Có thể nói, tờ báo in chỉ có thể làm thỏa mãn cái đọc của công chúng khi nó làm tốt hai yếu tố: nội dung hay trong một hình thức đẹp, hay nói cách khác, trang nhất chính là bộ mặt, là th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN HOÀNG
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRANG NHẤT
CỦA BÁO IN VIỆT NAM
(Khảo sát báo Nhân Dân, Lao Động, Thanh Niên,Tuổi Trẻ và Tiền Phong từ 2006 đến 2008)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội, 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN HOÀNG
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THÔNG TIN TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN VIỆT NAM
(Khảo sát báo Nhân Dân, Lao Động,
Thanh Niên,Tuổi Trẻ và Tiền Phong từ 2006 đến 2008)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái
Hà Nội, 2010
Trang 3MỤC LỤC
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu 7
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG MỘT: TRANG NHẤT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA BÁO IN ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ 9 1.1 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức 9
1.4 Hiện đại hóa – Xu thế tất yếu đối với báo in nói chung
CHƯƠNG HAI: TRANG NHẤT – NƠI LỰA CHỌN VÀ CHỨA ĐỰNG
NHỮNG SỰ KIỆN NÓNG 21
2.1 Lựa chọn sự kiện nóng và nghệ thuật làm nóng sự kiện 21 2.1.1 Nghệ thuật tìm ra một thông báo cốt lõi có giá trị thông tin 21
2.2 Nghệ thuật sắp xếp những sự kiện nóng bỏng trên trang nhất 29
2.2.3 Xây dựng chuyên mục định kỳ mang tính bản sắc 33
Trang 42.3 Phản biện xã hội – Tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn
và tổ chức thông tin trên trang nhất 35
CHƯƠNG BA: HIỆN ĐẠI HÓA CÁCH THỂ HIỆN
THÔNG TIN TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN 38
3.1 Ma-két báo in và các yếu tố ma-két trang nhất 38
3.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ma-két trên trang nhất 45
3.3 Mô hình đề xuất cho một trang nhất hiệu quả của báo in 62
3.4 Một số đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
Trang 5CHƯƠNG MỘT
TRANG NHẤT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA BÁO IN
ĐỐI VỚI ĐỘC GIẢ
1.1 Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức
Mỗi một tác phẩm báo chí đều phải chứa đựng một thông tin nhất định, và phải bao hàm một hình thức biểu đạt thích hợp để chuyển tải thông tin đó đến với người đọc Theo quan điểm của triết học Mác-Lê Nin, bất kì một sự vật nào cũng bao hàm trong nó hai yếu tố đó là nội dung và hình thức Phạm trù nội dung trong phép biện chứng duy vật được hiểu là toàn bộ những yếu tố, những thuộc tính, những mặt, những quá trình khác nhau nhằm tạo ra một sự vật, một hiện tượng Song song với nó, phạm trù hình thức lại được hiểu là toàn bộ những phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó Không có hình thức nào tồn tại thuần túy mà không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không bao giờ có một nội dung nào đó lại không tồn tại trong một hình thức xác định Nói tóm lại, nội dung nào có hình thức đó Một tác phẩm văn học hay một tác phẩm báo chí cũng không nằm ngoài mối quan hệ biện chứng đó, thậm chí còn chịu sự tác động rõ nét trên tất cả các phương diện Tác phẩm văn học, xét ở dạng thức chung nhất,
là một chỉnh thể thẩm mỹ, bao hàm trong bản thân nó sự thống nhất thẩm mỹ giữa nội dung và hình thức Sự thống nhất này, theo triết gia Hegel, là một sự
thống nhất biện chứng, bởi lẽ nội dung chẳng phải cái gì khác mà chính là sự
chuyển hóa của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng có gì khác hơn
là sự chuyển hóa của nội dung vào hình thức Ở góc nhìn cụ thể, tác phẩm văn
học là sản phẩm do nhà văn sáng tạo ra, được nhà văn viết thành văn bản văn
Trang 6chương, được nhà xuất bản in ra thành sách, và được người đọc đọc nó Nội dung của một tác phẩm văn học bao gồm đề tài, tư tưởng, chủ đề, cốt truyện, hệ thống nhân vật và tính cách nhân vật…còn hình thức một tác phẩm văn học không gì khác chính là kết cấu, sự sắp đặt và quan trọng nhất chính là ngôn từ, chất liệu quan trọng nhất để chuyển tải nội dung tác phẩm đến với công chúng
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh cũng phải đặt ra và giải quyết được
những yêu cầu về mặt hình thức và nội dung Trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông (Dương Xuân Sơn-Đinh Hường-Trần Quang), tác giả cho rằng
một tác phẩm báo chí dù ở thể loại nào, muốn đạt được hiệu quả về mặt thông tin trước hết phải là một tác phẩm hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức Về mặt nội dung, trước tiên bài báo phải cung cấp thông tin một cách phong phú, thông tin phải mới, phản ánh đúng thực tiễn và tạo ra dư luận xã hội đúng đắn Không chỉ có vậy, nội dung trong bài báo còn phải đề cao mục đích bồi dưỡng và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân Còn về mặt hình thức, bài báo phải là một chỉnh thể hấp dẫn, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đến tình cảm
và tư duy của đối tượng Không chỉ có vậy, bài báo phải được trình bày với sức thuyết phục cao, không những làm cho công chúng thấy thích thú mà còn khơi gợi được sự suy nghĩ theo đúng hướng và thúc đẩy hành động đúng đắn tích cực của họ
Sở dĩ Luận văn phải đặt vấn đề rộng như vậy vì xét cho cùng tác phẩm báo chí nào cũng có cái “lõi” văn chương, cũng đều sử dụng những chất liệu như văn chương và người làm báo cũng như người viết văn có lẽ cũng đều có chung một phương pháp sáng tạo Tác phẩm báo chí, do đặc thù về thể loại là nặng về tính chất thông tin sự kiện, dù là tin, bài, dù là phóng sự hay bút ký, một bản tin phát trên sóng phát thanh hay một chương trình truyền hình, bao giờ cũng chứa đựng
Trang 7trong nó một thông tin cốt lõi Thông tin cốt lõi đó có thể được khai thác dưới nhiều góc độ hay được đặt trong những mối quan hệ khác nhau, nhưng phải được biểu đạt, được chuyển tải đến người đọc bằng một phương thức thích hợp sao cho hiệu quả thông tin là cao nhất Như vậy, thông tin cốt lõi chính là nội dung; còn phương thức biểu đạt chính là hình thức, cụ thể là các thể loại báo chí Nội dung thông điệp chỉ có một, nhưng hình thức biểu hiện thì vô cùng phong phú trên cơ sở những yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ khác nhau Trong khuôn khổ của mình, luận văn tập trung tìm hiểu về việc tổ chức nội dung và hình thức cho trang nhất, mặt tiền của mọi tờ báo
1.2 Trang nhất – nội dung hay trong một hình thức đẹp
Báo in là sản phẩm đặc trưng cho hoạt động đọc của công chúng Nó phân biệt với các loại hình thông tin đại chúng khác bằng hình thức chuyển tải thông tin đến với công chúng qua thao tác đọc của họ (với phát thanh là nghe, truyền hình là xem, và báo điện tử là cả nghe và xem) Chính vì thế, đối với báo in, yêu cầu quan trọng nhất để giành được công chúng chính là làm cách nào thỏa mãn trọn vẹn việc đọc của họ Thao tác đọc của độc giả báo in so với thao tác đọc của độc giả báo điện tử tuy tương đồng song cũng có nhiều nét khác biệt, bởi lẽ việc đọc của độc giả báo in diễn ra trên một ấn phẩm thực tế, và để có được những thông tin họ cần trên ấn phẩm đó, họ phải bỏ tiền ra mua; điều này khác với việc đọc trên báo điện tử, một sản phẩm gắn liền với mạng internet, thông tin được cung cấp miễn phí và độc giả có thể toàn quyền lựa chọn những thông tin cần thiết đối với mình Điều này dẫn đến sự khác biệt trong thái độ tiếp nhận thông tin của công chúng, và đó cũng chính là bản chất của cuộc chạy đua gay gắt về mặt thông tin để kéo độc giả lại với mình, mà báo in là một người tham gia tích cực trên đường chạy đó
Trang 8Trong cuộc chạy đua gay gắt trên thị trường báo chí, mỗi loại hình báo chí đều có những đặc thù, thế mạnh riêng, và đều sử dụng triệt để những thế mạnh
đó để thu hút độc giả Sự cạnh tranh về mặt thông tin luôn diễn ra hết sức nóng bỏng, vấn đề sống còn đó diễn ra hằng ngày và trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các các loại hình báo chí Có một thực tế không thể phủ nhận, sự ra đời của và phát triển của mạng internet - và con đẻ của nó là Báo điện tử - đã làm thay đổi đáng kể thị trường thông tin và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tờ báo với nhau Thông tin được phổ biến rộng rãi hơn trên nhiều kênh hơn, độc giả
có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp nhận thông tin, trở thành những người chủ động lựa chọn thông tin mình quân tâm, thay vì tiếp nhận thông tin một cách thụ động, thậm chí còn trở thành những người tham gia vào hoạt động sáng tạo của một bài báo hay tờ báo Có thể nói sự ra đời của báo điện tử đã tạo nên một cú hích mạnh mẽ, đưa cuộc cạnh tranh thông tin trên mặt báo trở nên ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết, đồng thời kéo các loại hình báo chí khác trong đó có báo in vào một cuộc đua tranh gay gắt
Cuộc đua này chủ yếu diễn ra trên mặt trận cạnh tranh về tốc độ thông tin
và chất lượng thông tin Đưa tin sớm nhất trở thành tiêu chí hàng đầu để khẳng định “đẳng cấp” của các tờ báo Để có được điều này, các tờ báo phải xây dựng cho mình – ngoài đội ngũ phóng viên tinh nhuệ và “thiện chiến” – một lực lượng cộng tác viên đông đảo, trải rộng ở nhiều địa phương, lĩnh vực và cộng đồng bạn đọc thân thiết với báo Đội quân đông đảo và có chiều sâu này chính là chìa khóa
để giải quyết bài toán làm thế nào để đưa tin sớm nhất, và chính việc đưa tin nhanh nhất này sẽ là hành động “ghi điểm” cao nhất trong lòng độc giả, đưa uy tín của tờ báo lên cao Trên phương diện này, trang nhất đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó chính là nơi để tòa soạn tung ra những thông tin nóng hổi nhất,
Trang 9nhanh nhất, nóng bỏng nhất mà họ vừa khai thác được Sau khi đạt được sự ghi nhận của độc giả về tốc độ đưa tin, cuộc cạnh tranh sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo, trở thành cuộc thi thố về chất lượng thông tin Báo nào khai thác được sự kiện dưới nhiều khía cạnh, góc nhìn mới lạ, sắc sảo, độc đáo, kiến giải và bình luận vấn đề đầy sức thuyết phục đối với độc giả, cung cấp cho độc giả những lĩnh vực tri thức mới mà họ chưa từng biết… báo đó sẽ ghi điểm trong lòng công chúng Trong những tiến trình cạnh tranh gay gắt đó, trang nhất tiếp tục giữ vai trò quyết định trong việc níu kéo độc giả dừng chân lâu hơn tại các sạp báo, và bằng sức cuốn hút của các thông tin nóng hổi được phơi bày trên đó làm cho độc giả phải bỏ tiền ra mua
Thực tế cho thấy, các sự kiện từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… diễn
ra hằng ngày chỉ có một, cơ quan báo chí nào cũng có thể tiếp cận và phản ánh
về nó trên mặt báo của mình Vấn đề đặt ra ở đây là cùng một thông tin sự kiện
đó, nhưng làm thế nào để nó trở nên hấp dẫn nhất đối với người đọc, dẫn đến việc người đọc phải quyết định bỏ tiền ra mua báo, và quan trọng hơn, họ bỏ tiền
ra để mua tờ báo này chứ không phải báo kia? Đó chính là bài toán làm thế nào
để thỏa mãn cái đọc của công chúng Khi công chúng nhận thấy tờ báo mà họ đang cầm trên tay có thể cung cấp đầy đủ cho họ những thứ họ cần, họ sẽ quyết định bỏ tiền ra mua Vậy cái gì tác động đến quyết định bỏ tiền ra mua của độc giả? Cái gì tác động đến suy nghĩ : tờ báo này có thể làm tôi cảm thấy thỏa mãn
về mặt thông tin? Đó chính là hình thức biểu hiện Có thể nói, tờ báo in chỉ có thể làm thỏa mãn cái đọc của công chúng khi nó làm tốt hai yếu tố: nội dung hay trong một hình thức đẹp, hay nói cách khác, trang nhất chính là bộ mặt, là thái độ ứng xử của tờ báo đối với việc đọc và mua của độc giả Có thể nói trang nhất
Trang 10chính là trang quan trọng nhất đối với toàn bộ một tờ báo Sự xuất sắc của trang nhất có thể quyết định đến sinh mệnh của số báo ngày hôm đó
1.3 Trang nhất – bộ mặt của Ban biên tập
Đối với một tờ báo in trong cuộc cạnh tranh gay gắt về mặt thông tin như hiện nay, vấn đề có được thông tin đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu như không
có được thông tin, tờ báo đó sẽ bị “văng” ra đầu tiên trong cuộc chạy đua Tờ báo nào cũng bắt buộc phải có thông tin mới nhất, nóng nhất, chính vì thế, vô hình trung cuộc cạnh tranh trên thị trường báo chí lại diễn biến gay gắt nhất ở khu vực “bếp núc thông tin” mà trong đó, Ban biên tập của một tờ báo đóng vai trò quyết định Ban biên tập sẽ là người chỉ đạo việc đưa thông tin gì ra trang nhất, đưa theo góc độ, khía cạnh nào và đưa dưới hình thức nào để mặt báo hôm
đó trở nên hấp dẫn nhất, bán chạy nhất, để người đọc bị cuốn hút đến mức phải
bỏ tiền ra mua ngay lập tức
Trang nhất là bộ mặt của một tờ báo, nhưng cũng là bộ mặt của Ban biên tập Trên thực tế, các tờ báo in đều hoạt động theo một tôn chỉ mục đích riêng hay một lĩnh vực chuyên môn đặc thù, được thể hiện bởi măng-séc mà nó mang trên trang nhất Chính vì thế, tùy thuộc vào lĩnh vực của mình mà mỗi tờ báo sẽ khai thác thông tin theo các khía cạnh khác nhau Đối với một tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ hay Lao Động thì những sự kiện như sập cầu Cần Thơ luôn luôn chiếm một vị trí xứng đáng nhất trên các mặt báo, nhưng đối với các tờ báo thuộc các lĩnh vực chuyên môn về thể thao như Thể thao Hằng ngày, Thể thao 24h… việc đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương vàng đầu tiên tại Asiad, hoặc sự kiện Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên lên ngôi vô địch tại AFF Suzuki Cup 2008 lại là sự kiện quan trọng nhất và phải giành một vị trí xứng đáng trên trang nhất của số báo ra ngày hôm đó Có thể nói trang nhất chính là
Trang 11nơi thể hiện rõ nhất chủ trương và ý đồ của Ban biên tập tờ báo Nó là kết quả của một sự tính toán, sắp xếp, điều phối nhân sự và tổ chức thực hiện đầy công phu, nhằm mục đích cuối cùng là dọn ra một bữa tiệc thông tin nóng sốt nhất đến với độc giả vào mỗi buổi sáng hằng ngày
Nếu nói trang nhất là bữa tiệc thông tin, thì nhà bếp nào nấu ăn ngon nhất
và khéo bày biện nhất thì bữa tiệc đó sẽ có nhiều người ăn nhất Trên thực tế, sự cạnh tranh lôi kéo độc giả hiện nay chủ yếu đến từ các tờ báo “cùng ngạch” Khi đặt cạnh nhau, sự so sánh bắt đầu hiện ra, và tờ báo nào thắng cuộc sẽ là tờ báo
có lượng tia-ra đồ sộ hơn Vấn đề ở chỗ cùng một sự kiện thông tin, nhưng tùy vào góc nhìn của Ban biên tập mà tờ báo đó sẽ khai thác thông tin ở những khía cạnh khác nhau, và điều đó sẽ dẫn đến diện mạo của các trang nhất cũng sẽ khác nhau Nói cách khác, trang nhất chính là nơi thể hiện ý chí của Ban biên tập tờ báo đó Một trang nhất đậm đặc các thông tin nóng hổi, được sắp xếp, trình bày bằng một ý đồ rõ ràng dưới những hình thức đẹp nhất, cuốn hút nhất sẽ giúp số báo đó bán chạy và vượt lên các tờ báo khác cùng ra trong ngày hôm đó
1.4 Hiện đại hóa – xu thế tất yếu đối với tác phẩm báo in nói chung và trang nhất nói riêng
Trong nền kinh tế thị trường, thông tin trên báo chí chính là một thứ hàng hóa đặc biệt, cũng chịu sự tác động của các quy luật cạnh tranh giống như bất cứ một loại hàng hóa nào Dù là loại hình báo chí nào chăng nữa, như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, thì độc giả cũng sẽ mua - dưới nhiều hình thức khác nhau - thứ họ cần đó là thông tin, hay nói chính xác hơn là giá trị của thông tin Công chúng nói chung và độc giả báo in nói riêng chính là những khách hàng của báo chí, và họ có quyền bỏ tiền ra để mua những thông tin gì họ thấy
có ích đối với họ, hoặc thỏa mãn nhu cầu được biết về một vấn đề gì đó của họ
Trang 12Nhu cầu thông tin của độc giả là khác nhau, việc lựa chọn các loại hình ấn phẩm báo chí cũng khác nhau tùy vào độ tuổi, sở thích… nhưng tựu trung lại, họ đều
bị tác động, trước những ấn phẩm trình bày ấn tượng, có nhiều phát hiện mới và mang đậm chất phản biện xã hội Chính vì thế, việc luôn làm mới mình, hiện đại hóa chính mình là một xu thế tất yếu của báo in Dưới góc độ báo chí học thì quá trình hiện đại hóa thông tin trên báo chí không ngoài hai góc độ: phát hiện thông tin và thể hiện thông tin Hai thành tố kể trên sẽ quyết định sự sống còn của một tác phẩm báo chí nói riêng và một tờ báo hay một tòa soạn nói chung Và không
gì khác, trang nhất của báo in chính là khu vực thể hiện rõ nhất của hai thành tố
kể trên Do đó có thể nói không quá rằng sự thành bại của một tờ báo phần nhiều
là do trang nhất
Báo chí đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả
về nội dung và hình thức, nội dung thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật được những vấn đề thời sự nóng hổi nhất được đông đảo mọi người quan tâm Điều đó đòi hỏi hình thức tờ báo phải có sự thể hiện phù hợp, phải luôn luôn cách tân, tạo điều kiện cho người đọc tiếp thu thông tin nhanh nhất và chính xác nhất Điều đó không có nghĩa là luôn luôn phải thay đổi, liên tục thay đổi, mà là sự đổi mới về cách nhìn để tờ báo trở nên phù hợp hơn với mọi tầng lớp nhân dân và với xu thế của thời đại
Trong khu vực báo in, Việt Nam hiện nay có khoảng 687 cơ quan báo chí
với 869 ấn phẩm, trong đó khối cơ quan báo chí trung ương có 1 hãng thông tấn quốc gia, 77 báo, 416 tạp chí, 105 ấn phẩm phụ Khối cơ quan báo chí địa phương có 103 báo, 101 tạp chí, 104 ấn phẩm phụ [2, tr 7]
Ở khu vực báo điện tử, tính đến giữa năm 2009, cả nước có 21 tờ báo điện
tử được cấp giấy phép hoạt động 160 trang tin điện tử tổng hợp mang tính báo in
Trang 13và hàng nghìn trang diện tử mang nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp [5] Tuy là loại hình báo chí ra đời muộn, nhưng từ khi gia nhập làng báo Việt Nam, báo điện tử đã thể hiện “sức trẻ” vượt bậc so với các loại hình báo chí khác về mọi phương diện
Đó là khả năng “tích hợp” đa dạng các loại hình báo chí, lợi thế cập nhật thông tin nhanh, liên tục, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian Chính từ những lợi thế này, chỉ trong một thời gian ngắn báo điện tử Việt Nam đã khẳng định vai trò và hiệu quả to lớn trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến quần chúng nhân dân Hiện nay, các cơ quan báo chí truyền thống như báo in hay các Đài Phát thanh và truyền hình rất coi trọng phát triển hình thức thông tin trên mạng internet, coi đây là phương tiện thông tin đối ngoại hiệu quả nhất Đây cũng chính là cầu nối thông tin trong nước với cộng động người Việt đang sinh sống, lao động và học tập tại nước ngoài, vốn có nhu cầu được giao lưu tình cảm với quê hương, người thân, đồng thời theo dõi các tình hình đổi mới ở trong nước
Riêng hệ thống phát thanh và truyền hình, cả nước có 67 Đài phát thanh
và truyền hình trung ương, địa phương, trong đó có 3 đài phủ sóng toàn quốc, 64 đài phát thanh và truyền hình địa phương, bao gồm 62 đài của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 2 đài: Đài Truyền hình TP.HCM và Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn quốc có gần 1000 trạm phát lại các tín hiệu truyền hình được đầu tư từ chương trình phủ sóng vùng lõm, các chương trình của các Bộ, ngành, hơn 8000 đài phát thanh hoặc cụm phát thanh cấp xã, gần 700 đài phát thanh cấp huyện, trong đó
có khoảng 14 tỉnh, thành phố có hệ thống đài phát thanh cấp xã phủ kín toàn bộ
số lượng các xã, thị trấn
Trang 14Để sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận, các loại hình báo chí buộc phải tìm ra phương hướng phát triển thích hợp Phương hướng ấy được thể hiện khá rõ ở sự đa dạng hóa về loại hình và phương tiện ở các cơ quan báo chí lớn Hầu như tất cả các cơ quan báo chí đáng kể để có website song hành với loại hình báo chí truyền thống Một tờ báo đơn nhất đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều loại hình sản phẩm báo chí khác nhau như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, chuyên san, báo tiếng nước ngoài, báo điện tử Sự tồn tại đồng thời các loại hình sản phẩm báo chí khác nhau cho phép các toàn soạn có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các loại sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính, quảng bá thương hiệu cũng như tận dụng khả năng khai thác thông tin tư lieeujl
Trong sự phát triển của dòng chảy báo chí không thể không nhắc đến vai trò của công chúng báo chí Với dân số gần 87 triệu dân, rõ ràng đây là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng và hấp dẫn của báo chí, là điều kiện tốt cho báo chí phát triển đồng thời cũng mở ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, đầy khó khăn và thách thức đối với các loại hình báo chí, các cơ quan báo chí Công chúng ngày nay có trình độ, tri thức, nhận thức về chính trị, văn hóa, xã hội ngày càng cao hơn, “thông minh” và chủ động hơn trong tiếp nhận thông tin từ báo chí, có trình độ, bản lĩnh và chính kiến, do đó, họ đòi hỏi rất cao về chất lượng thông tin từ các loại hình báo chí, từ báo in đến báo điện tử, từ phát thanh đến truyền hình, từ nhật báo đến tạp chí Công chúng báo chí ngày nay rất tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước, các vấn đề từ cuộc sống, và thông qua báo chí, tạo ra một không khí dân chủ, công khai, minh bạch, tạo ra dòng chảy đa chiều cho thông tin, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Độc giả ngày nay rất nhạy cảm với thông tin, và có xu hướng tìm kiếm và
Trang 15thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình từ các nguồn tin khác nhau, các kênh thông tin khác nhau từ các blog cá nhân và các diễn đàn trên mạng internet, vì tính chất chân thật trong phát ngôn và không bị lệ thuộc vào một tôn chỉ mục đích hay một tổ chức chính trị xã hội nào Thực tế đó đã phần nào đẩy cuộc cạnh tranh trên thị trường thông tin trở thành cuộc cạnh tranh giữa nhà báo chuyên nghiệp với những nhà báo nghiệp dư – hay “nhà báo công dân” Yếu tố này cũng chính
là một cực cạnh tranh tiềm tàng của báo chí trong thị trường thông tin ngày nay
Trong những năm gần đây, báo chí có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội Báo chí hiện nay không chỉ đơn thuần đóng vai người đưa tin, phản ánh thụ động các sự kiện, hơn thế nữa nó đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu
tố, điều kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện đó Chính sự thay đổi vai trò đó đã hình thành một thứ dư luận xã hội trực tiếp hơn
do báo chí tạo ra
Thực tế đó đặt ra một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng cho báo in nói riêng và các loại hình báo chí khác nói chung: cần phải đổi mới diện mạo của tờ báo nếu như không muốn bị bỏ rơi trên đường đua tìm kiếm độc giả Trang nhất báo in có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một tờ báo Chính vì thế, việc khảo sát nghiên cứu nghệ thuật tổ chức trang nhất báo in có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với loại hình này, mà còn mang tính ứng dụng cao đối với phát thanh, truyền hình và báo điện tử
Tiểu kết chương một
Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong công cuộc đổi mới, báo chí Việt Nam đã có những bước tiến khả quan hơn và đã có nhiều quan niệm thay đổi về báo chí Báo chí đã chú trọng, quan tâm đổi mới và nâng cao cả về nội
Trang 16dung và hình thức Hình thức của báo in đã dần dần lấy lại được vị thế của mình Với những trang thiết bị kĩ thuật mới và những phương tiện in ấn, chế bản điện
tử hiện đại, hình thức của báo in đã trở nên đẹp mắt và hấp dẫn hơn trước rất nhiều Công việc của những phóng viên, biên tập và cả những người làm ma-két
đã góp phần to lớn nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo in, nâng báo in lên một tầm cao mới
Báo chí đã và đang được đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả
về nội dung và hình thức, nội dung thông tin phong phú, đa dạng, cập nhật được những vấn đề thời sự nóng hổi nhất được đông đảo mọi người quan tâm Điều đó đòi hỏi hình thức báo phải có sự thể hiện phù hợp, phải luôn luôn cách tân, tạo điều kiện cho người đọc tiếp thu thông tin nhanh nhất và chính xác nhất Điều đó không có nghĩa là luôn luôn phải thay đổi, liên tục thay đổi, mà là sự đổi mới về cách nhìn để tờ báo trở nên phù hợp hơn với mọi tầng lớp nhân dân
Trang 17CHƯƠNG HAI
TRANG NHẤT – NƠI LỰA CHỌN VÀ CHỨA ĐỰNG
NHỮNG SỰ KIỆN NÓNG
2.1 Sự kiện nóng và nghệ thuật làm nóng sự kiện
2.1.1 Nghệ thuật tìm ra một thông báo cốt lõi có giá trị thông tin
Tác phẩm báo chí, xét trên phương diện lý luận, cũng là một chỉnh thể thẩm
mỹ giữa hình thức và nội dung, có kết cấu và bố cục chặt chẽ Do đó, việc tổ chức và xây dựng một tập hợp những chỉnh thể thẩm mỹ đó và đưa nó ra một khu vực mang tính chất “mặt tiền” như trang nhất cũng đòi hỏi ở những người làm báo một nghệ thuật sắp đặt nhất định Nếu như ta coi tờ báo là một công trình kiến trúc thì trang nhất chắc chắn là mặt tiền của công trình kiến trúc đó Trên một phương diện nào đó, một tờ báo hay một bài báo cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật, là một sản phẩm của sự sáng tạo Điều đó đồng nghĩa với việc chủ thể sáng tạo của nó phải luôn luôn phải đổi mới, phải có sự tìm tòi, khám phá, luôn luôn phải có ý thức xa rời lối mòn và thường trực ý niệm sáng tạo nếu như không muốn lặp lại chính mình và đánh mất công chúng
Một tác phẩm báo chí nói riêng chỉ đạt được đến độ trong sáng và chuẩn mực khi nó đảm bảo được hai yếu tố: 1 – chở đi được một thông báo cốt lõi có giá trị thông tin, và 2 – được chở đi dưới một hình thức biểu hiện độc đáo Khi xã hội xảy ra một sự kiện, một vấn đề, một hiện tượng, một trào lưu, lẽ tất nhiên báo chí phải là những người đi tiên phong trong việc tìm hiểu và thông tin đến công chúng sự kiện đó, vấn đề đó, hiện tượng đó, trào lưu đó Sự kiện trong đời thường chỉ có một, có nghĩa là chất liệu từ cuộc sống có hạn, điều đó đòi hỏi các báo phải khai thác và xử lý thông tin từ sự kiện đó thế nào để người đọc thấy quan tâm và hứng thú với thông tin đó và tìm ra được trong bài báo những thông
Trang 18tin mà họ cảm thấy có ích đối với mình Dòng chảy thông tin trong đời sống có lúc sôi động và cũng có những lúc rất bình lặng, tìm ra cái bất thường giữa muôn vàn cái bình thường và làm cho bạn đọc thỏa mãn thị hiếu và thu được nhiều ích lợi từ thông tin là việc không đơn giản
Ngày nay, các tờ báo, nhất là các tờ báo “cùng ngạch”, đang có sự cạnh tranh gắt gao về số lượng phát hành Nếu đứng ngoài hoặc chậm chân hơn trong cuộc đua, điều tất yếu mà các báo phải hứng chịu đó là sự sụt giảm số lượng công chúng Chính vì phải luôn luôn cạnh tranh lẫn nhau nên việc tổ chức tin bài sao cho hấp dẫn, tươi mới và nóng hơn các báo khác là vấn đề được đặt ra hàng đầu
“Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” là hai tờ báo làm rất tốt điều này Các chương trình nổi cộm hay các vấn đề thời sự khẩn cấp đều được “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” nhanh chóng phát hiện, tiếp cận và thông tin một cách nhanh chóng kịp thời và
có độ tin cậy cao đến công chúng Nói cách khác, trang nhất của hai tờ báo trên luôn “đi trước một bước”so với các báo khác Chỉ có một Bill Gates đến Việt Nam vào ngày 22/4/2006, nhưng có rất nhiều cơ quan báo đài tham gia đưa tin
và phản ánh Trong trường hợp này, mặc dù sự kiện có độ nóng cao, nhưng người đọc dễ bị “bội thực”, bị “ngợp” thông tin do có quá nhiều báo chí nói đến,
đề cập đến Chính vì vậy, tìm ra một góc nhìn mới lạ mà chưa ai phát hiện ra và thể hiện nó bằng một lối viết sinh động và giàu thông tin chính là điều tối quan trọng Một điều đáng nói nữa là xử lý như thế nào khi trong tay có quá nhiều thông tin mà nguy cơ trùng lặp với các báo khác là rất lớn ? Trong thời điểm diễn ra sự kiện đó, muốn tạo được sự khác biệt với các báo khác, người viết phải đưa được lên trang nhất một góc nhìn mang tính khám phá, một góc độ thật sự riêng rất ít người biết và rất nhiều người quan tâm
Trang 19Một số báo ra hằng ngày là tập hợp của rất nhiều các bài báo chứng đựng rất nhiều nội dung thông tin Nếu mỗi bài báo mang trong mình một thông báo cốt lõi, thì trang nhất chính là nơi mật độ các thông báo cốt lõi của ngày hôm đó trập trung một cách dày đặc nhất Vì trang nhất là nơi gánh vác trọng trách phơi bày những gì nóng nhất trong ngày đến người xem, nên tất yếu công việc đặt ra cho Ban biên tập chính là bài toán phát hiện, tính toán và tổ chức các thông báo cốt lõi đó một cách hợp lý nhất để thu hút người đọc Nghệ thuật tổ chức trang nhất
về bản chất chính là nghệ thuật dung hòa giữa hình thức và nội dung, là nghệ
thuật tìm ra một thông tin cốt lõi có giá trị, và nghệ thuật sáng tạo ra một vỏ bọc, một hình thức thể hiện thích hợp cho thông tin đó Khi có trong tay thông tin rồi, phải đưa thông tin đó “chạy” ra trang nhất một cách nghệ thuật để có thể níu mắt người đọc bên tờ báo và cuối cùng là làm họ phải rút tiền ra mua
2.1.2 Nghệ thuật “lạ hóa” thông tin
Cuộc sống luôn đầy rẫy những cái bình thường và cái bất thường Yếu tố bất thường luôn tạo nên hấp dẫn và sức lôi cuốn, và trang nhất chính là nơi tập hợp
và sắp đặt một cách có hệ thống những cái bất thường, mới mẻ và nóng hổi nhất trong ngày Vấn đề được phát hiện phải là vấn đề nóng thật sự, phải được đông đảo công chúng dư luận quan tâm, và quan trọng hơn, nó phải có một độ lan tỏa nhất định Thậm chí vấn đề được phản ánh phải mới và nóng đến độ không thể đưa vào trong mà bắt buộc phải đưa ra trang nhất Có thể trong cuộc sống có nhiều thông tin mới mẻ và có sức thu hút cao, nhưng việc đưa ra trang nhất đòi hỏi phải có nghệ thuật chọn lọc, không phải thông tin nào cũng có thể dễ dãi đưa
ra trang bìa Nắm bắt được thị hiếu của độc giả và lựa chọn những đơn vị thông tin đắt giá để đưa ra trang nhất, đó là nghệ thuật tổ chức nội dung “Thanh Niên”,
“Tuổi Trẻ” là 2 tờ báo đã làm rất tốt điều này Báo Tuổi Trẻ số ngày 14/1/2005,
Trang 20giữa cao điểm của dịch cúm gia cầm đã có một bài “đinh” trên trang nhất : “Cúm
gia cầm đã lan ra 74 xã (thuộc thành phố Hồ Chính Minh) Những ngày tiếp
theo, trên trang nhất của Tuổi Trẻ vẫn là những bài viết bám đuổi sự kiện : Cúm
gia cầm ngày càng lan rộng và căng thẳng-136 xã có gia cầm nhiễm bệnh Thời
điểm của bài viết xuất hiện trên trang nhất có thể nói rất phù hợp, đánh rất trúng cái nhu cầu được biết về thực trang lây lan của cúm gia cầm trong địa bàn thành phố của người dân Nhờ đánh trúng tâm điểm của dư luận và cung cấp thêm nhiều thông tin cấp thiết, nóng hổi, bài viết trở nên có sức nặng rất lớn và thông tin tất yếu được người dân quan tâm đón nhận
Một điểm đáng chú ý trên măng-séc báo Tuổi Trẻ đó là sự xuất hiện của những con số bên cạnh măng-séc báo Sự xuất hiện của những con số này là một thay đổi rất đáng chú ý của Tuổi Trẻ trong vòng hơn 1 năm trở lại đây Những con số này có mật độ xuất hiện rất ổn định Mỗi ngày lại xuất hiện một số khác nhau ở vị trí đó, và con số đó có nhiệm vụ cung cấp cho bạn đọc một thông tin, một con số đáng suy ngẫm hay một số liệu thống kê thú vị nào đó Ví dụ, báo
Tuổi Trẻ ngày 14/1/2005 đưa ra 1 con số : 2,5-3% và chú thích: Đó là dự đoán
của ông Nguyễn Tiến Thỏa-cục phó cục quản lý giá- về chỉ số tăng giá cả trong
3 tháng đầu năm 2005 Hay trên số báo ngày 24/1/2005, con số trong ngày là
550 tỷ đồng-là số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch trong năm
2005 Nguồn vốn trên sẽ được đầu tư cải tạo hạ tầng tại bốn khu du lịch trọng điểm quốc gia : Hạ Long-Cát Bà(Quảng Ninh-Hải Phòng);Văn Phong-Đại Lãnh(Khánh Hòa);Lăng Cô-Hải Vân-Non Nước và Dankia-Suối Vàng(Lâm Đồng) Số ngày 15/3/2005 : 6,5 triệu-là số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến đầu tháng 3 năm 2005, đạt tỷ lệ 7,9% dân số Theo giới chuyên môn, tỷ
lệ người dùng Internet ở nước ta đạt mức trung bình ở châu á
Trang 21Nhìn chung, các con số trong ngày mà báo Tuổi Trẻ đưa ra thông thường là những thông tin rất gần gũi hoặc rất độc đáo, ấn tượng và tạo ra một tâm lý tò
mò buộc người đọc phải đọc thông tin về con số đó, dần dần hình thành một phản xạ “tìm đọc” ở những số báo tiếp theo Chỉ một không gian nho nhỏ nhưng lượng thông tin cung cấp là tương đối đậm đặc Thành công của việc làm này là xây dựng nên cảm giác tin cậy của độc giả, vì độc giả sẽ nghĩ rằng thông tin đưa lên măng séc chắc chắn phải là thông tin đáng tin cậy Đây cũng chính là một điều chỉnh rất sáng tạo của Tuổi Trẻ mà ít báo khác làm được, và điều này chính
là một trong những yếu tố làm người đọc “nhớ” tờ báo
Tìm ra được một nội dung nóng hổi và tươi mới hơn các báo khác, điều đó là
vô cùng quan trọng, nhưng chưa đủ Nghệ thuật tìm ra một nội dung nóng còn phải được kết hợp với nghệ thuật thể hiện nội dung đó bằng một phương thức hấp dẫn, không trùng lặp với bất kì một phương thức nào Trong hiện thực, vấn
đề sự kiện diễn ra chỉ có một Lấy ví dụ trên tờ Tuổi Trẻ số ngày 27/1/2005, trên
trang nhất có đăng một bài “đinh” khá lớn với nhan đề “Trắc nghiệm hay không
trắc nghiệm ? ” Ở thời điểm đó, vấn đề này quả thực đang rất nóng hổi vì nó thu
hút được sự quan tâm rộng rãi của đại bộ phận học sinh-sinh viên và cả đông đảo lực lượng phụ huynh học sinh và những người có liên quan Rất nhiều người thổ
lộ họ vô cùng sốt ruột khi các kì thi đã cận kề mà Bộ GD&ĐT vẫn chưa có hình thức thi thống nhất cho môn ngoại ngữ Như vậy, đánh trúng vấn đề đang nóng
là điều đáng ghi nhận của số báo ngày hôm đó, và cũng dễ hiểu tại sao phần đất
“quý” nhất của trang báo lại được dành trọn để giới thiệu bài đinh này Ngoài ra, bài báo cũng có tìm ra cho mình một cách biểu hiện khá độc đáo mà cũng rất hàm súc Đó là thiết kế ngay bức ảnh minh họa cho bài viết là một đề thi trắc nghiệm “ảo” Nội dung là một câu hỏi duy nhất : Có thi trắc nghiệm năm 2005
Trang 22hay không ? Với 6 phương án trả lời : “a.Có ; b.Không ; c.Vừa có vừa không ;
d.Vừa không vừa có ; e.Em không biết ; f.Cả 5 câu trên Bộ đang ….suy nghĩ”
Rõ ràng sự sáng tạo ở đây là đáng ghi nhận, chỉ một tấm ảnh minh họa cũng mang thông tin, và thông tin ấy lại mang tinh thần trào phúng Cách xử lý thông tin thông minh và độc đáo kiểu này chính là bí quyết làm người đọc thích thú và quyết định mua báo Trên báo Thanh Niên số ra ngày 21/2/2005, có một dòng tít
“ Nước máy Hà Nội không có giun mới là chuyện lạ” và bỏ lửng nội dung bằng câu “xem trang 3” Rõ ràng, thông tin này rất lạ và có độ gợi mở cao, đồng thời
sức lan tỏa của nó cũng rất mạnh mẽ Ai cũng biết nước máy là một thứ thiết yếu vào loại bậc nhất trong sinh hoạt của con người, vậy mà tít bài lại đưa ra một thông báo “gây sốc” : Không có giun mới là chuyện lạ !? Khi đọc tít lên, người đọc sẽ cảm thấy thông tin trong bài viết liên quan mật thiết đến chính họ và đời sống của họ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân họ, nên tâm lý thúc giục phải lật giở trang bên trong ra để đọc nội dung bài viết là điều tất nhiên
Một ví dụ khác cho việc tìm ra một thông tin lạ đó là bài viết “Ông già 60
tuổi đi thi” trên số ra ngày 10/3/2005 Trong trường hợp này, báo Thanh Niên
cũng đã thành công, vì họ đã tìm ra được một thông tin mà bản thân nó đã thực
sự là một vấn đề nóng, vấn đề lạ, hơn nữa lại biết cách khoác lên mình nó một tiêu đề hấp dẫn, lôi cuốn Nghệ thuật lạ hóa thông tin không chỉ yêu cầu người làm báo tìm ra một thông tin mới, nóng mà còn biết cách làm cho một thông tin bình thường trở nên mới và nóng
2.1.3 Nghệ thuật đặt tít
Thực tế cho thấy đối với báo chí hiện đại ngày nay, tít báo là yếu tố quan trọng nhất đối với sinh mệnh của bài báo đó Nó quyết định bài báo đó sẽ được đọc hay bị bỏ qua, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, bởi người đọc Một
Trang 23tít báo hay có thể sẽ khiến số báo ngày hôm đó “bán chạy như tôm tươi”, nhưng công sức của cả tòa soạn chỉ sẽ có thể bị nhấn chìm bởi một cái tít dở Tít báo
có chức năng vô cùng quan trọng và là yếu tố không thể thiếu đối với một bài báo, ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và thậm chí là cả doanh thu của tờ báo
Trong cuốn sách “Viết cho độc giả”, tác giả Loic Hervouet đã quan niệm rằng :
chức năng đầu tiên của tít báo là “bắt mắt” độc giả khi họ lướt xem tờ báo lần đầu tiên Có những người xem lướt qua tờ báo trước khi quyết định mua, và dù cho họ có phải mua tờ báo đó hay được phát miễn phí thì việc đầu tiên bao giờ cũng là lướt qua một lượt xem số báo đó có gì đáng đọc hay không Một tít báo hấp dẫn ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả Bên cạnh đó, tít báo còn có một chức năng khác là phân biệt mức độ quan trọng của bài này so với bài kia Nói tóm lại, tít báo có những chức năng là tổng kết thông tin, phân định mức độ
quan trọng của bài viết và gây cảm tình đối với độc giả Cũng trong cuốn “Viết
cho độc giả”, Loic Hervouet đã đề cập đến những yêu cầu cho tít báo : Tít phải
rõ ràng, dễ hiểu, phải ngắn và năng động, phải chính xác và chứa thông tin, phải thích đáng, phù hợp với nội dung bài báo Đặt tít sao cho nghệ thuật luôn là một công việc thú vị đối với các phóng viên và điều này đòi hỏi phải có một dụng công lớn lao kết hợp với một vốn hiểu biết về từ vựng phong phú cũng như về nghệ thuật tu từ
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, tít bài viết trên báo Tuổi Trẻ thường
là những tít ngắn gọn, hàm súc, đi thẳng vào vấn đề, gây tò mò, bất ngờ Ngoài
những tít thông báo những sự kiện trọng đại như “Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam” ; hay thông báo tình trạng khẩn cấp :
“Sáng nay, bão số 7 đổ bộ vào Nam Định, Thanh Hóa”…còn có rất nhiều xu
hướng tít khác nhau làm nên một thế giới tít muôn màu muôn vẻ Có thể liệt kê
Trang 24một số tít tiêu biểu cho xu hướng tít “lạ” : “Hip-hop sân trường”; “Hoa độc thời
@” ; “Phim Việt kiểu Hàn” ; “Luộc sách!” ; “Đêm dài, nhậu, nhảy, lắc”… Một
số tít đưa ra những con số “gây sốc” như : “Chạy 69km/h, tàu lật!” ; “Ngân hàng
phải báo cáo những khách hàng gửi tiền từ 500 triệu VNĐ”, “Cầu giữa hầm chui và cầu Văn Thánh 2 : Lún 7 tấc”, “Game Online sẽ phải đóng cửa lúc 23h”…Tít gây tò mò , kích thích cũng rất được ưa chuộng : “World Cup 2006 sẽ
bị hủy vì cúm gia cầm ?” , “Liên đoàn bóng đá Việt Nam lại nhận được quả lừa”,
“Sự thật về đội U20-Nhật Bản”, “Phải học lớp 1 từ…4 tuổi”, “Tổng giám đốc
cá độ 1,8 triệu USD là ai ?” Đôi khi lại là những dòng tít mơ hồ nhưng đầy
dụng ý: “Chuyện nhà xây trái phép: Ranh giới giữa “gật” và “lắc” quá mong
manh”…
Tít của Thanh Niên cũng tương tự Tuổi Trẻ, tức là đưa một thông tin nóng có sức lay động mạnh ra ngoài tít để buộc người đọc phải lật giở trang ruột để đọc
ngay xem nội dung bài viết có gì Có thể điểm một số tít tiêu biểu : “Bà giám đốc
lừa có 26 con dấu” ; “Nước máy Hà Nội không có giun mới là chuyện lạ (?!)” ;
“Ngành du lịch bị…bắn tốc độ” ; “Nhân viên nhà nước áp dụng … “luật rừng” ở
bến xe” ; “Nghề ngồi tù” ; “Lợi nhuận của hơn nửa tấn heroin là bao nhiêu?” ;
“Hà Kiều Anh công bố 80% sự thật cuộc đời mình” ; “Lang băm trị bệnh bằng
cách…hôn” ; “Hàng triệu người Việt ở hải ngoại đang ăn gạo Thái Lan nhiễm độc ?” ; “Ông già 60 tuổi đi thi”… Mặc dù cách đặt tít của hai báo Thanh Niên
và Tuổi Trẻ không năm ngoài mục đích thu hút người đọc, theo như cách nói của nhiều người là “câu khách”, song cái đáng ghi nhận ở đây là Thanh Niên cũng như Tuổi Trẻ đã tạo ra một sự tin cậy và hợp lý trong mỗi tít báo và được người đọc hoan nghênh, chấp nhận Như vậy, một cái tít đã hoàn thành nhiệm vụ của
nó
Trang 25Nếu như đối với Thanh Niên và Tuổi Trẻ, việc đặt tít đồng nghĩa với việc phơi bày ngay lên trang nhất các thông tin cốt lõi một cách trực tiếp, thì báo Lao Động và Tiền Phong lại có xu hướng đặt tít dựa trên vấn đề Một số ví dụ tiêu
biểu: “Thử thi trắc nghiệm lớp 12: Lo thi nhiều hơn học”; “Đô thị Việt Nam: Lộn
xộn từ tư duy”; “TP.HCM: Nhức nhối chuyện nước sạch”; “Từ việc đỉnh triều cường đạt mức lịch sử tại TP.HCM: Quy hoạch đi ngược lại quy luật tự nhiên”
Rõ ràng vẫn là những thông báo cốt lõi, nhưng Báo Lao Động lựa chọn một góc nhìn xa hơn và sâu hơn, hướng đến những độc giả ưa màu sắc nghị luận chính trị Đây cũng là một cách làm khác để không bị trùng lặp với các tờ báo khác, đồng thời thể hiện một phong cách riêng của trang nhất báo Lao Động
Có một điểm tương đối khác biệt có thể dễ dàng nhận ra trong việc trình bày tít của hai báo Thanh Niên ưa chuộng việc đưa tít “lọng” và trong ảnh, còn Tuổi Trẻ lại phân chia rạch ròi khu vực đổ ảnh và khu vực chạy tít Để tít lồng vào ảnh như Thanh Niên có một nhược điểm là dễ làm phá vỡ bố cục của bức ảnh và làm cho người xem rối mắt, có cảm giác rất khó chịu Nhìn chung, tít báo được sử dụng trên “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” là những tít báo đảm bảo được yếu tố ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, năng động, giàu thông tin và hầu hết là những tít có tính khu biệt, cá thể cao, có nghĩa là không thể đem tít này dùng cho một bài báo khác được
2.2 Nghệ thuật lựa chọn và sắp xếp những vấn đề nóng bỏng ra trang nhất
Trang nhất phải là nơi đăng tải những gì nóng nhất, mới nhất, cần được thông tin ngay lập tức trong ngày Tuy nhiên, là khu vực tập trung dày đặc nhất các thông tin sự kiện trong ngày, do đó, cần phải có sự chọn lọc, ưu tiên tính toán, sắp xếp một cách có ý đồ để số báo đó đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cả về
Trang 26nội dung và hình thức đối với độc giả Hiện nay, các tờ báo in đều phải đi theo một hành lang nhất định được quy định bởi tôn chỉ mục đích hoạt động do cơ quan chủ quản của nó đề ra Chính vì thế, mỗi tờ báo đều mang một màu sắc và
bộ mặt khác nhau, tuy nhiên vẫn có một sự thống nhất chung khá nhất quán của làng báo trong việc tổ chức các tin bài trên trang nhất của mình Những thông tin, sự kiện có tầm quan trọng đối với quốc gia, hay những sự kiện có phạm vi ảnh hưởng lớn đến cộng đồng luôn được ưu tiên dành một phần đất trên trang nhất Tiếp theo, thứ tự ưu tiên phải dành cho những vấn đề thiết thực, nổi cộm của cuộc sống, có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người Thứ ba mới là các thông tin hấp dẫn về các lĩnh vực văn hóa-giải trí Tất nhiên, thứ tự trên không phải là bất biến nhưng đó là xu hướng chung của các nhật báo hiện nay
Việc sắp xếp thông tin theo tỷ lệ đó gần như đã trở thành một mẫu số chung cho các tờ báo in hiện nay Tuy nhiên, đứng trước thực tiễn luôn luôn thôi thúc sự đổi mới, nhiều tờ báo đã không ngừng trình làng sự phá cách trong cách
tổ chức sắp xếp liều lượng thông tin theo cách riêng của mình, tùy vào độ nóng của bản thân sự kiện và sức lan tỏa, ảnh hưởng của nó tới cộng đồng
2.2.1 Lựa chọn vấn đề
Sự kiện, vấn đề báo chí chính là đối tượng phản ánh chủ yếu, trực tiếp, hàng ngày hàng giờ của báo chí Song bất cứ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó,
và nó nảy sinh và tồn tại trong một giới hạn không gian và thời gian, chính vì thế
nó có thể mang những mức độ khác nhau về mặt hiệu quả, có thể quan trọng nếu nhìn nhận từ góc độ này, nhưng lại trở nên bình thường ở góc độ nhìn nhận khác,
có thể đầy ý nghĩa khi đặt vào hệ quy chiếu này, nhưng lại trở nên “vô thưởng vô phạt” trong một không gian thời gian khác Nếu vấn đề từ cuộc sống được chiếm lĩnh, nhìn nhận đúng cách như một vấn đề báo chí, và dư luận xã hội tiếp nhận
Trang 27thông tin đó như một sự tiếp nhận chân lý khách quan của đời sống, thì vấn đề
đó trở nên đầy trọng lượng Những bài báo giàu tính phát hiện, những khía cạnh gai góc, những cách đặt vấn đề hay, góc nhìn sắc sảo, lập luận giàu tính thuyết phục, gần gũi và thiết thực với đời sống, đó chính là những yếu tố giàu sức lôi cuốn nhất với độc giả, và là những nguyên liệu đắt giá để tạo nên một trang nhất đầy sức quyến rũ
Việc lựa chọn vấn đề để đưa ra trang nhất là một công việc không hề đơn giản và nó đòi hỏi Biên tập viên phải là người có con mắt nhạy cảm báo chí, có tầm bao quát, hiểu biết sâu rộng và nhạy cảm trước những chuyển động từ cuộc sống cũng như những diễn biến xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội Trong một dòng chảy thông tin liên tục, dày đặc những sự kiện, con số ở tất cả các lĩnh vực, nhãn quan của người biên tập sẽ quyết định thông tin nào quan trọng hơn thông tin nào, sự kiện nào cần làm đậm, sự kiện nào chỉ cần điểm qua, thông tin nào là thông tin “bán được báo”, thông tin nào không đáng xuất hiện ở trang nhất, liều lượng đưa tin như thế nào là đủ
2.2.2 Trung thành với phong cách
Phong cách là những nét riêng biệt độc đáo không thể trộn lẫn của một chủ thể, nó giúp người khác nhận ra chủ thể đó giữa muôn vàn chủ thể khác Khi đề cập đến vấn đề phong cách nói chung và phong cách cho một tờ báo nói riêng, cần xét đến rất nhiều thành tố như đặc thù tờ báo, khuynh hướng chính trị, tôn chỉ mục đích, mặt bằng văn hóa, những cây bút chính, đối tượng của tờ báo, yếu
tố địa phương…Bên cạnh đó còn là một hệ thống các vấn đề khác như phong cách của tổng biên tập, lối viết của phóng viên, cách sử dụng ngữ nghĩa, trình bày ma-két…Song do chỉ nghiên cứu về trang nhất nên khóa luận chủ yếu đề cập đến những yếu tố làm nên phong cách của tờ báo có liên quan đến trang nhất
Trang 28Nếu như phong cách của một nhà báo là tập hợp của các yếu tố thể hiện dấu
ấn cá nhân của nhà báo đó như văn phong, ngôn ngữ, lề lối, cung cách làm việc, ứng xử…thì phong cách của một tờ báo lại là những đặc điểm riêng biệt mà chỉ
tờ báo ấy mới có, không thể lầm lẫn với những tờ báo khác mặc dù có chung nhóm đối tượng độc giả Điều đó thể hiện ở phong cách thông tin của từng tờ báo, chủ yếu là ở hình thức và nội dung Đó là cả một quá trình tìm hiểu đề tài, thu thập và xử lý thông tin, thể hiện chúng theo ý tưởng của tòa soạn Đó là việc thiết kế, trình bày trang, tổ chức tin bài sao cho hấp dẫn, sinh động, dễ nhận biết…Tất cả những yếu tố trên phải được thực hiện một cách nhất quán trong suốt quá trình phát triển của một tờ báo, và phải mang tính qui luật để tạo nên những đặc điểm riêng biệt mang bản sắc cá nhân của từng báo Có thể nói, phong cách của một tờ báo là toàn bộ cách nhận thức và phương pháp tổ chức thông tin, bao gồm cách khai thác thông tin, diễn đạt thông tin, thể hiện thông tin
và trình bày thông tin dựa trên cơ sở sáng tạo, lặp đi lặp lại một lối thể hiện, mang tính chất phổ biến và tạo ra cái riêng cho tờ báo
Đối với báo chí nói chung, phong cách riêng mà điều mà tờ báo nào cũng muốn hướng tới, song không phải tờ báo nào cũng có phong cách Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bài vở, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, và trên một phương diện nào đó, phong cách một tờ báo còn chịu sự chi phối của bề dày truyền thống mà tờ báo đó tạo dựng được Có được phong cách riêng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tờ báo đó đã có một vị trí nhất định trong lòng công chúng Thực tiễn cho thấy nhiều người cho biết họ sở dĩ trở thành độc giả thường xuyên của một tờ báo bởi lẽ họ mê phong cách của tờ báo này Khi cái “gu” của độc giả trùng với tờ báo, những vấn đề, các thông tin mà tờ báo đó đưa ra hợp
Trang 29với phong cách, lối suy nghĩ của độc giả, thỏa mãn được độc giả, khi đó nghiễm nhiên họ trở thành “khách quen” của tờ báo
2.2.3 Xây dựng chuyên mục định kỳ mang tính bản sắc
Trang nhất, dưới góc độ là cửa ngõ, bộ mặt của một tờ báo-nghiễm nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập phong cách cho tờ báo Không giống như các trang trong, trang chuyên đề, trang nhất thường xuyên có sự thay đổi về diện mạo Thông tin ngày hôm nay khác ngày hôm qua, do đó, trang nhất ngày hôm qua không thể giống ngày hôm nay, đó là chưa kể đến những thay đổi trong trình bày Chính vì thế, cái khó đối với người làm trang nhất chính là tạo ra một bản sắc riêng cho trang nhất mà vẫn đáp ứng được sự thay đổi ngày này qua ngày khác của thông tin Mọi vấn đề sự kiện trên trang nhất là luôn luôn mới, luôn luôn được thay đổi, được cập nhật, song tờ báo vẫn phải chú trọng đến một
số yếu tố mang tính bền vững, ổn định, lâu dài, mang dấu ấn riêng của tờ báo Ví
dụ trên báo Tuổi Trẻ, chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ”, Báo Lao Động có chuyên mục “Sự kiện và Bình luận” được duy trì một cách đều đặn và có độ ổn
định rất cao Chuyên mục này chiếm một khoảng diện tích ổn định (góc trái của trang báo, phía dưới măng-séc) và có tần suất hiện diện ở mỗi số báo rất cao Ở
báo Thanh Niên tương tự là chuyên mục “Chào buổi sáng” Các chuyên mục
này thường chỉ nhường diện tích trang báo khi mà trong ngày hôm đó trên trang nhất đăng tải một sự kiện đặc biệt, trang trọng, cần nhiều diện tích để nhấn mạnh đưa tin Duy trì các chuyên đề, chuyên mục kiểu này chính là một trong những biện pháp tạo dựng phong cách một cách hiệu quả cho tờ báo, và điều này được rất nhiều các tờ báo in (và cả những loại hình báo chí khác như truyền hình, báo điện tử…) hiện nay áp dụng
Trang 30Ngoài ra, các yếu tố thuộc về hình thức trang báo như măng-séc, phông chữ, màu sắc…cũng đóng góp tích cực làm nên phong cách cho tờ báo đó Trong đó, măng-séc đóng vai trò quan trọng nhất, kế đó là tông màu chủ đạo mà tờ báo đó thường xuyên sử dụng Trong một loạt các tờ báo được bày ra trên sạp, tờ báo nào được người mua nhìn thấy từ đằng xa chính là tờ báo có phong cách
Tạo dựng được phong cách là điều khó khăn, không thể làm trong một sớm một chiều, song duy trì và ổn định phong cách đó là điều còn khó khăn hơn Có nhiều tờ báo, ở một thời điểm nào đó, vì nhiều lý do khách quan đã để phong cách riêng của mình bị mai một đi Điều đó là hết sức hoài phí, vì một tờ báo có chất lượng hay không, có “mạnh” hay không, đôi khi được đánh giá dựa trên việc tờ báo đó có phong cách hay không
2.2.4 Yếu tố phát hiện
Những góc cạnh, chiều sâu của cuộc sống, những vấn đề ở ngay xung quanh mà ít ai biết đến điều đó cần con mắt phát hiện của phóng viên Trong mười tờ báo cùng đưa một sự kiện, chỉ cần một tờ báo phát hiện một góc độ khác
lạ mà chưa báo nào nhìn ra, tờ báo đó đã thành công Trang nhất muốn thỏa mãn độc giả phải khai thác được những “cái lạ” trong mọi lĩnh vực xã hội, phải tìm kiếm được những thông tin mới trong những sự kiện không mới, tìm ra được cái bất thường trong muôn vàn cái bình thường
2.2.5 Góc độ tiếp cận
Góc độ chính là cách đề cập chủ đề Góc độ bài báo càng cụ thể thì người đọc càng dễ bị thu hút, do đó, tin bài được đưa ra trang nhất bao giờ cũng có một góc
độ thật rõ ràng Nếu trang nhất đăng tải một dòng tít chung chung, mơ hồ, không
rõ muốn nói đến cái gì, người đọc sẽ bỏ qua ngay lập tức Chính vì thế, trang nhất phải sử dụng những bài viết có góc độ trực diện với sự kiện, soi thẳng vào
Trang 31bản chất của sự kiện Trước một vấn đề, điều người đọc quan tâm là bản chất của vấn đề đó, và không gì hiệu quả hơn là đứng ở góc độ của người đọc để thông tin đến chính người đọc Nếu như vấn đề đó là một chuỗi sự kiện kéo dài, việc thể hiện ra ngoài trang nhất lại cần một cách tiếp cận đa góc độ, đòi hỏi nhà báo phải tìm ra nhiều góc độ khác, tập trung khai thác tính chất phức tạp của vấn đề
2.3 Phản biện xã hội – tiêu chí hàng đầu trong lựa chọn và tổ chức thông tin trên trang nhất
Phản biện xã hội là sứ mệnh của nhà báo chân chính Từ trước tới giờ, báo chí luôn được Đảng và Nhà nước coi là một kênh phản biện xã hội hữu hiệu, giúp công tác điều hành, chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế xã hội đát nước chính xác, kịp thời và tạo được sự đồng thuận xã hội Báo chí đã đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” hòa làm một Báo chí cũng đã đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực trong đời sống xã hội; đề đạt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng; thật sự là diễn đàn tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước Đó chính là vai trò phản biện xã hội mà báo chí và nhà báo-những người cầm bút, phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta
Trang 32Trong dòng chảy báo chí hiện nay, tính phản biện đang ngày càng thể hiện tiếng nói quan trọng của mình trong quá trình thúc đẩy dân chủ hóa xã hội, lấy đối thoại thay cho độc thoại và trở thành nền tàng cho sự tiến bộ xã hội Tính phản biện xã hội trên báo chí được đẩy lên cao trong những sự kiện tiêu cực lớn, những sai lầm có hệ thống ở cấp cao được báo chí phơi bày, những thủ đoạn tham nhũng, tiêu cực được báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng của dư luận Trong những năm qua, bên cạnh việc thông tin chính xác, trung thực các sự kiện chính trị - xã hội, tình hình trong nước và quốc tế, báo chí đã tổ chức phản biện những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, thông qua đó giúp các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ chế, chính sách chỉ đạo, điều hành, nhằm bảo đảm cho người dân
có cơ hội cống hiến và cải thiện cuộc sống tốt hơn Báo chí đi từ chỗ thông tin cảnh báo đến đưa ra cái nhìn toàn cảnh, đi từ phản ánh xã hội đến phản biện xã hội với một bản lĩnh trong nhìn nhận, tranh luận, đầy tính xây dựng và khoa học,
đa chiều và sâu sắc
Sự chuyển động vĩ mô của đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội cho đến hơi thở của cuộc sống hàng ngày, tất cả thông qua con mắt của những người làm báo đều có thể thấm đẫm tinh thần phản biện xã hội Đậm chất phản biện nhất, và nói như ngôn ngữ của làng báo là “giàu tính chiến đấu” nhất phải kể đến báo Tuổi Trẻ Chất phản biện có thể nói luôn luôn hiển hiện trên mặt tiền của tờ báo này, khi phảng phất, khi ngồn ngộn, nhưng luôn tạo ra một bầu không khí
đối thoại gay gắt với sự thật Đó là: “Xét xử vụ tiêu cực đất đai tại TP.HCM: Chi
hơn 30.000 USD để chạy tội?”; “Dịch lở mồm long móng lan đến TP.HCM: Heo bị ép bán với giá bèo?” - với một dòng sa-pô đầy tính chất vấn: “Hàng trăm hộ dân ở xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) đang bị ép bán heo cho một công ty “độc quyền” với giá rẻ như bèo Phải chăng người ta đang lợi dụng tình
Trang 33trạng dịch bệnh lở mồm long móng để trục lợi?”, “Xâm nhập đường dây mua bán chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: “Học giả cấp bằng thật” tràn lan
Tiểu kết Chương Hai
Rõ ràng, bản thân những bài báo đậm chất phản biện xã hội đã đủ trở thành một thứ hấp dẫn so với người đọc Cùng là chuyển tải thông tin, nhưng chuyển tải đến người đọc trên tinh thần phản biện sẽ nhận được sự đón nhận tích cực hơn từ phía độc giả Điều đó chính là chìa khóa cho việc tổ chức thông tin trên trang nhất sao cho đắt khách nhất Trên một phương diện nào đó, một tờ báo cũng giống như một tác phẩm nghệ thuật, tức là phải luôn luôn phải đổi mới, phải có sự tìm tòi, khám phá, luôn luôn phải có ý thức xa rời lối mòn và thường trực ý niệm sáng tạo nếu như không muốn lặp lại chính mình và đánh mất công chúng Khi xã hội xảy ra một vấn đề, một hiện tượng, một trào lưu, lẽ tất nhiên báo chí phải là những người đi tiên phong trong việc tìm hiểu và thông tin đến công chúng vấn đề đó, hiện tượng đó, trào lưu đó Sự kiện trong đời thường chỉ
có một, có nghĩa là chất liệu có hạn, điều đó đòi hỏi các báo phải khai thác và xử
lý thông tin từ sự kiện đó thế nào để người đọc thấy quan tâm và hứng thú với thông tin đó và tìm ra được trong bài báo những thông tin mà họ cảm thấy có ích đối với mình Nghệ thuật tổ chức trang nhất về bản chất chính là nghệ thuật dung hòa giữa hình thức và nội dung, là nghệ thuật tìm ra một thông tin cốt lõi có giá trị, và nghệ thuật sáng tạo ra một vỏ bọc, một hình thức thể hiện thích hợp cho thông tin đó Khi có trong tay thông tin rồi, phải đưa thông tin đó “chạy” ra trang nhất một cách nghệ thuật để có thể níu mắt người đọc bên tờ báo và cuối cùng là làm họ phải rút tiền ra mua báo
Trang 34CHƯƠNG BA
HIỆN ĐẠI HÓA CÁCH THỂ HIỆN THÔNG TIN
TRÊN TRANG NHẤT BÁO IN
3.1 Ma-két báo in và các yếu tố ma-két trang nhất
3.1.1 Mấy vấn đề về ma-két trang nhất
Nếu tách riêng trang nhất ra khỏi mối liên hệ với tờ báo thì bản thân nó không có một lịch sử phát triển cho riêng mình mà bao giờ cũng liên quan mật thiết với lịch sử ra đời và phát triển của tờ báo chứa trang nhất đó Có thể nói bản thân sự phát triển của trang nhất thực chất có quan hệ mật thiết và gắn liền với lịch sử phát triển của lĩnh vực ma-két
Thô sơ nhất của công việc làm ma-két là những bản thảo được viết hay khắc trên ván gỗ, vỏ cây, lá cây Chúng được xem như những vật phẩm báo chí đầu tiên trong lịch sử nhân loại Mặc dù còn thô sơ, đơn giản nhưng chúng cũng
có được một sự trình bày mạch lạc nhất định để có thể tuyền đạt thông tin Tiếp
theo đó, công việc khai quật cũng thu được những bản tin tổng hợp “Acta
publica” và “Acta Diurna Populiromani” viết trên những tấm bảng bằng thạch
cao thời La Mã ( khoảng thế kỉ thứ I trước Công Nguyên) Vào những năm 1615,
ở Nhật Bản cũng khai quật được những bản viết khắc vào đá, những tờ báo đất sét nung khắc tin tức trên đó…Những dấu vết trên các vật phẩm cổ đại đó cũng được sắp xếp và trình bày một cách cẩn thận và cho đến ngày nay người ta cũng khó có thể tìm thấy sai sót trên đó
Vào những năm 30-40 của thế kỉ thứ XV, những tiền đề về kĩ thuật in ấn
đã ra đời ở châu Âu với phát minh về máy in dùng bộ chữ kim loại của nhà bác học người Đức Johanes Gutenberg (1397-1468) Phát minh này đã làm xuất hiện những sản phẩm vật chất đầu tiên của báo in, đồng thời cũng mở ra đầu cho kĩ
Trang 35thuật làm ma-két báo Các phương pháp và kĩ thuật in ấn cũng có một tiến trình phát triển nhất định và nó can thiệp và tác động mạnh mẽ vào công việc làm ma-két Đầu tiên là in bản gỗ (xylographie), tiếp đó là in thạch bản ( in đá-lythographie), in cao su (flexographie) Sau này, kĩ thuật in đã phát triển vượt bậc với kĩ thuật in bản đúc (stereotypie), rồi đến in khuôn bản (stegraphie), in ảnh (photographie), in typo ( in hoạt bản-typographie) rồi đến in bản kẽm (offset)
Thực ra, việc xây dựng một khái niệm cụ thể và thống nhất cho thuật ngữ ma-két là điều tương đối khó khăn, vì thực tế cho thấy nhiều từ điển của Việt Nam và cả nước ngoài vẫn chưa đưa vào khái niệm về thuật ngữ này Khảo sát một số từ điển có định nghĩa về ma-két : Theo từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, trung tâm từ điển học HN, ĐN 1997), ma-két là :
1 Mẫu vẽ hoặc mô hình vật sẽ chế tạo
2 Mẫu dự kiến về hình thức trình bày cho một bản in Theo từ điển Tiếng Anh ( Wordfinder – The Reader’s Digest Oxford), ma-két là :
1 Mô hình những mẫu nhỏ chuẩn bị trước của nhà điêu khắc bằng sáp ong hay thạch cao
2 Bản phác thảo sơ bộ Trong lĩnh vực in ấn, xuất bản, ma-két là bản thảo thiết kế, bản mẫu để đưa đến nhà in của một xuất bản phẩm, ấn phẩm được tìm thấy, sắp xếp, bố trí các chất liệu về cả nội dung và hình thức (chữ viết, tranh ảnh, đường nét, hình vẽ, kí hiệu ) một cách hoàn chỉnh, hợp lý, đảm bảo yêu cầu về chính trị, khoa học, thẩm mỹ, giáo dục, có sức thu hút, lôi cuốn người xem
Trang 363.1.2 Vai trò của ma-két đối với trang nhất
Đối với báo in, ma-két là công việc quan trọng mang tính sống còn cho một
tờ báo, vì nó là yếu tố hoàn thiện hình thức, và cùng với chất lượng nội dung, nó
là yếu tố cơ bản cho sự tồn tại của một tờ báo Nội dung tin bài có vai trò quyết định ma-két của tờ báo hôm đó về cách bố cục, trình bày, sắp xếp Mỗi ngày có một lượng tin bài khác nhau, do đó cách sắp xếp cũng cần một sự linh hoạt khác nhau mà vẫn phù hợp với tinh thần, tính cách của tờ báo đó Trang nhất là nơi thể hiện rõ nét nhất sự linh hoạt chủ động đó của công việc ma-két, hay nói cách khác, trang nhất là hình thức của ma-két
Tuy nhiên, độc giả bỏ tiền ra mua báo để đọc, để tìm hiểu, tiếp nhận thông tin chứ không phải để xem chơi, không phải vì tờ báo in màu đẹp, rực rỡ hay bắt mắt Chất lượng thông tin và nội dung tin bài mới là yếu tố quyết định đến đời sống của một tờ báo Đẩy mạnh nâng cao chất lượng thông tin nhưng việc đầu tư cho hình thức cũng là điều cần thiết, vì hình thức luôn thống nhất với nội dung,
và sẽ tác động ngược trở lại nội dung Một trang báo đưa ra được nhiều thông tin hay, có chất lượng, cách khai thác vấn đề mới lạ, sâu sắc nhưng trình bày tồi, rối mắt, khó đọc, in nhòe nhoẹt chất lượng kém…sẽ làm giảm chất lượng của tờ báo Trong nhiều trường hợp, độc giả sẽ băn khoăn về độ chính xác của thông tin nếu như bài báo đó trình bày quá luộm thuộm, thiếu chuyên nghiệp Có thể khẳng định, hình thức tốt tạo ra sự tin tưởng cho độc giả
Đối với ma-két trang nhất, cần có sự tổng hợp kiến thức từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau như báo chí, văn học, toán học, ngôn ngữ học, mỹ thuật và tâm lý học…Trang nhất là nơi đòi hỏi ma-két cầu kỳ và dành nhiều thời gian công sức nhất Nội dung tin bài trên trang nhất không phải là những nội dung đơn lẻ mà phải được thể hiện trong một hệ thống có tính khoa học cao Việc tổ
Trang 37chức một trang nhất báo in còn đòi hỏi tính khoa học và chuyên nghiệp rất cao Tính khoa học và chuyên nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với báo chí vì hiện nay báo chí đã phát triển rất mạnh mẽ và điều đó đòi hỏi những người làm báo phải chuyên sâu hơn và chuyên nghiệp hơn Không nên hiểu một cách máy móc hình thức rằng tính khoa học và chuyên nghiệp của một tờ báo là do tờ báo đó có nhiều bài viết về khoa học-kĩ thuật-công nghệ Thực tế, một tờ báo in bình thường cũng có thể có tính khoa học không thua kém một tờ tạp chí chuyên ngành Tính khoa học và chuyên nghiệp ở đây phải được hiểu là việc tổ chức thể hiện thông tin một cách khoa học, hợp lí cả về nội dung và hình thức Tính khoa học và chuyên nghiệp của một tờ báo sẽ giúp tờ báo đó khẳng định được tên tuổi của mình trong báo giới
Tính khoa học của báo chí bao giờ cũng gắn liền với tính chuyên nghiệp, với
tư cách là một khoa học chuyên môn báo chí Một tờ báo có tính khoa học cao sẽ
có tính chuyên nghiệp, và ngược lại khi tờ báo đã đạt được tính chuyên nghiệp tất yếu tờ báo đó sẽ đạt được những yêu cầu vê tính khoa học Trong một tờ báo,
tổ chức một trang nhất như thế nào là yêu cầu đòi hỏi gắt gao về tính khoa học
và chuyên nghiệp Một trang nhất chuyên nghiệp về nội dung là một trang nhất được trình bày mạch lạc, rõ ràng, trực quan, bài viết ngắn gọn, dễ đọc và phong phú về thể loại Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong hình thức trang nhất còn
là việc hiểu rõ và khai thác tối đa những hiệu quả của các yếu tố ma-két, chứng minh rõ ràng đó là một tờ báo (hay tạp chí) chứ không phải là bích báo…làm cho người đọc đánh giá cao và muốn mua báo
Mặc dù có lịch sử tồn tại khá lâu đời, xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của báo chí nói chung, hình thức ma-két báo in tiếng Việt không được chú
ý, coi trọng, vì thế nó đóng góp không nhiều vào việc nâng cao hiệu quả báo chí
Trang 38Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong công cuộc đổi mới, báo chí Việt Nam đã có những bước tiến khả quan hơn và đã có nhiều quan niệm thay đổi về báo chí Báo chí đã chú trọng, quan tâm đổi mới và nâng cao cả về nội dung và hình thức Hình thức của báo in đã dần dần lấy lại được vị thế của mình Với những trang thiết bị kĩ thuật mới và những phương tiện in ấn, chế bản điện tử hiện đại, hình thức của báo in đã trở nên đẹp mắt và hấp dẫn hơn trước rất nhiều Công việc của những người làm ma-két đã góp phần to lớn nâng cao chất lượng
và hiệu quả của báo in, nâng báo in lên một tầm cao mới
3.1.3 Các yếu tố ma-két trên trang nhất
Một trang nhất tốt là một trang nhất làm cho người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, hứng thú với thông tin đó và dẫn đến quyết định mua báo Một trang nhất chưa làm cho người đọc cảm thấy phải ngay lập tức bỏ tiền ra mua thì chưa phải là một trang nhất thành công Muốn vậy, việc tổ chức trang nhất đòi hỏi những yếu tố như sau :
+Thông tin mới xảy ra, chưa ai biết
+Thông tin đó tác động đến nhiều người
+Đơn giản, dễ đọc
+Không phức tạp, không làm người đọc bị rối
+Trình bày có phong cách riêng
Các yếu tố ma-két của một trang báo bao gồm khổ báo, măng-séc, chữ,
phi-lê, vi-nhét, khung, nền, ảnh, minh họa, màu sắc…Trên một trang nhât báo in, các yếu tố ma-két hầu như tập trung đầy đủ
Khổ báo hiện nay được chia làm khổ lớn, khổ vừa và khổ nhỏ Lớn nhất là
khổ A2, vừa là A3 và nhỏ nhất là khổ A4 Báo Nhân Dân và Báo Lao Động là những tờ báo khổ A2 và nhiều năm liền duy trì việc phát hành ở khổ báo này
Trang 39Các tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ TPHCM và Tiền Phong
là nhật báo khổ vừa (khổ A3) Nhiều nghiên cứu cho rằng, khổ A3 là khổ báo hợp lý đối với những nhật báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ hay Tiền Phong A3
là khổ báo không quá to như khổ A2 mà Lao Động, Nhân Dân hay Sài Gòn Giải Phóng…vẫn đang sử dụng, dễ tạo cảm giác vướng víu khi lật giở Khổ A3
có thể gấp lại được, tiện dụng mà vẫn trang trọng
Hình 1 : Khổ báo A3 đang tỏ ra năng động hơn khổ báo A2, vì sự gọn gàng của nó được người đọc cảm thấy tiện dụng hơn là khổ báo A2 cồng kềnh và vướng víu
Măng séc, theo cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào,
được hiểu là : Phần in co chữ lớn nhất trong tờ báo nằm ngay đầu trang nhất
Thông thường, măng séc bao gồm tên báo, tên cơ quan chủ quản, ngày tháng
Trang 40năm ra báo…Ngoài ra một số tờ báo còn có khẩu hiệu (Slogan), huân huy chương và giá tiền Măng séc được ngăn cách với chính văn của trang nhất bằng một phi-lê Măng-séc là yếu tố có tính ổn định cao và nếu có sự thay đổi măng séc thì đó là điều rất hiếm Các tờ Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Tiền Phong cũng là những tờ báo giữ nguyên được măng-séc của mình kể từ khi ra số đầu tiên, và hai tờ báo đều có sự thay đổi màu sắc (xanh và đỏ) trên măng-séc một cách định kì
Măng-séc báo Tuổi Trẻ bao gồm một box chứa tên báo và tên cơ quan chủ quản nằm ở chính giữa Phía bên trái của măng-séc là ngày tháng ra báo, số báo, giá tiền, địa chỉ báo điện tử và số điện thoại đường dây nóng Phía bên phải của măng-séc là một con số mang thông tin Còn măng-séc báo Thanh Niên nằm chếch về bên trái phần trên của trang báo, bên cạnh măng-séc là ngày tháng ra báo và giá tiền Ngay bên dưới măng-séc là thông tin về tòa soạn, trị sự, địa chỉ báo điện tử…Những thông tin này mặc dù không thuộc về măng-séc báo nhưng luôn xuất hiện phía dưới măng-séc, được cố định trong một khung nền xám và
có tác dụng như một phi-lê
Măng-séc báo Lao Động và Tiền Phong có tính ổn định rất cao, với một kiểu thiết kế chữ đậm, khỏe khắn rất đặc trưng, với hình ảnh ngôi sao đặt lồng vào giữa chữ Ô của báo Lao Động đã trở thành một hình ảnh đặc thù từ hàng chục năm nay Măng-séc báo Lao Động cũng giữ tông màu chủ đạo là xanh và đỏ, thay đổi gam màu theo các ngày trong tuần
Ảnh được sử dụng trên báo chí như “Một hình thức tài liệu sống thay cho
tranh minh hoạ”[31, 26] Ngày nay, ảnh báo chí là một thể loại độc lập với đặc
trưng thông tin bằng ảnh, được sử dụng rộng rãi và ổn định trên tất cả các báo in
Có một thực tế là độc giả không bỏ thời gian đọc từ đầu đến cuối tờ báo để tiếp