Một sự nghiệp văn chương khiêm tốn, nhưng lại lưu giữ những ấn tượng rõ nét về sự giao thoa giữa văn học Đàng Trong và Đàng Ngoài đồng thời thể hiện những biến chuyển có tính định hình c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học đàng trong
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2005
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN
Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học đàng trong
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Mã số: 5.04.33
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Vương
HÀ NỘI - 2005
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
1 Lý do lựa chọn đề tài 2
2 Nội dung và mục đích của đề tài 5
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Kết cấu luận văn 7
Chương I : Văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII trong cái nhìn tổng quan 1 Từ hành trình lịch sử của Đàng Trong trước thời các chúa Nguyễn 10
2 Đến diện mạo văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII 21
Chương II : Sự xuất hiện của Đào Duy Từ (1572 - 1634) Gương mặt văn học tiêu biểu của Đàng Trong thế kỷ XVII 1 Thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Từ 31
2 Những sáng tác văn chương của Đào Duy Từ 41
2.1 Ngọa Long Cơng vãn - Sự khẳng định một tài năng 42
2.2.Tư Dung vãn - Bức tranh đẹp về Đàng Trong thế kỷ XVII 46
Chương III : Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng Trong 1 Đào Duy Từ với vai trò tiên phong của văn học Đàng Trong 53
2 Những đặc điểm mang tính chất vùng văn học Đàng Trong trong sáng tác của Đào Duy Từ 57
3 Bức tranh văn học Đàng Trong sau bước đi khởi đầu của Đào Duy Từ71 Kết luận 78
Thư mục tài liệu tham khảo 83
Trang 4cứ vào những thành tựu văn học cụ thể gần như là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vùng văn học này bị lu mờ trước một miền Bắc vốn đã quá rực rỡ và chói sáng, đến nỗi, một nhà nghiên cứu từng thốt lên ân hận rằng “tôi không hề chú
ý đến văn chương miền Nam và cứ đinh ninh là nó sẽ chẳng đi đến đâu cả”(1)
Thực tế của một quá trình dài nhìn lại văn học miền Nam dưới nhãn quan thực
sự cầu thị của nhiều thế hệ nghiên cứu đã từng bước khẳng định lại giá trị của
bộ phận văn học này Một sự thật đã diễn ra, văn học miền Nam, kể từ khi nó định hình, gần như luôn có xu hướng đi đầu cho những khám phá mới mẻ của các thể loại văn học hiện đại sau này như báo, tạp chí, truyện ngắn, truyện dịch, truyện phóng tác và dội tầm ảnh hưởng của nó ngược trở lại miền Bắc
Sự tiên phong bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng, mà hình như chính số phận
(1)
Nguyễn Văn Xuân - Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân - Nxb Đà Nẵng 2002 - Tr 539
Trang 5lịch sử của miền Nam đã quy định cho tính tiên phong của vùng văn học này trên rất nhiều góc độ, vì rằng, theo hành trình của cuộc Nam tiến diễn ra trong nhiều thế kỷ, người Việt phải không ngừng đối diện với những gì mới mẻ không chỉ của tự nhiên mà của một xã hội phải biến đổi để thích nghi và tồn tại trên vùng đất mới, xã hội ấy ít nhiều thoát ly mô hình cũ kỹ của miền Bắc, thứ mô hình vốn không thể áp đặt y nguyên vào miền đất này Tất nhiên, sự thoát ly ấy không phải hoàn toàn, nói chính xác hơn đó là qúa trình lựa chọn giữa những gì phù hợp và không phù hợp để định ra một phương thức tồn tại cho mình, những gì phù hợp thì giữ lại, những gì không phù hợp thì cải tiến và biến đổi nó một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn trong điều kiện cụ thể Không nghi ngờ gì, trong văn học cũng đã hiện hữu diễn tiến lựa chọn ấy, và dễ hiểu
vì sao văn học miền Nam lại có xu hướng phát triển khác biệt so với văn học miền Bắc trên khá nhiều điểm Bởi vậy, để hình dung về sự phát triển của văn học Việt Nam trong tính đa dạng và muôn màu của nó, thật khó đưa ra những kết luận tổng quát nếu chúng ta thiếu đi một bộ phận văn học được sản sinh trên mảnh đất phương Nam vốn dĩ lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc
Những nỗ lực của các nhà nghiên cứu đương đại đã cho thấy sự lưu tâm một cách khác trước của giới nghiên cứu khoa học ngữ văn đối với vùng văn học này Ngoài những công trình mang tầm khái quát về lịch sử văn học miền Nam thì sự chú ý đến việc tái hiện lại tầm ảnh hưởng của các tác giả văn học
là điều cần thiết và hữu dụng, đây cũng là công việc đã có sự triển khai trong một số công trình nghiên cứu trước giải phóng của các tác giả Bùi Văn Lăng,
Tô Văn Cần, Dương Tự Quán và hiện tại đang tiếp tục nhận được sự chú ý cần thiết của các học giả Nguyễn Văn Xuân, Cao Tự Thanh, Nguyễn Cẩm Thuý, Nguyễn Tú , hầu hết đều là những nhà nghiên cứu vốn dành rất nhiều
ưu ái cho văn học Nam Hà Hoà chung vào không khí ấy, chúng tôi thực hiện
Trang 6công trình này những mong góp một phần công sức để khẳng định lại các giá trị ưu tú của một bộ phận văn học sinh thành trên dải đất phía Nam Trong khuôn khổ của công trình còn mang nhiều tính chất một bước tập sự nghiên cứu, chúng tôi không dám mang hoài bão lớn lao khi dựng lại cả một quá trình lịch sử với rất nhiều vấn đề phức tạp của văn học miền Nam mà ngược dòng trở về với điểm khởi đầu của nó, tiền thân của văn học miền Nam chính định hình từ một bộ phận văn học mới xuất hiện trong thế kỷ XVII, đó là văn học Đàng Trong, và thiết nghĩ, bước đi đầu tiên bao giờ cũng có một vai trò quan trọng nhất định
Văn học miền Nam ở tiền thân của nó có gắn bó chặt chẽ với miền Trung vì miền Trung chính là bước đệm quan trọng đầu tiên của công cuộc Nam tiến kéo dài qua nhiều thế kỷ Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn tuy là giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc nhưng nó lại là tiền đề cho sự tăng tốc của chính quyền nhà Nguyễn về phương Nam để mở rộng hậu phương cho mình, văn học Đàng Trong cũng theo đó mà phát triển Bởi vậy, những dấu ấn đầu tiên của văn học Đàng Trong đặc biệt có ý nghĩa đối với lịch sử của cả một vùng văn học sau này Lưu tâm đến vấn đề này, chúng tôi đặc biệt chú ý tới vai trò của người đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của văn học Đàng Trong đó là Đào Duy Từ Xuất hiện trong giai đoạn khởi hành của văn học Đàng Trong, Đào Duy Từ đồng thời là tác giả văn học điển hình nhất của vùng đất này trong suốt chặng đường phát triển đầu tiên
1600 - 1672 Một sự nghiệp văn chương khiêm tốn, nhưng lại lưu giữ những
ấn tượng rõ nét về sự giao thoa giữa văn học Đàng Trong và Đàng Ngoài đồng thời thể hiện những biến chuyển có tính định hình cho các đặc điểm riêng có của văn học Đàng Trong trong điều kiện lịch sử cụ thể đã khẳng định vị trí và tầm ảnh hưởng quan trọng của ông tới quá trình phát triển của vùng văn học
Trang 7này Sẽ là khiếm khuyết rất lớn nếu trong bức tranh toàn cảnh của văn học Đàng Trong chúng ta không nói đến vai trò của Đào Duy Từ với vị trí là người
đã tạo ra bước hoạch định văn học cần thiết
2 Nội dung và mục đích của đề tài
Đi sâu vào tìm hiểu văn học Đàng Trong ở bước khởi đầu của nó, chúng
tôi nghiên cứu vấn đề theo hướng thông qua sự nghiệp sáng tác của tác giả Đào Duy Từ nhằm tái hiện một phần nào đó những đặc điểm của vùng văn học này được thể hiện ngay trong những sáng tác khu vực đầu tiên Đào Duy
Từ là gương mặt văn học tiên phong của Đàng Trong, chính ông là người đã
vẽ những nét phác thảo đầu tiên của bức tranh văn học Đàng Trong vốn dĩ đang rất mờ nhạt trong thế kỷ XVI Quan sát và tìm hiểu văn học Đàng Trong trong tính lịch duyệt, chúng ta dễ nhận thấy sự xuất hiện của ông có ảnh hưởng quan trọng tới sự định hình và khởi sắc của vùng văn học này các thế
kỷ sau đó Những sáng tác của Đào Duy Từ vốn không chỉ mang ý nghĩa ở sự phá vỡ bối cảnh im lìm đang bao trùm lên văn học mảnh đất phía nam sông Gianh trong bước đầu của công cuộc Nam tiến mà còn ghi những dấu ấn rõ nét báo hiệu cho một xu thế phát triển văn học trên một số đặc điểm khác biệt đầy cá tính so với văn học Đàng Ngoài, điều đó tạo nên cho văn học Việt Nam những màu sắc mới Chúng tôi cho rằng, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đào Duy Từ là một đại diện hết sức ấn tượng cho những đặc điểm phát triển của văn học Đàng Trong trong giai đoạn tăng tốc bước đầu trên nhiều phương diện Sự xuất hiện của ông là duy nhất trong bước khởi đầu của văn học Đàng Trong, không cùng thời điểm với bất cứ một tác giả nào khác và chỉ sau ông, văn học Đàng Trong mới bắt đầu có những dấu hiệu mới mang tính khởi sắc
Trang 83 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vai trò của Đào Duy Từ đối với văn học Đàng Trong trước đây nói riêng
và văn học Việt Nam ngày nay nói chung đã được nhiều các nhà nghiên cứu
đề cập tới Hiện tại, hầu hết các công trình tổng tập văn học lớn đều có những
ưu tâm đúng mức tới những giá trị văn học mà Đào Duy Từ đã tạo lập được.Tuy nhiên, trong sự hiểu biết của mình, chúng tôi nhận thấy chưa có những nghiên cứu nào giải quyết một cách thoả đáng một vấn đề vốn đã được rất nhiều người nói đến, đó là Đào Duy Từ với vị trí của một gương mặt văn học đầu tiên ở Đàng Trong, mà sự tiên phong ấy ngẫm thấy mang rất nhiều ý
nghĩa Những ý kiến được nêu lên trong các công trình Văn học cổ Việt Nam,
Tập 2, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1964 của nhà nghiên cứu Bùi
Duy Tân, Văn học trung đại Việt Nam của các tác giả Bùi Văn Nguyên,
Nguyễn Sĩ Cẩn, Bùi Ngọc Trì xuất bản năm 1989 của Nhà xuất bản Đại học
sư phạm , gần đây nhất là các công trình của Trần Thị Liên - Đào Duy Từ
con người và tác phẩm in năm 1992 do Nhà xuất bản Văn hoá, Nguyễn Văn
Xuân với bài khảo luận Khi những lưu dân trở lại in trong tổng tập các nghiên
cứu của ông do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2002 đã cho chúng tôi những gợi ý về đề tài này.Trong cái nhìn sâu sắc và đa diện hơn về một vấn đề
dù không hẳn là mới, chúng tôi những tin sự tận lực của mình sẽ mang lại những đóng góp mới chính bằng việc làm mới vấn đề khi mở rộng biên độ giá trị của nó
4 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của bản luận văn cho phép chúng tôi trung thành với các thao tác nghiên cứu vốn đã khẳng định tính ưu việt của nó trong các công trình
Trang 9nghiên cứu văn học thời gian qua Khảo sát tư liệu, đặt nó trong sự tổng hợp,
so sánh, thống kê và phân tích trên những phương diện cần thiết, chúng tôi
thông qua đó đưa ra những ý kiến và kết luận của mình Nhằm tái hiện vấn đề
trong sự quan hệ mật thiết với các yếu tố thuộc về lịch sử xã hội, một nguyên
nhân quan trọng đã tạo nên những tác động tới sự hình thành các đặc điểm
khác biệt của văn học Đàng Trong, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới việc sử dụng
sử liệu Chương I của luận văn dành một mục lớn nói về lịch sử của Đàng
Trong trước thế kỷ XVII, đặc biệt lưu ý tới những đặc điểm về cư dân vì đây
là tiền đề chủ yếu của sự phát triển văn học, qua đó nêu lên những ấn tuợng
chính về văn học Đàng Trong trong giai đoạn này Trong bối cảnh ấy, Đào
Duy Từ đã xuất hiện như thế nào, sự xuất hiện ấy có giá trị ra sao đối với quá
khứ, hiện tại và cả tương lai của văn học Đàng Trong, đó là những vấn đề
được tiếp tục trình bày trong chương II và III Thiết nghĩ, cách triển khai vấn
đề như vậy sẽ nhấn mạnh được nội dung mà chúng tôi đã lựa chọn cho bản
luận văn này là “Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng Trong”
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của bản luận văn được
trình bày cụ thể trong 3 chương như sau:
ChươngI : Văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII trong cái nhìn tổng quan
ChươngII : Sự xuất hiện của Đào Duy Từ (1572 - 1634), gương mặt văn
học tiêu biểu của Đàng Trong thế kỷ XVII
Chương III: Đào Duy Từ và bước hoạch định vùng văn học Đàng
Trong
Trang 10CHƯƠNG I
VĂN HỌC ĐÀNG TRONG TRƯỚC THẾ KỶ XVII
TRONG CÁI NHÌN TỔNG QUAN
Danh xưng Đàng Trong, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, chỉ có thể
ra đời sớm nhất vào đầu thế kỷ XVII, khi xu thế ly khai giữa hai dòng họ Trịnh Nguyễn trở nên rõ rệt hơn bằng cuộc trở về Thuận Hoá của Nguyễn Hoàng năm 1600 với những nỗ lực không ngừng để kiến tạo một xã hội mới trên mảnh đất phía Nam sông Gianh Thực chất, cái mầm của sự chia cắt đất nước đã manh nha từ giữa thế kỷ XVI, khi vào năm 1558, Nguyễn Hoàng (có thuyết nói theo lời khuyên của Trạng Trình) xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá nhằm tránh cái họa sát thân từ phía người anh rể là Trịnh Kiểm Thuận Hoá lúc đó còn là miền đất dữ, nhiều lam sơn chướng khí, lại có quân Man hung
dữ, chưa kể sự đồn trú của quân nhà Mạc rất có thể trở thành cái bẫy nguy hiểm cho tính mạng của Nguyễn Hoàng Bởi vậy mà Trịnh Kiểm đã không ngần ngại thẳng tay trao đất ấy cho Nguyễn Hoàng “kể như mượn tay họ Mạc” để “khỏi phải mang tiếng không biết dùng người”(2) Hệ quả của việc
đi sai nước cờ ấy là gần một thế kỷ sau, họ Trịnh ở Bắc Hà phải đối mặt với
(2)
Nguyễn Khoa Chiêm - Nam triều công nghiệp diễn chí - Nxb Hội nhà văn -HN 2003 - Tr 26
Trang 11một chính quyền ngày càng lớn mạnh của các chúa Nguyễn ở phía Nam luôn lăm le đe doạ sẽ “diệt Trịnh” bất cứ lúc nào Khi mà sự tồn tại của các vua
Lê chỉ còn là bù nhìn, vương quyền thực chất là ở trong tay chúa Trịnh thì cái lá cờ “phù Lê diệt Trịnh” mà họ Nguyễn giương ra ở Đàng Trong thực sự trở thành một mối nguy hiểm lớn cho bá quyền của họ Trịnh Ta có thể nghi ngờ, “phù Lê diệt Trịnh” thực ra là một cách họ Nguyễn biện hộ cho sự cát
cứ của mình mà thôi, nhưng mối thâm thù của hai dòng họ Trịnh Nguyễn dường như đã trở thành một điều không cần phải bàn cãi Để rồi, gần một thế
kỷ sau cuộc hành trình của Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, lịch sử vừa phải chứng kiến những bi thương đau đớn của một cuộc nội chiến nồi da xáo thịt kéo dài suốt gần một thế kỷ, nhưng cùng với đó là cuộc hành trình ngoạn mục của dòng họ Nguyễn về phương Nam mà ở điểm đến cuối cùng của nó chính là bước hoàn thiện một dải đất chiếm đến 3/5 diện tích nước ta hiện nay.Dưới một nhãn quan công bằng, họ Nguyễn đã tạo lập nên những giá trị lịch sử quan trọng Bên cạnh giá trị vật chất hữu hình là một dải đất lùi sâu
về phía Nam, thênh thang với đồng bằng trù phú và những cửa biển lớn khơi nguồn cho một nền thông thương phát đạt thì sự xuất hiện của Đàng Trong còn là bước mở rộng bản đồ văn hoá nước ta.Theo hành trình của người Việt
về phương Nam, chúng ta được chứng kiến sự hội nhập đầy mới mẻ của những sáng tạo về vật chất và tinh thần đã được miền đất mới thổi vào đó cái sinh khí cuả nó Khi danh xưng Đàng Trong ra đời thì gần như cùng với nó là một bộ phận văn học với những nét tươi mới đã xuất hiện bổ sung thêm cho
vẻ phong phú của văn học nước nhà Văn học Đàng Trong đã đi rất lâu và rất chậm cho đến khi thực sự khẳng định được giá trị của nó, điều đó do những nguyên nhân lịch sử nhất định tác động và trì kéo mà khi nghiên cứu về văn học vùng đất này chúng ta cần đặc biệt chú ý Thế kỷ XVII, văn học Đàng Trong mới thực sự khởi phát, nhưng chắc hẳn nó đã phải trải qua một quá
Trang 12trình tuần tự nhi tiến để từng bước xây dựng và bồi đắp cho mình, quá trình
ấy gắn liền một cách hữu cơ với công cuộc Nam tiến của người Việt suốt từ thế kỷ X Để tìm hiểu về văn học Đàng Trong dù chỉ là một khoanh vùng nhỏ trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó thì việc quan tâm đến cả một quá trình phát triển của vùng văn học này là điều cần thiết, cách “tái hiện lại một bức tranh toàn cảnh toàn bộ tiến trình phát triển trước đó của nền văn học, xem xét những thành tựu, những nét khác biệt của các giai đoạn phát triển trước đó, làm rõ những vấn đề đã xuất hiện trong quá khứ trong bối cảnh đa dạng và phức tạp, những vấn đề đã tạo nên quán tính của một truyền thống, quy định sự vận động tiếp tục của văn học” (3)
sẽ chứng tỏ những ưu thế của nó trong việc giúp chúng ta hình dung về diện mạo văn học Đàng Trong một cách rõ nét
1 Từ hành trình lịch sử của Đàng Trong trước thời các chúa Nguyễn
Cách gọi “Đàng Trong” trong thế kỷ XVII là để chỉ hai xứ Thuận Hoá
và Quảng Nam Đất ấy phía Bắc giáp ranh Nghệ An, phía Nam kéo dài tận đến vùng ranh giới Đà Nẵng và Quảng Ngãi ngày nay.Thuận Hoá, Quảng Nam trước đó vốn là đất của người Chăm, có lịch sử khai quốc từ những thế
kỷ đầu công nguyên Theo sử sách, khi nhà Hán đô hộ nước ta, có đặt ra chín quận thuộc bộ Giao Chỉ, trong đó ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam chính là vùng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ của nước ta ngày nay Quận Nhật Nam là cực Nam của bộ Giao Chỉ gồm năm huyện Lư Dung, Tị Cảnh, Châu Ngô, Tây Quyển và Tượng Lâm, trong đó Tượng Lâm là huyện cực Nam của quận Nhật Nam Người Chăm chính từ huyện này mà khởi phát xây dựng vương triều Tương truyền, vào cuối đời Đông Hán, Khu Liên - con của viên công tào huyện Tượng Lâm nhân trong xứ có có loạn bèn giết quan
(3) )
Trần Ngọc Vương - Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam - Nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội 1999 - Tr 19
Trang 13huyện lệnh đi và tự xưng vương Nước ấy, theo sách sử Trung Quốc ghi lại là Lâm Ấp(4), lấy đất Quảng Nam ngày nay để đóng đô Lâm Ấp trong thế kỷ này chỉ là một quốc gia nhỏ bé, nhưng sang đến thế kỷ X sau nhiều công cuộc bành trướng và xâm lấn đã mở rộng ranh giới phía Bắc đến tận địa phận Quảng Bình ngày nay, phía Nam kéo dài mãi đến Bình Định, Phú Yên.Với tên gọi khác là Chiêm Thành(5), Lâm Ấp trong thế kỷ X đã phát triển qua bốn vương triều và xây dựng được một lực lượng quân đội hùng mạnh và thiện chiến Cũng cùng thế kỷ này, Đại Việt bước vào thời đại tự chủ chấm dứt ách
đô hộ suốt một nghìn năm của đế chế phương Bắc.Tuy nhiên, gần một thế kỷ sau đó, mối bang giao giữa Chiêm và Việt mới bắt đầu được thiết lập, khởi
sự từ việc vua Lê Đại Hành sai sứ là Từ Mục và Ngô Tử Canh sang giao hiếu với Chiêm Thành Kết qủa không mấy tốt đẹp của cuộc giao hiếu này do việc vua Chiêm sai bắt giữ hai sứ giả đã khiến cho mâu thuẫn giữa Chiêm và Việt nảy sinh Trước đó, vua Chiêm đã từng theo lời của Ngô Nhật Khánh, một người thuộc dòng dõi Ngô Quyền dẫn thuỷ quân sang nước ta gây hấn nhưng không thành, nay thêm việc bắt giữ sứ giả đã khiến vua Lê Đại Hành nổi giận và đến năm 982 thì thân chinh cầm quân đi đánh Chiêm Thành Sau cuộc kinh binh này, vua Chiêm Thành là Ty My Thuế bị giết , kinh đô Đồng Dương của người Chiêm bị trấn giữ và vị tân vương Chiêm buộc phải lùi sâu
về phía Nam trốn chạy Mười năm sau cuộc Nam chinh đầu tiên kể từ khi nước nhà độc lập, đến năm 992, Lê Đại Hành lại sai Ngô Tử An đem người
đi xây dựng con đường bộ đầu tiên thông sang đất Chiêm Thành Nhiều nhà
sử học đã coi việc làm này của vua Lê Đại Hành là một cách khai thệ chính thức cho ý định Nam tiến của ông cha ta Rất có thể, ngay từ thời kỳ này,
(4)
Theo Phan Khoang trong Việt sử xứ Đàng Trong - Nxb Văn học, tái bản 2001 thì Lâm ấp tức là Đô Ấp của
huyện Tượng Lâm
(5)
Cũng theo Phan Khoang, Chiêm Thành do chữ Champapura của Phạn Ngữ dịch ra gồm chữ Champa, quốc hiệu chính thức của nước Chăm và pura có nghĩa là kinh thành
Trang 14người Việt đã sớm nhận thấy mối nguy hiểm khi kề cận với một quốc gia hiếu chiến như Chiêm Thành Sức mạnh của Chiêm Thành thể hiện ở việc bành trướng lãnh thổ trong suốt gần mười thế kỷ trước đó là một ví dụ Và quả sau này, kinh đô Thăng Long cũng đã nhiều lần phải chịu sự tấn công dồn dập của Chiêm Thành trong thời đại nhà Trần Mặt khác, khi ở phía Bắc, nước ta luôn trong thế đối mặt với một đối thủ hùng mạnh truyền kiếp là Trung Quốc thì con đường mở rộng về phía Nam vừa là để dẹp đi một mối nguy hiểm, vừa là mở thêm một hậu phương lớn để cộng thêm sức mạnh chống chọi với phương Bắc là con đường hợp lý Cũng như sau này, khi lối
về phương Bắc đã bị họ Trịnh bít lại thì họ Nguyễn thực hiện một cuộc kinh dinh vĩ đại về phía Nam, âu cũng là cách tồn tại duy nhất Như vậy, mục đích Nam tiến manh nha từ tiền Lê rất có thể đã mang tầm nhìn chiến lược Nhưng theo Li Tana, một nhà Việt Nam học nổi tiếng người Úc đã có rất nhiều nghiên cứu về lịch sử Đàng Trong lại cho rằng, các cuộc Nam chinh thời Lê Đại Hành mang mục đích chủ yếu là “bắt người và lấy của” như một hình thức phổ biến của chiến tranh Đông Nam Á(6) Điều này rõ ràng mang nhiều khác biệt với các cuộc Nam chinh sau này lại mang mục đích là chiếm đất nhiều hơn Sức thuyết phục trong lập luận của Li Tana là ở chỗ, bà đã đưa ra các dẫn chứng về việc Lê Đại Hành đã bắt giữ 100 cung phi Chăm và kho tàng của người Chiêm Thành, cũng như sau đó người Chiêm Thành lại tập hợp sức mạnh để đánh chiếm và cướp bóc người Việt trong suốt những năm từ 979 đến 997 chính đã nói lên cái đặc trưng chủ yếu của các cuộc chiến tranh giữa Việt và Chiêm thời kỳ này Dẫu với một tính chất như thế nào đi chăng nữa thì con đường dẫn sang Chiêm Thành dưới thời tiền Lê chí
(6)
Litana - Xứ Đàng trong, Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII,XVIII - Nxb Trẻ 1999 - Tr25
Trang 15ít đã mang trong nó một giá trị định hướng khi vạch ra một lối đi, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, cho các triều đại kế tiếp
Sang thời Lý, các cuộc tranh giành về đất đai giữa Chiêm và Việt diễn
ra gay gắt hơn.Chúng ta ghi nhận ít nhất là năm cuộc giao chiến giữa Chiêm
và Việt vào các năm 1020,1043, 1044, 1128, 1132 Sử gia Phan Khoang đánh giá rằng “từ triều Lý, nền độc lập đã vững vàng nên các triều đại ta đều muốn bành trướng về phía Nam, và bắt buộc nước Chiêm Thành, chưa được khai hoá, yếu nhỏ hơn mình phải giữ bổn phận của một nước phiên thuộc như mình đối với Trung Quốc Còn Chiêm Thành thì vì cái thâm thù đối lập
và nhục nhã như vua bị giết, kinh đô bị tàn phá đã chịu đựng từ lâu đời, vì cái bản tính hiếu chiến, cái nhu cầu của một xứ nghèo nàn đã phải tìm mọi cách để chống đối, để xâm lăng trong đó có sự thần phục và triều cống Trung Quốc để dựa thế, mà cách ấy, Đại Việt muốn ngăn cản”.(7)
Sau các cuộc giao tranh ấy, hành trình Nam tiến đã đi những bước ngoạn mục dưới triều Lý, thu
về ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh do vua Chiêm là Chế Củ dâng nạp để xin được toàn mạng Ba châu ấy sau được nhà Lý đổi thành Bố Chính, Lâm Bình và Minh Linh thuộc vào địa phận của tỉnh Quảng Bình và phía Bắc Quảng Trị ngày nay Nhà Trần đi tiếp con đường về phương Nam một cách hoà bình hơn trên cơ sở của mối hôn nhân chính trị bằng việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân và nhận lại hai châu Ô, Lý là món lễ vật cưới của vị vua này vào năm 1036 Sự kiện này là nguyên nhân của hàng loạt những câu ca chê cười của người trong triều ngoại nội, ví như việc vua nhà Hán gả chiêu quân cho Hung Nô vậy Châu Ô và châu Lý sau đổi thành Thuận Châu và Hoá Châu thuộc vào phía Nam của Quảng Trị kéo dài đến Bắc Quảng Nam ngày nay Vùng đất này, tuy là đã thuộc về Đại
(7)
Phan Khoang - Việt sử xứ Đàng Trong - Nxb Văn học tái bản năm 2001 - Tr40
Trang 16Việt, nhưng luôn trong thế thiếu ổn định do người Chiêm Thành vì hối tiếc đất cũ mà vẫn thường hay tìm cách lấy lại, nhất là khi Đại Việt đối với Chiêm Thành cũng có những hành động không mấy minh bạch như việc cướp lại công chúa Huyền Trân sau khi Chế Mân chết năm 1307 Đặc biệt, dưới vương triều của vị vua Chiêm anh hùng là Chế Bồng Nga, nước ta đã không ngừng phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của người Chiêm Thành, quân đội Chiêm Thành nhiều lần đã kéo ra đến tận kinh đô Thăng Long đánh phá và cướp bóc Tuy nhiên, sau khi Chế Bồng Nga mất thì Chiêm Thành cũng đồng thời chấm dứt thời kỳ cực thịnh và từ đây suy yếu rất nhanh Năm
1400, sau khi tiếm ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly đem quân đi đánh lấy đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động, những vùng đất màu mỡ cuối cùng của người Chiêm Thành, đặt bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, thâu tính nốt địa phận của phía Nam Quảng Nam và một phần phía Bắc của Quảng Ngãi ngày nay Vùng đất này đã bị giành đi lấy lại liên tục trong suốt nhiều năm sau đó qua những cuộc chiến cù cưa không ngừng giữa Việt và Chiêm, khi nước ta bị nhà Minh đánh chiếm thì các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa tuy vẫn được người Việt đặt quan, nhưng đó chỉ là trên danh nghĩa, thực chất thì vẫn là đất thuộc về Chiêm Thành Chỉ đến khi nhà Lê đánh dẹp được giặc Minh, đất ấy mới được lấy lại đưới thời Lê Thánh Tông Dưới triều đại trị vì vủa vị vua
“anh hùng tài lược” này, nước ta bước vào thời kỳ cực thịnh, và đây cũng là thời kỳ mà các vùng đất trong xứ Thuận Hoá, Quảng Nam được đặt trong tay người Việt một cách yên ổn hơn cả Năm 1466, Lê Thánh Tông đặt nước ra làm mười hai đạo thừa tuyên, trong đó thừa tuyên Thuận Hoá là chỉ vùng đất
từ núi Hoành Sơn đến phía Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay, bao gồm hai phủ Tân Bình và Triệu Phong Đến 1471, lại đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam để chỉ phần đất phía Nam của Quảng Nam ngày nay kéo dài đến Bình Định Danh từ Quảng Nam chính là có từ thời này Các thừa tuyên được đổi thành
Trang 17xứ vào năm 1490, vậy nên thừa tuyên Thuận Hoá, thừa tuyên Quảng Nam mới gọi thành xứ Thuận Hoá và xứ Quảng Nam Sau vua Lê Tương Dực có đổi xứ thành trấn, nhưng cách gọi xứ xem ra vẫn phổ biến hơn cả
Sự đồi bại của các ông vua như Lê Tương Dực, Lê Uy Mục đã đưa nước Việt bước vào thời kỳ đen tối, chẳng bao lâu sau thì dẫn đến sự chuyên quyền rồi thoán đoạt ngôi vị của Mạc Đăng Dung Nhờ có sự tận nghĩa của người trung thần Nguyễn Kim, hậu duệ của nhà Lê, Lê Ninh, được khuông phò lên làm vua Lê Trang Tông đưa cơ nghiệp nhà Lê trung hưng lên trên đất Thanh Hoá Đất nước bước vào cuộc phân tranh máu lửa mà lịch sử gọi
đó là thời kỳ chiến tranh Nam Bắc triều, một bên là Bắc triều - Nhà Mạc và một bên là Nam triều - Nhà Lê trung hưng Những tưởng sự chia cắt đó đã đủ
bi kịch khi người Việt phải dấn thân vào một cuộc nội chiến dầu sôi lửa bỏng, nhưng không ngờ cái mầm mâu thuẫn lại tiếp tục nảy ra trong nội bộ Nam triều, bắt đầu từ những tham vọng chuyên quyền của Trịnh Kiểm Nguyễn Kim mất khi sự nghiệp trung hưng còn dở dang, hai người con trai Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng còn nhỏ tuổi, tất cả quyền bính được trao lại cho người con rể là Trịnh Kiểm Nhưng sự trưởng thành từng bước của Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng, cộng thêm vai trò chính thống của họ trong việc có thể tiếp tục là người duy trì đại sự trong công cuộc trung hưng triều
Lê khiến cho tiền đồ của Trịnh Kiểm có nguy cơ thất bại Không rõ, cái chết của Lạng quận công Nguyễn Uông có phải là bước thủ ác của Trịnh Kiểm như nhiều người đã cho hay không, sự ấy cho đến nay chúng ta không tường được, nhưng chắc chắn Đoan quận công Nguyễn Hoàng sớm nhận thấy những mối nguy hiểm sẽ đến với mình khi rõ ràng Trịnh Kiểm đang rất nung nấu muốn nhổ bỏ cái gai trước mắt, bởi vậy mới xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá, trước mắt là để tránh mối hiểm nguy đang kề cận, sau mới tính
Trang 18kế lâu bền Năm 1558, hành trình của Nguyễn Hoàng và những người tuỳ tùng, hương khúc của ông về miền đất sau dải Hoành Sơn đã trở thành một bước ngoặt trọng đại Sự ra đi của một dòng họ với mục đích ban đầu không mấy gắn kết với ý định Nam tiến sâu hơn và xa hơn lại đã trở thành một cuộc kinh dinh vĩ đại đưa công cuộc Nam tiến đã được ông cha ta khởi xướng từ nhiều thế kỷ trước đó đi đến cái đích cuối cùng của nó Trong gần nửa thế kỷ đầu trên đất Thuận Hoá, những kiến tạo của Nguyễn Hoàng cho một xã hội cát cứ vẫn còn dè dặt và cầm chừng, có thể vì mục đích trở ra đất Bắc và giành lại quyền bính giữa chốn nội triều vẫn còn thôi thúc Đoan quận công Bởi vậy, cũng không ngẫu nhiên mà sau khi Trịnh Kiểm mất, Nguyễn Hoàng lại trở ra đất Bắc và ở đó đến tám năm như một sự “thăm dò” cần thiết Nhưng trước “đối thủ” mới, người cháu Trịnh Tùng vốn tài ba, lại đa mưu túc trí và rõ ràng không hề tỏ ra có một chút chủ ý nhượng bộ nào với người cậu của mình, lối về phương Bắc như cánh cửa đã đóng chặt trước mắt Nguyễn Hoàng, lúc này, con đường quay trở về Thuận Hoá để làm chủ xứ sở thênh thang của mình là sự lựa chọn sáng suốt hơn cả Lập kế quay về, ý định cát cứ của Nguyễn Hoàng đến đây là rõ ràng, và cũng chỉ từ thời điểm
ấy, Đàng Trong sẽ trỗi dậy với một sức sống mới để khẳng định số phận lịch
sử của mình một cách rõ nét và nhiều ý nghĩa hơn cả
Cùng với sự mở rộng lãnh thổ về phía Nam, chúng ta tất yếu hình dung đến các nguồn cư dân sẽ theo nhiều con đường đổ về miền đất này Nếu như các số liệu của sự giãn nở về lãnh thổ có thể được thống kê lại một cách tương đối rõ ràng theo năm tháng và phạm vi gần với một con số chính xác hơn cả thì số liệu về sự gia tăng cư dân ở Đàng Trong lại rất khó xác định Nhà nghiên cứu Li Tana đã có rất nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề không dễ khả thi này bằng cách căn cứ theo số làng và kích cỡ làng, một đơn vị xã hội
Trang 19rất quan trọng của Việt nam để tính toán ra các con số Cách làm này khá có sức thuyết phục, và các số liệu đưa ra dù khó có thể kiểm chứng được về độ chính xác tuyệt đối nhưng chí ít cũng cũng tạo được giá trị tin tưởng nhất định Đó là về số liệu, nhưng nếu để xác định các vấn đề liên quan đến tính chất và thành phần cư dân Đàng Trong thì xem ra công việc này có lẽ sẽ giản đơn hơn chút ít Mà điều này, trên nhiều phương diện lại rất có ý nghĩa khi ta muốn tìm hiểu về các giá trị văn hoá và văn học của vùng đất này
Đi cùng Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá năm 1558 có “hàng ngàn quân
sĩ và gia đình họ, vô số dân nghèo vốn là nạn nhân của bọn địa chủ, cường hào bá ác”(8), đó là những lời mà Việt Chương đã ghi lại trong cuốn truyện lịch sử của ông viết về thời Trịnh Nguyễn tranh hùng Chắc chắn, tác giả đã dựa theo những những tư liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn mà ghi lại
Chúng ta sơ qua những sử liệu đó Đại Nam thực lục tiền biên ghi “Mậu ngọ
(1558), mùa đông, tháng 10, chúa bắt đầu vào trấn Thuận Hoá, 34 tuổi Những người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng
xứ Thanh Hoa đều vui lòng theo đi”(9)
Nam triều công nghiệp diễn chí viết
rằng “ Đoan quốc công cùng với công tử Thái bảo Hoà quận công, Thụy quận công và các tướng Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc đem một nghìn quân thuỷ ra cửa biển nhằm theo hướng hai xứ Thuận Hoá
mà tiến”(10) Hai tư liệu dẫn trên chứng tỏ, năm 1558, cuộc di cư vào Thuận
Hoá đã diễn ra với quy mô lớn về người Lịch triều hiến chương loại chí
cũng ghi nhận sự kiện này là một trong những đợt di cư có quy mô lớn từ phía Bắc xuống phía Nam trước đợt di dân lớn thứ hai vào thế kỷ XVIII Đáng chú ý, thành phần tham gia vào dòng di cư trọng đại này đa phần là dân
Trang 20võ biền, đây là một đặc điểm hết sức nổi bật Thế bất ổn của Đàng Trong khi
ở vào vị trí mà các cuộc tranh chấp đất đai giữa người Việt và Chiêm cho đến cuối thế kỷ XVI vẫn chưa ngã ngũ đã quy định cho sự định cư của giới
võ biền trên mảnh đất này Một điều dễ nhận thấy, những vùng đất gần với ranh giới chiến tranh hơn cả là những vùng luôn luôn được triều đình cử các
võ tướng và binh lính đến trấn giữ một cách chặt chẽ Sự trấn thủ của các võ tướng ở mỗi nơi này chỉ gắn với một thời hạn nhất định, sau đó theo mệnh lệnh của triều đình mà họ trở về Bắc hay được cắt cử đến nơi khác Đơn cử như việc năm 1570, trấn thủ xứ Quảng Nam là Nguyễn Bá Quýnh được gọi
về trấn thủ đất Nghệ An, công việc của ông ta được giao lại cho Nguyễn Hoàng kiêm lãnh Phần quân lính cũng vậy, mỗi khi hết chiến tranh thì họ trở
về quê hương bản quán, nhưng không ngoại trừ trường hợp những người vì
có ưu ái với miền đất mới mà ở lại để lập nghiệp Thiết nghĩ, con số ấy có thể không nhiều, nhưng rõ ràng lại gây những ảnh hưởng nhất định đến thành phần cư dân Đàng Trong qua nhiều thế kỷ Không có những số liệu rõ rệt về việc định cư của binh lính ở lại Thuận Hoá, Quảng Nam sau các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, nhưng những tư liệu được tìm thấy đã cho chúng ta biết thêm về một sự thật đã xảy ra trong lịch sử định cư của Đàng Trong Một tấm bia khắc vào năm 1448 được tìm thấy tại Quảng Nam cho biết, ông
tổ của một dòng họ Trần đã được chiêu mộ từ Thanh Hoá đi đánh giặc trên đất Chiêm Thành cùng với gia đình Sau ông ở lại Quảng Nam và chiêu mộ dân đến lập làng quanh lưu vực một con sông lớn đổ ra biển.(11)
Rõ ràng, khả năng lưu lại của lính tráng sau chiến tranh trên đất Thuận Hoá, Quảng Nam
đã diễn ra trong nhiều thế kỷ kể từ những chặng Nam tiến đầu tiên là điều không nên nghi ngờ Tất nhiên, họ không phải là thành phần cư dân duy nhất
(11)
Xem: Litana - Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII,XVIII - Nxb Trẻ - HN, 1999 -
Tr 31
Trang 21nhưng lại có những ảnh hưởng khá cốt lõi Ngay cả sau này, chính quyền Đàng Trong luôn có xu hướng được tổ chức như một chế độ quân sự do vừa phải đối mặt với người Chiêm Thành ở phía Nam, vừa chịu sự tấn công của
họ Trịnh ở phía Bắc Thế nguy hiểm ấy buộc Đàng Trong phải đặt tầm quan trọng của quân sự lên hàng đầu, đặc biệt vào thế kỷ XVII, quân với dân gần
như là một, điều này giải thích cho việc tại sao trong Đại Nam thực lục tiền
biên ta rất hay gặp cách gọi “quân dân”
Đối tượng khác trong thành phần cư dân của Đàng Trong chính là những tầng lớp dân cư thuộc vào hạng bần cùng trong xã hội Họ là những người nghèo khổ, vì không thành trong cuộc mưu sinh trên vùng đất cũ mà chấp nhận xa rời quê hương bản quán với hi vọng đánh đổi cuộc đời khốn khó ấy thành cuộc sống tốt đẹp hơn trên vùng đất mới Chiếu di dân được ban ra dưới thời Lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi lần đầu tiên, một cách chính thức, người Việt với hành trang cơ bản là niềm tin và những hi vọng đổi đời được họ mang theo tới nơi sẽ trở thành quê hương thứ hai của mình
Ta không nói đến các cuộc di cư lẻ tẻ chắc đã diễn ra dưới bất kỳ triều đại nào , kể cả từ trước thế kỷ X khi cuộc Nam tiến chưa diễn ra, qua các hình thức khác nhau mà hôn nhân có thể là một ví dụ thì chiếu di dân năm
1075(12) có lẽ là văn bản chính thức đầu tiên của nhà nước phong kiến kêu gọi người Việt đi lập nghiệp trên vùng đất mới Sau này, vào sau mỗi cuộc
mở rộng địa giới, các chiếu kêu gọi cư dân đến Thuận Châu, Hoá Châu, đến Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vẫn không ngừng được ban ra, và người Việt như dòng chảy đều đặn ngấm về phương Nam Tuy nhiên, cần phải thấy rằng hưởng ứng chiếu di dân có lẽ đa phần vẫn là những người nghèo khổ và hành trình đến vùng đất mới là việc thực thi một khát vọng về cuộc sống mới tốt
(12)
Đại Việt sử ký toàn thư - Tập 1 - Nxb Văn hoá thông tin , 2004 - Tr 329
Trang 22đẹp hơn Một logic thông thường, những người giàu có không vì lẽ gì mà đến một nơi xa lạ và rõ ràng hứa hẹn nhiều bất trắc như Thuận Quảng lúc này trừ trường hợp có bất mãn với chế độ, vì tù tội hay vì trốn chạy một mối nguy hiểm nào đó như trường hợp của Nguyễn Hoàng chẳng hạn Đặc điểm này về tính chất và thành phần của cư dân Đàng Trong cũng rất đáng lưu tâm bởi nó
sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế và văn hóa
xã hội của Đàng Trong sau này Chắc chắn, trừ những người đi theo sự công cán, những người mang khát vọng mưu sinh trên miền đất mới, vào Thuận Quảng không phải là một lựa chọn dễ dàng đối đa phần cư dân Bởi vậy mà vào đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ chiếm các vùng đất Chiêm Động và Cổ Luỹ Động của người Chiêm, lệnh cho những người có tài sản nhưng không có đất đai phải vào đây khai khẩn, và để đề phòng họ trở ra, Hồ Quý Ly đã phải lệnh khắc chữ lên tay họ Dẫn chứng lịch sử này cho thấy, hành trình vào Nam không phải là con đường được tự nhiên lựa chọn của nhiều người mà đôi khi nó là kết quả của sự cưỡng ép Sự cưỡng ép ấy cũng đồng thời hiển hiện ở góc độ hơi khác hơn, thuộc về luật lệ của triều đình, bởi cứ theo như
sự ghi chép của Lịch triều hiến chương loại chí, phần Hình luật chí thì những
miền đất xa nhất của các vùng Thuận Châu, Hoá Châu còn là nơi mà nhà Lê lưu đày các tội đồ
Ngoài các thành phần cư dân người Việt, khả năng lưu lại trên đất Thuận Quảng và chấp nhận sống cộng cư của người Chăm chắc không phải
là trường hợp ngoại lệ Sử gia Phan Khoang lưu ý : “trái với trước kia (thời
Hồ Quý Ly đánh chiếm Chiêm Động và Cổ Luỹ Động năm 1400), người Chiêm Thành đã bỏ Chiêm động và Cổ Luỹ động mà đi khi dân ta đến, lần này ( Lê Thánh Tông lấy lại hai miền ấy năm 1461) người Chiêm không đi,
vì họ biết rằng đất đai phía Nam không màu mỡ bằng, và cũng không còn hi
Trang 23vọng báo phục nên chấp nhận lệ thuộc ta”.(13)Các tác phẩm lưu giữ những tư liệu sử học về thế kỷ XVII, XVIII ở Đàng Trong sau này đều cho thấy người
Chăm đã có vai trò nhất định trong miền Thuận Quảng, Phủ Biên tạp lục của
Lê Quý Đôn hay Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán - một lão tăng người
Trung Hoa đã đến xứ Đàng Trong theo lời thỉnh mời của chúa Nguyễn Phúc Châu đều có ghi lại việc chính quyền Đàng Trong đã dụng rất nhiều người bản xứ vào đội ngũ binh lính của mình
Trên tất cả những đặc điểm lịch sử phông nền ấy, văn học Đàng Trong tất yếu chịu những hệ quả tác động nhất định
2 Đến diện mạo của văn học Đàng trong trước thế kỷ XVII
Trong bối cảnh của những đặc điểm xã hội quy định cho sự thiếu thốn những vấn đề cốt lõi sở dĩ tạo nên sức mạnh cho một nền văn học, văn học Đàng Trong đã đi qua nhiều thế kỷ một cách không mấy khởi sắc Sự trống trải của đội ngũ sáng tác gần như là nguyên nhân cơ bản nhất cho bầu không khí ảm đạm của văn học thành văn Cho đến thế kỷ XVI, trong khi Đàng Ngoài đã có đủ tự tin để từng bước tô đậm tiếp những mảng màu trên bức tranh văn học của mình nhằm làm dồi dào thêm cho sự phong phú của nó thì văn học Đàng Trong gần như vẫn đang chỉ loay hoay với những nét phác thảo Viết về văn học Thuận Quảng những thế kỷ trước XVII, Lê Quý Đôn ghi rằng: “đất Thuận Hoá ở thời Nhuận Hồ có cha con Đặng Tất vì tài tướng văn tướng võ mà nổi danh Ở Quốc triều vào khoảng Thuận Thiên Hồng Đức thì có Nguyễn Tử Hoan làm quân sư, Bùi Dục Tài đỗ tiến sĩ, thời ngụy Mạc
thì có Dương Văn An đỗ cao, làm sách Ô Châu cận lục” , (14)
căn cứ vào dẫn chứng này cho thấy con số ít ỏi của những nhân tài trên lĩnh vực văn chương
Trang 24của một xứ rộng lớn như Thuận Hoá, đấy là chưa kể đến hầu hết những tác
giả này ghi dấu sự nghiệp văn chương của họ trong sự liên kết không mấy
chặt chẽ với mảnh đất bản xứ, do họ đều định cư chủ yếu ở Đàng Ngoài sau
khi đạt thành trong hoạn lộ Về sáng tác của các tác giả trên đất Thuận
Quảng, chúng ta họa hoằn mới có cơ hội ghi nhận một vài dấu ấn của văn
học thành văn, vài ba câu thơ của các văn nhân Thuận Quảng được ghi lại
trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An có lẽ là những chứng tích duy
nhất, nhưng sự ghi chép vắn tắt và thâu lược ấy không đủ để tạo nên một
hình dung rõ ràng về văn học vùng đất này Theo Ô Châu cận lục, quyển 5,
viết về văn nhân đất Ô Châu thì có lưu tên của 24 người tài, những người này
đều được ghi là có sáng tác thơ văn, nhưng các tác phẩm của họ lại hầu như
không lưu lại, dù chỉ ở dạng nhan đề tác phẩm Duy có Trần Hoằng Củ và
Phạm Phi Diệu có được ghi chép về thi phẩm, nhưng các thi phẩm này chúng
ta cũng chỉ biết đôi câu và hoàn toàn không rõ thời điểm sáng tác Trần
Hoằng Củ, người xã Hoài Tài, huyện Tư Vinh có làm bài thơ rằng:
“Quận học sinh viên thiên hữu dư
Văn chương đức hạnh mạc gia chư, Thái bình tha nhật quan gia cảo Độc hỉ tằng vô, ngụy hiệu thư”
(Dịch nghĩa:
Học trò, những người có học trong quận có đến hơn nghìn người
Mà văn chương đức hạnh chẳng có ai ra gì Sau này, khi đất nước thái bình mà giở sách vở của nhà ra xem
Mừng là riêng ta không có quyển sách nào đề ngụy hiệu của giặc)
Trang 25Phạm Phi Diệu, người xã Đại Phúc Lộc huyện Lệ Thuỷ làm bài thơ tự thuật có câu:
“Bàng chiếm dưỡng ngô mai bạch tuyết
(Dịch nghĩa:
Đứng ngoài xem xét nuôi dưỡng khí tiết của ta Lận đận nhọc lòng bỉ lậu thay lũ người kia đen tối như cỏ rác ) Trong khi chưa thể xác định một cách rõ ràng hơn nữa về những vấn đề liên quan đến các thi phẩm kể trên, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng, việc dựng lại bức tranh văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVII quả là điều khó khăn khi ta phải đối diện với một hoàn cảnh là sự gần như trống rỗng của tư liệu Cần phải giải thích thế nào về tính chất yếu thế của văn học Đàng Trong trong các thế kỷ này, thiết nghĩ, chúng ta nên tìm lời giải đáp trong bối cảnh lịch sử cụ thể của xã hội Đàng Trong
Như đã nói, cho đến tận năm 1471, hai xứ Thuận Quảng mới thuộc về người Việt một cách tương đối chắc chắn, sau cuộc kinh binh của Lê Thánh Tông, bình ổn xã hội và xây dựng chính quyền không thể nhanh chóng thiết lập trong một sớm một chiều, nhất là khi Thuận Quảng luôn trong thế của một vùng biên viễn, sự hữu ý của triều đình về việc phát triển giáo hoá chắc cũng kém thiết tha Lê Thánh Tông đã có những quyết định mới trong việc quản lý và kiện toàn nhà nước phong kiến, năm 1466 đặt nước ra làm 12 đạo thừa tuyên, lúc đó vùng đất thuộc xứ Quảng Nam đã thuộc về người Việt nhưng không thấy được nhắc đến, mãi đến 1471 mới đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, chứng tỏ xứ ấy vì ở xa quốc triều, lại mới thuộc về đất đai Đại
Trang 26Việt chưa lâu nên cũng chưa được sự lưu tâm cần thiết của triều đình phong kiến Lại thêm nữa, việc chọn đất Ô Châu làm nơi lưu đày tội đồ của triều Lê chí ít gợi cho ta cái hình dung về một vùng đất xa xôi và khắc nghiệt, chắc hẳn cũng kéo theo nét kém thịnh của học vấn Sự thực là ngay cả khi các chúa Nguyễn vào lập cơ đồ ở Thuận Quảng sau này, tuy đã có những cố gắng đáng kể để phát triển xã hội, nhưng với tính chất của một vùng đất đang nằm trong sự tranh chấp Bắc Nam, quân sự vẫn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu, bởi vậy mà mãi đến 1740, Đàng Trong mới có khoa thi Hương đầu tiên
đã ghi danh vị hương cống của xứ ấy là Nguyễn Cư Trinh Trước đó, chế độ thi cử nói chung sơ sài, các khoa thi Chính đồ và Hoa văn cơ bản chỉ dừng ở mức chọn ra những người có học, biết đọc, biết viết để bổ làm thư lại, bởi vậy mà nền học không lấy gì làm thịnh.Trong khi ấy, Đàng Trong vốn dĩ đã thiếu hẳn một cái nền của truyền thống văn học, khác với Đàng Ngoài lúc này sở hữu một gốc rễ tương đối bền chắc, chỉ đợi đâm chồi nảy lộc thêm nữa mà thôi
Sự kém thịnh về giáo hoá, những yếu tố đặc trưng của cư dân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ quả trống trải trong đội ngũ sáng tác Chúng ta đã nhắc đến sự phổ biến của giới võ biền, những hạng người bần cùng mong kiếm kế mưu sinh, những kẻ tội đồ trong vai trò tạo nên cơ cấu nổi trội của thành phần cư dân Đàng Trong, điều này khiến những người lạc quan nhất dường như cũng không mấy hi vọng về sự phát triển nhanh chóng của văn học trên vùng đất này khi thiếu đi tiền đề cơ bản và chủ chốt trong sáng tác văn học lúc bấy giờ là đội ngũ trí thức Nho học Trong khi đó, chế độ đào tạo Nho sinh qua con đường khoa cử lại quá sơ sài như đã nói ở trên càng khiến cho quá trình phát triển của văn học ở Đàng Trong thời kỳ đầu diễn ra hết sức chậm chạp.Thời điểm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558
Trang 27là mốc thời gian quan trọng, là một bước định hình cho diện mạo của Đàng Trong Một dòng họ lớn có vai vế trong triều đình đến đây lập nghiệp với niềm tin và hi vọng lớn lao rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”(Hoành Sơn một dải, dung thân muôn đời) đồng nghĩa với việc sẽ có những thay đổi đại cục qua các bước thiết lập vững chắc dần dần về cơ cấu
xã hội Thế nhưng, trong suốt nửa cuối thế kỷ XVI, không hề xuất hiện những gương mặt văn học ưu tú, đủ thấy Đàng Trong cần phải đi một quãng đường dài hơn nữa để tự bồi đắp nền tảng cơ bản cho mình
Tuy nhiên, tất cả những đặc điểm trên không phải là không tạo ra cho văn học Đàng Trong những manh nha về ưu thế riêng của nó, không cứ là ở
sự vượt trội về đội ngũ sáng tác cũng như số lượng tác phẩm mà ở tính chất mới mẻ trên phương diện nội dung và hình thức đã được miền đất mới với sức sống mới nuôi dưỡng bằng cái sinh khí mạnh mẽ của nó Trên góc độ này, chúng tôi đặc biệt trân trọng những khảo cứu sâu sắc cùng sự luận bàn rốt ráo của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân về văn học Đàng Trong trước thế kỷ XVI, thiết nghĩ những quan điểm của ông rất có giá trị mà giới nghiên cứu sâu về văn học Đàng Trong cần lưu tâm
Theo Nguyễn Văn Xuân, các đặc điểm về tự nhiên và dân cư Đàng Trong đã quy định cho những ưu thế phát triển vượt trội của các loại hình văn học dụng về diễn đạt bằng hình thức dân gian Vì rằng, cư dân lao động nghèo khổ, lính tráng, tội đồ hay dân anh chị đại loại là những thành phần chính của cơ cấu dân cư Đàng Trong có thể phần nhiều kém khả năng về chữ nghĩa nhưng lại rất xuất sắc trong ca hát và diễn trò Hơn thế nữa, cuộc sống lao động mưu sinh vất vả trên vùng đất tuy màu mỡ nhưng còn nhiều hoang hoá buộc người dân phải đổ vào đó sự lao động tận lực hơn là thời gian dành cho những suy tư và ngẫm ngợi để sáng tạo thi ca Cũng vì thế mà sau này,
Trang 28khi văn học Đàng Trong đã đến thời kỳ hưng thịnh hơn, chúng ta hầu như ghi nhận sự hiện hữu của những lời thơ, những câu văn đầy tràn đầy nhiệt huyết cuộc sống lao động chứ không thiên về ngâm vịnh trầm buồn như văn chương Đàng Ngoài Nguyễn Văn Xuân viết : “Vốn mang dòng máu văn nghệ từ miền Ngoài vào, lẽ nào dân chúng đành thúc thủ trên đường hành quân, hoặc trong cuộc khai thác đất đai Mà viết văn thì chữ nghĩa đâu cho
đủ Vả chăng nó có thích hợp cho hạng người dù là quan lớn dù là dân đen sau những lúc đầu tắt mặt tối không? Cứ xem một vị chúa Nguyễn sau khi đóng đô ở Huế rồi mà còn chạy đi chữa lửa với dân như một chú cai tầm thường thì ta thừa biết thời ấy chỉ có hành động, hoạt động mà rất kém suy
tư Vậy gặp hoàn cảnh ấy, sự giải trí thật cần thiết mà môn giải trí nào cũng phải lấy dân chúng làm căn bản, mà đối tượng này không cần đọc, ngẫm nghĩ bằng xem, nghe, xúc động ,cười cợt, hoa chân múa tay trước những bộ môn trình diễn, những bài thơ, vè, truyện kể, ca hát, ca kịch v.v rất dễ hiểu, rất cụ thể, vui ra vui, buồn ra buồn rõ ràng Để họ khoẻ khoắn tinh thần, tìm thấy giấc ngủ ngon hòng nuôi sức lực dành cho những tranh đấu, những biến cố trong vùng đất mới, khác hẳn cái vùng đã ổn định từ nghìn năm họ vừa rời bỏ”.(15)
Những điều ấy cho thấy, các đặc điểm về xã hội và cư dân đã nuôi dưỡng cho những tố chất khác biệt của văn học Đàng Trong so với Đàng Ngoài, và ưu thế của văn học Đàng Trong cũng chính là ở sự khác biệt ấy
Từ thế kỷ XVII trở đi, ta sẽ thấy những minh chứng rõ rệt trong văn học thành văn Đàng Trong cho các đặc điểm đã manh nha từ giai đoạn này Tuy nhiên, để đạt đến giới hạn đó, văn học Đàng Trong dù sao cũng vẫn phải trải qua một quá trình dài tạo nguồn bởi dẫu có chuộng về thứ văn học bình dân thì văn học ấy không thể nào lại không có sự đóng góp cơ bản của giới tri
(15)
Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân - Nxb Đà Nẵng 2001 - Tr 549
Trang 29thức, mà điều này vốn dĩ đang là một khiến khuyết của Thuận Quảng trong các thế kỷ trước XVII Mốc thời gian 1558 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với văn học Đàng Trong, vì rằng cho dù các đặc điểm được dự báo là sẽ trở thành những tiền đề ưu tú cho vùng văn học này chúng ta có thể nhìn thấy ngay trong những ấn tượng từ các dòng lưu dân qua nhiều thế kỷ đổ về Thuận Quảng, nhưng chỉ từ Nguyễn Hoàng mới thắp lên dấu ấn rõ nét về sự phân nhánh khác biệt giữa văn học Đàng Trong và Đàng Ngoài khi vùng đất này manh nha được đặt trong thế đối trọng với vùng đất của chính quyền Lê - Trịnh Những nhân tố thuộc về chính trị và xã hội vốn hội tụ những đặc điểm khác biệt so với Đàng Ngoài nay lại đặt trong bước hoạch định cụ thể
đã mang lại những kiến tạo ban đầu về một vùng văn học mới là Đàng Trong
sẽ rẽ nhánh từ đây và thực sự được khẳng định từ 1600 Và Đàng Trong, với tính chất căn bản là vùng đất nhập cư sẽ tiếp tục hút về nó những nguồn cư dân mới, trong đó hứa hẹn sự xuất hiện của những nhân vật kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học sẽ từng bước tạo dựng nên diện mạo lịch
sử của vùng đất này ở những dấu ấn trọng đại
Một trong những nhân tài xuất hiện sớm nhất trong buổi đầu của văn học Đàng Trong là Đào Duy Từ Sinh ra giữa thời loạn, vốn mang trong mình hoài bão lớn lao về sự nghiệp kinh bang tế thế của kẻ sĩ, thất bại trên chính trường Đàng Ngoài do những định kiến hẹp hòi của nhà nước phong kiến về thân phận của kẻ mang dòng dõi nhà ca xướng không làm nản chí một con người tự tin trong định hướng và giàu lòng kiên trì như Đào Duy
Từ Ngược lại, sự chối bỏ của Đàng Ngoài dường như lại đặt Đào Duy Từ vào với một vị trí “đúng chỗ” Một xã hội ít mang những ấn tượng nặng nề
về thân phận con người như Đàng Trong do cơ cấu dân cư hết sức bình dân của nó; một xã hội đang khuyết thiếu lớn lao về mặt nhân tài đang mở ra
Trang 30những cơ hội rộng rãi cho kẻ sĩ thể hiện tài năng kinh bang tế thế; xã hội manh nha những đường hướng phát triển ít nhiều thoát ly mô hình cũ kỹ của Đàng Ngoài tạo điều kiện cho sự dung nạp dễ dàng hơn với những quan điểm và suy nghĩ mới…đã hình thành một phông nền thích hợp để ở đó những kẻ sĩ như Đào Duy Từ có cơ hội thể hiện tài năng của mình Chính trên phông nền ấy, chúng ta ghi nhận sự xuất hiện đầy ấn tượng của mẫu hình “người anh hùng thời loạn” trong sáng tác của Đào Duy Từ như một
tuyên ngôn cá tính trong tác phẩm Ngoạ Long Cương vãn Không đơn thuần
chỉ khẳng định bản lĩnh bằng một việc làm “xưa nay hiếm”, ví mình với một nhân vật lịch sử lỗi lạc của Trung Quốc thời Tam Quốc là Khổng Minh, Đào Duy Từ cũng đồng thời tạo dựng một sự nghiệp đế sư với nhiều nét tương đồng Hành trình vào Đàng Trong của Đào Duy Từ là sự đẩy đưa của số phận, điều đó đúng trên một góc độ nào đó, bởi nếu không vấp phải định kiến hà khắc “xướng ca vô loài” của triều đình phong kiến thì con đường thành danh và trở thành một nhà khoa bảng trong nội triều Đàng Ngoài chắc hẳn không xa tầm với của một người toàn tài như ông Nhưng trên hết, hành trình ấy là kết quả của một sự chọn lựa và định hướng sáng suốt của một bậc đại hùng trí với những hoài bão lớn lao trong cuộc đời, không cam chịu sự bất công phi lý của thời đại và quyết tâm khẳng định thực tài giữa thời cuộc
Và Đàng Trong, với các đặc điểm riêng về lịch sử xã hội quy định nên những ưu thế nhất định của miền đất này đã trở thành chốn bể sâu mà ở đó, Đào Duy Từ như con rồng thoả sức vẫy vùng Những đánh giá của Nguyễn
Văn Mại về Đào Duy Từ khi nhận xét về câu phong dao “Rồng nằm bể cạn
phờ râu ”, có ý nói Đào Duy từ là người ở triều Bắc mà khi theo triều Nam
thì con rồng đã mất vực sâu của nó rồi, rằng “không biết rằng chim khôn lựa cây mà đậu, tôi hiền lựa chúa mà thờ, Đào Duy Từ đã ở vào đúng chỗ của
Trang 31mình, vòi vọi làm bậc khai quốc công thần ”(16)
đã thêm một lần nữa khẳng định cho sự mẫn thế của Đào Duy Từ
Với hành trình vào Nam của Đào Duy Từ, văn học Đàng Trong sẽ có những diễn tiến mới đầy ấn tượng, phá vỡ bối cảnh im lìm của văn học nửa cuối thế kỷ XVI, đi những bước đầu tiên trong thế kỷ XVII một cách đầy khởi sắc
CHƯƠNG II
SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐÀO DUY TỪ (1572 - 1634) GƯƠNG MẶT VĂN HỌC TIÊU BIỂU NHẤT CỦA ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII
Bước ngoặt từ năm 1558 tuy chưa làm thay đổi một cách tức thì hiện trạng của văn học Đàng Trong nhưng lại tạo cho nó những tiền đề tốt đẹp Nếu trước đây, Đàng Trong chỉ là vùng đất biên viễn đầy rẫy những hiểm nguy, cuộc sống của cư dân thiếu hẳn sự ổn định do thường xuyên đối mặt với nạn giặc giã, thì nay, khi một dòng họ lớn đến đây để tạo lập sự nghiệp với mục đích lấy đất ấy làm chốn dung thân muôn đời thì điều đó hứa hẹn cho bước thiết lập sự bình ổn một cách lâu dài Điều đó tạo một niềm tin mới
(16)
Nguyễn Văn Mại - Việt Nam phong sử - Nxb Lao động - HN, 2004 - Tr 257
Trang 32cho cư dân trên mảnh đất phía sau dãy Hoành Sơn, niềm tin ấy rồi sẽ biến thành sức mạnh để từ đây họ bình tâm hơn, cần mẫn hơn vun đắp cho các giá trị sống của Đàng Trong đang thực sự bắt đầu khởi phát từ thời điểm này Một điều nữa thực sự có ý nghĩa với Đàng Trong, sự xuất hiện của một nhân vật mang tầm vóc vương chúa bao giờ cũng là điểm hội tụ của các nhân tài sau đó Họ luôn luôn là những người có mặt trong các thời khắc thích hợp để khuông phò cho sự nghệp của các bậc đế vương Nguyễn Hoàng tuy không xưng vương, nhưng xét về vai trò và mục đích của ông trên mảnh đất này thì
sự khác xa với một bậc đế vương không là mấy Bởi vậy, ta không nghi ngờ
gì đến việc những nhân tài sẽ dần dần xuất hiện để khuông phò cho sự nghiệp của Đoan quốc công như những gì đã từng diễn ra trong rất nhiều các trang sử trước đó Một lý do khác nữa, gần như hiển nhiên chúng ta phải công nhận rằng, dưới thời đại phong kiến, những nhân vật tài ba lỗi lạc chỉ thực sự toả sáng khi tài năng của họ được dụng bởi các vị vương chúa, con đường đi chung của hầu hết giới sĩ phu phong kiến đó là chọn chúa mà thờ, tất nhiên vị chúa ấy phải hội tụ được những giá trị chân chính của quan điểm Nho giáo chính thống Tuy nhiên, hành trạng của Nguyễn Hoàng lại gần với
sự trật lề của quan điểm chính thống ấy Mặc dù họ Trịnh lấn át quyền vua
Lê, đặc biệt từ dưới thời của Bình An Vương Trịnh Tùng, đó là điều ai cũng biết, nhưng dẫu sao cái mục đích cát cứ của họ Nguyễn để đối mặt với họ Trịnh và chính quyền Đàng Ngoài vẫn là một lối đi chệch so với suy nghĩ của những nhà Nho chính thống lúc bấy giờ Điều đó là nguyên nhân của việc, xuôi Nam theo chúa Nguyễn là một lựa chọn hết sức khó khăn đối với giới sĩ phu đương thời, trừ những người có quan điểm một cách cởi mở và linh hoạt hơn, mà điều đó lại rất hay gây ấn tượng bởi tính ngoại lệ của nó
Đó là những người mà trong họ nuôi dưỡng một chí hướng cao hơn để khẳng định mình, cái cách họ lựa chọn cho mình một bậc minh chúa để phò phụng
Trang 33dù rằng vẫn không xa quan điểm chính thống là mấy, bởi dẫu sao họ cũng là những người được nuôi dưỡng từ cửa Khổng sân Trình, được hít thở một bầu không khí đậm chất Nho học, nhưng đó là những lựa chọn đã bắt đầu đặt trong một lối tư duy khác với sự thông thường khi quan điểm và cá tính riêng của họ mới là những gì có vai trò chủ đạo trong việc quyết định hành động Con đường của những nhân vật ấy dẫu có lúc chông gai dưới những định kiến khắt khe của lịch sử, nhưng rồi cũng chính lịch sử lại là nhân tố sẽ dần làm sáng tỏ và biện minh cho sự đúng đắn của họ trong thời cuộc dưới một nhãn quan công bằng hơn Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh đến vai trò của Đào Duy Từ, một nhân tài đất Bắc đã xuất hiện ở Đàng Trong trong chặng đường lịch sử đầu tiên quan trọng của mảnh đất này, người đã phò giúp các chúa Nguyễn một cách thành công trong bước đầu xây dựng chế độ, bước đầu thiết lập nên sức mạnh của xứ Thuận Quảng bằng những đóng góp khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hoá Đặc biệt, Đào Duy
Từ là người đã mang đến những dấu hiệu hết sức khởi sắc của văn học Đàng Trong, chấm dứt những im lìm của văn học Thuận Quảng trong thế kỷ XVI
để xây dựng nên nền móng đầu tiên của văn học xứ này trong thế kỷ mới
1 Thân thế và sự nghiệp của Đào Duy Từ (1572 - 1634)
Lịch sử nhắc đến tên tuổi của Đào Duy Từ với niềm trân trọng một tài năng xuất chúng và biết tôn trọng cái thực tài ấy của mình chứ không để nó
bị chìm sâu trong những bất công của thời đại Cái khuôn mà chế độ phong kiến thời Lê đã đúc sẵn cho số phận của những hạng người nhất định trong
xã hội đã không thể gò bó được vận mệnh của Đào Duy Từ khi ở con người này luôn tràn trề những nỗ lực phi thường và một lòng kiên trì đáng khâm phục Tài năng của Đào Duy Từ chỉ được phát huy và trọng dụng trong tám
Trang 34năm cuối cùng của cuộc đời, nhưng với tám năm ấy, Đào Duy Từ đã tạo nên cho Đàng Trong những thay đổi đại cục Ông được công nhận là vị khai quốc công thần của vương triều Nguyễn sau này
Sinh năm 1572, tại xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa, nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Đào Duy Từ từ nhỏ đã
có chí hiếu học, những mong sau này lập nên sự nghiệp lớn, được cống hiến tài năng nơi chốn nội triều như nguyện vọng chung của biết bao kẻ sĩ cùng thời Chí nguyện ấy của Đào Duy Từ hoàn toàn có thể trở thành sự thực khi ông từ nhỏ đã có khiếu thông minh, lớn lên học rộng biết nhiều, thạo thông kinh sử, lại thêm cái tài giỏi về tượng vĩ thuật số. (17)Nhưng không ngờ, nguồn gốc xuất thân lại trở thành mối hệ lụy lớn tới hoạn lộ của Đào Duy
Từ Cha ông, Đào Tá Hán, vốn là một người theo nghiệp ca xướng, điều ấy phạm vào phép thi đã được định ra từ năm 1461 dưới thời Lê Thánh Tông rằng “những kẻ nhà phường chèo, con hát và những kẻ nguỵ quan có tiếng xấu, bản thân và con cháu đều không được đi thi”(18) Quan niệm xướng ca
vô loài vốn đã bắt rễ rất sâu và rất lâu trong xã hội phong kiến đã tước bỏ quyền khoa cử của Đào Duy Từ, khiến ông bị đuổi khỏi trường thi trong kì thi Hương năm 1592, lúc ấy Đào Duy Từ vừa 21 tuổi
Hành trạng của Đào Duy Từ sau mốc sự kiện ấy cho đến nay vẫn để lại những dấu hỏi trong sử sách Ông đã làm gì, ở đâu, trong thời gian nào các câu hỏi ấy không thể tìm được một lời giải đáp chân xác bởi những
mờ tối của sử liệu đã che lấp phần nào Chính sử ghi chép về cuộc đời của Đào Duy Từ chủ yếu trên những nét đại thể, hình ảnh của ông hiện diện trong hậu thế căn bản trên cơ sở của sự kết nối rất nhiều các giai thoại khác
Trang 35nhau Với tình hình hiện tại không mấy có những hứa hẹn về khả năng sẽ tìm thấy các nguồn tài liệu có tính thực chứng dồi dào hơn về cuộc đời Đào Duy
Từ, các giai thoại gần như có xu hướng được mặc nhiên công nhận Những ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh về các giai thoại xung quanh cuộc đời Đào Duy Từ rất đáng chú ý, thiết nghĩ sẽ có những hữu ích giúp chúng ta hình dung thêm phần nào nhân vật lịch sử tài lược này Vũ Ngọc Khánh viết:
“Đào Duy Từ hiện ra trong giai thoại về ông, không giống trường hợp đại đa
số danh nhân trong lịch sử nước ta Không có mẩu chuyện nào về tính cách con người như khi ta thấy nét ngất ngưởng trong Nguyễn Công Trứ, ngang tàng trong Cao Bá Quát, ngông mộng trong Tản Đà Cũng không có những chi tiết nào về cái tài thông minh uyên bác như khi ta nghe chuyện về Lê Quý Đôn, Nhữ Bá Sĩ Ở Đào Duy Từ, không thấy những lời đối đáp ý nhị, linh hoạt, những câu thơ, câu đối tài hoa như Yên Đổ, dồi dào chí hướng như Phan Bội Châu Ngay cả những mưu lược thâm trầm, những suy tư sâu sắc ở Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể rất dồi dào trong con người Đào Duy Từ, song lại không được thể hiện ở một mẩu giai thoại nào trong con người Đào Duy Từ cả Đáng lưu ý, phần lớn những giai thoại về Đào Duy Từ hầu như không xuất phát từ một sự thực nào đó trong cuộc đời ông như tính cách, ngôn ngữ cử chỉ mà chỉ là những gì người ta muốn hình dung nơi ông,
do hâm mộ tài năng kiệt xuất của ông Nói cách khác, một số giai thoại tiêu biểu xung quanh Đào Duy Từ đều là những chuyện ta đã gặp ở nhiều nơi, song lại rất tập trung vào một mục tiêu: tôn vinh nhân vật”(19)
Trong các quy định của thực tế, những gì chúng ta ghi nhận về cuộc đời Đào Duy Từ cũng không nằm ngoài khuôn khổ của rất nhiều các giai thoại, các sự kiện có tính chất tương truyền trong khi sẽ không ngừng có sự gia cố thêm về tư liệu Tuy
(19)
Vũ Ngọc Khánh - Giai thoại về Đào Duy Từ, một nét riêng trong kho tàng giai thoại Việt Nam - Báo cáo
tại hội nghị khoa học về Đào Duy Từ do viện Sử học tổ chức năm 1992
Trang 36nhiên, chắc chắn rằng, ở con người Đào Duy Từ ắt hẳn luôn hội tụ những phẩm chất tài năng ưu việt cũng như một nghị lực kiên cường, một hoài bão lớn lao, nổi trội trong thời cuộc, những mong được “cắp núi vá trời”, chính bởi vậy mà con người ấy luôn được hậu thế dành cho những tình cảm ưu ái
Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép rằng,
sau khi bị nhà Lê truất bỏ quyền khoa cử, Đào Duy Từ đã từng ở lại Thăng Long và học trong trường Chiêu Văn Quán Thời gian ấy, ông kết bạn với Lê Thời Hiến, người sau này làm quan trong chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài Đào Duy Từ đã bày tỏ với Lê Thời Hiến nguyện vọng vào xứ Thuận Quảng cuả mình: “Tôi nghe xứ Thuận Quảng đất hiểm mà dân giàu, vị chúa
ở đấy lại biết đãi người một cách nhường nhún, đó là tư cách của bậc bá vương Nếu ta đến theo rồi đem mưu kế thuyết cho họ nghe thì trên có thể làm được như Tề Hoàn, Tấn Văn, dưới cũng không mất được cái thế chân vạc”(20) Lê Thời Hiến tuy không đồng tình với ý ấy của Đào Duy Từ, nhưng cũng không ngăn cản ông, lại còn giúp Duy Từ lộ phí để thực hiện cuộc hành trình ấy, vì Lê Thời Hiến cho rằng, mỗi người đều có chí hướng riêng của mình Các tài liệu của Bùi Văn Lăng, Tô Văn Cần, Dương Tự Quán về lịch
sử Đào Duy Từ do Trung Bắc tân văn và Đông Tây thư quán ấn hành vào
những năm 1937 và 1944 đều ghi lại câu chuyện này, có lẽ cũng căn cứ theo
Tang thương ngẫu lục mà biên lại Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đương đại
lại không mấy đồng tình với thuyết này Trần Thị Liên trong cuốn Đào Duy
Từ con người và tác phẩm do nhà xuất bản Văn hoá ấn hành năm 1992 cho
rằng, không thể có mối quan hệ giữa Lê Thời Hiến và Đào Duy Từ Trần Thị Liên minh chứng cho ý kiến ấy bằng việc tuổi tác giữa Đào Duy Từ và Lê Thời Hiến cách nhau quá xa Đào Duy Từ hơn Lê Thời Hiến đến 35 tuổi, do
(20)
Phạm Đình Hổ, Nguyễn án - Tang thương ngẫu lục - Nxb Văn hoá thông tin - HN, 2000 - Tr 53
Trang 37đó không thể có việc hai người đã kết bạn với nhau từ cuối thế kỷ XVI Cũng
theo câu chuyện của Tang thương ngẫu lục thì khi Đào Duy Từ đã làm đến
Nội tán trong chế độ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, có lần đã trả ơn với Lê Thời Hiến mà hoãn binh không đánh vùng Bố Chính, Trần Thị Liên cho rằng lúc đó Lê Thời Hiến mới chỉ 20 tuổi, chắc chưa thể làm đến chức trấn thủ vùng Bố Chính được Những ý kiến của Trần Thị Liên cũng tương đồng với
nhận định của Lộc Xuyên - Đặng Quý Địch viết trong cuốn Đào Duy Từ
khảo biện do nhà xuất bản Thanh Hoá ấn hành năm 1998 Việc tìm ra những
sự kiện chính xác trong sử học là điều cần thiết, nhưng thiết nghĩ trong trường hợp cuộc đời của Đào Duy Từ, những tư liệu còn lại quá ít ỏi, chúng
ta cũng khó có khả năng tìm lại được một cách đầy đủ trong khi quá khứ đã lùi lại quá xa thì công việc ấy quả là rất khó khăn dẫu rằng các nhà nghiên cứu tâm huyết vẫn đang dồn nhiều nỗ lực nhằm làm phong phú cũng như tạo
mức độ chân xác hơn về nguồn tư liệu Câu chuyện trong Tang thương ngẫu
lục là giai thoại duy nhất nói về mối quan hệ bằng hữu của Đào Duy Từ với
một nhân vật ở Bắc Hà, cũng là mắt xích tư liệu cơ bản để kết nối giữa hai giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời ông là trước và sau khi vào Thuận Quảng Mạn phép không bàn đến tính xác thực hay không của tư liệu, nhưng
vì cuộc đời của Đào Duy Từ phần nhiều là qua các giai thoại mà hình dung, bởi vậy nên nhắc ra đây như một cách giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn
về cuộc đời ông
Theo Nam triều công nghiệp diễn chí ghi lại thì Đào Duy Từ vào
Thuận Quảng năm 1625, chi tiết này gây rất nhiều tranh cãi, bởi tính đến năm ấy thì Đào Duy Từ đã 53 tuổi, không lẽ ông phải trù trừ đến hơn ba mươi năm sau khi bị triều Lê tước quyền khoa cử mới quyết định vào Thuận Quảng Vì rằng, chúng ta vẫn không thể đưa ra các tư liệu thực chứng cho
Trang 38nên nghi vấn này vẫn chưa được giải đáp, cứ tạm căn cứ theo các ghi chép có trong sách của Nguyễn Khoa Chiêm mà thôi Lộc Xuyên Đặng Quý Địch cũng cho rằng, không nhất thiết phải tranh cãi ra một cách rõ ràng về một chi tiết mà chúng ta không thực chứng được, ông thống nhất với phần lớn số ý kiến cho rằng, việc Đào Duy Từ vào Thuận Quảng muộn như vậy thì chắc chắn phải có những lý do riêng, trong đó vấn đề vướng bận thê noa có thể là một nguyên nhân, vì theo như gia phả dòng họ Đào Duy được tìm thấy ở Hoài Nhơn, Bình Định có ghi chép lại, Đào Duy Từ đã có gia đình ở Đàng Ngoài(21)
Cũng Nam triều công nghiệp diễn chí ghi rằng, Đào Duy Từ đi đến
phủ Hoài Nhân, trấn Quảng Nam, nghe danh khám lý quận công Trần Đức Hoà là người tài đức được chúa Nguyễn Phúc Nguyên tin yêu (Nguyễn Hoàng mất năm 1613), bèn tìm đến thôn Tùng Châu, ở chăn trâu cho nhà phú ông thôn này để mong có dịp được gặp gỡ Trần Đức Hoà Ban ngày Đào Duy Từ đi chăn trâu, chỉ thả trâu ăn cỏ ở hai hướng đông tây, sau đó tìm chỗ yên tĩnh mà ngồi đọc sách Cho đến một hôm, nhân phú ông tụ tập kẻ sĩ để đàm đạo kinh sách, vừa đúng lúc Đào Duy Từ vừa đi chăn trâu về, đứng dưới thềm, đầu đội nón lá, vai khoác áo tơi, dáng điệu của kẻ tầm thường nhưng lại làm cho các văn nhân ai nấy đều kinh ngạc bởi sự hiểu biết rộng của mình, phàm vấn đề gì cũng đều thông suốt, tỏ ra là bậc trí dũng hơn người Phú ông ngạc nhiên, tự biết lâu nay mình quả khinh suất mà không nhìn thấy người tài, để đến nỗi “ngọc đá chẳng phân”, bèn mời Đào Duy Từ làm thầy
(21)
Trước đây có nhiều ý kiến tranh cãi về việc Đào Duy Từ đã có gia đình trước khi vào Thuận Quảng hay chưa, bởi sau này có tương truyền là ông còn được Trần Đức Hoà gả con gái của mình cho để gắn kết tình thân Nhưng sau khi Đào Tộ phổ hệ được tìm thấy ở Hoài Nhơn, chúng ta xác định rõ được rằng Đào Duy Từ
đã có một người vợ ở Đàng Ngoài, bà này là Cao Thị Nguyên, có với Đào Duy Từ cô con gái là Đào Thị Hưng, sau này theo cha vào Thuận Quảng và được gả cho võ tướng Nguyễn Hữu Tiến Việc Đào Duy Từ có lấy con gái của Trần Đức Hoà hay không khó thực chứng được, vì không thấy ghi chép trong gia phả Có
người ngờ rằng Nguyễn Khoa Chiêm trong“Nam triều công nghiệp diễn chí” đã tiểu thuyết hoá chi tiết này
Sự thực vẫn tạm để ngỏ
Trang 39dạy học trong nhà mình, không phải chăn trâu nữa, qua ít lâu thì tiến cử ông với quan khám lý phủ Hoài Nhân Trần Đức Hoà Đào Duy Từ được Trần Đức Hoà tin dùng, ngày đêm cùng nhau bàn bạc các lẽ vong hưng trị loạn, mọi việc cổ kim, sau vì niềm ưu ái mà gả con gái mình cho để gắn kết tình thân(22)
Năm 1927, Trần Đức Hoà có dịp đến nội dinh chúa, bèn tiến cử Đào Duy Từ Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gặp gỡ, lấy làm ưu ái lắm, phong cho chức Nội tán, tước Lộc Khê hầu, ngày đêm cận kề dinh chúa bàn việc quân
cơ Đại Nam liệt truyện tiền biên đã ghi chép cuộc hội kiến này như sau:
“Đào Duy Từ tới yết kiến chúa, chúa mặc áo trắng đi hài xanh đứng ở cửa bên chờ, Đào Duy Từ từ xa nhìn thấy lập tức dừng lại không tiến bước nữa Chúa biết ý liền trở vào thay đổi khăn áo tề chỉnh rồi triệu vào, Đào Duy Từ rảo bước lên ”(23) Đây là một giai thoại hết sức thú vị, ở đó chúng ta bắt gặp đôi nét quen thuộc của những câu chuyện về việc các ông vua chư hầu phải biết lễ khi đón tiếp nhân tài Một lần nữa, tài năng của Đào Duy Từ đã được nhắc đến trong giai thoại này như một phẩm chất ưu tú nhất bên cạnh nét ngợi ca sự sáng suốt của chúa Nguyễn Điều đáng ngạc nhiên chính là niềm tin tưởng được tạo dựng ngay lập tức giữa vị chúa anh minh và Đào Duy Từ, khi gần như tức thì, ông được phong tước phẩm có thể coi là cao nhất trong chính quyền sơ khai của Đàng Trong lúc bấy giờ Và niềm tin ấy quả không thừa, bởi trong tám năm sau đó, Đào Duy Từ bằng toàn bộ sự tận lực của mình đã khuông phò chúa Sãi xây dựng một xã hội thịnh trị về nhiều mặt
Trang 40Nếu như hành trạng của Đào Duy Từ trước 1627 không mấy rõ ràng trong sử sách thì các ghi chép về cuộc đời ông kể từ sau 1627 nhìn chung có những nét cụ thể hơn Đào Duy Từ đã thể hiện vai trò của một nhà quân sự tài ba, ông giúp chúa Nguyễn xây dựng các bức lũy lớn là Trường Dục và Nhật Lệ (còn được gọi là Lũy Thầy) vào các năm 1630,1631 để ngăn chặn các đợt tiến công của quân Trịnh từ phía Bắc Các bức lũy này cho đến nay còn được xác định là có vị trí khá quan trọng trong việc tạo nên các điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong Nguyễn Tú viết về Lũy Thầy: “Về nông nghiệp, các nền móng của chân lũy xưa còn giúp ích khá nhiều cho nông dân quanh vùng Ví dụ đoạn chân lũy Trấn Ninh, vắt qua cánh đồng phường Đồng Phú hiện nay, trở thành một thứ quai đê ngăn mặn, góp phần hạn chế lũ lụt Tưởng tượng khi xưa có còn nguyên độ cao sáu mét (một trượng rưỡi) chắc chắn nó cũng góp phần ngăn bớt gió lạnh Đông Bắc
và Tây Bắc cho cả một vùng dân cư Động Hải Chân lũy là con đê chống lũ, ngăn mặn quan trọng cho cánh đồng Tây Nam thị xã và cả cho cộng đồng những xã Lương Ninh, Vĩnh Ninh của huyện Quảng Ninh”(24) Lũy Thầy dưới thời các chúa Nguyễn có vị trí cực kì quan trọng Thực tế đã chứng minh vai trò của bức lũy này đối với vận mệnh lịch sử của Đàng Trong Vì rằng, Đàng Trong hầu như chỉ tồn tại được khi bảo đảm cho sự sống còn của bức lũy ấy Thực tế lịch sử năm 1774 đã khẳng định cho điều này, khi quân Tây Sơn nổi lên ở Bình Định, các chúa Nguyễn vì phải lo đối phó với những người nông dân áo vải này mà để quân Trịnh phá được bức lũy, chấm dứt thời kì thịnh trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong.Vai trò và tầm chiến lược quan trọng của luỹ Trường Dục và Nhật Lệ đã cho thấy khả năng quân
sự xuất sắc của Đào Duy Từ
(24)
Nguyễn Tú - Đào Duy Từ với luỹ Thầy - Nxb Lao động - HN 1993 - Tr 90