Như vậy, dưới góc độ khoa học và thực tiễn, nghiên cứu sưu tập đồ gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một yêu cầu cấp thiết của khảo cổ học Việt Nam, phù hợp với mã số c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM (QUẢNG NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khảo cổ học
Hà Nội–2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM (QUẢNG NAM)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học
Mã số: 602260
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đình Chiến
Hà Nội–2013
Trang 31.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu tàu đắm cổ Cù Lao
Chương 2 CÁC LOẠI HÌNH GỐM HOA LAM VIỆT NAM
2.2 Các loại hình gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù
Chương 3 CHẤT LIỆU VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GỐM HOA
Trang 4Chương 4 HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN GỐM HOA LAM
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tàu đắm cổ Cù Lao Chàm được ngư dân phát hiện từ năm 1994 và được khảo sát khai quật trong những năm 1997 – 1999 Kết quả đã trục vớt được 244.500 hiện vật, trong đó chủ yếu là hàng hóa đồ gốm Việt Nam thời Lê Sơ, thế kỷ 15 Sưu tập đồ gốm Việt Nam trong tàu cổ Cù Lao Chàm thuộc các dòng gốm hoa lam , gốm hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu trên men, gốm men ngọc, gốm men màu xanh dương sẫm, gốm men trắng mỏng văn in, gốm men nâu, gốm sành, trong đó gốm hoa lam chiếm số lượng nhiều hơn cả
Đồ gốm hoa lam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm có loại hình rất phong phú với nhiều đề tài hoa văn trang trí mới lạ, đẹp mắt, lần đầu tiên được biết tới Vì vậy,
có thể xem đây là sưu tập chuẩn để so sánh, giám định cho nhiều đồ gốm Việt Nam khác có kiểu dáng và hoa văn tương đồng
Nghiên cứu sưu tập gốm hoa lam này sẽ đóng góp nguồn tư liệu quan trọng vào việc nhận thức về lịch sử đồ gốm hoa lam Việt Nam thế kỷ 15 nói riêng và dòng gốm hoa lam Viê ̣t Nam nói chung trong li ̣ ch sử phát triển nhiều thế kỷ của dòng gốm này
Với mô ̣t số lượng đồ sô ̣ được tìm thấy , viê ̣c nghiên cứu gốm hoa lam tàu cổ
Cù Lao Chàm còn góp phần tìm hiểu phong cách , kỹ thuật và nghệ thuật của từng trung tâm sản xu ất gốm Việt Nam ở thời điểm phát triển rực rỡ nhất của nó , dưới thời Lê Sơ
Trên cơ sở thống kê, phân loại, khảo tả những tiêu bản điển hình trong sưu tập hiện vật gốm hoa lam Việt Nam này, góp phần rút ra những đặc trưng cơ bản của từng loại hình hiện vật đó
Trang 7Đi sâu nghiên cứu các đặc trưng của sưu tập gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm góp phần tìm hiểu về các lò gốm cổ, về gốm hoa lam phát hiện ở các di chỉ khảo cổ khác
Nghiên cứu sưu tập gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm còn góp phần tìm hiểu con đường giao thương quốc tế trên biển Việt Nam trong lịch
sử thông qua tài liệu gốm
Như vậy, dưới góc độ khoa học và thực tiễn, nghiên cứu sưu tập đồ gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một yêu cầu cấp thiết của khảo cổ học Việt Nam, phù hợp với mã số chuyên ngành khảo cổ học
Kết quả và những đóng góp của luận văn:
- Thống kê, phân loại và khảo tả đầy đủ về các loại hình, chất liệu và kỹ thuật sản xuất, hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, góp phần cung cấp cho các nhà nghiên cứu những tư liệu chi tiết về sưu tập
- So sánh với các hiện vật khai quật thuộc các di tích khác ở Hải Dương , Hoàng thành Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Lam Kinh (Thanh Hóa) để có thể xác định nguồn gốc xuất xứ của các hiện vật - hàng hóa trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Bước đầu xác định những giá trị lịch sử - văn hóa của sưu tập gốm hoa lam thời Lê Sơ khai quật trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm , qua đó, góp phần bổ sung tư liê ̣u nhâ ̣n thức về gốm hoa lam vốn còn ít ỏi do những phát hiê ̣n về loa ̣i gốm này còn nghèo nàn từ khi xưa đến những năm cuối thế kỷ 20 Đây cũng là nguồn tài liê ̣u phong phú duy nhất hiê ̣n biết để tìm hiểu gốm thương ma ̣i Viê ̣t Nam thế kỷ 15
Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia khai quật và xử lý phân loại hiện vật của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), nên tôi có nhiều thời gian tiếp xúc với sưu tập này , theo đó, cũng có nhiều cơ hội trao đổi , thảo luận với các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước , trang bi ̣ thêm kiến thức cho mình về gốm sứ nói
Trang 8chung và gốm hoa lam nói riêng Vì lẽ đó, tôi ma ̣nh da ̣n cho ̣n đề tài “Gốm hoa lam
Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam)” làm luận văn tốt
nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm 1980, các di chỉ gốm ở Chu Đậu (Hải Dương) được phát hiện
và khai quật đã tạo nên sự chú ý của các học giả trong và ngoài nước về gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ Đặc biệt, từ năm 1997 đến năm 1999, việc phát hiện và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã mang lại một khối lượng lớn tài liệu hiện vật gốm chưa từng có
Sưu tâ ̣p gốm men trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm , vớ i số lươ ̣ng đồ sô ̣ và phong phú, đã thu hút sự quan tâm đă ̣c biê ̣t của các nhà nghiên cứ u Công trình
nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là “Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học dưới
nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (Hội An - Quảng Nam) năm 1997 – 1999” [48]
Trong đó, phần gốm hoa lam , dù là chủ yếu , nhưng cũng chỉ được đề cập tới trong chừng mực nhất định Ngoài ra, hàng loạt những bài viết và ấn phẩm đã được công bố [19, 23, 24, 52], nhưng cũng chỉ là những nhâ ̣n đi ̣nh về niên đa ̣i của sưu tâ ̣p này hoă ̣c là những đánh giá khái quát về giá t rị phong phú, đa da ̣ng của gốm tàu đắm cổ
Cù Lao Chàm trong phức hợp gốm Việt Nam nói chung được biết trước đó
Đồ gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm còn nhâ ̣n được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, dưới góc đô ̣ khảo sát thôn g qua mô ̣t bô ̣ sưu tâ ̣p được lưu giữ và phát huy ta ̣i Bảo tàng Li ̣ch sử Viê ̣t Nam (nay là Bảo tàng Li ̣ch sử quốc gia ) sau khi được phân chia cho 5 bảo tàng (theo đó, không tránh khỏi những sự thiếu đầy đủ và tro ̣n vẹn [19, 23, 24] Nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn và chi tiết hơn về gốm Cù Lao Chàm, phải kể đến những bài viết của các tác giả Nguyễn Đình Chiến [12, 15], Phạm Quốc Quân [15, 43, 46] và Hà Văn Cẩn [6, 7, 8] – đó là sự đánh giá về những giá trị độc bản của đồ gốm Đặc biệt là những tiêu bản gốm hoa lam và phong cách
hô ̣i ho ̣a của đồ gốm hoa lam trên tàu đẳm cổ Cù Lao Chàm, đã gợi mở nhiều vấn đề
Trang 9hơn, cần sự quan tâm hơn , đă ̣c biê ̣t hơn về phong cách và đề tài trang trí gốm hoa lam
Với những gợi mở ấy, đề tài luận văn thạc sĩ văn hóa học đã được thực hiện :
“Những giá tri ̣ li ̣ch sử văn hóa của sưu tập đồ gốm sứ trong con tàu cổ phát hiê ̣n ở
Cù Lao Chàm (hiê ̣n lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )” của tác giả Đào Lê
Quế Hương đã được bảo vê ̣ năm 2007 [31] Đây cũng có thể coi là công trình giới thiệu khá đầy đủ về gốm của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Tuy nhiên, do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan, tác giả chỉ tiếp xúc được với duy nhất bộ sưu tập tạ i Bảo tàng Lịch sử Việt Nam , và sự quan tâm của luận văn này là giá trị lịch sử văn hóa, theo đó, đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả đồ gốm sứ có xuất xứ và nguồn gốc khác nhau để giải quyết các vấn đề chung và rô ̣ng của luâ ̣n văn đă ̣t ra
Mô ̣t đề tài luâ ̣n văn tha ̣c sĩ văn hóa ho ̣c khác của tác giả Nguyễn Quốc Hữu
mang tựa đề “Trang trí hoa văn trên đồ gốm men thời Lê Sơ (1428 – 1527)” cũng
đã được bảo vê ̣ năm 2008 [32] Trong đề tài luâ ̣n văn này, nguồn tư liê ̣u chính cũng đươ ̣c nghiên cứu trên cơ sở tham khảo sưu tâ ̣p gốm sứ khai quâ ̣t từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm để đi vào khảo tả về các đề tài hoa văn trang trí trên đồ gốm men thời Lê
Sơ nói chung Tuy nhiên, trong luâ ̣n văn của mình tác giả chỉ khai thác mô ̣t cách khái quát về những loại hình sản phẩm chính của đồ gốm sứ tàu cổ Cù Lao Chàm
và đặc biệt chưa phân tíc h và chỉ ra được rõ từng loa ̣i hình gốm hoa lam khai quâ ̣t đươ ̣c trong con tàu cổ, cùng chất liệu và kỹ thuật chế tạo gốm
Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản cuốn sách “Gốm sứ trong
năm con tàu cổ ở vùng biển Viê ̣t Nam ” [15] của 2 tác giả Nguyễn Đình Chiến và
Phạm Quốc Quân Đến năm 2008, trên cơ sở cuộc trưng bày phối hợp giữa Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc và Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam đã xuất bản cuốn sách “ Kho báu từ con đường tơ lụa trên biển – đồ gốm
sứ khai quật từ những con tàu đắm dưới đáy biển Viê ̣t Nam ” [2] Đây là hai cuốn
Trang 10sách giới thiệu tương đối đầy đủ về một số loại hình đồ gốm trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Trong cả hai cuốn sách, các tác giả trình bày đồ gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đậm đặc nhất và gốm hoa lam Việt Nam được đặc biệt lưu tâm Tuy nhiên, số lươ ̣ng hiê ̣n vâ ̣t nhiều mà mu ̣c đích của cuốn sách là giới thiê ̣u những tiêu b ản đặc sắc dưới da ̣ng catalo gue để phu ̣c vu ̣ cho đô ̣c giả và khách tham quan , do vâ ̣y, phần khảo cứu không thật sự là mục tiêu của những ấn phẩm này
Ngoài ra, một cuốn sách viết về quá trình khai quật khảo cổ học tàu đắm cổ
Cù Lao Chàm dưới dạng bút ký khảo cổ học củ a tác giả Frank Pope cũng đã được
xuất bản vào năm 2007 mang tựa đề “Dragon Sea – A true tale of treasure,
archeology, and greed off the coast of Vietnam” [78]
Điểm qua tình hình nghiên cứu của gốm nói chung , gốm sứ trong tàu cổ Cù Lao Chàm nói riêng, để thấy rằng, gốm hoa lam trong con tàu này chưa mấy được quan tâm mô ̣t cách đầy đủ của những nhà nghiên cứu đi trước Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn gốm hoa lam làm đối tượng và mang tính chuyên khảo, thiết nghĩ, phần nào sẽ
có những đóng góp trong công cuộc tiếp tục nghiên cứu sưu tập này , bổ sung thêm
tư liê ̣u và nhâ ̣n thức về gốm Viê ̣t Nam thế kỷ 15, đă ̣c biê ̣t là gốm xuất khẩu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các tài
liệu, hiện vật gốm hoa lam trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Ngoài ra, luận văn còn
đề cập đến các hiện vật gốm hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu và vàng kim Đồng thời, luận văn còn tham khảo một số hiện vật gốm hoa lam mới khai quật ở khu vực Hải Dương, Hoàng thành Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Lam Kinh (Thanh Hóa) và nguồn tài liệu gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ công bố ở nước ngoài để làm tư liệu so sánh, đối chiếu
Phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu cơ bản luận văn cần giải quyết là tìm hiểu loại
hình, chất liệu và kỹ thuật sản xuất, hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam Việt
Trang 11Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Để giải quyết tốt mục tiêu này, cần phải đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
- Các loại hình đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Chất liệu và kỹ thuật sản xuất của đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Các đề tài hoa văn trang trí, kỹ thuật trang trí của đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- So sánh gốm hoa lam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm với gốm hoa lam tìm thấy trong mô ̣t số di chỉ khảo cổ ho ̣c ở Viê ̣t Nam, đă ̣c biê ̣t là các trung tâm gốm Hải Dương và Hoàng thành Thăng Long để bước đầu tìm hiểu xuất xứ đồ gốm hàng hóa trên tàu
- Thông qua việc nghiên cứu về loại hình, kiểu dáng, kỹ thuật sản xuất và chất liệu, hoa văn trang trí, thấy được bức tranh toàn cảnh của sưu tập đồ gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, chứng tỏ bước phát triển cao trong nghệ thuật gốm Việt Nam giai đoạn này
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận Mác - Lênin về Chủ nghĩa duy vâ ̣t biê ̣n chứng
- Phương pháp luận sử ho ̣c nhằm tìm hiểu sự tác động, chi phối của điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đương thời tới việc sáng tạo, chế tác của các nghệ nhân gốm
- Phương pháp sử liệu học để nghiên cứu, khảo sát các hiện vật gốm hoa lam Việt Nam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Phương pháp phân tích thống kê , phân loa ̣i để tìm hiểu loa ̣i hình , hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Trang 12- Sử dụng kết quả phân tích xét nghiệm của khoa học tự nhiên như phân tích hóa học, phân tích độ nung, để đánh giá chất liệu gốm, kỹ thuật sản xuất gốm qua sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: khảo cổ học, văn hóa học, mỹ thuật học, bảo tàng học để đi sâu tìm hiểu đặc trưng của sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm trong mối quan hệ với các lò gốm cổ ở Hải Dương và một số di chỉ khảo
cổ học khác
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (07 trang) và Kết luận (07 trang), luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Quá trình phát hiện và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Chương 2: Các loại hình gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao
Trang 13Chương 1 QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ KHAI QUẬT TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM
1.1 Vài nét về lịch sử, địa lý Hội An – Cù Lao Chàm
Hội An nằm bên cửa sông Thu Bồn, phía Đông nối với biển Đông qua cửa Đại Chiêm Qua sông Thu Bồn, Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu và Di sản Văn hóa Thế giới Khu Di tích Mỹ Sơn của vương quốc cổ Chămpa ở thượng lưu Theo các tài liệu lịch sử, trước đây Hội An là một đầu mối giao thông quan trọng nằm trên con đường biển quốc tế từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15, 16, thịnh đạt vào thế kỷ 17, 18 Nhưng từ đầu công nguyên, Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của Văn hóa Sa Huỳnh và trong nhiều thế kỷ đã từng là thương cảng trọng yếu của vương quốc cổ Chămpa
Tuy nhiên, sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, do cả những biến đổi về sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần nhường chỗ cho Đà Nẵng Do đó, thương cảng Hội An chỉ còn la ̣i mô ̣t thời vang bóng đã qua Các di tích bến cảng, phố cổ, cửa hàng, nhà dân, kiến trúc nhà thờ họ, đình chùa, đền miếu, hội quán còn la ̣i hiê ̣n nay là chứng tích mô ̣t thời vàng son của thương cảng Hô ̣i An
Từ cửa Đại Chiêm – Hội An đi thẳng về phía Đông khoảng 18km, chúng ta
sẽ tới Cù Lao Chàm Cù Lao Chàm là tên gọi chung cho một quần đảo gồm 7 đảo lớn nhỏ, tổng diện tích khoảng 1.500ha Từ nhiều đời nay, Cù Lao Chàm là bức tường đá thiên nhiên ngăn sóng gió biển Đông cho vùng biển Cửa Đại – Hội An Trong 7 đảo đó, Hòn Lao là lớn nhất và cũng là đảo duy nhất có cư dân sinh sống Phía Tây đảo có một vùng biển sâu, kín gió rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến, đặc biệt những lúc sóng to, biển động Trong vùng có một bến thuyền lớn gọi là bến Bãi Làng Cụm đảo này, án ngữ cửa Đại Chiêm của thị xã Hội An hiện nay, đồng
Trang 14thời nằm trên một trục thông thương quan trọng: Cù Lao Chàm – Cửa Đại – phố cảng Hội An và kinh đô Trà Kiệu – Khu Di tích Mỹ Sơn Thực tế trong lịch sử, Cù Lao Chàm đã có vai trò rất lớn đối với đô thị thương cảng Hội An, một đô thị vốn từng nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Qua một số tài liệu thủy văn cho biết , thời tiết ở khu vực thị xã Hội An, Cù Lao Chàm nói riêng và ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung chia làm 2 mùa
rõ rệt Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 là gió, sóng có hướng Đông Bắc là chủ yếu Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa gió, sóng có hướng Đông và Tây Nam Mùa hè cũng là mùa thường hay có bão và áp thấp nhiệt đới với tốc độ gió cao Ở ngoài khơi Quảng Nam – Đà Nẵng, tốc độ dòng chảy tầng mặt khá lớn Dòng chảy mùa đông (tháng 2) có hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn dòng chảy mùa hè (tháng 8) có hướng Tây Nam – Đông Bắc Dòng chảy lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đi lại và buôn bán giữa các nước trong vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt vào thời kỳ phong kiến, khi các phương tiện giao thông trên biển còn đơn giản và chủ yếu bằng buồm [40]
1.2 Quá trình phát hiện và nghiên cứu tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Vào khoảng đầu năm 1994, từ câu chuyện các ngư dân vùng biển Hội An, Duy Xuyên (Quảng Nam) trong lúc đi đánh cá tình cờ phát hiện một kho gốm cổ dưới đáy biển Cù Lao Chàm đã nhanh chóng lan ra cả nước Nhiều ngư dân quanh vùng trang bị lưới quét sâu cùng thuyền đánh cá tiến hành cào quét đồ gốm từ độ sâu trên 70 mét và vô hình chung đã làm vỡ nhiều cổ vật Hàng nghìn đồ vật trục vớt trái phép từ biển Cù Lao Chàm được bày bán tại các cửa hàng lưu niệm ở Hội
An trong những năm 1994 – 1998 Những người buôn đồ cổ từ Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh đổ về đây nằm túc trực để mua của ngư dân và những người buôn đồ cổ khác Có những món cổ vật trị giá tới hàng trăm triệu đồng, mà theo một ngư dân, khi đoàn khảo sát đến điều tra, thăm hỏi đã tự thú nhận rằng: “Ngôi nhà anh ta được xây dựng bởi tiền bán 1 chiếc đĩa cổ vớt lên từ đáy biển Cù Lao Chàm”
Trang 15Trước tình hình ấy, đã có nhiều bài báo, nhiều hội nghị khoa học đề cập tới việc xử
lý con tàu này khỏi tình trạng đang bị phá hoại trong mấy năm trước đó [24, 52, 53]
Cũng trong năm 1994, TS Trịnh Cao Tưởng (Viện Khảo cổ học Việt Nam)
đã sơ bộ điều tra và nghiên cứu một số đồ gốm được lưu giữ tại nhà ngư dân ở làng Vĩnh Kim cùng một số cửa hàng bán đồ cổ ở thị xã Hội An Trong thông báo tại Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc ở Hà Nội, tác giả đã dự báo có một con tàu đắm cổ cách Cù Lao Chàm khoảng 20 km về phía Đông, chở đồ gốm ở miền Bắc Việt Nam có niên đại khoảng thế kỷ 15 – 16 [52]
Tháng 3 năm 1995, các nhà khoa học ở Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) phối hơ ̣p với mô ̣t số cơ quan văn hóa của Viê ̣t Nam đã tiến hành khảo sát tìm
vị trí của tàu đắm Họ trang bị một số thiết bị dò tìm như: máy cầm tay dò độ sâu bằng sóng âm, máy dò hiện vật trong lòng biển bằng phản sóng rada, máy ghi hình ảnh mặt cắt dưới đáy biển, máy ghi hình dưới nước, thiết bị đo độ sâu cùng hệ thống máy định vị,… tiến hành thăm dò, nhằm kiểm tra khu vực tàu đắm và đánh giá khả năng có thể khai quật con tàu cổ trong tương lai Tuy nhiên do thiết bị thiếu, nên cuộc khảo sát đã không thành công [53]
Vào thời gian này, các cơ quan văn hóa Việt Nam cũng đã có các chỉ thị kịp thời để bảo vệ di chỉ Cơn sốt “đồ biển” ở Cù Lao Chàm – Hội An cũng lắng dịu dần Tuy nhiên, qua những đống mảnh gốm men trong các nhà ngư dân [BA10:PL1] và một số đồ bày bán ở các cửa hàng lưu niệm tại thị xã Hội An , có thể thấy hàng trăm đồ gốm cổ dính hàu biển đã bị trục vớt trái phép Một số di vật còn nguyên lành bị bán trái phép cho những người buôn bán và nhiều cổ vật gốm này đã
bị đưa ra nước ngoài Số rất ít, may mắn đã được sưu tầm và trưng bày ta ̣i một vài bảo tàng ở Viê ̣t Nam như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng gốm sứ thương mại Hội An [24]
Trang 16Trước tình hình trên, giới nghiên cứu nói chung đều nhận thấy giá trị to lớn của con tàu cổ đối với lịch sử, văn hóa Việt Nam Nhưng, làm thế nào để có thể nghiên cứu được trong điều kiện con tàu đã chìm sâu dưới đáy biển từ mấy trăm năm trước trong khi ngành khảo cổ học dưới nước Việt Nam chưa có , điều kiện kinh phí khai quâ ̣t rất tốn kém , nhưng nếu chậm trễ còn có thể bị trục vớt trái phép bất cứ lúc nào, bởi ngư dân luôn luôn coi đó là nguồn thu nhập quan trọng của họ
Cũng thời gian này, Xí nghiệp Liên hợp trục vớt cứu hộ (VISAL) trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải - vốn là một đơn vị đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước khai quật con tàu đắm cổ Hòn Cau ở Vũng Tàu – Côn Đảo cũng nắm được thông tin về tàu cổ Cù Lao Chàm Ngày 17/6/1994, VISAL có Công văn số 181/TVKH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam) xin thăm dò, khảo sát con tàu đắm
cổ tại Cù Lao Chàm và đã được chính quyền tỉnh đồng ý cấp phép cho thực hiện
Ngày 22/7/1996, VISAL tiếp tục làm tờ trình gửi tới Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề cập một cách tổng quan về kế hoạch khảo sát và khai quật Tiếp đó, VISAL có Công văn số 72/KHĐN ngày 25/9/1996 nêu rõ vị trí khảo sát, trang thiết bị, phương tiện và nhân sự chuẩn bi ̣ cho cuô ̣c khảo sát này Ba cơ quan phối hợp là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam , VISAL và Công ty Saga Horizon, Malaixia (SAGA)
Việc xin phép thăm dò, khai quật được chuyển tới Văn phòng Chính phủ Cuối cùng dựa trên ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 680/KGVX ngày 14/02/1997 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thăm dò, khai quật con tàu đắm cổ
Trên cơ sở đó , Bộ Văn hóa – Thông tin đã có Quyết định số 653/VH/QĐ ngày 27/5/1997 cho phép Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các Công ty
Trang 17VISAL và SAGA tiến hành thăm dò khảo sát tìm kiếm vị trí của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
1.3 Quá trình thăm dò, khảo sát tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Sau khi Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định cho phép 3 đơn vị phối hợp tiến hành thăm dò , khảo sát con tàu , công tác chuẩn bị chu đáo cho mô ̣t quá trình tìm kiếm gian khó và dài lâu đã được thực hiện làm 3 đơ ̣t:
1.3.1 Đợt 1 từ ngày 16/4/1997 – ngày 19/4/1997
Tổ chức nhân sự Ban Khảo sát được thành lập gồm 14 thành viên đại diện cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam), Bảo tàng Quảng Nam, Ban Quản lý Di tích Hội An (nay là Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An), Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,… Ngoài ra còn có 3 ngư dân và thủy thủ trên 2 con tàu thuê của đội khai thác yến Hội An cùng tham gia đợt thăm dò, khảo sát
Trang thiết bị được SAGA gửi từ Malaixia sang gồm:
- Máy khảo sát điều khiển từ xa R.O.V (Remotely Operated Vehicle)
- Máy dò từ tính (Echo Sounder/Fish Finder)
- Máy quay phim thả sâu (Drop Camera)
- Máy định vị vệ tinh mặt đất GPS (Global Positioning System)
Đoàn khảo sát đã kết hợp với kinh nghiệm của 3 ngư dân, đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ của thiết bi ̣ máy móc, đã chia ô khảo sát ở to ̣a đô ̣ Nhà nước cho phép , phát hiện 3 điểm nghi vấn có tàu chìm Tuy nhiên, do dòng chảy quá mạnh, sóng lớn, mây mù cho nên không thể dùng R.O.V và thợ lặn kiểm tra được các điểm nghi vấn này
Trước tình hình đó, đoàn đã tạm ngừng khảo sát, đánh dấu điểm nghi vấn trên bản đồ, báo cáo các cơ quan liên quan, chuẩn bị thêm trang thiết bị để tiến hành khảo sát lần thứ hai
Trang 181.3.3 Đợt 3 từ ngày 03/6/1997 – ngày 06/6/1997
Đợt này, việc chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị vẫn như lần trước
Kết quả, tại điểm đã xác định trước đây , thợ lặn kết hợp với các phương tiện R.O.V, G.P.S, Fish Finder, Side Scan Sonar đã thấy rõ hơn nhiều chồng gốm men nằm xếp lớp Kết quả này tạo cơ sở chắc chắn để Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA trình kế hoạch chuẩn bị khai quật lên Bộ, ngành liên quan, chính thức chuẩn bị khai quật
1.4 Quá trình khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm [19]
Sau khi có kết quả khả quan từ ba đợt khảo sát, các cơ quan hữu quan đã trình lên Văn phòng Chính phủ, các Bộ liên quan để xin phép khai quật Ngày 04/7/1997, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3354/KGVX gửi Bộ Văn hóa – Thông tin thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định khai quật con tàu đắm cổ ở vùng biển Cù Lao Chàm
Trang 19Ngày 10/7/1997, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định số 2006/VH-QĐ cho phép Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, và thông qua Danh sách Ban khai quật gồm 14 thành viên đại diện cho các
Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan
- Trưởng ban khai quật: TS Phạm Quốc Quân – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- Đồng trưởng ban: KS Lâm Minh Châu – Tổng Giám đốc VISAL
- Phó trưởng ban: ông Ong Soo Hin – Giám đốc SAGA
Quá trình khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm diễn ra theo 3 đợt vào các năm
1997, 1998 và 1999 [BA1-5: PL1]
1.4.1 Đợt khai quật lần thứ nhất (năm 1997)
Mục đích của đợt khai quật này là:
- Xác định chính xác quy mô, trữ lượng, chất lượng và sự phân bố di vật hàng hóa trên con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
- Tìm hiểu các điều kiện để chuẩn bị cho phương pháp lặn khả thi
- Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia, thủy thủ làm quen với môi trường làm việc ở khu vực tàu đắm
Phương tiện, thiết bị khai quật do phía SAGA đưa sang với các phương tiện thiết bị như sau:
Trang 20- 01 xà lan công trình Abex TS 2.000 tấn
- 01 tàu kéo Tong Leong 1.200 mã lực dùng để kéo xà lan và sử dụng khi khai quật
Trên xà lan có chứa đầy đủ hệ thống máy nổ, hệ thống vi tính, hệ thống khí lặn hỗn hợp Helium – Oxy và hệ thống phòng ăn, nghỉ cho 40 cán bộ, chuyên gia trong và ngoài nước
Ban khai quật phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Về chuyên môn khảo cổ học dưới nước do chuyên gia khảo cổ của Đại học Oxford phụ trách; về giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, theo dõi do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chủ trì; về tổ chức, điều hành và quyết định các vấn đề phục vụ thông tin, thời tiết, hậu cần và kinh phí
do Công ty SAGA và VISAL điều hành
Sau khi định vị cho xà lan công trình neo đậu đúng vị trí xác định con tàu đắm, dưới sự điều khiển của các nhà khảo cổ học Đại học Oxford qua hệ thống
camera, các chuyên gia lặn bằng phương pháp hỗn hợp khí bề mặt, tiếp tục định vị,
khai quật, đo vẽ, chụp ảnh để thêm mô ̣t lần nữa xác định hiện trạng con tàu Việc đi lại và thăm dò được tiến hành hết sức cẩn tro ̣ng để không phá vỡ hiện trạng di tích
và di vật Kết quả, sau 12 ngày làm việc, đã phát hiện ra nhiều đồ gốm cổ nằm xếp lớp cùng 01 thanh gỗ tập trung ở trên một mô đất dài 30m Những thông tin trên cho thấy đích xác đây là vị trí của con tàu đắm bị chôn sâu dưới bùn cát
41 mẫu vật nằm rải rác trên bề mặt di chỉ, hầu hết đã bị vỡ, bị hà bám chặt đã được chỉ đạo lấy lên, được bước đầu phân loại, cạo rửa, ngâm nước, lập phiếu, nhập máy tính để nghiên cứu Sau khi đã xử lý khảo cổ học, các mẫu vật này được trao lại cho Bảo tàng Quảng Nam và Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam quản lý
Cuộc khai quật đang diễn ra thì phải dừng lại vì diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa bão đến và khi nghe tin một cơn bão hình thành Tuy nhiên, các mục tiêu cơ bản của đợt tiền khai quật đã đạt được là:
Trang 21- Xác định chính xác hơn quy mô tàu đắm Xác định rõ con tàu chở đồ gốm men Việt Nam và trữ lượng các đồ gốm hàng hóa này còn khá nhiều
- Việc nghiên cứu chi tiết bước đầu cho phép nhận định những đồ gốm này chủ yếu là gốm hoa lam, một phần là gốm mầu Các sản phẩm gốm này có nhiều mẫu tương đồng với loại gốm được sản xuất từ lò gốm đã được khai quật ở Chu Đậu (Hải Dương)
- Các chuyên gia lặn thấy rõ thêm về sự phức tạp của thời tiết và dòng chảy
Do bị vùi sâu dưới bùn cát, nếu khai quật phải dùng máy hút bùn
Tuy nhiên, dòng chảy thay đổi thất thường và só ng quá mạnh , nên đợt tiền khai quật này vẫn chưa xác định được chính xác quy mô tàu đắm và cần phải
nghiên cứu phương pháp lặn như thế nào cho hữu hiệu Chính vì vậy , Ban Khai quật đã chủ trương mùa khai quật tiếp sau , năm 1998, một mặt vẫn tiếp tục dùng phương pháp lặn như năm 1997, mặt khác bắt đầu nghĩ tới phương pháp lặn hiện
đại nhưng tốn kém hơn, đó là phương pháp lặn bão hòa khí
1.4.2 Đợt khai quật lần thứ hai (năm 1998)
Đợt khai quật được tiến hành trên cơ sở Thông báo số 4520/KGVX ngày
26/9/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định khai quật số 1026/VH-QĐ ngày 10/7/1997 của Bộ Văn hóa – Thông tin
Ban khai quật bao gồm các thành viên của đợt khai quật năm 1997 với tổng
số là 42 người thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Công ty VISAL, SAGA, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý Di tích Hội An, đại diện của Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Đại học Oxford và Viện Khảo cổ học York (Anh), Đại học Malaysia, chuyên gia văn hóa Việt Nam của Cộng hòa Séc…
Trang 22Phía SAGA đưa sang tàu kéo và xà lan trên đó chở trang thiết bị lặn hỗn hợp khí (90% Helium, 10% Oxy) để thợ lặn có thể lặn sâu 70 mét Trên xà lan lắp 20 container dùng làm chỗ ăn, ở, phòng làm việc, trang thiết bị lặn, thiết bị thổi hút bùn cát, hệ thống camera dưới nước, 4 máy nổ, cần cẩu, tời kéo, cáp kéo để phục vụ cho việc lặn sâu Các bàn rửa hiện vật, máy chụp ảnh digital, ghi chép, bảo quản tại chỗ, nhận dữ liệu máy vi tính, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều khiển lặn 01 tàu nhỏ thuê của địa phương để cung ứng nhân sự, vật tư, thực phẩm, và dự kiến dùng
để chuyên chở hiện vật từ địa điểm khai quật vào Hội An
Công việc định vị đưa xà lan công trình đến đúng vị trí tàu đắm cổ năm 1998 cực kỳ khó khăn Sau 8 ngày (16/5 – 24/5) dùng mọi phương tiện máy móc mới định vị xong Nhưng đến ngày 25/5, sóng to gió lớn nổi lên, đang đêm xà lan phải cắt bỏ neo chạy về cảng Đà Nẵng Đến ngày 10/6, xà lan quay lại địa điểm, làm lại cáp, neo, định vị lại cho đến ngày 13/6 thì hoàn tất Đến 14/6 thời tiết khu vực lại xấu, xà lan lại bỏ neo chạy vào Cù Lao Chàm Đến 20/6, xà lan quay lại định vị lần thứ ba và chuẩn bị khai quật
Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ chuẩn bị hai loại khung nhôm vuông 2m
x 2m và 1m x 1m để giúp đo vẽ, chụp ảnh và xác định vị trí di vật Khung nhôm lớn được đặt ở điểm tìm thấy thanh gỗ dầm tàu năm 1997, có bắt vít chân để cố định Sau khi công việc tạo điểm và mặt bằng cố định xong, thợ lặn bắt đầu dùng máy hút bùn để làm lộ hiện vật Khi hiện vật lộ ra, thợ lặn dùng 2 thước dây đặt ở 2 góc đối
hoặc khung 1m2, chiếu camera vào để các nhà khảo cổ học đánh dấu, ghi chép, đo vẽ Cuối cùng việc lấy hiện vật cũng trình tự từ trên xuống dưới để tránh bị vỡ Hiện vật không rửa ngay mà cho vào túi nilon, đánh số thứ tự từ thấp đến cao để có thể biết trật tự của chúng khi còn dưới đáy biển
Trang 23Trên xà lan, các hiện vật bắt đầu được xử lý theo thứ tự: rửa – chụp ảnh – miêu tả trên phiếu – nhập máy tính – vẽ mẫu tiêu biểu – ngâm nước biển – chuyển vào kho Tam Kỳ giảm mặn và sấy khô
Kết quả toàn bộ đợt khai quật năm 1998 đã thu được 922 hiện vật gốm men Các hiện vật lần này về căn bản cũng tương tự như các hiện vật lần trước Tuy nhiên lần này, xuất hiê ̣n nhiều loa ̣i hình mới , đó là âu , hộp, kendi, bình hai bầu , với hoa văn vẽ lam rất kỹ như kỳ lân , rồng, các loại hoa lá Ngoài ra còn có các tượng nhỏ như tượng cóc, tượng cá, tượng nghê Các dòng gốm cũng được xác định rõ thêm Ngoài gốm hoa lam , gốm vẽ mầu trên men còn có gốm men nâu , men trắng, men xanh sẫm Kỹ thuật trang trí , ngoài vẽ lam, in khuôn, còn xuất hiện những hiện vật đặc biệt có in và đắp nổi hoa văn kết hợp với việc tô mầu và dát vàng kim
Bên cạnh việc thăm dò trữ lượng và các chủng loại hàng hóa, việc thổi hút bùn cát đã làm lộ rõ thêm các thanh gỗ thuộc cấu trúc con tàu
Tuy nhiên, do thời tiết bất thường, khí hậu khu vực phức tạp, độ sâu quá lớn, theo đó, trong 53 ngày hoạt động ở công trường, mất 24 ngày tránh bão, 29 ngày vừa định vị, vừa lặn khai quâ ̣t Thời gian lặn chỉ thực hiện được 52 ca, mỗi ca làm việc ở dưới đáy biển trung bình là 40 phút, chuyên gia khảo cổ ho ̣c dưới nước , TS Mensun Bound đã cho biết, cả đợt khai quật này mới chỉ có 12 – 14 giờ thợ lặn làm công việc khảo cổ học
Vào gần cuối đợt khai quật, phía SAGA nhận thấy rằng, đã đến lúc phải dùng
phương pháp lặn bão hòa khí Tuy nhiên, việc tìm và thương lượng thuê phương
tiện rất khó khăn, cộng với việc mùa mưa bão đã đến, cho nên Ban Khai quật đã quyết định tạm dừng công trường để chuẩn bị khai quật vào năm 1999
1.4.3 Đợt khai quật lần thứ ba (năm 1999)
Đợt khai quật lần thứ ba được tiến hành trên cơ sở thực hiện Quyết định gia hạn khai quật số 3197/QĐ-BVHTT ngày 21/11/1998 của Bộ Văn hóa – Thông tin,
Trang 24Giấy phép gia hạn kinh doanh số 1026/GPĐC3 ngày 28/11/1998 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Do phải sử dụng phương pháp lặn bão hòa khí, nên thiết bị và phương tiện
cần sử du ̣ng nhiều hơn Các chuyên gia khảo cổ học, hàng hải, thợ lặn sâu, thủy thủ trong và ngoài nước tăng lên , ban đầu chỉ có 59 người, vào lúc cao điểm tổng số người tham gia tới 110 người và phải có thêm 01 xà lan được tăng cường cho công trường
Các phương tiện và thiết bị được điều động gồm 3 tàu kéo và 3 xà lan:
- Xà lan công trình Tropical 388 được kéo bởi tàu kéo Tropical Star, xà lan
được lắp đặt các thiết bị lặn bão hòa khí, thiết bị thổi bùn cát, cần cẩu, máy móc và
phòng nghỉ phục vụ sinh hoạt cho các cán bộ, chuyên gia, thợ lặn [BA1: PL1]
- Xà lan công trình Abex TS do tàu kéo Ena Supply kéo, chuyên dùng để xử
lý khảo cổ học các hiện vật như rửa, đánh số, phân loại sơ bộ, chụp ảnh, vẽ, ghi phiếu vào vi tính các hiện vật tiêu biểu
- Khi công trường tiến hành được khoảng một nửa thời gian , số hiện vật đưa lên quá nhiều, xà lan Abex TS hết chỗ, SAGA đã huy động xà lan thứ 3 là O.L Star được kéo bởi tàu Profit Off Shore để chứa hiện vật
- Ngoài ra còn có 1 tàu gỗ nhỏ để thường xuyên chuyên chở người và hàng hóa, vật tư từ đất liền tới công trường
1.4.3.1 Quá trình khai quật
Sau một thời gian chuẩn bị và định vị, ngày 23/4/1999, xà lan lặn bão hòa khí Tropical 388 đã khẩn trương khởi động và lặn thử
Ngày 24/4/1999, cuộc khai quật quy mô chính thức bắt đầu Do phương pháp lặn thay đổi, cho nên việc khai quật được tiến hành rất nhanh Mỗi một ca lặn có 3 thợ lặn được đưa xuống đáy biển trong một quả chuông lặn và có thể thay nhau làm việc dưới đáy biển được 11 giờ đồng hồ, sau đó lại được kéo lên xà lan để tiếp tế
Trang 25thực phẩm Tuy nhiên, thợ lặn vẫn phải ở trong quả chuông đó với môi trường áp suất như ở độ sâu 70 mét dưới đáy biển Hai kíp lặn làm việc liên tục 22 tiếng mỗi ngày Như vậy công trường làm việc cả ngày lẫn đêm
Các thợ lặn dưới sự điều khiển của các nhà khảo cổ học tiến hành đặt ô
vuông, hút bùn cát, chiếu camera để đo vẽ, ghi chép và ghi hình sau đó lần lượt lấy hiện vật, đánh số ký hiệu ô vuông, đưa vào các rổ nhựa Khi đã đủ một chuyến, các
rổ hiện vật được đưa vào một rổ sắt hình chữ nhật lớn và cẩu lên xà lan [BA4: PL1] Trên xà lan, các chuyên viên khảo cổ và công nhân tiến hành rửa sơ bộ, đánh số, chọn lấy các mẫu vật tiêu biểu và sắp xếp vào ngâm trong các chậu nhựa lớn trên xà lan [BA5: PL1] Các mẫu vật tiêu biểu được đưa ra đánh số, chụp ảnh và vẽ ngay Trung bình một ngày vớt được hai chuyến, ngày cao điểm lên tới 4 chuyến
Cuộc khai quật bắt đầu từ ngày 23/4/1999 đến cuối tháng 6/1999 thì kết thúc Công việc đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hậu khai quật Từ đầu tháng 7/1999 đến hết tháng 3/2000 là công việc hậu khai quật: rửa sạch, giảm mặn, phân loại sơ bộ, sấy khô và đóng gói tại vịnh Cù Lao Chàm, sau đó là cảng Kỳ
Hà, cuối cùng thuê kho ở Điện Bàn (Quảng Nam) để phục vụ cho việc bảo quản, phân loại [BA9: PL1]
1.4.3.2 Kết quả
Mặc dù thời tiết khắc nghiệt, công trình phải ngừng lại nhiều ngày, nhưng kết quả khai quật thật khả quan Các nhà chuyên môn đã có đầy đủ thông tin để hiểu biết kỹ hơn về hiện trạng con tàu Số hàng hóa của tàu đắm được vớt lên tớ i 244.500 hiện vâ ̣t, bao gồm đồ gốm men, sành sứ, đồ gỗ, đồ đá và di cốt người, trong
đó chủ yếu là đồ gốm Việt Nam, một số là đồ gốm Trung Quốc, Thái Lan Ngoài ra, còn hàng vạn mảnh vỡ được lấy lên đánh ký hiệu ô khai quật và chuyên chở về kho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam để có thể nghiên cứu sau này
Trang 26Ngày 26/01/2000, Văn phòng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo việc xử lý các hiện vật được khai quật tại Văn bản số 82/CP-VX, trong đó chỉ rõ:
- Giao Bộ Văn hóa – Thông tin chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Hội đồng Giám định cổ vật của Bộ Văn hóa – Thông tin tiến hành xây dựng
các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn để chọn lựa các hiện vật độc bản
làm tài sản quốc gia và việc phân chia hiện vật phải bảo đảm tính khoa học , chặt chẽ và công bằng theo những nguyên tắc phân chia đã được ghi trong giấy phép khai thác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, quản lý các cổ vật độc bản
- Những hiện vật còn lại (sau khi đã lấy độc bản) được chia theo tỉ lệ đã quy định:
+ Phần hiện vật thuộc Việt Nam được chia thành sưu tâ ̣p đưa vào 5 Bảo tàng (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam , Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam , Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh (nay là Bảo tàng Li ̣ch sử thành phố Hồ Chí Minh ), Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam)
+ Số còn lại cho phép bán đấu giá cùng với số hiện vật được chia của các bên liên doanh
Thực hiện chỉ thị đó, Bộ Văn hóa – Thông tin đã chỉ đạo Hội đồng giám định
cổ vật của Bộ Văn hóa – Thông tin tiến hành xây dựng tiêu chí lựa chọn các hiện vật độc bản và xây dựng phương án phân chia hiện vật Được sự đồng ý của các Bộ, ngành liên quan, các bên đối tác tham gia khai quâ ̣t quyết định tiến hành lựa chọn
và phân chia 244.500 cổ vật như sau:
- Cổ vật vỡ không chia giao cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam: 270 hiện vật
- Cổ vật độc bản giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: 789 hiện vật [23]
- Cổ vật để lại chia cho các Bảo tàng Việt Nam: 24.294 hiện vật
- Cổ vật lẻ không phân chia được là 498 hiện vật nhập chung xin xuất khẩu bán đấu giá với các bên liên doanh
Trang 27- Số cổ vật được bán đấu giá: 218.649 hiện vật [75]
Ngày 29/3/2000, Bộ Văn hóa – Thông tin đã có công văn số BTBT gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả cuộc khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm 1997 – 2000 về cơ bản đã đạt được kết quả tốt đẹp [48]
1154/VHTT-1.5 Tiểu kết chương 1
Như vậy, để hoàn tất được cuộc khảo sát và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, các cơ quan chuyên môn đã bắt đầu làm thủ tục từ năm 1994 Quá trình khảo sát và khai quật được triển khai thành 6 đợt: 03 đợt khảo sát năm 1997, 01 đợt tiền khai quật năm 1997, 02 đợt khai quật trong các năm 1998, 1999 Quá trình khai quật đã huy động một nguồn phương tiện đồ sộ hiện đại và quy tụ hàng chục các nhà khoa học, chuyên môn hàng đầu, hàng trăm chuyên gia thủy thủ giỏi ở trong và ngoài nước Tổng số ngày khai quật và hậu khai quật kéo dài khoảng 16 tháng liên tục Trong quá trình khảo sát, khai quật đã có ít nhất là 8 lần tránh giông bão Mỗi đợt tránh bão, đoàn phải dừng khai quật nhiều ngày gây tốn kém rất lớn Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực cao của Ban khai quật và toàn thể các chuyên gia, thủy thủ trong và ngoài nước, đợt khai quật đã đạt được thắng lợi
Ngày 25/6/1999, Văn phòng Chính phủ đã gửi tới Ban khai quật Công văn số 2815/VPCP-VX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm thay mặt Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần tích cực lao động, khắc phục khó khăn để tiến hành khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm của toàn thể các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ, công nhân thủy thủ Việt Nam và nước ngoài
Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm thể hiện sự phối hợp của các chuyên gia trong và ngoài nước Phía Việt Nam đã có điều kiện nâng cao trình độ và hiểu biết cũng như kinh nghiệm về quy trình khai quật khảo cổ học dưới nước
Trang 28Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã đảm bảo thực hiện theo phương pháp khoa học, hiện đại, mang tính chất quốc tế
Kết quả khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã gây sự chú ý rất lớn cho dư luâ ̣n và những người nghiên cứu tàu cổ trong vùng biển Việt Nam , và đem lại ý nghĩa lịch sử rất quan trọng trong viê ̣c nghiên cứu gốm xuất khẩu Viê ̣t Nam thế kỷ
15, cũng như vai trò của vùng biển Việt Nam trong con đường giao lưu gốm sứ trên biển trong li ̣ch sử
Kết quả khai quật đã mang lại nguồn tài sản to lớn đóng góp vào di sản văn hóa Việt Nam Nguồn tài liê ̣u hiện vật vô giá này rất cần được nghiên cứu, phân tích chuyên sâu trên nhiều khía cạnh khác nhau
Với tinh thần ấy , luâ ̣n văn này tâ ̣p trung nghiên cứu chuyên sâu về đồ gốm hoa lam Việt Nam – là loại gốm chiếm tỷ lê ̣ lớn trong toàn bô ̣ hàng hóa trên tàu và
là một dòng gốm nổi bật của thời Lê Sơ để làm đối tượng nghiên cứu
Trang 29Chương 2 CÁC LOẠI HÌNH GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM
2.1 Vài nét về việc nghiên cứu gốm hoa lam ở Việt Nam
Gốm hoa lam là thuâ ̣t ngữ chỉ loa ̣i gốm dùng màu xanh cobalt vẽ hoặc in dưới nền men trắng Ở Việt Nam , loại gốm này xuất hiện vào thế kỷ 14, ban đầu đươ ̣c dùng màu sắt hay lam nhạt (cobalt độ thấp) để vẽ dưới men, vì thế màu men lam không xanh , tươi tắn mà thường mờ nha ̣t , nên người ta go ̣i đây là “gốm men lam mờ” và cho rằng thế kỷ 14 là giai đoạn “Tiền men lam Việt Nam” [58, tr.15] Tuy nhiên, năm 2001 – 2002, tại Sông Đốc , huyê ̣n Trần Vă n Thời, tỉnh Cà Mau , ngư dân đã tru ̣c vớt trái phép khoảng gần 5.000 hiê ̣n vâ ̣t trong mô ̣t con tàu cổ bi ̣ đắm Bên ca ̣nh mô ̣t số ít đồ gốm Thái Lan , đa số còn la ̣i là gốm Viê ̣t Nam, gồm các loại bát, chén, bình tỳ bà, chủ yếu là gốm hoa lam được vẽ khá trau chuốt và tỷ mỉ dưới men với màu xanh chì hoặc nâu rỉ sắt Bên ca ̣nh đồ gốm hoa lam , ở đây còn tìm được những chiếc đĩa, bát [BA1-6: PL4] vẽ màu ô xít sắt dưới men, hoa văn chủ
đa ̣o là cành hoa lá c úc ở giữa lòng mà giới nghiên cứu gốm Việt Nam đặt chúng trong niên đa ̣i thế kỷ 14 [15, tr.13] Theo tác giả Bùi Minh Trí, trong một số di chỉ khảo cổ học thời Trần đã tìm thấy cùng với men xanh ngọc, gốm men nâu đen và gốm men trắng ngà [58, tr.16] Đó là tư liệu khảo cổ học đáng tin cậy về sự khởi đầu của gốm hoa lam Việt Nam
Sang thế kỷ 15, 16, gốm hoa lam Viê ̣t Nam phát triển rực rỡ qua những phát hiê ̣n và khai quâ ̣t ở các trung tâm gốm cổ tỉnh Hải Dương như Chu Đâ ̣u , Câ ̣y, Ngói [7, 20, 54, 57] và gần đây là Hoàng thành Thăng Long [60] Có thể coi đây là giai đoa ̣n phát triển cực thi ̣nh của gốm hoa lam Viê ̣t Nam , khi trở thành hàng hóa được sử du ̣ng rộng rãi trong nước và xuất khẩu Thế kỷ 15, 16 được chuyên gia gốm sứ
Trang 30Phạm Quốc Quân cho là một bước mang tính đổi mới và cách tân của lịch sử phát triển gốm sứ Viê ̣t Nam nói chung và gốm hoa lam nói riêng , với nhiều dòng gốm , nhiều chủng loa ̣i , nhiều đề tài hoa văn trang trí mà sưu tập trong tàu cổ Cù Lao Chàm (Hô ̣i An) và Hoàng thành Thăng Long đã chứng minh điều đó [45]
Từ cuối thế kỷ 16 trở la ̣i đây , do nhiều hoàn cảnh khách quan và chủ quan ,
mà có ý kiến đổ lỗi cho chiến tranh , tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến, hay, do nước Trung Hoa láng giềng không còn chính sách “Bế môn tỏa cảng” , nên gốm Viê ̣t Nam nói chung , gốm hoa lam nói riêng bi ̣ suy thoái do không có thi ̣ trường ngoài nước để tiêu thu ̣ Những di chỉ lò nung như Cô ̣ng Hiền (Hải Phòng) hay Hơ ̣p Lễ (Hải Dương), như là mô ̣t đốm lửa tàn của gốm hoa lam Viê ̣t Nam giai đoa ̣n này [7, 45, 58]
Sang thế kỷ 17, 18, 19, gốm hoa lam Viê ̣t Nam vẫn tồn ta ̣i , nhưng không còn rực rỡ Trung tâm gốm Bát Tràng vẫn sản xuất đồ gốm hoa lam phu ̣c vu ̣ cho cung đình, tôn giáo, tín ngưỡng và vẫn đi theo con đường truyền thống của gốm hoa lam [38] Tuy nhiên, trung tâm gốm Móng Cái (Quảng Ninh ) lại phát triển th eo mô ̣t hướng khác, tiếp thu kỹ thuâ ̣t từ các lò gốm phía Nam Trung Quốc và thợ gốm chủ yếu là Hoa Kiều , để tạo ra những sản phẩm sứ hoa lam , tồn ta ̣i và phát triển đến nhiều thâ ̣p niên đầu thế kỷ 20 [16, 17]
Cho đến nay, gốm hoa lam Viê ̣t Nam vẫn tồn ta ̣i và phát triển , mà trung tâm gốm Bát Tràng cơ bản vẫn giữ được truyền thống gốm hoa lam Viê ̣t Nam Mô ̣t số trung tâm khác như Hải Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai đã có nhiều sự tiếp thu , đổi mới trong kỹ thuật, công nghê ̣ và cả nguyên liê ̣u làm xương và kỹ thuật nung đốt
2.2 Các loại hình gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Theo báo cáo khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm “Sưu tập gốm có loại hình
phong phú nhất trong đó có nhiều loại hình độc đáo Cũng do số lượng nhiều và hội
Trang 31tụ đầy đủ các dòng men, sưu tập gốm có loại hình bao gồm 18 loại chính, 160 loại phụ và hàng trăm kiểu khác nhau” [48, tr.94]
Vì số lượng hiện vật phát hiện được trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm lên tới hơn 244.500 hiện vật Do vậy, việc phân loại thống kê tỷ lệ từng loại không thể thực hiện được Nhưng chúng ta có thể tham khảo qua kết quả phân loại thống kê của các chuyên gia khai quật dựa trên số liệu 10% hiện vật phân chia cho 5 bảo tàng của Việt Nam và 799 hiện vật độc bản do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lưu giữ [23] Kết
quả này cho thấy số lượng tập trung cao nhất là các loại bát, hộp, lọ, chén, đĩa như
đồ thị dưới đây:
Đồ thị biểu thị số lượng gốm thống kê theo loại hình
Các loại hình có số lượng ít hơn là liễn, bình, ấm, âu Riêng cột mục các loại
khác trong đồ thị có 1.000 hiện vật Trong đó mỗi loại có một vài chiếc đến một vài
Trang 32chục chiếc, gồm chậu, ống nhổ, kendi, bát hương, chân đèn, đài thờ, tượng người,
tượng động vật [31, PL9].
Việc phân loại loại hình, trước tiên phải xác định tên gọi của mỗi hiện vật Thông thường, việc xác định tên gọi hiện vật dựa theo kiểu dáng, công năng sử dụng với tên gọi phổ cập Nhưng cho đến nay, trong ngành khảo cổ học và bảo tàng học ở Việt Nam việc gọi tên hiện vật chưa có sự thống nhất
Ngay trong Báo cáo của Ban khai quật (năm 2000), chiếc bình Thiên Nga,
một hiện vật trong sưu tập độc bản của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm do Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam lưu giữ và trưng bầy vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia ngày 01/10/2012, lại được gọi là “Vò hoa lam cỡ rất lớn” [48, tr 65]
Vì lẽ đó, trong luận văn này, các loại hình kendi, nậm và ấm đã thấy xuất hiện phổ biến ở Việt Nam được chúng tôi sử dụng như thông thường mà không gọi
là bình rót như trong Báo cáo [48, tr 44-48] hay như trong luận văn của Nguyễn
Nhóm 1: Các loại đĩa, bát, chén và tước
Trang 33Nhóm 7: Các loại tượng nghệ thuật
2.2.1 Nhóm 1: Các loại đĩa, bát, chén và tước
2.2.1.1 Đĩa
Xét về loại hình, các loại đĩa gốm hoa lam và hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu trên men trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, tuy có kích thước khác nhau nhưng điều khác biệt cơ bản là viền miệng tròn và cắt khấc Loại đĩa miệng tròn, hầu hết đều thấy gờ miệng không men, phản ánh kỹ thuật úp miệng khi nung mà không dùng đến bàn kê Đây là điểm vượt trội so với các thời Lý - Trần trước đó, vì thời kỳ này
đã nung được hàng loạt đĩa có đường kính lớn tới 35 - 45cm
Loại đĩa miệng cắt khấc, thường chỉ áp dụng với loại đĩa hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu hoặc vàng kim
+ Đĩa hoa lam loại A: gờ miệng tròn, vành miệng loe ngang, có in rãnh lõm
hình lòng máng, thành vát, lòng phẳng, chân đế thấp, đáy lõm, tô son nâu Thành ngoài đĩa vẽ băng cánh sen kép, trong có xoắn ốc
Kiểu 1: Đĩa có đkm 38cm, trong lòng vẽ hình viên long ở giữa, thành trong
vẽ 2 rồng đuổi và mây, viền miệng vẽ băng hoa dây “hình sin”1
[BA1: PL2]
- Kiểu 2: Đĩa có đkm 45,2cm, trong lòng vẽ cành hoa cúc 3 bông, thành trong
vẽ “băng hoa văn đặc trưng” 2 , băng hoa sen dây và dây hình sin [BA38: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại B: gờ miệng tròn, vành miệng hơi loe, in rãnh lõm
hình lòng máng, thành cong, lòng phẳng, chân đế thấp và rộng Những đĩa gốm hoa lam này có điểm chung là đkm trong khoảng 31 - 36 cm, hoa văn vẽ ở thành trong,
là băng hoa văn đặc trưng, băng sen dây hiện thực và băng văn chữ “Tỉnh” 3
trên vành miệng
1
Băng hoa dây hình sin thấy phổ biến trong nghệ thuật thời Lý – Trần, như trên diềm bia, đồ gốm, đồ đất nung
và đường diềm đồ gốm hoa lam [26; tr 57; 58, tr 488, hình 1 – 5]
2 Đây là băng hoa văn gồm các cánh hoa rời xuất hiện trên một số loại hình gốm hoa lam thế kỷ 15 như: đĩa, kendi, hộp [8, tr 414; 26, tr 57; 58, tr 489, hình 9 - 13]
Trang 34Sự phân biệt về kiểu chính là hoa văn vẽ ở giữa lòng đĩa
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ sư tử [BA11: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ ngựa [BA13: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ long mã [BA14: PL2]
- Kiểu 4: Giữa lòng vẽ thiên nga [BA23: PL2]
- Kiểu 5: Giữa lòng vẽ cá [BA30: PL2]
Những đĩa gốm hoa lam có hoa văn đặc trưng, thành trong vẽ băng hoa dây 4
cánh, diềm vẽ băng văn chữ Tỉnh hay dây lá hình sin
- Kiểu 6: Giữa lòng vẽ hình người ngồi quay lưng, đầu đội mũ, xung quanh
có cành lá trúc [BA4: PL2]
- Kiểu 7: Giữa lòng vẽ hình hươu [BA12: PL2].
- Kiểu 8: Giữa lòng vẽ chim đậu cành lá [BA21: PL2]
- Kiểu 9: Giữa lòng vẽ cành hoa lá mẫu đơn [BA36, 39: PL2]
Đĩa gốm hoa lam có thành trong vẽ băng hoa văn đặc trưng, hoa dây mẫu đơn và diềm vẽ băng dây lá hình sin
- Kiểu 10: Giữa lòng vẽ cành lá phù dung [BA37: PL2], (loại hoa tương tự trên lọ gốm hoa lam ở Bảo tàng Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ, sản xuất năm 1450), [BA49:PL4]
Những đĩa gốm hoa lam có thành trong vẽ băng văn “thảo trùng” 4
, hay băng
hoa văn đặc trưng và băng văn mây, diềm vẽ băng văn chữ Tỉnh
- Kiểu 11: Giữa lòng vẽ hình kỳ lân và mây [BA15: PL2]
- Kiểu 12: Giữa lòng vẽ hình lợn và cây lá [BA19: PL2]
- Kiểu 13: Giữa lòng vẽ “tùng, trúc, lan”5 [BA41: PL2]
Đĩa gốm hoa lam có thành trong vẽ băng hoa văn đặc trưng và băng cúc dây
4 Đây là băng hoa văn vẽ loài côn trùng cách điệu thường thấy trên đĩa hoa lam [26, tr 62]
Trang 35- Kiểu 14: Giữa lòng vẽ hình kỳ lân và mây [BA16: PL2]
Những đĩa gốm hoa lam có thành trong vẽ băng sen dây cách điệu, hay có
băng hoa văn đặc trưng, khóm rong, băng chữ Tỉnh viền miệng
- Kiểu 15: Giữa lòng vẽ hình chuột và cây lá [BA17: PL2]
- Kiểu 16: Giữa lòng vẽ hình cá trê và khóm rong [BA33: PL2]
- Kiểu 17: Giữa lòng vẽ hình cá ngão và rong [BA30: PL2]
- Kiểu 18: Giữa lòng vẽ hình cá mè và rong [BA32: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại C: miệng tròn, vành miệng loe ngang có in rãnh
chìm hình lòng máng, gờ miệng không men, thành cong, đế thấp và nông, tô son nâu [BV4: PL6] Loại đĩa này có đkm trong khoảng 22,6 - 24cm Thành ngoài vẽ băng cánh sen kép, trong có xoắn ốc Thành trong thường vẽ băng sen dây cách điệu Sự phân biệt về kiểu chính là hình vẽ ở giữa lòng đĩa
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ người trên thuyền và mây [BA3: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ người đàn ông chém rắn [BA7: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ người cưỡi lừa và mây [BA8: PL2]
- Kiểu 4: Giữa lòng vẽ hình thuyền, rắn và cá măng [BA9: PL2]
- Kiểu 5: Giữa lòng vẽ 2 người trên thuyền có ô che, mây và sóng nước
[BA10:PL2]
- Kiểu 6: Giữa lòng vẽ dê ngậm cành lá [BA18: PL2]
- Kiểu 7: Giữa lòng vẽ chim thiên nga [BA22: PL2]
- Kiểu 8: Giữa lòng vẽ chim, tôm và rong [BA25: PL2]
- Kiểu 9: Giữa lòng vẽ chim ngậm tôm và mây [BA26: PL2]
- Kiểu 10: Giữa lòng vẽ chim bay và dây lá [BA27: PL2]
- Kiểu 11: Giữa lòng vẽ cá mè, tôm và rong [BA29: PL2],
- Kiểu 12: Giữa lòng vẽ cá ngão và rong [BA31: PL2]
- Kiểu 13: Giữa lòng vẽ cua và rong [BA35: PL2]
Trang 36Những đĩa gốm hoa lam khác có thành trong vẽ băng thảo trùng, hình cá,
rong, hay khóm cây, cành trúc hoặc không vẽ trang trí
- Kiểu 14: Giữa lòng vẽ chim sáo đậu cành cây [BA24: PL2]
- Kiểu 15: Giữa lòng vẽ tôm và rong [BA35: PL2]
- Kiểu 16: Giữa lòng vẽ hình ngựa [BA20: PL2]
- Kiểu 17: Giữa lòng vẽ hình 2 chim xoè cánh [BA28: PL2]
- Kiểu 18: Giữa lòng vẽ hình người phụ nữ hướng mặt về lư hương
[BA5:PL2]
- Kiểu 19: Giữa lòng vẽ hình cây và 2 hình tròn lồng nhau trong có 2 chữ
Hán “minh nguyệt” [BA40: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại D: miệng tròn, vành miệng hơi loe, thành cong, đế
nhỏ [BV5: PL6]
- Kiểu 1: Đkm 13,1cm: C 4,6cm, viền miệng vẽ băng văn chữ Tỉnh, giữa lòng
vẽ chim phượng và mây [BA2: PL2]
- Kiểu 2: Đkm 12,5cm; C 2cm, giữa lòng vẽ cảnh nam nữ làm tình, một
gương mặt thứ 3 và cành lá trúc [BA6: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại E: là loại kết hợp vẽ nhiều màu trên men hoặc vàng
kim, có miệng tròn, vành miệng loe ngang có in rãnh lõm hình lòng máng, gờ miệng không men [BV2: PL6], đkm trong khoảng 34 - 44cm Những đĩa gốm này
có hoa văn vẽ bằng men xanh cobalt ở giữa lòng, các ô hình thoi ở thành trong và viền cánh sen ở thành ngoài
Sau khi vẽ phần men xanh cobalt, nung chín ở nhiệt độ cao người thợ vẽ các màu xanh lục, đỏ, vàng để hoàn thiện trang trí và nung nhẹ lửa (600 - 7000
C)
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ người thổi ống xì đồng, hoa sen [BA42: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ rắn và hoa sen có cả vàng kim [BA43: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ ngựa phi và mây [BA44: PL2]
Trang 37- Kiểu 4: Giữa lòng vẽ ngựa phi [BA45: PL2]
- Kiểu 5: Giữa lòng vẽ kỳ lân [BA46: PL2]
- Kiểu 6: Giữa lòng vẽ kỳ lân, nét vẽ mảnh [BA47: PL2]
- Kiểu 7: Giữa lòng vẽ hình hổ, nét vẽ mảnh, thành trong đĩa vẽ mây
[BA48:PL2]
- Kiểu 8: Giữa lòng vẽ hình dê, nét vẽ mảnh [BA49: PL2]
- Kiểu 9: Giữa lòng vẽ tôm và rong [BA50: PL2]
- Kiểu 10: Giữa lòng vẽ nhiều khóm cây lá [BA52: PL2]
- Kiểu 11: Giữa lòng vẽ 2 chim vẹt và hoa lá [BA53: PL2]
Cùng kiểu dáng, kích thước loại đĩa này còn có những đĩa chỉ dùng trang trí
vẽ men nhiều màu trên men trắng như đĩa vẽ cá rong và hoa dây [BA51: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại G: có thể phân thành 2 loại G1 và G2 như chỉ ra
dưới đây:
* Đĩa gốm hoa lam loại G1: có miệng tròn, gờ miệng cắt khấc hình cánh
hoa, đkm 33 – 35cm
- Kiểu 1: Thành trong vẽ băng hoa đặc trưng, cánh sen kép trong vẽ bông
hoa, diềm miệng vẽ băng văn mây hình khánh, giữa lòng vẽ hình kỳ lân và mây, nét
vẽ mảnh [BA54: PL2]
- Kiểu 2: Thành trong vẽ băng hoa văn đặc trưng, băng cánh sen kép trong
vẽ hoa lam và hoa 4 cánh, giữa lòng vẽ hạc và trúc, mai [BA55: PL2]
* Đĩa gốm hoa lam loại G2: có miệng trơn, vành miệng loe, gờ miệng cắt
khấc hình cánh hoa, đkm 10,6cm, giữa lòng vẽ cành hoa mai [BA65: PL2]
+ Đĩa gốm hoa lam loại H: có thể phân thành ba loại H1, H2 và H3 như chỉ
ra dưới đây:
* Đĩa gốm hoa lam loại H1: kết hợp vẽ nhiều màu, có miệng tròn, vành
miệng loe, gờ miệng cắt khấc hình cánh hoa, đkm 34 – 37cm Loại đĩa này có thành
Trang 38trong vẽ băng cánh sen kép, trong cánh sen có bổ ô hình thoi hoặc mây cuộn, viền miệng vẽ băng lá đề
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ chim thiên nga và mây hình khánh [BA56: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ hình ngựa có cánh [BA62: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ hình cá hoá long [BA58, 59: PL2]
- Kiểu 4: Giữa lòng vẽ kỳ lân và mây [BA63: PL2]
- Kiểu 5: Giữa lòng vẽ phong cảnh núi non [BA64: PL2]
* Đĩa gốm hoa lam loại H2: kết hợp vẽ nhiều màu, có miệng tròn, vành
miệng loe, gờ miệng cắt khấc hình cánh hoa Đkm 27 - 29cm, thành trong và ngoài
vẽ đường viền băng cánh sen kép màu xanh cobalt
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ 2 chim sáo đậu trên cây [BA60: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ 2 gà chọi và cây lá [BA57: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ chim đại bàng và rắn theo chủ đề “anh hùng tương ngộ” [BA61: PL2]
* Đĩa gốm hoa lam loại H3: kết hợp vẽ nhiều màu, có miệng tròn, vành
miệng loe, gờ miệng cắt khấc hình cánh hoa Đkm 16 – 18cm, thành trong và ngoài
vẽ đường viền băng cánh sen bằng men xanh cobalt
- Kiểu 1: Giữa lòng vẽ chim vẹt và cành hoa quả [BA66: PL2]
- Kiểu 2: Giữa lòng vẽ hình voi nằm [BA67: PL2]
- Kiểu 3: Giữa lòng vẽ hình trâu nằm [BA68: PL2]
2.2.1.2 Bát [BV7-13: PL6]
Bát là loại hình chiếm số lượng nhiều nhất , tỷ lệ g ần 1/3 trong sưu tập hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm So với đĩa, loại hình bát đơn điệu hơn cả về kiểu dáng và hoa văn trang trí
Bát thường có miệng loe thẳng hoặc loe ngang, thành cong vát, lòng nông hoặc sâu tùy thuộc vào kích cỡ, nhiều loại có chân đế thấp nhỏ, nhưng cũng có một
Trang 39số loại có chân cao, đáy bát lõm, hầu hết tô son nâu Ngoài ra còn một số bát chân cao, miệng loe rộng hình phễu Trang trí vẽ lam chàm hoặc xanh đen, vẽ hoa lam hoặc kết hợp giữa vẽ lam và nhiều màu Đề tài trang trí khá đơn giản, thành bên ngoài trang trí phổ biến là đề tài mai dây, sen dây, cúc dây, băng cánh sen, sen hình học Trong lòng nếu là bát có dấu ve lòng thì thường vẽ 1 bông hoa cúc hoặc 1 chữ
Hán (phổ biến là chữ “Phúc”), nhưng nếu là loại bát không có dấu ve lòng thì
thường vẽ 1 bông hoa ở giữa, thành ngoài vẽ hoa dây, gờ miệng vẽ dải lá, băng chữ
Tỉnh hoặc băng hồi văn chữ S đầu vuông
Đkm của bát gốm hoa lam trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm tập trung trong khoảng 14 - 16cm và chiều cao từ 8 - 10cm
- Kiểu 1: Đkm 14cm Bát có miệng loe, thành cong, chân đế thấp Trong lòng
có dấu khoanh lòng Trang trí vẽ hoa lam màu xanh cobalt ở giữa lòng viết chữ
“Phúc”, thành ngoài chia 2 băng, trên là hoa dây 4 cánh, dưới là cánh sen kép, bên
trong cánh sen vẽ xoắn ốc [BA69: PL2]
- Kiểu 2: Đkm 15,2cm; C 9,2cm Giữa lòng bát vẽ cành hoa mai, gờ trong
viền miệng vẽ băng dây hoa 6 cánh và băng cánh sen kép, bên trong có xoắn ốc [BA71: PL2]
- Kiểu 3: Đkm 15,3cm Giữa lòng vẽ cành hoa mai, gờ miệng cả trong và
thành ngoài đều vẽ băng văn chữ Tỉnh Thành ngoài, giáp chân đế vẽ băng cánh sen
kép có xoắn ốc [BA70: PL2]
- Kiểu 4: Đkm 15,3cm Giữa lòng vẽ cành hoa mai, gờ miệng phía trong vẽ
băng văn chữ Tỉnh Thành ngoài vẽ băng cánh sen dây hiện thực và băng cánh sen
kép trong có xoắn ốc [BA72: PL2]
- Kiểu 5: Đkm 15,2cm Giữa lòng vẽ cành hoa mai, gờ miệng phía trong vẽ
băng chữ Tỉnh Gờ miệng thành ngoài vẽ băng chữ S gấp khúc Thành ngoài vẽ
băng hoa dây 6 cánh [BA73: PL2]
Trang 40- Kiểu 6: Đkm 15cm; C 8,2cm Gờ miệng phía trong vẽ băng dây lá Thành
ngoài vẽ băng sen dây cách điệu và băng cánh sen kép, trong có xoắn ốc [BA74:PL2]
2.2.1.3 Chén [BV14-20: PL6]
Chén gốm hoa lam trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm có kiểu dáng phong phú
Từ những loại có hình dáng tương tự như loại bát gốm hoa lam cho đến loại kết hợp với men nâu Đặc biệt, có loại chén tạo hình quả đào có quai là hình chim vẹt được thể hiện không chỉ bằng men xanh cobalt mà còn kết hợp cả vẽ nhiều màu
Chén là loại đươ ̣c dùng để uống trà , rượu Do nhu cầu thị trường lớn nên cũng được sản xuất hàng loa ̣t và chiếm tỷ lê ̣ tương đối nhiều trong tổng số hiện vật gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm
Nhìn chung, chén phổ biến có kiểu dáng giống bát, nhưng kích thước nhỏ hơn Ngoài loại chén có dáng hình nửa quả đào, thành ngoài gắn quai hình con vẹt,
số còn lại nhìn chung có đặc điểm miệng loe bẻ và miệng khum
Dựa vào kích thước có thể chia thành 5 kiểu chính:
- Kiểu 1: có kích thước lớn nhất: C 5,3 – 6cm; đkm 8,1 – 8,9cm, thành ngoài
bổ ô hình thoi và băng hoa văn đặc trưng [BA75: PL2]
- Kiểu 2: có kích thước trung bình: C 3,5 – 4,2cm; đkm 6,1 – 7,1cm Thành
ngoài vẽ băng cánh cúc nhọn hoặc cánh sen, lá đề [BA79: PL2]
- Kiểu 3: có kích thước nhỏ nhất: C 3 - 3,4cm; đkm 4,6 – 5,5cm Thành ngoài
vẽ băng hoa dây 6 cánh và băng cánh sen [BA76: PL2]
- Kiểu 4: Chén có miệng khum, thành ngoài vẽ băng cánh hoa chanh và băng
cánh sen Đkm 7,4cm; C 4,2cm [BA77: PL2]
- Kiểu 5: Chén tạo hình chim vẹt ôm quả đào hoa lam, có thể chia thành 3
kiểu nhỏ hơn là: