Với công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, có sự ổn định về chính trị và thi hành chính sách đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, hội nhập
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại
Mã số: 62.22.50.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS NGUYỄN QUỐC HÙNG
HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Trường Sơn
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 21
5 Đóng góp của luận án 22
6 Bố cục của luận án 23
Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ
CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.3 Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh 40 1.3.1 Trật tự hai cực tan rã và xu thế phát triển của thế giới 40 1.3.2 Sự nổi lên của khu vực Đông Á và điều chỉnh chính sách của
Trang 51.4.2 Tăng cường vai trò tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương 59 1.4.3 Thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ 61
Độ sau Chiến tranh lạnh
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI
ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH
128
3.1 Thành tựu và hạn chế trong quan hệ của Ấn Độ với Đông Á 128 3.1.1 Các thành tựu chính 128 3.1.2 Các mặt hạn chế 134
Trang 63.2 Một số đặc điểm trong quan hệ của Ấn Độ với Đông Á 136 3.2.1 Quan hệ với Đông Á đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng
thể chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh
136
3.2.2 ASEAN là điểm khởi đầu và đóng vai trò trung tâm trong Chính
sách hướng Đông của Ấn Độ
138
3.2.3 Sự đan xen giữa hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ của Ấn Độ
với Trung Quốc, Nhật Bản
141
3.2.4 Ấn Độ ngày càng đóng vai trò tích cực trong định hình cấu trúc
an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương
3.3.2.2 Cạnh tranh trên Ấn Độ Dương giữa Ấn Độ và Trung Quốc 154
3.4 Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Đông Á 159
Trang 7Agreement/Area
Hiệp định/Khu vực thương mại
tự do ASEAN AMM ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN APEC Asia Pacific Economic
ASEAN+1 ASEAN Plus One Cơ chế hợp tác giữa ASEAN
với từng nước đối thoại đầy đủ ASEAN+3 ASEAN Plus Three Cơ chế hợp tác giữa ASEAN
với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
ASEM Asia–Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á-Âu
BIMSTEC Bay of Bengal Initiative for
Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation
Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành
BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ
CECA Comprehensive Economic
Cooperation Agreement
Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện
COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á
EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement/Area Hiệp định/Khu vực thương mại
tự do GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
Trang 8IOR-ARC Indian Ocean Rim Association for
Regional Cooperation
Hợp tác khu vực các nước ven
Ấn Độ Dương
IT Information Technology Công nghệ thông tin
LAC Line of Actual Control Đường kiểm soát thực tế
MGC Mekong-Ganga Cooperation Hợp tác sông Hằng – sông
Mekong NAFTA North American Free Trade
Agreement/Area
Hiệp định/Khu vực thương mại
tự do Bắc Mỹ NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới
NPT Nuclear Non-proliferation Treaty Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí
hạt nhân ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PLA People‟s Liberation Army Quân đội giải phóng nhân dân
Trung Quốc PMC ASEAN Post–Ministerial
Conference
Hội nghị sau cuộc họp bộ trưởng ngoại giao ASEAN SAARC South Asian Association for
Regional Cooperation
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam
Á SCN Sau công nguyên
SCO Shanghai Cooperation
Organisation
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
SLOCs Sea Lines of Communication Các tuyến đường biển
TAC Treaty of Amity and Cooperation
in Southeast Asia
Hiệp ước thân thiện và hợp tác
ở Đông Nam Á TCN Trước công nguyên
TNC Transnational Company Công ty xuyên quốc gia
USD United States Dollar Đô la Mỹ
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: T trọng thương mại nội khối của 4 nền kinh tế chính
trong SAARC (giai đoạn 2000-04 và 2005)
Trang 11về kinh tế - xã hội và nhu cầu điều chỉnh lại những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại để hội nhập quốc tế, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ công cuộc cải cách trong nước Trong bối cảnh đó, Ấn Độ một mặt chủ động cải thiện quan hệ với phương Tây, mặt khác đưa ra và tích cực thực hiện Chính sách hướng Đông, phát triển quan hệ với khu vực phía Đông, trong đó chú trọng Đông Á, coi đây là địa bàn có tính chiến lược để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào châu Á – Thái Bình Dương Tuy rằng thuật ngữ
“Chính sách hướng Đông” được nhắc đến nhiều, nhưng sau hơn hai thập k ra đời vẫn chưa có một văn bản chính thức nào của chính phủ Ấn Độ về chính sách này được công bố Tại sao Ấn Độ lại hướng về phía Đông, gia tăng sự gắn kết và can dự với khu vực này? Chính sách hướng Đông là gì? Đây là những luận đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần được nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay
Sau Chiến tranh lạnh, Đông Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung, cùng với sự phát triển kinh tế năng động, đã và đang hình thành nhiều cơ chế hợp tác, liên kết khu vực quan trọng Hiệp hội các quốc gia
1 Khu vực Đông Á trong luận án bao gồm các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á
Trang 12Đông Nam Á (ASEAN) đang phát triển mạnh mẽ, là trụ cột trong nhiều cơ chế hợp tác an ninh – chính trị và đóng vai trò trung tâm trong hội nhập kinh
tế của khu vực; do đó, Đông Nam Á có vị thế quan trọng trong cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực Sự trỗi dậy của Trung Quốc, những điều chỉnh về đối ngoại của Nhật Bản, hợp tác Đông Á,… được cộng đồng quốc tế rất quan tâm Đối với Ấn Độ, việc tranh thủ và lôi kéo được ASEAN cũng như việc xử lý thỏa đáng mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản sẽ tạo thế đứng trên địa bàn chiến lược Đông Á, bảo vệ được các lợi ích chiến lược và hội nhập ngày càng sâu rộng vào châu Á – Thái Bình Dương Đây là lý do khiến Ấn Độ đặt cao vị trí của Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong Chính sách hướng Đông của mình
Bước sang thế k XXI, với các thành quả đạt được từ Chính sách hướng Đông, Ấn Độ đã xác lập được quan hệ mang tính chiến lược với ASEAN, đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia
và Mỹ Sự bứt phá về thực lực kinh tế, quân sự cùng với mạng lưới quan hệ quốc tế được mở rộng và ngày càng có chiều sâu đã đưa Ấn Độ tiệm cận tâm điểm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương hiện nay
Ấn Độ đã trở thành một chủ thể quyền lực có vai trò quan trọng hơn rất nhiều, nếu so với vị thế còn khá mờ nhạt của họ ở khu vực trong nửa đầu thập k 90 của thế k XX Có thể thấy, việc nghiên cứu quan hệ của Ấn Độ với Đông Á không chỉ góp phần làm rõ sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và ý đồ chiến lược của Ấn Độ đối với khu vực Đông Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, mà còn cho thấy những tác động của chính sách đó đến quan hệ quốc tế ở khu vực thời kỳ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc Điều này rất hữu ích với Việt Nam trong việc nhận thức và thúc đẩy quan hệ với Ấn
Độ, một đối tác truyền thống, cũng như hoạch định và triển khai chính sách của Việt Nam với khu vực và với các nước lớn khác
Trang 13Với công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, có sự ổn định về chính trị và thi hành chính sách đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào cộng đồng khu vực và thế giới như gia nhập: ASEAN, ARF, APEC, WTO,… Trong khi đó, Ấn Độ lại hướng Đông, coi Việt Nam là một thành tố quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Á Mối quan
hệ hai nước đã có một lịch sử lâu đời và tốt đẹp Vậy thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, mối quan hệ này như thế nào? Việt Nam được hưởng lợi gì từ việc thắt chặt quan hệ với Ấn Độ? Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ hai nước trong bối cảnh Ấn Độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung; từ đó, rút ra các bài học bổ ích cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ mạnh mẽ hơn vì lợi ích hai nước và sự hòa bình,
ổn định trong khu vực
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Ấn Độ tuy đã có từ lâu, nhưng tập trung trong một vài chuyên ngành như tôn giáo, khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, v.v Số lượng các nhà nghiên cứu chuyên về chính sách đối ngoại của Ấn Độ chưa nhiều; và thời gian gần đây, cùng với sự phát triển trong quan hệ của Ấn
Độ với các quốc gia phía Đông, lĩnh vực này ngày càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta và một số chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đối ngoại Trong bối cảnh đó, một công trình có nội dung đề cập đến Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với các đối tác chính ở Đông Á có thể coi
là một sự đóng góp thêm vào hướng nghiên cứu này, cũng như góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về chính sách đối ngoại và quan hệ của Ấn Độ với khu vực phía Đông, trong đó có Việt Nam
Hướng nghiên cứu này có sự kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu
trong Luận văn thạc sĩ của tác giả với đề tài “Chính sách hướng Đông của Ấn
Trang 14Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - ASEAN” từ năm 2003 Với sự nổi
lên mạnh mẽ của Ấn Độ, sự liên kết ngày càng rõ nét và tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ đối với hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây, hai nước đã
ký “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược” vào ngày 6/7/2007 Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ trở thành
thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở rộng, ủng hộ việc
Ấn Độ triển khai Chính sách hướng Đông và tăng cường quan hệ Ấn Độ – ASEAN, Ấn Độ - Đông Á Điều đó đã cho thấy tính thực tiễn, khả thi của công trình này
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn “Quan hệ của Ấn Độ
với Đông Á sau Chiến tranh lạnh” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử thế giới
cận đại và hiện đại của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, ngành Ấn Độ học đã hình thành từ khá lâu Liên Xô – Nga, Mỹ, Anh, Pháp là những nước có các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu nhất về Ấn Độ Sau Chiến tranh lạnh, bối cảnh trong nước, khu vực và quốc
tế thay đổi, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Đông Á,
cụ thể là Chính sách hướng Đông Quan hệ Ấn Độ - Đông Á phát triển liên tục và ngày càng sâu rộng hơn Bước vào thế k XXI, Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Á và đặc biệt ở Đông Á, Đông Nam Á Do đó, việc nghiên cứu về Ấn Độ ngày càng được các nhà nghiên cứu coi trọng Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu, website của các trung tâm nghiên cứu, tham luận trong các hội nghị, hội thảo chuyên sâu là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các nước Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu và Mỹ
Trang 15Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Bắc
Á, Đông Nam Á là mảng đề tài đang được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm Trong phạm vi những tài liệu có thể tiếp cận được, luận án xin nêu một số nét chính về tình hình nghiên cứu vấn đề ở hai nội dung chính là: (1) các nghiên cứu về Chính sách hướng Đông; và (2) các nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh
(1) Các nghiên cứu chủ yếu về Chính sách hướng Đông
Ra đời năm 1991, nhưng phải một thời gian sau Chính sách hướng Đông mới trở thành đối tượng nghiên cứu, trước hết của giới học giả Ấn Độ Trước đó, Học giả Tatyana L Shaumian (Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu phương Đông, Moscow, kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về
Ấn Độ trực thuộc Viện) là người đầu tiên sử dụng cụm từ “hướng Đông” (đầy
đủ là „Look East Destiny‟ Policy), thuật ngữ dùng để ám chỉ chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á trong thập k 1980, ngay
trước khi kết thúc Chiến tranh lạnh Trong bài viết “Chính sách đối ngoại của
Ấn Độ: mối tương tác giữa các khía cạnh khu vực và toàn cầu” được đăng
trên tạp chí Asian Survey, số 28 (11) năm 1988, Tatyana L Shaumian đã viết
“Ấn Độ đã bắt đầu thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á thông qua Chính sách vận mệnh hướng Đông của mình” [196, tr 1167]
Trong văn bản chính thức của chính phủ Ấn Độ, cụm từ “Chính sách hướng Đông” xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo thường niên 1995-1996 của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Trong các nghiên cứu của giới học giả Ấn Độ về chính sách của Ấn Độ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh, thuật ngữ “hướng Đông” được K.K Katyal sử dụng trong bài báo
“Look Eastward for Capital” trên tạp chí The Hindu ngày 24/01/1994 [108], trước cả chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ P.V Narasimha Rao tới
Singapore và ông đã có bài phát biểu “Ấn Độ và châu Á – Thái Bình Dương:
Trang 16hướng tới một mối quan hệ mới” tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
Singapore tháng 9/1994 – sau này nhiều nhà nghiên cứu coi bài phát biểu này đánh dấu sự ra đời của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ [183]
Thuật ngữ “Chính sách hướng Đông” lần đầu tiên được G Mukul
Asher sử dụng trong bài tham luận với tiêu đề “Ngân sách 1994-95: quan hệ
mật thiết với Chính sách hướng Đông của Ấn Độ” (The 1994-95 budget:
Implications for India‟s Look East Policy) tại Hội thảo về các cơ hội kinh doanh ở Ấn Độ do Ủy ban phát triển thương mại Singapore tổ chức ngày 31/03/1994 [46] Từ thời điểm đó, các công trình nghiên cứu về Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với ASEAN nói riêng, quan hệ của Ấn
Độ với Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương nói chung bắt đầu xuất hiện nhiều hơn
Vào những năm cuối thập k 1990, trường Đại học Jawaharlal Nehru cùng với Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore và Trung tâm khoa học Nhân Văn của Pháp tại New Delhi đã thực hiện một chương trình nghiên
cứu mang tên “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở ngưỡng cửa chuyển giao
thiên niên kỷ: thúc đẩy quan hệ đối tác mới ở Đông Nam Á” Kết quả của
Chương trình là hai cuốn sách được xuất bản vào các năm 2001 và 2003 dưới
các tiêu đề: “Ấn Độ và ASEAN: khía cạnh chính trị của Chính sách hướng
Đông” (India and ASEAN: The Politics of India‟s Look East Policy) và “Hơn
cả sự tượng trưng: khía cạnh kinh tế của Chính sách hướng Đông” (Beyond
the Rhetoric: The Economics of India‟s Look East Policy) đều do Frédéric Grare và Amitabh Mattoo chủ biên [86, 87] Tuy cụm từ “Chính sách hướng Đông” xuất hiện ở tên của hai cuốn sách nhưng không có một phần viết cụ thể nào về chính sách này
Bài phát biểu “The problem” của Giáo sư Sanjaya Baru tại Hội thảo
chuyên đề về nhu cầu tái định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ với chủ
Trang 17đề “Hướng Đông” từ ngày 12-17/03/2000 đã bàn về chiến lược hướng Đông
của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh Bài viết không phân tích sâu vào nội dung
của Chính sách hướng Đông mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh: (1) các
nguyên nhân ra đời của chính sách (các mối liên hệ về văn minh và lâu đời
của Ấn Độ với phía Đông; chiến lược hướng nền kinh tế ra bên ngoài sau Chiến tranh lạnh; sự nổi lên của trật tự thế giới đa cực với các cường quốc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á;
sự tiến triển chậm chạp của hợp tác khu vực Nam Á - SAARC); (2) các mục
tiêu của Chính sách hướng Đông (học hỏi các mô hình phát triển kinh tế
hướng ra bên ngoài của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á; cải thiện mối quan hệ kinh tế với các nước châu Á ở phía Đông; kiềm chế sức mạnh quân
sự và kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực; thúc đẩy về lâu dài sự phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ lạc hậu thông qua việc tăng cường hợp tác trong các cơ chế IOR-ARC và BIMST-EC; gia tăng thương mại với các nền kinh tế APEC và trở thành thành viên của tổ chức này)
Ngoài ra, các lĩnh vực triển khai của Chính sách hướng Đông cũng được đề
cập đến, tác giả viết:
Khi Thủ tướng Rao đưa Ấn Độ hướng Đông, ông ấy không chỉ chú tâm đến xuất khẩu của Ấn Độ tới khu vực (phía Đông) Mối quan tâm của ông ấy, thực tế được tiếp nối bởi các chính phủ kế nhiệm,
là hướng đến mối quan hệ gần gũi với cả khu vực thông qua tất cả các mối liên kết về thương mại, đầu tư, văn hóa, chính trị, ngoại giao và chiến lược Do đó, ngoài việc gia tăng thương mại và đầu
tư, các lĩnh vực hợp tác khác cũng được xúc tiến như: khoa học –
kỹ thuật, viễn thông - không gian, an ninh và kinh tế biển [47, tr
14]
“Khám phá lại châu Á: sự tiến triển của Chính sách hướng Đông của
Trang 18Ấn Độ” (Rediscovering Asia: Evolution of India‟s Look East Policy) là tên
cuốn sách của Prakash Nanda ấn hành năm 2003 Liên quan đến nội dung của Chính sách hướng Đông, cuốn sách đề cập đến các vấn đề bao gồm: thuật ngữ
“phía Đông”, phạm vi hướng Đông, các nguyên nhân hình thành Chính sách
hướng Đông Tác giả cho rằng phía Đông là khu vực nằm về phía Đông vịnh
Bengal hoặc khu vực ở phía Đông dãy Himalaya [160, tr 15] Phạm vi của
Chính sách hướng Đông được Prakash Nanda xác định là châu Á – Thái Bình
Dương, khu vực từ Ấn Độ xuống New Zealand, Australia, hướng lên Trung Quốc và Nhật Bản [160, tr 17] Tác giả đã chỉ ra 5 nguyên nhân hình thành
của Chính sách hướng Đông, bao gồm: (1) sự kết thúc của Chiến tranh lạnh;
(2) tác động của Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991; (3) sự tan rã của Liên bang Xô viết; (4) sự hình thành trật tự thế giới mới; và (5) bối cảnh khu vực
và môi trường trong nước của Ấn Độ giai đoạn 1990-1991 [160, tr 249-278]
Năm 2006, Shubhashree Sen đã bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài
“Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ”
(Sino-Indian Relations in the Context of India‟s Look East Policy) tại Đại học quốc gia Singapore Công trình đi sâu vào phân tích các khía cạnh trong quan
hệ Trung Quốc - Ấn Độ dưới tác động của Chính sách hướng Đông Các vấn
đề liên quan đến nội dung của Chính sách hướng Đông được đề cập đến trong
luận văn bao gồm: (1) các nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Chính sách
hướng Đông (nhu cầu đánh giá và định hướng lại việc hoạch định chính sách
đối ngoại của Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; tư duy không liên kết không còn phù hợp; sự điều chỉnh chính sách của tất cả các nước đối với Mỹ - siêu cường duy nhất còn lại; sự khủng hoảng kinh tế trong nước; sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN khiến cho Ấn Độ phải thúc đẩy quan hệ với Đông Á; sự nhìn nhận của chính Ấn Độ như một phần thuộc về châu Á; cạnh tranh về vị thế
Trang 19quốc gia với Trung Quốc; nhu cầu tham gia vào cấu trúc kinh tế và an ninh đang nổi lên của khu vực chẳng hạn APEC thông qua việc gắn kết với ASEAN [193, tr 44-45]; (2) các nội dung cơ bản của Chính sách hướng
Đông như phạm vi, mục tiêu và các giai đoạn phát triển của chính sách Về
phạm vi, tác giả cho rằng chính sách chỉ hướng đến Đông Nam Á Mục tiêu của Chính sách hướng Đông được Shubhashree Sen gắn liền với nhân tố Trung Quốc Luận văn đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản ngầm hiểu đằng sau Chính
sách hướng Đông là: thứ nhất, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng Đông Nam Á
thông qua mối liên kết với các quốc gia như Myanmar, sự gia tăng hoạt động
ở biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm thách thức vai trò của Ấn Độ ở sân sau
Nam Á; thứ hai, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực nhằm tránh việc Ấn Độ mất vai trò đối với các nước ở khu vực; thứ ba, duy trì sự
hiện diện về kinh tế và chính trị trong khu vực nhằm bảo vệ các lợi ích nhiều mặt của Ấn Độ trong việc cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc Theo tác giả, Chính sách hướng Đông có hai giai đoạn phát triển riêng biệt: “Trong khi giai đoạn 1 vạch ra sự hợp tác lớn hơn với các nền kinh tế năng động của ASEAN, thì giai đoạn 2 có sự đẩy mạnh đáng kể thương mại và quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á” [193, tr 47]
Tiêu biểu cho những công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp
là ấn phẩm “Eastward Bound: India‘s New Positioning in Asia” (2006)
(Phương Đông: Sự xác lập vị thế mới của Ấn Độ ở châu Á) của học giả Isabelle Saint-Mezard Trong quyển sách này, Isabelle Saint-Mezard phân tích một cách toàn diện, xâu chuỗi các đặc trưng và tiến triển của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong hơn một thập k rưỡi trước đó Phân tích của
bà tập trung vào khía cạnh kinh tế – chính trị của chính sách, đồng thời cũng thừa nhận tính chất nhiều mặt của chính sách này như các khía cạnh liên quan đến an ninh, văn hoá hay tư tưởng Quyển sách cũng đề cập đến phản ứng của
Trang 20các quốc gia và tổ chức khu vực ở Đông Á đối với sự triển khai chính sách của Ấn Độ ở khu vực này Tác giả nhận định rằng Chính sách hướng Đông đem lại sự gắn kết về chiến lược, thể chế, kinh tế và chính trị của Ấn Độ với Đông Á cũng như ảnh hưởng ở châu Á nói chung Cuối quyển sách, tác giả khẳng định rằng Chính sách hướng Đông là một trong những chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh [189]
―ASEAN trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ‖ là tên luận án tiến
sĩ của Võ Xuân Vinh bảo vệ vào năm 2011 tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Khoa học xã hội Việt Nam [34] Đây có thể coi là công trình nghiên cứu
về Chính sách hướng Đông với tư cách là một chính sách đối ngoại tương đối
hoàn chỉnh nhất ở Việt Nam cho đến nay Về mục tiêu của chính sách, Luận
án đã chỉ ra hai nhóm mục tiêu chính: (1) Nhóm các mục tiêu chính trị - chiến lược (Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phần nào giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương); (2) Nhóm các mục tiêu kinh tế - xã hội (Thứ nhất, Chính sách hướng Đông hướng tới việc duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Ấn Độ thông qua các mối quan hệ kinh
tế chặt chẽ với Đông Á, đặc biệt là trao đổi thương mại Thứ hai, hội nhập kinh tế với khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung là một mục tiêu quan trọng của Chính sách hướng Đông Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở tám bang vùng Đông Bắc của Ấn
Độ) Tác giả nhấn mạnh rằng mục tiêu chung nhất của chính sách này là biến
Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự không chỉ ở khu vực
châu Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới Về thời điểm ra đời của Chính
sách hướng Đông, tác giả ủng hộ quan điểm là năm 1992 Về phân chia giai đoạn phát triển và phạm vi của Chính sách hướng Đông, tác giả cho rằng:
giai đoạn 1 (1992-2002), chính sách tập trung vào việc tăng cường quan hệ
Trang 21với các nước ASEAN; giai đoạn 2 (2002 đến nay), phạm vi đã được mở rộng
ra toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhưng ASEAN vẫn được xác
định là trọng tâm của chính sách này Ngoài ra theo tác giả, lĩnh vực triển khai
của Chính sách hướng Đông bao gồm tất cả các mặt chính trị - ngoại giao,
kinh tế, văn hóa, an ninh - quân sự và hợp tác tiểu khu vực
Một quan điểm mới trong nghiên cứu về Chính sách hướng Đông đã
được trình bày trong bài viết “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: khía cạnh
chiến lược” của Giáo sư S.D Muni năm 2011 Theo tác giả, Chính sách
hướng Đông không phải ra đời trong thập k 1990 mà có từ trước đó rất lâu
và đã trải qua 4 làn sóng: (1) Làn sóng đầu tiên của các mối liên hệ về văn hóa và thương mại giữa Ấn Độ và các láng giềng phía Đông đã diễn ra từ thời
cổ đại đến thế k thứ XII-XIII; (2) Làn sóng thứ hai được bổ sung thêm khía cạnh chiến lược dưới thời thực dân Anh; (3) Làn sóng thứ ba diễn ra trong giai đoạn Ấn Độ hướng về Đông Á như một phần quan trọng trong chính sách của Ấn Độ với phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Á; (4) Làn sóng
thứ tư của sự (tái) can dự về phía Đông của Ấn Độ từ đầu thập k 1990 [153,
“Ấn Độ và Nhật Bản: các khía cạnh thay đổi của mối quan hệ đối tác trong
giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh” (India and Japan: changing dimensions of
partnership in the post-cold war period, ORF occasional paper, No 14, May 2010) của học Giáo sư K.V Kesavan – học giả hàng đầu Ấn Độ về nghiên
Trang 22cứu Nhật Bản – công tác tại Trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Đại học Jawaharlal Nehru Lý giải cho nhân tố tác động chủ yếu đến quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản, giáo sư nhấn mạnh:
Tư duy thù địch của Chiến tranh lạnh đã có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của Nhật Bản với Ấn Độ trong các thập k tiếp theo và liên minh về an ninh với Mỹ luôn là một rào cản, đặc biệt đối với các nước không liên kết Ấn Độ, quốc gia đã nổi lên trên trường quốc tế như một lực lượng có tiếng nói đại diện cho các nước Á-Phi, đã nhìn nhận Nhật Bản như một quốc gia phụ thuộc vào Mỹ Sự khác biệt trong nhận thức tiếp tục là rào cản tâm lý giữa hai quốc gia khiến cho hai bên có các quan điểm trái ngược hoàn toàn đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu [110, tr 2-3]
Diễn biến của mối quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh được đề cập dưới các góc độ: (1) ảnh hưởng của các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ năm 1998; (2) các thỏa thuận trong các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước; (3) hợp tác an ninh ba bên Ấn-Nhật-Mỹ; (4) an ninh hàng hải; (5) nhân tố Trung Quốc; (6) ODA của Nhật Bản dành cho Ấn Độ; (7) đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Nhật Bản tại Ấn Độ; (8) thương mại song phương; (9) hợp tác trong ngành công nghệ thông tin; và (9) nhu cầu đẩy mạnh giao lưu văn hóa Để khẳng định cho xu hướng gia tăng quan hệ song phương, tác giả đánh giá:
Mối quan hệ đối tác này về cơ bản được định hướng bởi sự kết hợp của hai nhân tố chiến lược và kinh tế Sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một cường quốc về quân sự và kinh tế ở châu Á rõ ràng tạo
ra một mối quan tâm chung… Thứ hai, quan hệ đối tác song phương đã tiến triển bởi sự bổ sung lợi thế kinh tế giữa hai bên [110, tr 38]
Trang 23Trong khi đó, mối quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc được giới nghiên cứu chú ý nhiều Một mặt, đây là hai quốc gia láng giềng, trong lịch sử tồn tại nhiều vấn đề giữa hai nước chưa được giải quyết; mặt khác, sau Chiến tranh lạnh, hai nước đang vươn lên một cách mạnh mẽ, vừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau Mối quan hệ này có ảnh hưởng lớn đến hoà bình, an ninh và
thịnh vượng của châu Á cũng như thế giới Cuốn sách: “Rapprochement
Across the Himalayas: Emerging India–China Relations in Post Cold War Period (1947-2003)” (2004) (Nối lại quan hệ xuyên dãy Himalayas: mối quan
hệ đang lên giữa Ấn Độ – Trung Quốc trong giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh (1947-2003) của Keshav Mishra là một công trình đồ sộ viết về mối quan hệ này Quyển sách đã phác họa diễn biến quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc trong giai đoạn Chiến tranh lạnh trên bình diện song phương, khu vực và thế giới, cũng như quá trình nối lại quan hệ trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh Theo tác giả, một trong những nhân tố thúc đẩy quan hệ song phương là chính sách đối với Nam Á của Trung Quốc có lợi cho Ấn Độ: “Tóm lại, Trung Quốc đã giảm bớt khía cạnh chống Ấn Độ trong chính sách của mình và đã chứng tỏ ít quan tâm đến việc cổ vũ bất cứ tình huống xung đột nào ở Nam Á Sự phát triển của SAARC đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của Trung Quốc” [141,
tr 325] Tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương đều được đề cập, tuy nhiên công trình phân tích sâu về hai nhân tố chính trị và an ninh tác động đến quá trình nối lại quan hệ hai nước từ năm 1991 đến năm 2003 (trước thời điểm ra đời của cuốn sách năm 2004) Tác giả nêu rằng:
Để mở rộng nền tảng quan hệ song phương, cả hai quốc gia đã tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, v.v… Tất cả sự phát triển này trong quan hệ song phương kết hợp với nhau để tạo dựng nên cấu trúc của việc nối lại quan hệ thân thiết Trung-Ấn trước năm 1997 Tuy nhiên, cơ sở của việc nối lại
Trang 24quan hệ thân thiết lại phát triển trên một nền tảng yếu là sự nghi kỵ giữa hai bên [141, tr 327]
“The Dragon and the Elephant: Chinese-Indian Relations in the 21 st
Century” (Con Rồng và con Voi: Quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ trong thế k
XXI) là tên bài nghiên cứu của Jing-dong Yuan được đăng tải trên Washington Quarterly vào mùa hè 2007 Ông là Giám đốc Chương trình đào tạo các vấn đề cấm phổ biến thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề cấm phổ biến (Center for Non-proliferation Studies), đồng thời là Giáo sư nghiên cứu
về chính sách quốc tế ở Viện nghiên cứu quốc tế Montery Việc thúc đẩy quan hệ của Ấn Độ với phía Đông, theo tác giả, là chủ yếu nhằm đối phó với Trung Quốc Lý giải cho việc thắt chặt mối quan hệ “mọi thời tiết” Trung Quốc – Pakistan, nhân tố tác động rất lớn đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, Jing-dong Yuan cho rằng:
Trung Quốc hỗ trợ cho Pakistan trong những năm gần đây xuất phát
từ lo ngại quan hệ với Pakistan bị suy giảm hơn là việc coi Pakistan như một đối trọng chiến lược với Ấn Độ… Trung Quốc cũng quan tâm đến việc giữ Islamabad trong vòng ảnh hưởng của mình nhằm kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại khu vực hơn là khuyến khích Pakistan có các hành động phiêu lưu thiếu suy nghĩ [103, tr 131] Nghiên cứu về cạnh tranh và hợp tác tay ba giữa ba cường quốc ở châu
Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản có công trình nghiên cứu đã được in
thành sách “Asian Juggernaut: the Rise of China, India and Japan” (2006)
(Thế lực lớn ở châu Á: sự nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản) của nhà nghiên cứu Brahma Chellaney – người Ấn Độ Tác giả nghiên cứu sự trỗi dậy của châu Á thông qua việc tập trung vào ba cường quốc chính là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản Tác giả phân tích sự thay đổi cán cân quyền lực ở châu Á sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định chiến lược ở khu vực này
Trang 25cũng như thế cân bằng giữa ba cường quốc Thêm vào đó, tác giả cũng nhấn mạnh những tác động của sự cân bằng trong ba mối quan hệ song phương Trung Quốc – Nhật Bản, Ấn Độ – Trung Quốc và Ấn Độ – Nhật Bản đến an ninh châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung… Cuốn sách đem lại cho người đọc một cách nhìn tương đối tổng quát về mối quan hệ tay ba Ấn Độ – Trung Quốc – Nhật Bản và tầm quan trọng của nó đối với hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở châu Á [58]
Hướng viết về mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN, Đông Nam Á nói riêng hay với cả Đông Á nói chung sau Chiến tranh lạnh thường gắn liền với Chính sách hướng Đông của Ấn Độ Các nghiên cứu về mối quan hệ của Ấn
Độ với ASEAN, Đông Nam Á tương đối nhiều Chẳng hạn: “Ấn Độ và
ASEAN: đối tác kinh tế trong thập kỷ 1990 và triển vọng tương lai” (India and
ASEAN: economic partnership in the 1990s and future prospects, Gyan Publishing House, New Delhi, 1996) là tên cuốn sách do ba học giả Prakash Shri, Vanita Roy và Sanjay Ambedkar chủ biên Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu được trình bày tại hội thảo hai ngày thảo luận về “Các mặt tương đồng và bổ sung giữa Ấn Độ và ASEAN” do Viện hàn lâm Nghiên cứu về Thế giới thứ ba tổ chức vào tháng 3/1995 Công trình nhấn mạnh yếu tố kinh
tế trong sự gia tăng quan hệ song phương: “Ấn Độ đang đứng trên ngưỡng cửa trở thành một „con hổ kinh tế‟ trong tương lai rất gần và sự hội nhập với
„các con hổ ASEAN‟ sẽ là bước đầu tiên của việc đi đúng hướng” [197, tr 18] Cũng để khẳng định yếu tố chủ động của Ấn Độ trong việc gia tăng hợp
tác kinh tế với Đông Nam Á, học giả V.V Bhanoji Rao trong phần viết “India
and Southeast Asia: New Partnership” kết luận rằng:
Hiện nay, rõ ràng rằng các liên kết kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào các sáng kiến của Ấn Độ Điều này không hoàn toàn là không thể chấp nhận được Tuy nhiên, khi quá trình
Trang 26đổi mới kinh tế cũng như các tiềm năng của nền kinh tế Ấn Độ được phát huy, Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ Ấn
Độ như là một sự lựa chọn kinh tế thực dụng [197, tr 30]
Chỉ có một số ít công trình viết về quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh Tuy rằng tiêu đề nói đến châu Á, nhưng các nội dung của
cuốn sách “Khám phá lại châu Á: sự tiến triển của Chính sách hướng Đông
của Ấn Độ” (Rediscovering Asia: Evolution of India‟s Look East Policy) của
Prakash Nanda ấn hành năm 2003 lại đề cập chủ yếu đến mối quan hệ của Ấn
Độ với Đông Á trong bối cảnh Ấn Độ triển khai Chính sách hướng Đông Hướng viết tập trung vào mối quan hệ của Ấn Độ với từng nước Đông Nam
Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong sự chuyển dịch chính sách hướng về phía Đông của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh Quan hệ của Ấn Độ với ASEAN như một khối chỉ được trình bày sơ lược trong phần 7 – thiết lập các
cơ chế hợp tác Khi xem xét về các nhân tố thách thức đến quan hệ của Ấn Độ với khu vực phía Đông, Prakash Nanda nhìn nhận chỉ có ba yếu tố chính, đó là: (1) các thách thức từ nhân tố Trung Quốc; (2) tầm quan trọng của nhóm đảo Andaman; và (3) nhu cầu về một chiến lược biển thích hợp [160]
Bài viết “Hội nhập Ấn Độ - Đông Á: giải pháp cùng có lợi cho châu Á” (India-East Asia Integration: A Win-Win for Asia, RIS Discussion Paper, No
91, 2005) của hai học giả Mukul Asher và Rahul Sen tập trung vào 3 khía cạnh kinh tế trong quan hệ của Ấn Độ với Đông Á giai đoạn 1997-2004: (1) thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Đông Á; (2) thương mại dịch vụ giữa Ấn
Độ và Đông Á; (3) các dòng đầu tư giữa hai bên Bài viết có một quan điểm đáng chú ý khi cho rằng với lợi thế về t lệ lực lượng lao động trẻ của Ấn Độ chiếm t trọng cao còn duy trì được từ 3 đến 4 thập k nữa (trong khi t trọng này của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore ngày càng giảm) sẽ
là nhân tố thúc đẩy sự gia tăng hợp tác kinh tế của Ấn Độ với Đông Á:
Trang 27Tất yếu sẽ có sự bổ sung về nhân khẩu giữa Ấn Độ với Nhật Bản (cũng như với Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc) Sự bổ sung này là lý do quan trọng để Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc tận dụng các nguồn lực chất xám con người của Ấn Độ mà không phải xem xét đến vấn đề nhập cư dài hạn và do đó mở rộng không gian kinh tế của họ bằng việc hợp tác với Ấn Độ [45, tr 19]
Việc xem xét khái quát mối quan hệ của Ấn Độ với từng đối tác Đông
Á trong Chính sách hướng Đông đã được phân tích trong bài tham luận
“India‘s Rise and Asia: Dynamics of Growth and Cooperative Relations” (Sự
nổi lên của Ấn Độ và châu Á: Động lực cho tăng trưởng và quan hệ hợp tác) của Shanta Nedungadi Varma thuộc Đại học Delhi (University of Delhi) được phát biểu tại Hội thảo quốc tế của Hiệp hội khoa học chính trị Hàn Quốc năm
2007 với chủ đề “Sự nổi lên của châu Á và tương lai của nó” (The Rise of Asia and its Future) Nội dung bài viết khái quát Chính sách hướng Đông của
Ấn Độ, quan hệ của Ấn Độ với ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
sự hội nhập kinh tế với Đông Á hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế Đông
Á và sự tham gia của Ấn Độ vào các sáng kiến đa phương tại châu Á như sáng kiến hợp tác sông Hằng – sông Mekong, BIMSTEC, SCO [234]
Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á như một khu vực dưới tác động của Chính sách hướng Đông được Giáo sư G.V.C Naidu trình bày trong chuyên
đề “Từ ‗Hướng tới‘ đến Can dự - Ấn Độ và Đông Á” (From „Looking‟ to
Engaging – India and East Asia) được đăng trên ấn phẩm Asie.Visions 46 do Học viện Quan hệ quốc tế Pháp phát hành tháng 12/2011 G.V.C Naidu phân tách mối quan hệ của Ấn Độ với Đông Á theo hai thời kỳ phát triển của Chính sách hướng Đông: (1) thập k 1990, quan hệ của Ấn Độ với Đông Á tập trung chủ yếu vào ASEAN, cũng như mối quan hệ này dưới tác động của nhân tố Trung Quốc; (2) thập k 2000, quan hệ của Ấn Độ với Đông Á được đẩy
Trang 28mạnh khi Ấn Độ ngày càng can dự sâu vào khu vực này Lý giải cho điều này, tác giả nhận định về tác động tích cực từ các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ vào tháng 5/1998:
Các cuộc thương lượng về hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ, theo sau chuyến thăm rất thành công của Tổng thống Bill Clinton tới Ấn Độ tháng 3/2000 (22 năm kể từ chuyến thăm cuối cùng của một tổng thống Mỹ), không chỉ có tác động to lớn đến quan hệ song phương
mà quan trọng hơn là tác động đến nhận thức của các đồng minh của Mỹ ở Đông Á như Nhật Bản hướng về Ấn Độ [158, tr 11] Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á được xem xét dưới 4 góc độ: (1) can dự chính trị thực chất ngày càng tăng với Đông Á; (2) hội nhập kinh tế với Đông
Á còn hạn chế; (3) các ảnh hưởng chiến lược đối với trật tự khu vực; và (4) sự tham gia chủ động vào các cơ chế đa phương của khu vực Đông Á
Tại Việt Nam, phần lớn các bài viết, nghiên cứu công bố trong các tạp chí chuyên ngành hay các hội thảo quốc tế chỉ đề cập một khía cạnh nào đó hay khái quát về quan hệ của Ấn Độ với Đông Á Ví dụ: bài viết “Quan hệ Ấn
Độ - Đông Nam Á” của Phạm Nguyên Long (2002); bài tham luận “ASEAN -
Ấn Độ và hợp tác sông Hằng - sông Mekong” của TS Trần Cao Thành tại
Hội thảo quốc tế: “Ba mươi năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Nhìn lại và Triển
vọng (1972–2002)” được tổ chức ở Hà Nội năm 2002; bài tham luận “Sự giao
lưu của Ấn Độ đối với Đông Á” (India‟s Engagement with East Asia) của
Thư ký Bộ Ngoại giao Ấn Độ Pradeep Kumar Kapur tại Hội thảo quốc tế: “Sự
nổi lên của Ấn Độ và triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ” được tổ chức ở
Hà Nội ngày 19/6/2007; bài tham luận “Các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI” của PGS.TS Văn
Ngọc Thành tại Hội thảo quốc tế: “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử quan hệ
quốc tế thời kỳ hiện đại” được tổ chức ở Hà Nội năm 2011; hay bài viết “Ấn
Trang 29Độ với hợp tác ở Đông Á” của Võ Xuân Vinh (2007) được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á; v.v… [11, 22, 23, 33, 107]
Tuy nhiên, những nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với Đông Á, trong
đó tập trung vào ba đối tượng chính là Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh Ấn Độ triển khai Chính sách hướng Đông sau Chiến tranh lạnh vẫn còn ít về số lượng và chưa phong phú về nội dung Nói cách khác, các nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa phân tích sâu cả ba mối quan hệ Ấn Độ
- Đông Nam Á, Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ - Nhật Bản trên tất cả các mặt hợp tác trong cùng một công trình Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của Ấn
Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh, cùng với các nhận xét về một vài đặc điểm, thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này, luận án có thể đóng góp thêm những cơ sở thực tiễn để người đọc hiểu hơn về chính sách và mối quan
hệ của Ấn Độ - một cường quốc châu Á đang lên - với Đông Á (trong đó có Việt Nam), một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quan hệ của Ấn Độ với Đông
Á, trong đó tập trung vào quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc, Nhật Bản và
Đông Nam Á (với tư cách một tổng thể, với tổ chức của nó là ASEAN, trừ
trường hợp Việt Nam cần đi sâu hơn) Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu
một số nội dung khác để phục vụ cho việc nghiên cứu đối tượng chính của luận án như: các nhân tố đưa đến sự điều chỉnh quan hệ của Ấn Độ với khu vực Đông Á; vị trí của Đông Á trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh; Chính sách hướng Đông; các thuận lợi, thách thức và triển vọng của mối quan hệ này; quan hệ Ấn Độ - Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận án nghiên cứu vấn đề trong khoảng thời gian từ năm
1991 đến thời điểm hoàn thành luận án, trong đó có ba mốc thời gian chính:
Trang 301991, 2003 và 2012 Năm 1991 là năm lên nắm quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao, người khởi xướng Chính sách hướng Đông, cũng như đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh Năm 2003 là năm Chính sách hướng Đông bước vào giai đoạn hai, từ tập trung vào Đông Nam Á đến mở rộng sang toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương; đồng thời mở ra một giai đoạn mà quan hệ của Ấn Độ với Đông Á phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đạt được các bước phát triển mới về chất, chẳng hạn như sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại Ấn Độ - Trung Quốc, vai trò thành viên sáng lập Hội nghị cấp cao Đông Á (2005) của Ấn Độ, việc Ấn Độ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất (2010),… Năm 2012 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ Ấn Độ - ASEAN, 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Ấn Độ - Nhật Bản, 40 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Việt Nam Ngoài ra, quan hệ của Ấn Độ với các chủ thể chính ở Đông Á còn được xem xét khái quát trong giai đoạn 1947-1991
Không gian được đề cập chính trong luận án là khu vực nằm ở phía
Đông của Ấn Độ, cụ thể là Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung Ngoài ra, các khu vực khác như Nam Á, Tây Á,… cũng được đề cập để đánh giá và so sánh vai trò của Đông Á trong sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh
Về vấn đề nghiên cứu, trọng tâm của luận án là: (1) các cơ sở đưa tới
việc điều chỉnh quan hệ của Ấn Độ với Đông Á từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, (2) Chính sách hướng Đông qua hai giai đoạn phát triển của nó, (3)
quan hệ của Ấn Độ với Đông Nam Á (với tư cách một tổng thể, với tổ chức
của nó là ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản, (4) quan hệ Ấn Độ - Việt Nam
trong Chính sách hướng Đông, (5) các thành tựu chính, các mặt hạn chế, một
số đặc điểm, các thuận lợi, thách thức và triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Đông Á
Trang 314 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Luận án đã sử dụng hai loại tư liệu chính là tư liệu gốc và tư liệu tham khảo
Tư liệu gốc bao gồm các Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn
Độ có liên quan; các Tuyên bố chung, bài phát biểu trong các cuộc viếng thăm chính thức giữa các nhà lãnh đạo, các hội nghị song phương và đa phương; các văn bản hợp tác giữa Ấn Độ với các đối tác; các số liệu thống kê
về các lĩnh vực hợp tác của các cơ quan chính phủ Ấn Độ, Việt Nam, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á,…;
Tư liệu tham khảo bao gồm chuyên khảo, bài báo và các tư liệu khác
nghiên cứu về: (1) Chính sách hướng Đông; (2) Quan hệ của Ấn Độ với Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói chung, các thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Pakistan nói riêng,…; (3) các cơ chế, thỏa thuận hợp tác an ninh – chính trị, kinh tế như: ARF, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, FTA,…; (4) các nội dung liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận
án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu có tính liên ngành, vừa là lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, vừa là quan hệ quốc tế; nên cơ sở lý luận của luận án này là Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị đối ngoại và những vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế Luận án áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, dự báo
Phương pháp lịch sử (bao gồm cả phương pháp lịch đại và đồng đại) là
phương pháp quan trọng được sử dụng trong luận án Thứ nhất, phương pháp
lịch đại được sử dụng trong việc phân chia các giai đoạn phát triển của quan
Trang 32hệ Ấn Độ với các đối tác chính ở Đông Á, cũng như đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng, triển vọng của mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực phía Đông Thứ
hai, phương pháp đồng đại được áp dụng trong việc so sánh quan hệ của Ấn
Độ với ba đối tác chính là Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản hay quan
hệ của Ấn Độ với các khu vực và đối tác khác như Nam Á, Mỹ
Lý thuyết quan hệ quốc tế được áp dụng trong luận án là lý thuyết về
mô hình thay đổi chính sách đối ngoại để làm rõ những nhân tố đưa đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với sự ra đời của Chính sách hướng Đông và gia tăng quan hệ với khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh
Thông qua việc thống kê, phân tích và so sánh các sự kiện, các văn bản hợp tác chính trị - an ninh, các thỏa thuận hợp tác kinh tế, các số liệu về thương mại, đầu tư…, quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sẽ được tổng hợp, phân tích và làm rõ trên cơ sở định lượng
Luận án góp phần làm rõ về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn
Độ, cụ thể là Chính sách hướng Đông, một trong những chính sách đối ngoại lớn và thành công nhất của Ấn Độ
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, nhà ngoại giao, người nghiên cứu, sinh viên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc
tế và quốc tế học
Trang 336 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án chia làm 3 chương:
Chương 1 cho thấy những tiền đề của việc điều chỉnh quan hệ đối ngoại
của Ấn Độ với Đông Á từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc như: mối liên hệ lịch sử, văn hoá và an ninh của Ấn Độ với Đông Á; quan hệ của Ấn Độ với Đông Á giai đoạn 1947-1991; bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh cũng như nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh của Ấn Độ trong bối cảnh mới
Chương 2 khái quát về chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn
1947-1991 và các điều chỉnh chủ yếu của nó sau Chiến tranh lạnh; trình bày một cách hệ thống và những nét cơ bản về các giai đoạn, nội dung, mục tiêu cũng như hướng tiếp cận của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ; tập trung vào quan hệ của Ấn Độ với ba chủ thể chính của Đông Á là Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 1991-2012 trên các mặt: chính trị - an ninh, kinh tế, thương mại - đầu tư và một số lĩnh vực khác Ngoài ra, chương 2 còn đề cập đến quan hệ Ấn Độ – Việt Nam trong tổng quan Chính sách hướng Đông của Ấn Độ
Chương 3 đưa ra những nhận xét và đánh giá chung về quan hệ của Ấn
Độ với Đông Á từ năm 1991 đến nay: các thành tựu – hạn chế, đặc điểm, thuận lợi - khó khăn cùng xu hướng, triển vọng của mối quan hệ này
Trang 34Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1 Mối liên hệ về lịch sử, văn hóa và an ninh giữa Ấn Độ với Đông Á
Từ thời cổ - trung đại, Ấn Độ đã có các mối liên hệ văn hóa và thương mại với các quốc gia Địa Trung Hải, Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc Các nhà lái buôn, nhà truyền đạo Ấn Độ đã đến các nơi này, thậm chí
từ đó đi đến các nơi xa hơn
Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với văn minh Đông Nam Á đã bắt
đầu từ trước Công nguyên (TCN), được biểu hiện khá toàn diện và sâu sắc trên các mặt: (1) ngôn ngữ và văn tự (chữ Sanskrit và Pali), (2) văn học, (3) tôn giáo (đạo Bà-la-môn và đạo Phật), (4) nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, (5) phương thức canh tác và quản lý xã hội Sự giao thoa văn hóa này thông qua hai con đường trên bộ và trên biển Cùng lúc đó, ở nhiều bộ tộc Đông Nam Á đang diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp Những thủ lĩnh của các bộ tộc này đã tiếp nhận cách thức tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ, làm hình thành nên một số vương quốc Đông Nam Á cổ Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy: “Các vương quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ được hình thành sớm nhất ở Đông Nam Á vào các thế k đầu sau Công nguyên là ở bán đảo Malay, Campuchia, Việt Nam và trên các đảo Java, Sumatra, Borneo and Bali” [119, tr 16-17]
Đồng thời, các tầng lớp trên của cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu cả chữ viết, các văn bản, tôn giáo và các thành tựu khác của văn hóa Ấn Độ: “Cùng với các đoàn lái thương, các nhà truyền đạo Bà-la-môn đã du nhập văn học, nghệ thuật điêu khắc, các nghi lễ của Ấn Độ vào các tầng lớp trên ở Đông Nam Á Họ đã truyền bá các nét văn hóa truyền thống, tổ chức chính quyền,
Trang 35các yếu tố từ Bộ luật Manu của Ấn Độ” [192, tr 17] Ảnh hưởng của văn hóa
Ấn Độ đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á Các ký tự Pali, Sanskritgóp phần cấu thành nên ngôn ngữ, các văn tự
cổ của các ngôn ngữ ở Đông Nam Á; bên cạnh các di sản văn hóa như chùa chiền, tượng Phật của Đạo Phật, các bức tượng Ganesha, Garuda, Shiva, Parvati, Rama and Sita được thờ cúng ở nhiều nơi tại Đông Nam Á Sự giao thoa văn hóa còn thể hiện trong các tên địa danh, tên người, lối sống, các lễ hội, kiến trúc đền đài, nhà cửa như đền Borobudur ở Indonesia, Angkor Wat ở Campuchia và Wat Phu ở Lào Như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
đã nói: “Trên khía cạnh lịch sử, Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đối với Đông Nam
Á cả về kinh tế và văn hóa Truyện Ramayana xuất hiện trong nhiều dạng văn học khác nhau ở Đông Nam Á Các nền văn minh ở khu vực đã thật sự mang bản sắc Ấn Độ” [61, tr 13] Một trong những nhân tố quan trọng của việc mở rộng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang Đông Nam Á là sự gần gũi về địa lý
và “giàu có” của khu vực này Rất nhiều tác phẩm văn học cổ của Ấn Độ như
Ramayana, Pali Nidesa đã miêu tả nhiều vùng đất ở Đông Nam Á dưới các
tên Miền đất vàng (Suvarnabhumi), Đảo vàng (Suvarnadvipa), Đảo dừa (Narikeladvipa), Đảo long não (Karpuradvipa) và Đảo lúa mạch
(Yavodvipa)
Thương mại đường biển giữa Ấn Độ và Đông Á đã có từ thiên niên k
thứ I TCN (đường v liền trong Bản đồ 1.1) Tuy nhiên, hoạt động này bắt
đầu phát triển mạnh từ những thập niên đầu sau Công nguyên (SCN) Cùng với các lái buôn, nhà truyền đạo, người hành hương, tín đồ tôn giáo, các nhà thám hiểm và những người di cư đã đi đến Đông Nam Á Cảng cổ Tamralipti
ở cửa sông Hằng là một trong những điểm xuất phát sớm nhất Từ cảng này, các chuyến tàu sẽ đi dọc theo bờ biển vịnh Bengal và Myanmar, hoặc đi thẳng qua Vịnh này để tới bán đảo Malay Chẳng hạn, theo các tài liệu cổ của Trung
Trang 36Quốc ở thế k thứ III SCN, một lái buôn từ phía Tây Ấn Độ đã tới Phù Nam vào thế k thứ II SCN Sau khi tìm hiểu về thương mại của Ấn Độ, vua Phù Nam Fan Chen đã cử một hoàng thân quốc thích tới nước này Không những thế, các hoạt động giao thương giữa tiểu lục địa Ấn Độ với Đông Nam Á là một mắt xích quan trọng trong thương mại trên biển kéo dài từ Vịnh Péc-xích (Persian Gulf) qua Ấn Độ Dương, biển Đông lên tới Nhật Bản Ấn Độ và Đông Nam Á không những buôn bán cho nhau mà còn là nơi trung chuyển hàng hóa tới các khu vực khác
Bản đồ 1.1: Thương mại trên biển giữa Ấn Độ và Đông Á
(thời Đế chế Chola - 1.050 TCN)
Các con tàu từ Địa Trung Hải, sau khi ghé qua cảng Tamralipti (nằm ở Orissa), sẽ tiếp tục hành trình tới Đông Nam Á và Trung Quốc Vào thế k thứ III, thứ IV SCN, trong khi thương mại đường biển Ấn Độ - La Mã bị suy giảm thì thậm chí các chuyến tàu chở hàng từ Ấn Độ tới Đông Nam Á và
Trang 37Trung Quốc còn gia tăng Hàng hóa của Ấn Độ, sau khi tới Đông Nam Á, đã được đưa tới các thị trường xa hơn là Trung Quốc và Nhật Bản
Trong thời kỳ thực dân Anh mở rộng thuộc địa, các mối liên hệ giữa
Ấn Độ và Đông Nam Á cũng theo đó phát triển Làn sóng di cư người Ấn sang Đông Nam Á tăng vọt, chủ yếu phục vụ trong các đồn điền Một số khác giàu có thành lập các cơ sở kinh doanh hàng vải vóc, buôn bán gia vị Ngoài
ra, người Ấn còn làm việc với tư cách là thư ký, kỹ sư, thầy giáo Lực lượng lao động người Ấn làm việc trong các đồn điền cao su, chè, cà phê và trong các nhà máy xay xát gạo ở các nước Malaya (ngày nay là Malaysia), Singapore, Myanmar (thuộc địa của Anh) Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Malaya đã đưa đến sự di cư trên diện rộng của lao động người Ấn (chủ yếu người Tamil) tới các đồn điền ở Malaya “Hơn 1,5 triệu người thiểu số Tamil
từ Nam Ấn đã được thống kê vào năm 1931 trên các thuộc địa của Anh” [50,
tr 165] Ngày nay, Malaysia là nơi có cộng đồng Ấn kiều lớn nhất
Mối liên hệ trong lịch sử giữa Ấn Độ và Trung Quốc thông qua con
đường tơ lụa sơ khai đã diễn ra từ nhiều thế k TCN Một nhánh phía Tây – Nam của con đường tơ lụa đã hình thành vào khoảng thế k thứ I SCN (Bản
đồ 1.2) Hơn một thiên niên k sau đó, Macco Polo mới thiết lập một “con đường tơ lụa” tương tự đi qua Karakoram vào thế k thứ XIII Sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ và Trung Quốc gần như chỉ có tính một chiều với sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Trung Quốc Từ thế k thứ III TCN, đạo Bà-la-môn (sau này gọi là đạo Hindu), đạo Phật và các ảnh hưởng về văn hóa của
Ấn Độ, qua khu vực Trung Á, được truyền vào Trung Quốc Có lẽ rằng tôn giáo là nguồn gốc chủ yếu của sự tiếp xúc giữa Trung Quốc và Ấn Độ; và Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong giao lưu giữa con người và tư tưởng của hai quốc gia Hơn nữa, Phật giáo không chỉ giới hạn ảnh hưởng trong phạm vi tôn giáo, mà còn tác động đến các lĩnh vực khác như ngôn ngữ, văn
Trang 38chương, kiến trúc, hội hoạ, y khoa, âm nhạc, Giáo sư John Kieschnick đã chứng minh rằng phần lớn kiến trúc về chùa chiền và cầu cống của Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ [112]
Bản đồ 1.2: Con đường tơ lụa vào thế k thứ I SCN
( http://defence.pk/threads/india-and-china-the-future.70679/ )
Qua các du ký của người Trung Quốc đến Ấn Độ (chẳng hạn như Pháp Hiển vào thế k thứ V, Huyền Trang và Nghĩa Tịnh vào thế k thứ VII), chúng ta thấy mối quan tâm của họ không chỉ là lý thuyết hay thực hành Phật giáo.2 Cũng tương tự như vậy, đặc biệt vào thế k thứ VII và thứ VIII, những người Ấn Độ du hành sang Trung Quốc không chỉ đơn thuần là các bậc tu hành, mà trong đó còn có nhiều người với nghề nghiệp khác như các nhà toán học và thiên văn Vào thế k thứ VIII, một nhà thiên văn học người Ấn Độ tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta (Gautama Siddhartha) đã trở thành Chủ tịch Ủy ban thiên văn tại Trung Quốc Yang Jingfen, một nhà thiên văn học người Trung
2 Có nhiều cách phiên âm khác nhau: Pháp Hiển (Faxian, Fa Shien, Fa-hien), Huyền Trang (Xuanzang, Hiuan-tsang và Yuang Chwang) và Nghĩa Tịnh (Yi Jing, I Tsing và I-Ching)
Trang 39Quốc vào thế k thứ VIII, đã mô tả nguồn gốc Ấn Độ của ngành thiên văn Trung Quốc như sau:
Ai muốn biết về vị trí của Ngũ hành tinh, đều phải chấp nhận phương pháp soạn lịch của Ấn Độ… Chúng ta có ba học giả chuyên
về lịch Ấn Độ, Chiayeh, Cồ Đàm và Chumoli; cả ba đều làm việc tại Ủy ban thiên văn Nhưng phương pháp phổ biến nhất là của Cồ Đàm, kết hợp với công trình “một nghệ thuật vĩ đại” của Ông, được chính quyền áp dụng [161, tr 202]
Trong khi đó, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Nhật Bản không
diễn ra trực tiếp, do sự xa xôi về mặt địa lý, các trở ngại cả trên đường biển và đường bộ; nhưng vẫn thể hiện rõ nét trong sự xâm nhập của đạo Phật vào Nhật Bản Mặc dù, đạo Phật được truyền bá vào Nhật Bản từ Trung Quốc, nhưng các tín đồ Nhật Bản đều biết rằng đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ Ví
dụ, thuật ngữ Tenjiku (tên cổ của Ấn Độ) đã được sử dụng trong các tác phẩm
văn học của thời kỳ Heian (794-1185)
Như đã đề cập đến ở phần trên, giao lưu giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã
có từ thế k thứ III TCN và trở nên gần gũi hơn dưới triều nhà Hán (206 TCN
- 220 SCN) Từ năm 70 SCN, đạo Phật được thừa nhận là một tôn giáo lớn ở Trung Quốc Vào cuối thế k thứ VI SCN, khi Nhật Bản mở cửa giao lưu với Trung Quốc, một làn sóng văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào Nhật Bản, chủ yếu thông qua Triều Tiên (giai đoạn này Triều Tiên là một quốc gia nằm dưới ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc) Đạo Phật theo đó xâm nhập vào Nhật Bản Tuy không trực tiếp, nhưng theo đánh giá của các học giả Nhật Bản thì ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ có vai trò rất quan trọng với Nhật Bản Giáo sư Hajime Nakamura (1912-1999) cho rằng “không có ảnh hưởng của
Ấn Độ, văn hóa Nhật Bản sẽ không được những gì có ngày hôm nay” [159]
X t về khía cạnh an ninh, Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái
Trang 40Bình Dương nói chung không những có vai trò quan trọng về mặt an ninh, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Ấn Độ Cuối năm 1945, trước khi nhiều người nhận ra tầm quan trọng của Thái Bình Dương, Jawaharlal Nehru
đã viết: “Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây Dương trong tương lai như một trung tâm đầu não của thế giới Mặc dù không trực tiếp là một quốc gia Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ không thể từ bỏ ảnh hưởng quan trọng của mình ở đây” [178, tr 216] Thậm chí, chưa đầy một năm trước khi giành độc lập, J Nehru đã nhìn thấy sự gần gũi của Ấn Độ ở châu Á cũng như vai trò của Đông Nam Á đối với an ninh của mình, khi nói:
Chúng ta thuộc về châu Á và nhân dân châu Á thì gần gũi với chúng ta hơn các dân tộc khác Ấn Độ là một trụ cột giữa 3 khu vực Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á Trong quá khứ, văn hoá Ấn Độ đã
du nhập tới những nước này bằng nhiều con đường khác nhau Các mối liên hệ đó đang được nối lại và tương lai sẽ nhìn thấy một liên minh gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Đông Nam Á cũng như giữa Ấn
Độ với Afghanistan, Iran và thế giới Ả Rập [178, tr 216]
Từ năm 1947, dưới thời của Thủ tướng J Nehru, Đông Nam Á có một
vị trí địa chính trị quan trọng trong cách đánh giá của các nhà lãnh đạo Ấn
Độ Hội nghị liên Á được tổ chức ở New Delhi tháng 3/1947 đã hướng về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Indonesia và Việt Nam J Nehru đã phản ứng dữ dội trước việc tái chiếm của thực dân Hà Lan đối với Cộng hoà Indonesia: “Tinh thần châu Á mới sẽ không chấp nhận những việc như vậy Không một đất nước châu Âu nào có thể đưa quân vào châu Á nhằm chống lại người dân châu Á” [178, tr 217] Cùng với Australia, Ấn Độ đã đưa vấn đề Indonesia lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Khi thực dân Hà Lan tái chiếm Indonesia lần thứ 2, Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo về Indonesia ở New Delhi tháng 1/1949 Ấn Độ đã có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ