định như tác giả chưa chỉ ra được niên đại hợp lý và diễn biến của gốm hoa nâu qua từng thời kỳ
Đến trước năm 2000, gốm hoa nâu được tìm thấy chủ yếu do phát hiện ngẫu nhiên So với nhiều loại gốm men khác, gốm hoa nâu phát hiện trong các di chỉ KCH còn rất ít
Từ những cuộc khai quật, thám sát ở những địa điểm phát hiện thấy gốm hoa nâu, bước đầu đã có một số công trình hệ thống các kết quả nghiên
Trang 29cứu Trong những bài viết này, gốm hoa nâu đã được các nhà nghiên cứu chú
ý đến những vấn đề cụ thể, chuyên sâu hơn: Trung tâm sản xuất gốm hoa nâu [56: 349, 64: 59-71, 74: 565-567]; Phả hệ gốm hoa nâu [52: 89-100, 64: 74- 76]; Thực nghiệm kỹ thuật sản xuất gốm hoa nâu [25:116-120]
Liên tiếp từ năm 2000 đến nay, VKCH, BTLSVN,HN phối hợp với các
Sở Văn hoá-Thông tin các tỉnh tổ chức thám sát, khai quật nhiều di chỉ KCH Tại đây, gốm hoa nâu cũng được tìm thấy một cách đáng kể
Trong năm 2000, tại Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ An đều tìm thấy gốm hoa nâu:
- VKCH tiến hành khai quật hai đợt ở địa điểm Đoan Môn, Bắc Môn (Hà Nội), phát hiện nhiều mảnh gốm hoa nâu cùng với các loại vật liệu kiến trúc và đồ gốm khác [65]
- Ở xã Kim Lan, ngoại thành Hà Nội, trong quá trình điều tra thám sát đã phát hiện ngẫu nhiên nhiều hiện vật như tiền đồng, gạch ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm Trần như gốm men nâu đen, men trắng ngà, rất nhiều mảnh gốm hoa nâu cùng với nhiều mảnh bao nung và một số con kê gốm [74: 563-564]
- Tại núi Trán Rồng, huyện Chí Linh, Hải Dương cũng đã phát hiện một chiếc liễn gốm hoa nâu có chân đế trong mộ cùng nhiều hiện vật khác có niên đại thời Trần [40: 356-357]
Từ năm 2000 đến 2002, trong quá trình nghiên cứu khảo sát cảng thị ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, các nhà KCH cũng đã tìm thấy một số mảnh thân gốm hoa nâu ở các địa điểm Cống Đông, Cống Tây thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh (ảnh 8-12) [71]
Tại di chỉ Đượng Hồng, Đượng Hạc ven biển (xã Hoàng Tân, huyện Yên Xương, tỉnh Quảng Ninh) cũng đã phát hiện được một số mảnh gốm hoa nâu thời Trần, trong đó có 1 mảnh chân đèn khá đẹp hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Trang 30tỉnh Quảng Ninh
- Tại xã Nghi Ân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, một người dân đào được chiếc thạp gốm hoa nâu có niên đại thời Lý [31: 626], một chiếc thạp gốm hoa nâu trang trí hoa sen cách điệu niên đại thời Trần [63: 626-627]
Năm 2002, VKCH và Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội điều tra và đào thám sát hai đợt tại địa điểm 62-64 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, thu được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó đã tìm thấy một mảnh thân thạp (A.1), một mảnh nắp vung (A.2) và một chậu gốm hoa nâu men ngọc thời Trần (A.3) [11]
Tháng 5 năm 2002, tại cánh đồng Bái Lăng, thôn Trung Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, một người dân địa phương đã phát hiện ngẫu nhiên 21 hiện vật nguyên vẹn và một số mảnh gốm vỡ: bát, đĩa men ngà, men ngọc và hai chiếc thạp gốm hoa nâu men ngà, trang trí hoa dây, có niên đại thế kỷ XIII-XIV [57: 401-403]
Trong quá trình khảo sát các cảng thị ở Đền Huyện, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, các nhà khoa học đã tìm thấy 2 mảnh gốm hoa nâu bên ngoài tráng men ngà, trong men nâu, không rõ hoa văn (A.21) Ngoài ra, ở Cồn Sành-Khe Trong, thuộc thôn Bàn Hải, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, cũng tìm thấy một mảnh thân một loại đồ gốm hoa nâu trang trí hoa 4 cánh [71]
Năm 2003, Bảo tàng Hải Dương đã phát hiện một số đồ gốm hoa nâu như vò, liễn, các mảnh ngói ở khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, Hải Dương [64: 69-71]
Cũng trong năm 2003, Bảo tàng Nam Định đã khai quật khu di tích Cao Đài (mộ Phụng Dương công chúa thời Trần), khu di tích Hạ Lan (Tức Mặc), Nam Định, đã tìm thấy nhiều mảnh chân đèn (A.13), mảnh thân (A.22, 23)
Trang 31[BT Nam Định]
Để phục vụ việc xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới),
từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004, VKCH tiến hành khai quật tại địa điểm 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, đã tìm thấy một khối lượng di vật
đồ sộ, phong phú, trong đó có nhiều mảnh gốm hoa nâu (A.31) và một số hiện vật còn nguyên dáng như thạp, ấm, chậu, liễn thế kỷ XI-XIV [77, 78]
Từ năm 2003 đến 2004, BTLSVN, HN đã khai quật di tích chùa Báo
Ân (thuộc địa phận thôn Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội) nằm bên tả sông Thiên Đức Trong đợt khai quật lần thứ hai năm 2003 đã phát hiện trong lớp kiến trúc các di vật như gạch, ngói, một đồ đựng bằng sành thời Trần và nhiều đồ gốm gia dụng khác như gốm men ngọc, men trắng ngà và rất nhiều mảnh thạp gốm hoa nâu có men trắng ngà, men xanh ngả trắng vẽ nâu ở lớp 2-hố 1 Ở các hố 2, hố 5 tìm thấy 10 mảnh miệng có xương trắng ngà, dày 0,3-0,4 cm; 42 mảnh thân, niên đại thế kỷ XIII-XIV Đợt thứ
ba năm 2004, đã thu được ở hố 2 39 mảnh bình, 2 mảnh thân men trắng ngà
vẽ nâu và 6 mảnh thân men xanh vẽ hoa nâu trong các lớp 2, 3 hố 5, đều có niên đại thế kỷ XIII- đầu thế kỷ XV (A.35, 36, 43) [2, 3].
Năm 2005, BTLSVN, HN đã điều tra và đào thám sát khu vực nền chùa cổ trên sườn núi có đền Thõng (tạm gọi là nền chùa Thõng) Tại đây, đã phát hiện được nhiều loại hình gốm thời Trần như gốm hoa nâu, gốm men ngọc, men ngà, đồ dùng sinh hoạt bằng sành (vò, nồi, lon sành), vật liệu xây dựng (gạch, ngói )
Năm 2005, BTLSVN, HN tiếp tục khai quật di tích đền-chùa Bà Tấm,
xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thu được một mảnh chậu gốm men trắng hoa nâu vẽ hoa cúc dây, đường kính đáy là 13,8 cm trong hố 2 có niên đại thế kỷ XIII-XIV (A.36) và một số mảnh thân (A.29, 30) [4]
Trang 32Năm 2006, Bộ môn KCH và BT Nhân học (Trường Đại học KHXH & NV-Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với VKCH, Văn phòng Ban chỉ đạo
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, BT Hà Nội tiến hành điều tra khảo sát và khai quật một số địa điểm thuộc huyện Đông Anh, Sóc Sơn Tại khu vực Bến Long Tửu (thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh), ngay ven bờ sông ở khu di tích đã xuất lộ nhiều hiện vật có niên đại thế kỷ XIII-XIV, gồm gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm hai màu men cùng với 15 mảnh con kê (A.4, 5) Ngoài ra, ở khu vực Đầu Vè (thôn Lại Đà, huyện Đông Anh), đã xuất lộ nhiều mảnh gốm sứ dày đặc trên bề mặt ruộng và ven các ao nhỏ như gốm men ngọc, gốm hoa nâu, men trắng đục, men ngà [10: 2-4]
Trong thời gian này, VKCH phối hợp với BT Tuyên Quang khai quật di tích chùa Phật Lâm (thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn), phát hiện được một số mảnh chân đèn (2006), mảnh tháp và mảnh liễn (2007) gốm hoa nâu (A.6, 37, 38) cùng với một số di vật khác [Tư liệu BT Tuyên Quang]
Tháng 11 năm 2006, ở thôn Thung Chẹ, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá, ông Hà Văn Khơn đã đào được một số hiện vật gốm men, đồ đồng, trong đó có một chiếc thạp gốm hoa nâu trang trí hoa sen, chim bồ nông, voi và hoa lá cúc [68]
Năm 2006 và 2007, tại Khu di tích Đàn Nam Giao, 31 Mai Hắc Đế, Hà Nội cũng đã khai quật được một mảnh ấm men trắng tô son nâu thời Lý và một số mảnh thạp (A.39, 40), mảnh chân đèn (A.42) gốm hoa nâu có niên đại
từ thế kỷ XIII-XV [Tư liệu VKCH]
Đầu năm 2007, các nhà khoa học tiến hành khai quật di tích kiến trúc ở huyện Lục Yên, Yên Bái cũng thu được một mảnh thạp gốm hoa nâu men ngọc trang trí hoa sen (A.24) [Tư liệu BT Yên Bái]
Cũng năm 2007, ở thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang,
Trang 33Tuyên Quang, BT Tuyên Quang đã khai quật được một phế tích kiến trúc chùa Phúc Lâm đã tìm thấy nhiều mảnh tháp đất nung và mảnh tháp gốm hoa
nâu có 3 chữ Hán “Phúc Lâm tự” [67]
Về dấu tích các lò sản xuất gốm hoa nâu, cho đến nay, KCH vẫn chưa phát hiện được cụ thể một khu lò sản xuất nào mang tính chuyên biệt cũng như còn nguyên vẹn Chúng ta mới chỉ tìm thấy một số khu lò nung gốm hoặc dấu tích của việc sản xuất gốm thời Lý-Trần được phát hiện ở một số địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Dương, Nghệ An
Các tư liệu KCH cho thấy, khu vực xung quanh và ngay trong thành Thăng Long đã có các dấu tích của việc sản xuất gốm gốm hoạt động ít nhất
từ thời Lý đến khoảng thế kỷ XV như: các mảng vỏ lò nung bị phá hủy, con
kê gốm, chồng bát đĩa dính Đặc biệt là các mảnh bao nung gốm, chồng gốm dính, gạch xây lò, nắp gốm đậy mắt lò được phát hiện ở 62-64 Trần Phú Tại các địa điểm Quần Ngựa, Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Đoan Môn, Hậu Lâu, Bắc Môn, 18 Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong đều thấy nhiều mảnh bao nung
và chồng gốm dính của những lò gốm gần đó được dùng san lấp mặt bằng Tại Kim Lan, Bát Tràng ngoài các mảnh bao nung, chồng bát đĩa dính còn phát hiện được mảnh gốm hoa nâu, dấu vết lò nung Nhiều tiêu bản gốm hoa nâu khai quật được ở khu vực thành Thăng Long như địa điểm Trần Phú (A.1-3), Quần Ngựa (A.25), Đại Yên (A.26), Hoàng thành (A.31), Cống Vị (A.34) [11, 65, 78] đều có chất lượng cao, tinh xảo, nhất là các loại thạp, hộp trang trí hình rồng, chạm trổ cầu kỳ nhiều tầng nhiều lớp có thể đó là những đồ ngự dụng trong hoàng cung được sản xuất tại chỗ [77:35] Những phát hiện này đã khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng có một dòng gốm Thăng Long phát triển vào thời Lý-Trần-Lê Sơ
Những vết tích lò gốm ở Hạ Lan, Cồn Chè, Cồn Thịnh, Thiên Trường
Trang 34(Tức Mặc-Nam Định) với việc tìm thấy nhiều con kê, bao nung gốm cùng với các đồ gốm hoa nâu còn nguyên vẹn và những mảnh vỡ của gốm hoa nâu, đồ
gốm có chữ Thiên Trường phủ chế Các con kê có hình tròn, kích thước nhỏ
bằng đất sét trắng, được tái sử dụng trong việc kê nung các sản phẩm gốm hoa nâu mà dấu vết của vệt men đọng lại ở hai mặt là một minh chứng chứng tỏ khả năng Nam Định là một trong những trung tâm sản xuất gốm hoa nâu [75:566]
Ngoài ra, tại các di tích nơi đây (hầu hết có niên đại thời Trần) đều tìm thấy nhiều mảnh gốm hoa nâu khá đẹp [64, 83] Điều này chứng tỏ khu vực Thiên Trường có khả năng là một trong những trung tâm sản xuất gốm thời Trần, trong đó có gốm hoa nâu
Tại Hải Dương, gốm hoa nâu còn khai quật được trong các di chỉ cư trú
và sản xuất như Xóm Hống, Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương) Nơi đây vốn
là thái ấp của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Tại đây BTLSVN, HN đã phát hiện cả một khu di tích kiến trúc có lợp ngói trang trí hoa nâu [64] Khu vực núi Trán Rồng còn tìm thấy một chiếc liễn hoa nâu được chôn trong mộ
vò sành [Tư liệu BTLSVN, HN]
Thanh Hóa cũng là một địa chỉ mà KCH tìm thấy nhiều tiêu bản gốm hoa nâu đẹp Có nhà nghiên cứu đã đưa ra những giả thuyết về một trung tâm sản xuất gốm hoa nâu tại Thanh Hóa [56:349] Tuy nhiên, giả thuyết này cần tiếp tục khảo cứu để đưa ra những bằng chứng xác thực hơn
Như vậy, có thể thấy rằng vết tích của các trung tâm sản xuất gốm thời Lý-Trần tập trung ở vùng hạ lưu sông Hồng như Thăng Long (Hà Nội), Thiên Trường (Nam Định), Chí Linh (Hải Dương), Thanh Hóa Tình hình phát hiện gốm hoa nâu chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy đồ gốm hoa nâu được sản xuất trong những lò gốm chuyên biệt Quan sát dấu vết để lại trong lòng một số đồ gốm hoa nâu như thạp, liễn, chậu thấy có dấu chân con kê 5
Trang 35mấu, dấu con kê hình vành khăn-điều này cho thấy nó được sản xuất cùng với các loại gốm khác cùng thời Trong tình hình tư liệu hiện có, chúng ta có thể nghĩ đến khả năng có nhiều nơi sản xuất gốm hoa nâu
Trong giai đoạn này, đã có một số bài viết, ấn phẩm chuyên sâu hơn
nữa về gốm hoa nâu Trong bài viết “Vài nét về gốm hoa nâu và vấn đề gốm
hoa nâu ở Hải Dương”, đăng trên Tạp chí Khảo cổ học năm 2003, tác giả
Tống Trung Tín đã đưa ra định nghĩa của mình về gốm hoa nâu là “loại gốm
men ngà hoa văn màu nâu được thể hiện bằng kỹ thuật cạo khắc hoa văn trên xương gốm rồi tô nâu” Tác giả cũng sơ bộ giới thiệu về loại hình, hoa văn và
niên đại gốm hoa nâu Đồng thời, tác giả đặt thêm một giả thiết về một trung tâm sản xuất gốm hoa nâu ở Hải Dương dựa trên các kết quả KCH [66: 59-71]
Ngoài ra, một số ấn phẩm đã công bố những bức ảnh giới thiệu các loại hình gốm hoa nâu có chú dẫn niên đại [1, 9, 24, 79, 101]
Đặc biệt, năm 2006, một công trình nghiên cứu tổng quan, đồ sộ nhất
về gốm hoa nâu của 2 tác giả Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến, đã giới thiệu khá chi tiết về khái niệm, loại hình, hoa văn, niên đại, nguồn gốc và nơi lưu giữ gốm hoa nâu cùng những hình ảnh đẹp [55] Như vậy, sau một thời gian dài, trong lĩnh vực KCH, lần đầu tiên đã xuất hiện một công trình nghiên cứu chuyên biệt, phong phú nhất về gốm hoa nâu Các hiện vật gốm hoa nâu được sưu tập tuyển chọn trong một số bảo tàng và sưu tập tư nhân, được tập hợp thành một hệ thống khoa học, tương đối hoàn chỉnh, với sự phân loại loại hình và hoa văn thành các nhóm, kiểu cụ thể Qua đó, các tác giả đã phác thảo một cách khái quát diện mạo của dòng gốm này Điều mà các nhà nghiên cứu trước đây chưa làm được
Tóm lại, gốm hoa nâu là một loại gốm thu hút được sự chú ý không chỉ bởi các nhà khảo cổ học mà cả các nhà nghiên cứu mỹ thuật vì có những đặc
Trang 36trưng riêng biệt Đã có một số bài viết chuyên về gốm hoa nâu, đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể Trong những bài viết này, các tác giả cũng đã trình bày một cách có hệ thống gốm hoa nâu theo từng loại hình Họ đã chú ý chia các loại hình gốm hoa nâu thành nhiều kiểu dáng cụ thể Trong mỗi loại hình cũng đi sâu vào nghiên cứu về hoa văn trang trí Từ những mô tả chi tiết ấy, các tác giả đã rút ra các đặc trưng riêng của từng thời kỳ
Từ sau năm 1975, KCH Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu gốm hoa nâu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều cuộc thám sát và khai quật đã thu về một số lượng hiện vật nhất định Từ đó, gốm hoa nâu được phát hiện nhiều hơn Tính chất những di chỉ tìm thấy gốm hoa nâu cũng rất đa dạng hơn: cung điện, chùa, tháp, đàn tế, mộ táng (mộ Mường và mộ Việt), di chỉ cư trú, thái ấp, khu sản xuất, cảng sông, cảng biển
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, so với các loại gốm men khác, những cuộc khai quật này còn lẻ tẻ, với một số lượng di vật rất ít Loại hình gốm hoa nâu phát hiện ở nhiều địa phương chủ yếu chỉ được giới thiệu
thông qua những thông báo ngắn đăng trên “Những phát hiện mới về KCH ”
hàng năm Các công trình nghiên cứu này chưa đề cập đến các vấn đề của gốm hoa nâu một cách đầy đủ; các đặc điểm về gốm hoa nâu chưa được làm rõ, như quy trình sản xuất gốm hoa nâu, mối quan hệ giữa gốm hoa nâu
ở các di chỉ KCH và trong các sưu tập, mối quan hệ giữa gốm hoa nâu với các loại gốm men khác theo chiều lịch đại và đồng đại
1.2 Các sưu tập gốm hoa nâu trong nước
1.2.1 Các sưu tập gốm hoa nâu trong các bảo tàng
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng số lượng hiện vật gốm hoa nâu còn nguyên dáng lưu giữ trong các bảo tàng như BT LSVN, HN (10 thạp,
10 liễn, 5 ấm, 1 bát, 1 bình, 2 chậu, 1 thống, 5 nắp hộp, 3 chân đế, 1 tước, 3 tượng), BT LSVN, Tp HCM (3 liễn, 1 ấm), BT Mỹ thuật (3 thạp, 1 liễn, 1
Trang 37bình, 1vò), BT Hà Nội (3 liễn, 2 bình, 2 hộp), Bảo tàng Nhân học-Trường ĐHKHXH &NV(3 mảnh nắp) Tại Bảo tàng các tỉnh: Hà Tây (1 thạp, 2 bình,
1 chậu), Vĩnh Phúc (2 liễn, 1 mảnh chậu, 1 tháp), Phú Thọ (2 liễn), Bắc Giang (1 bình), Tuyên Quang (1 ấm), Yên Bái, Hà Giang (1thạp), Nam Định (1 thạp,
2 liễn, 1 bát, 2 bình, 1 đĩa, 2 chân đèn), Hải Dương (1 chum, rất nhiều ngói), Quảng Ninh (3 liễn), Thái Bình (1 chậu), Ninh Bình, Thanh Hoá (1 thạp, 6 liễn, 1 chum)
Tại các bảo tàng này cũng lưu giữ nhiều mảnh vỡ gốm hoa nâu được phát hiện trong các cuộc điều tra, thám sát và khai quật KCH
Mặc dù chúng tôi chưa có điều kiện thống kê một cách đầy đủ số lượng hiện vật gốm hoa nâu trong các bảo tàng nhưng qua đó cho thấy sự phong phú của loại gốm này, mà phổ biến là các loại thạp, liễn, ấm, bát, bình, tháp, chân đèn trong đó nhiều nhất là thạp và liễn, bao gồm cả hiện vật nguyên dáng và nhiều mảnh vỡ
1.2.2 Các sưu tập gốm hoa nâu của tư nhân
Trong luận văn này, tôi đã sử dụng gốm hoa nâu lưu giữ trong nhiều sưu tập của tư nhân ở các tỉnh thành, chủ yếu là ở Hà Nội, Thanh Hóa và thành phố Hồ Chí Minh như Đỗ Viết Viên, Trần Khánh Chương, Phạm Dũng (Hà Nội), Hoàng Văn Cường, Nguyễn Văn Dòng (Tp HCM), Nguyễn Khánh (Thanh Hóa), Nguyễn Phương Lan (Hòa Bình), Nguyễn Thế Võ (Ninh Bình)
Loại hình gốm hoa nâu trong các sưu tập tư nhân chiếm số lượng lớn trong luận văn này, đều còn nguyên dáng (143/270 hiện vật) Chúng có nguồn gốc từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Hải Dương
So với các hiện vật trong bảo tàng, loại hình trong các sưu tập tư nhân cũng tương đối phong phú, có một số loại hình như bệ, ấm với những tiêu
Trang 381.3 Tình hình nghiên cứu và công bố các sưu tập gốm hoa nâu ở nước ngoài
Gốm hoa nâu không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong nước mà còn được các học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu Một số bài viết của B.Campell, John Guy, John Stevenson, R.M.Brown và M.Tsugio
đã đưa ra quan điểm của mình về gốm hoa nâu, niên đại và khả năng gốm hoa nâu được xuất khẩu ra nước ngoài [93, 94, 97,98]
Nhiều tiêu bản gốm hoa nâu độc đáo được trưng bày tại các bảo tàng nước ngoài như BT Guimet (Pháp), BTLSNT Đông Nam Á, BT LSNT Phnôm Pênh (Lào), BT Cổ vật châu Á (Singgapo), BT Machida Municipal, BTLS NT Brussells (Bỉ) [ 94,95, 96, 98, 100]
1.4 Tiểu kết chương 1
Qua các kết quả phát hiện và nghiên cứu về gốm hoa nâu đã trình bày
Trang 39trên, chúng tôi thấy có thể nêu ra một số nhận xét sau:
1.4.1 Phạm vi phân bố của gốm hoa nâu khá rộng lớn:
Gốm hoa nâu được phát hiện rộng rãi ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(Bản đồ các nơi phát hiện gốm hoa nâu ở miền Bắc Việt Nam) bao gồm vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và một số tỉnh miền núi như Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, trong đó vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi tìm thấy nhiều gốm hoa nâu nhất-đây cũng là những nơi tập trung nhiều di tích Lý-Trần-Lê Sơ
Sự có mặt của gốm hoa nâu từ vùng đồng bằng, trung du cho đến miền núi đã phản ánh sự phát triển về nội thương thời kỳ, mặt khác cũng cho thấy đây là một trong nhiều loại đồ gốm được người dân đương thời ưa chuộng
1.4.2 Tuy nhiên, những vùng sản xuất hay phát hiện nhiều gốm hoa
nâu như Hoà Bình, Hà Nội hay Nam Định không chỉ ở đó mới lưu giữ chúng Ngược lại, ở một số tỉnh vùng núi và trung du như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang-nơi chỉ có các loại hình di tích là chùa tháp, di chỉ cư trú, chưa phát hiện được dấu tích sản xuất, chúng tôi lại thấy có nhiều loại hình gốm hoa nâu khá độc đáo Gốm hoa nâu còn được lưu giữ tại BT LSVN, Tp HCM Điều này đã một phần chứng tỏ sự giao lưu, buôn bán trao đổi gốm hoa nâu giữa các tỉnh, thành ngay ở thời hiện đại
Hiện nay, nhiều tiêu bản gốm hoa nâu độc đáo được lưu giữ ở các BT Trung ương, BT nước ngoài, trong các sưu tập tư nhân
1.4.3 Gốm hoa nâu phát hiện trong những di tích KCH và trong các
sưu tập tư nhân có loại hình tương đối phong phú, thạp và liễn là hai loại hình được tìm thấy nhiều nhất, với nhiều đề tài trang trí đa dạng như con người, động vật và thiên nhiên
1.4.4 Các loại gốm hoa nâu hiện nay (do phát hiện ngẫu nhiên, sưu tập
Trang 40trong các bảo tàng và tư nhân, khai quật KCH) là nguồn tư liệu rất quý giá giúp các nhà nghiên cứu xác định giá trị nhiều mặt của gốm hoa nâu, bởi đây
là một trong những dòng gốm men tiêu biểu, độc đáo và giàu bản sắc văn hoá dân tộc ở Việt Nam
1.4.5 Ngoài ra, gốm hoa nâu còn được tìm thấy ở một số nơi trên thế
giới Bằng chứng là người ta đã tìm thấy nhiều sản phẩm gốm hoa nâu trong các sưu tập của tư nhân hoặc được trưng bày tại các bảo tàng như Jakarta, Guimet (Pháp), Brusells (Bỉ) Tại Nhật Bản, các nhà KCH đã phát hiện được gốm hoa nâu ở thành Nakijin, Katsuren (Okinawa, tỉnh Fukuoka) [97] hay những mảnh bát vẽ hoa văn hình hoa cúc bằng màu nâu sắt dưới lớp men ở khu chùa Katenji thành phố Dazaif cùng với dấu vết của tháp Sotto có niên đại tương ứng năm 1330 [94]
1.4.6 Gốm hoa nâu Việt Nam là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các học giả ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều vấn đề
về gốm hoa nâu cần được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống hơn
Đó là các vấn đề về chất liệu, loại hình, hoa văn, kỹ thuật trang trí và quy trình sản xuất… Các vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể trong chương 2 và 3 của luận văn này
Chương 2
LOẠI HÌNH, HOA VĂN VÀ KỸ THUẬT TRANG TRÍ