1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ DẠY ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 1, 2, 3

17 2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SKKN: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜDẠY ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 1, 2, 3

PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀI Lý do chọn đề tài

Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm Trongcông cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềmnăng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người càng được đềcao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Việc nâng cao chất lượng hiệuquả của giờ dạy môn học đạo đức trong trường Tiểu học là trách nhiệm và là việclàm vô cùng cần thiết của mỗi người giáo viên Với đặc điểm tâm sinh lý học sinhTiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào là thuyết giảng hay, nhồi nhétcác bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phương pháp Một trong nhữngphương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức là phương pháp tổ chức tròchơi cho học sinh.

Với những suy nghĩ và trăn trở tôi mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm của bản thân vàogiảng dạy môn Đạo đức ở các lớp do tôi chủ nhiệm năm học 20 -20 thực nghiệmtại lớp 1 Năm học 20 - 20 , thực nghiệm tại lớp 2 Năm học 20 - 20 thựcnghiệm tại lớp 3, tôi thấy đã có nhiều kết quả khả quan Học sinh nắm chắc đượckiến thức đã học biết vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống Trong khuôn khổ hạn hẹpcủa bài viết này tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm "Tổ chức trò chơi họctập trong giờ dạy Đạo đức ở các lớp 1, 2, 3".

II Mục đích nghiên cứu

III Kết quả cần đạt …

IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…

Trang 2

PHẦN 2 - NỘI DUNGI Cơ sở lý luận nghiên cứu

Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con người Bất cứ ai trong cuộcđời cũng từng tham gia các trò chơi Cũng như lao động, học tập, trò chơi là mộtloại hình hoạt động sống của con người Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dungnhất định, có những quy chế nhất định mà người chơi phải tuân thủ Trò chơi vừamang tính chất vui chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáodục lớn lao đối với con người Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em.Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạtđộng, tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống Trongkhi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhấtđịnh đối với môi trường Đốivới trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậytrong mình những cảm giác và ớc mơ, là cố gắng để thực hiện những ớc mơ đó làcảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượngcủa mình Đúng như Amgorơki đã nhận xét "Trò chơi là con đường để trẻ em nhậnthức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi " Cùng với học chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học, dùkhông còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọngtrong hoạt động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với trẻ Lý luận và thựctiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắnthì đều mang lại hiệu quả giáo dục Qua trò chơi các em không những đơc pháttriển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất vàhành vi đạo đức Chính vì vậy tổ chức trò chơi được sử dụng như là một phươngpháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

* Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em: - Nhận thức hiện thực.

- Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi

- Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của sinh hoạt xã hội.

Trang 3

- Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của ngườikhác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quan đạo đức cùng với các dạng bài học đạo đức trong chương trình giáo dục tiểu học mới ở lớp 1, 2, 3 thìviệc tổ chức trò chơi trong các giờ học sẽ có tác dụng to lớn trong việc giúp họcsinh hình thành các biểu tượng, chuẩn mực đạo đức cũng như rèn luyện kỹ năng thểhiện hành vi đạo đức cho các em.

II Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Dạy học là một nghề sáng tạo, nhất là trong môn học Đạo đức, môn học cung cấpcho học sinh những chuẩn mực về đạo đức Môn học có tác dụng to lớn trong việchình thành nhân cách cho học sinh Vậy mà việc dạy học môn Đạo đức ở trườngchúng tôi hiện nay còn phần nào coi nhẹ, cứng nhắc Trong giờ học giáo viên chủyếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải Hình thức tổ chức dạy học trongcác hoạt động còn đơn điệu Sau giờ học, học sinh không biết vận dụng kiến thứcđã học vào thực tế Chẳng hạn học sinh vừa được học bài giữ trật tự vệ sinh nơicông cộng song lại rất ồn ào mất trật tự, nhiều học sinh làm việc riêng trong giờhọc hay là còn vứt rác bừa bãi trong sân trường Học sinh vừa được học bài lễ phépvâng lời thầy cô giáo nhng ra khỏi lớp chỉ chào hỏi cô giáo dạy mình Hoặc là họcsinh không biết cảm ơn, xin lỗi khi được giúp đỡ hay làm điều gì không phải vớibạn bè, thầy cô, người khác v.v Rộng hơn nữa hiện nay ngoài xã hội một bộ phậnthanh thiếu niên đang có nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo đức, tệ nạn ăn cắp, cờbạc, nghiện hút v.v ngày một nhiều Đâu đó vẫn còn hiện tượng học sinh đánhthầy cô giáo Đây cũng là điều mà những người làm công tác giáo dục phải suynghĩ.

Từ năm học 2002 – 2003 Bộ GD - ĐT đã triển khai chương trình GDTH mớitrên phạm vi cả nước Song song với việc cải tiến nội dung chương trình thì việcđổi mới phương pháp dạy học đã và đang được các cấp các ngành quan tâm Trongnhững năm gần đây đã có nhiều đợt học tập, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, thao

Trang 4

giảng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh để giáo viên cùng với nhà chuyên môn traođổi về đổi mới phương pháp dạy học Một trong những phương pháp tổ chức dạyhọc theo xu hướng mới là phương pháp tổ chức trò chơi học tập Không ai có thểphủ nhận được mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập mang lại Tuy nhiênthực trạng của việc tổ chức trò chơi vào trong những tiết dạy đạo đức của trường tôicũng như những trường khác còn nhiều bất cập Nhiều giáo viên không thấy hếtđược tác dụng của phương pháp tổ chức trò chơi còn xem nhẹ và rất ngại sử dụngphương pháp này ở những tiết học được thanh tra, thao giảng hay hội giảng thì tổchức lôi thôi, luộm thuộm, mang nặng tính hình thức Giáo viên hết sức lúng túngkhông biết tổ chức vào lúc nào, cách thức tổ chức ra sao Học sinh ngượng ngùng,bỡ ngỡ không nghiêm túc khi thể hiện nên dẫn đến sau trò chơi không mang lạihiệu quả giáo dục cao Tất cả những điều trên do đâu? Tôi nghĩ thứ nhất do điềukiện cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy cònquá nhiều thiếu thốn ở một số giờ học giáo viên muốn tổ chức trò chơi thì khôngcó điều kiện Thứ hai là do trình độ, năng lực, chuyên môn của đội ngũ giáo viêncòn nhiều hạn chế chưa đáp ứng với nhu cầu cải tiến nội dung cũng như phươngpháp giảng dạy.

Độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cũng như nhận thức rõ ràng là cần phải thực sựđổi mới phương pháp giảng dạy chưa cao Bên cạnh việc khắc phục khó khăn vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi luôn quan tâm gần gũi bồi dưỡngtư tưởng tình cảm vốn sống cho học sinh, đồng thời tự học hỏi, trau dồi kiến thức,trình độ chuyên môn nghiệp vụ s phạm qua bạn bè, đồng nghiệp, qua sách báo tìmtòi ra những hướng đi mới để giảng dạy tốt các môn học nói chung và môn Đạođức nói riêng.

III Mô tả nội dung

A/ Những nội dung đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm

Trang 5

Chúng ta đã biết kết quả cuối cùng của mỗi giờ học đạo đức là học sinh phải cóđược những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luậtphù hợp với lứa tuổi Từ đó từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét,đánh giá đối với quan niệm hành vi việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạođức đã học Bước đầu hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói, việc làm củabản thân, tự tin vào bản thân Trong các giờ đạo đức ngoài các phương pháp đặctrng của môn học như phương pháp động não, thảo luận nhóm, đóng vai v.v tôithường chú trọng đến phương pháp tổ chức trò chơi học tập cho học sinh Mục đíchtổ chức trò chơi có thể là khởi động, giới thiệu bài; có thể là học sinh tìm hiểu,phát hiện nội dung bài học; có thể là để rèn luyện kỹ năng ứng xử cho học sinh; cóthể là khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh Tuy nhiên để việc tổ chức cho họcsinh chơi đạt hiệu quả giáo dục cao thì không phải là việc làm dễ thực hiện ở bàiviết này tôi xin đề cập tới ba vấn đề cơ bản:

1) Chủ động khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 2) Khắc phục những khó khăn từ phía học sinh.

3) Khắc phục những khó khăn từ phía giáo viên.

B/ Biện pháp thực hiện

1) Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, nó có tácdụng phụ trợ đắc lực cho người giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi học tậpmôn Đạo đức ở vùng nông thôn chúng ta hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học hết sức thiếu thốn Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên,đây là câu hỏi luôn trăn trở đối với mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp Tôi nghĩngoài việc đề nghị Ban giám hiệu, hội cha mẹ học sinh và các cấp có thẩm quyềnquan tâm giúp đỡ thì người giáo viên phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chứctrò chơi học tập đạo đức cho học sinh ở những trò chơi cần điều kiện sân bãi rộng,bàn ghế đúng quy cách để tổ chức cho học sinh cả lớp cùng tham gia một trò chơi,thì ta có thể chia nhỏ từng tốp học sinh hoặc thay đổi thành trò chơi khác phù hợp

Trang 6

với điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường mà vẫn đảm bảo được nội dunggiáo dục cho học sinh Chúng ta có thể huy động từ phía học sinh thu gom đồ phếthải tận dụng làm những đồ dùng đơn giản Ví dụ : Khi tổ chức cho học sinh tròchơi “Ném bóng” trong bài: “Em là học sinh lớp 1” (Đạo đức – lớp 1) Giáo viêncó thể làm quả bóng bằng giấy báo vo viên to bằng 1/2 quả bóng thường, bên ngoàibọc bằng giấy màu cho đẹp Hay ở trò chơi “Tặng hoa” ; “ Hái hoa dân chủ” (Tròchơi này được áp dụng ở rất nhiều bài trong chương trình đạo đức lớp 1, 2, 3) Giáoviên có thể dùng giấy màu cắt thành những bông hoa nhiều màu sắc, lọ hoa có thểtận dụng bằng vỏ lon bia Hàng ngày giáo viên, học sinh có thể su tầm thêm tranhảnh sách báo về các loài cây, hoa, người, động vật để có thể minh hoạ cho tròchơi thêm sinh động hấp dẫn.

Tóm lại tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh mà người giáo viên có thể linh hoạt, chủđộng sáng tạo tổ chức trò chơi cho học sinh sao cho đạt hiệu quả, yêu cầu cần giáodục.

2) Giải pháp khắc phục những vớng mắc từ phía học sinh.

Theo phương pháp dạy học mới thì học sinh là người chủ động lĩnh hội kiến thứcdựa trên sự hướng dẫn của giáo viên.

Tuy nhiên trong khi tổ chức trò chơi cho học sinh tôi thấy các em còn rất nhútnhát, thiếu tự tin Đây chính là hạn chế chủ yếu của các em học sinh vùng nôngthôn vì sự hiểu biết, vốn từ của các em không nhiều, các em ít có điều kiện tiếp xúcvới tranh ảnh, sách báo Để khắc phục hạn chế ấy, ngay từ khi nhận lớp (đầu nămhọc) tôi làm công tác điều tra cơ bản, lấy thông tin từng hoàn cảnh gia đình, điềukiện sống của từng học sinh, tìm hiểu tính cách, cá tính, trình độ năng lực, khả nănghiểu biết của các em, sau đó phân loại để có các cách khác nhau giúp đỡ học sinh.Trong quá trình giảng dạy, tôi cố gắng dạy tốt tất cả các môn học, thành lập tủ sáchmăng non của lớp (do học sinh đóng góp) Nhờ vậy các em đã được bổ sung rấtnhiều kiến thức nâng dần trình độ hiểu biết về mọi mặt Tôi thường xuyên gần gũitrò chuyện với các em và đặc biệt quan tâm đến hai đối tượng học sinh Một là học

Trang 7

sinh có cá tính mạnh, hai là những học sinh còn e dè nhút nhát trong các hoạt động.Với đối tượng một: Bên cạnh những việc nêu lên những điểm tốt của học sinh nàylà nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái trong các hoạt động, thì giáo viên phải rèn chohọc sinh thói quen hoạt động có nề nếp, trật tự ở những học sinh còn nhút nhát, tôithường xuyên quan tâm, trò chuyện gợi mở, động viên khích lệ học sinh nói lên ýkiến của bản thân.

Như vậy trong khi tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức người giáo viên cần phảiđộng viên, khuyến khích tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều đượctham gia chơi Lựa chọn trò chơi, lựa chọn các yêu cầu phù hợp, vừa sức với từngđối tượng học sinh sao cho sau trò chơi mỗi học sinh đều được học, đều nhận đượcở đó những kiến thức, những nội dung mang ý nghĩa giáo dục.

3) Giải pháp khắc phục những vướng mắc từ phía giáo viên

Một trong những nguyên nhân khiến người giáo viên ngại, lúng túng không muốntổ chức trò chơi trong giờ học đạo đức là vì: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vốnhiểu biết còn hạn chế, tâm lý ngại đổi mới về phương pháp giảng dạy của một sốgiáo viên nhất là những giáo viên đã được đào tạo lâu năm Một số giáo viên khôngbiết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong giờ học, thiết kế trò chơi đảm bảo các yêucầu gì và cách thức tổ chức ra sao.

3.1/ Không ngừng nâng cao nhận thức, tự học hỏi trau dồi kiến thức và trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ.

Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay, tôi nghĩ mỗi người giáo viên chúngta cần phải có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học Chúng tacần phải nhanh chóng tiếp cận với các phương pháp hiện đại, kết hợp hài hoà vớicác phương pháp truyền thống để áp dụng vào từng nội dung bài giảng cho phù hợpvới nội dung chương trình đang được đổi mới và thực tế hiện nay:

- Giáo viên phải tích cực học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân Kiến thức củamỗi trò chơi đạo đức là kiến thức tổng hợp về tự nhiên, xã hội, pháp luật, về thế

Trang 8

giới xung quanh Chính vì vậy mà người giáo viên phải am hiểu và có kiến thức nhất định về những vấn đề cần cung cấp cho học sinh.

- Không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo và cácphương tiện thông tin khác Thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan cầnthiết cho giảng dạy Mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp những vấn đề còn vớngmắc để cùng nhau tháo gỡ Trong khi tổ chức trò chơi cho học sinh giáo viên cầnquan sát, kiểm nghiệm tự đúc rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho những nămhọc tiếp theo.

3.2/ Cách lựa chọn, tổ chức trò chơi môn Đạo đức ở lớp 1, 2, 3 a) Lựa chọn xem nên tổ chức trò chơi vào lúc nào trong tiết dạy.

Trong giờ học đạo đức với đặc trng của môn học người giáo viên có thể tổ chứctrò chơi vào bất cứ lúc nào, tuỳ từng nội dung bài học có thể là khởi động, giớithiệu bài, có thể để học sinh tìm hiểu bài, phát hiện nội dung bài học hoặc có thể đểcủng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh Tuy nhiên thường thì chúng ta lựa chọn,tổ chức trò chơi ở cuối tiết 2, phần củng cố bài học Sau khi học sinh đã nỗ lực tựgiác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thứchọc tập mới (trò chơi) thì các em sẽ được chuyển từ trạng thái "căng thẳng" sangmột trạng thái "hưng phấn" phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

b) Khi thiết kế trò chơi cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: * Thiết kế nội dung trò chơi:

- Phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh - Đảm bảo yêu cầu phổ cập, nghĩa là trò chơi phù hợp với năng lực và trình độcủa mọi học sinh với sức khoẻ của các em Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì học sinhsẽ không thể thực hiện được; còn nếu quá đơn giản thì học sinh sẽ nhàm chán,không muốn chơi.

- Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh thu hút được nhiều học sinh tham giachơi, tạo được không khí thi đua, sôi nổi hào hứng trong lớp học.

Trang 9

- Trò chơi phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trườnghọc (về quỹ thời gian, về không gian, về các phương tiện cần thiết cho trò chơi) - Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho học sinh.

* Thiết kế đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi.

Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tiện dụng (dễ sử dụng).

- Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh) - Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi.

- Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền ).

* Tổ chức trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc.

- Nguyên tắc 1:Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ

- Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh

trong quá trình tổ chức chơi.

Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như của hoạt độnggiáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức vì vậy trong quátrình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinhtừ thấp đến cao:

+ Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.

Trang 10

+ Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi + Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi + Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi.

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên,không gò ép.

Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp học sinh tham gia một cách tự nhiênkhông gò ép, thường là các em nhập vai thành công Nhờ sự nhập vai thành côngnày, các em được vui chơi thoải mái, dễ dàng thể nghiệm những chuẩn mực hànhvi đạo đức đã được học.

- Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.

Học sinh Tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa thật bền vững.Do đó tôi không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục củatừng chủ điểm, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn trò chơithích hợp, để có thể luân phiên nhau giúp học sinh chuyển hướng chú ý và hứngthú một cách hợp lý.

- Nguyên tắc 5 : Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.

Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội tôi luônquan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhâncũng như thành tích chung của đồng đội.

Nhờ vậy luôn kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh vì thànhtích bản thân, vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên Qua đó, vun đắpcho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái.

* Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập môn đạo đức cho học sinhlớp 1, 2, 3

Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn tiến hành theo quy trìnhsau:

* Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi.

Bước 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của chuẩn mực hành vi đạo đức.

Ngày đăng: 22/03/2015, 22:47

Xem thêm: SKKN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG GIỜ DẠY ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 1, 2, 3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w