MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ 2 1.1. Nguyên liệu cà phê 2 1.2. Sản phẩm 4 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ HÒA TAN 5 2.1. Quy trình sản xuất cà phê hòa tan 5 2.2. Thuyết minh quy trình 6 2.2.1. Nguyên liệu 6 2.2.2. Làm sạch 6 2.2.3. Rang 6 2.2.4. Xay 8 2.2.5. Trích ly 8 2.2.6. Lọc 11 2.2.7. Quá trình cô đặc 12 2.2.8. Sấy 12 2.2.9. Tạo hạt 13 2.2.10. Bao gói 13 CHƯƠNG 3. HƯ HỎNG, BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 15 3.1. Nguyên liệu 15 3.2. Sản phẩm 16 3.2.1. Trước bao gói 16 3.2.2. Sau bao gói 17 CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN BAO BÌ VÀ THÔNG TIN SẢN PHẨM 19 4.1. Lựa chọn bao bì 19 4.1.1 Bao bì giấy tetra pak 20 4.1.2. Bao bì thủy tinh 23 4.1.3. Bao bì gỗ cao cấp 23 4.2. Bao bì trung gian 26 4. 3. Bao bì vận chuyển 27 4.4. Thông tin về sản phẩm 27 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA THỰC PHẨM - MÔI TRƯỜNG & ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
CÀ PHÊ HÒA TAN CAO CẤP
Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Ngọc Nhung
Sinh viên thực hiện : Nhóm 1
Lớp : DH01TPB
Đồng Nai, tháng 09 năm 2014
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng em xin cảm ơn gia đình đã tạo cho chúng em niềm tin và
là điểm tựa vững chắc để chúng em có thể vượt qua mọi khó khăn
Chúng em xin cảm ơn cô Hồ Thị Ngọc Nhung đã tận tình hướng dẫn,truyền đạt kiến thức và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm tiểu luận
Chúng em cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa thực phẩm đã giúp đỡ,hướng dẫn chúng em trong thời gian qua
Và cũng xin cảm ơn tất cả các bạn đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ chochúng tôi
Sau cùng, chúng em xin cảm ơn bản thân vì những nỗ lực, cố gắng của bảnthân để có thể hoàn thành tiểu luận này
Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 1
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Biên Hòa, ngày tháng năm 2014 Giáo viên hướng dẫn
Hồ Thị Ngọc Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ 2
1.1 Nguyên liệu cà phê 2
1.2 Sản phẩm 4
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ HÒA TAN 5 2.1 Quy trình sản xuất cà phê hòa tan 5
2.2 Thuyết minh quy trình 6
2.2.1 Nguyên liệu 6
2.2.2 Làm sạch 6
2.2.3 Rang 6
2.2.4 Xay 8
2.2.5 Trích ly 8
2.2.6 Lọc 11
2.2.7 Quá trình cô đặc 12
2.2.8 Sấy 12
2.2.9 Tạo hạt 13
2.2.10 Bao gói 13
CHƯƠNG 3 HƯ HỎNG, BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 15 3.1 Nguyên liệu 15
3.2 Sản phẩm 16
3.2.1 Trước bao gói 16
3.2.2 Sau bao gói 17
CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN BAO BÌ VÀ THÔNG TIN SẢN PHẨM 19
Trang 64.1 Lựa chọn bao bì 19
4.1.1 Bao bì giấy tetra pak 20
4.1.2 Bao bì thủy tinh 23
4.1.3 Bao bì gỗ cao cấp 23
4.2 Bao bì trung gian 26
4 3 Bao bì vận chuyển 27
4.4 Thông tin về sản phẩm 27
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu tạo của quả cà phê 2
Hình 1.2: Cà phê hòa tan dạng bột 4
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất cà phê hòa tan nguyên chất 5
Hình 4.1: Cấu tạo bao bì 7 lớp 22
Hình 4.2: Những loại bao bì tetra pak 24
Hình 4.3: Bao bì thủy tinh 25
Hình 4.4: Bao bì gỗ cao cấp 26
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của cà phê nhân 3Bảng 4.1: Giá trị dinh dưỡng của cà phê hòa tan cao cấp 29
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Thuở ban sơ, người ta biết đến cây cà phê giống như một thức uống huyền
bí Một loài cây đặc biệt được trồng từ ở những nơi đặc biệt Ngày nay cà phê làmột trong những thức uống được ưa chuộng nhất trên thế giới và có mức tiêu thụcao Đặc biệt ở các thị trường lớn như Mỹ, Pháp, Ý và các nước Bắc Âu, nơi mà càphê được coi là không thể thiếu thì không có đủ điều kiện đất đai, khí hậu để trồng
Vì vậy đối với những nước có điều kiện trồng cà phê như nước ta cà phê không chỉđược tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tếcao
Việc thưởng thức một tách cà phê ngon trong bất cứ lúc nào cho phép cũng
có thể góp phần giảm thiểu đi những căng thẳng của đời sống Những nghiên cứumới đây cho biết là uống cà phê có thể sẽ tránh được bệnh ung thư gan, làm chậmquá trình lão hóa và giảm béo Nhưng điều này chỉ đúng khi uống cà phê nguyênchất không có pha trộn những tạp chất Vì vậy, với cuộc sống hiện đại như ngày naythì nhu cầu thưởng thức cà phê ngày càng tăng, nhưng đối với nhịp sống hối hả củathời đại công nghiệp, con người trở nên bận rộn rất ít thời gian dành cho loại cà phêđặc sản nhỏ giọt bằng phin điều này đã nảy sinh một số bất lợi nhất là về thời gian
Do đó nhu cầu người tiêu dùng đặt ra là có cách gì đó vừa được thưởng thức mộttách cà phê thơm ngon, vừa không mất nhiều thời gian cho công việc pha chế.Chính vì thấu hiểu được điều này mà công ty đã nghiên cứu và phát triển cà phê hòatan nguyên chất được cô đặc từ 100% nhân cà phê đơn giản và tiện dụng
Vì là cà phê thơm ngon và cao cấp nên việc bảo quản rất quan trọng Khôngchỉ có tác dụng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm mà còn là công cụ chiến lược quảng
bá sản phẩm và gây dựng nên thương hiệu Cho nên việc tìm ra một bao bì phù hợp
là một nhiệm vụ rất là to lớn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ
1.1 Nguyên liệu cà phê
Cà phê là một loại cây nhiệt đới tạo ra một thức uống đặc biệt trong cuộcsống hàng ngày Ở Việt Nam cà phê được trồng nhiều ở vùng đất đỏ như: TâyNguyên, Nam Trung Bộ và một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Mỗi năm nước
ta xuất khẩu khoảng 60-70 nghìn tấn cà phê nhân
Thực tế có ba loại chủ yếu là: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta),
cà phê mít (Chari)
Cà phê chè: Có chất lượng cao nhất thơm ngon nổi tiếng, hương vị dịu,hàm lượng cafein trên dưới 1.2% Hiện nay cà phê chè chiếm khoảng 70% tổngdiện tích và khoảng 75% tổng sản lượng buôn bán hàng năm trên thế giới
Cà phê vối: Hương vị kém hơn cà phê chè, vị đậm, hàm lượng cafeinkhoảng 2.5% Cà phê vối chiếm khoảng 25% tổng diện tích và sản lượng cà phêtrên thế giới, giá bán cà phê vối cũng thường thấp hơn cà phê chè
Cà phê mít: Ít hương thơm, có vị chua, chất lượng nước uống ít được ưachuộng, hàm lượng cafein khoảng 1% Do chất lượng kém nên cà phê mít ít có giátrị thương mại
Hình1.1: Cấu tạo của quả cà phê
Cấu tạo của cà phê nhân chịu ảnh hưởng bởi chủng cà phê, độ chín của quả,điều kiện canh tác, điều kiện chế biến và bảo quản
Trang 12Cà phê nhân có một thành phần hóa học phức tạp Khi trái chín cấu tử hạt
có chứa 48-50% ẩm, trong cà phê có một lượng lớn các chất quan trọng trong hạt làcafein là một chất không màu, không mùi nhưng có vị đắng Hàm lượng cafeintrong hạt cà phê chiếm một tỷ lệ cao (0.9%-2.4%)
Cà phê nhân ở dạng thương phẩm gồm có: Nước, chất khoáng, lipit, protit,gluxit còn có những chất mà ta thường gặp trong thực vật là những axit hữu cơ chủyếu là axit clorogenic và chất ancaloit Ngoài ra còn có một lượng vitamin chủ yếu
là vitamin nhóm như: B1, B2, B6, các chất bay hơi và cấu tử của mùi thơm
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của cà phê nhân
Trang 131.2 Sản phẩm
Cà phê hòa tan cao cấp xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950 đểđáp ứng xu hướng tiêu dùng về một sản phẩm chất lượng thông qua hương vị thơmngon, đẳng cấp và sang trọng
Cà phê hòa tan cao cấp là sản phẩm uống liền được chế biến từ cà phê bộtsau khi trích ly sấy và tạo hạt Cà phê hòa tan đã phát triển nhanh chóng và trởthành loại cà phê phổ biến nhất, được hàng triệu người trên thế giới sử dụng Loại
cà phê này rất tiện dụng, có thể bảo quản được lâu và dễ dàng sử dụng có tác dụngrất tốt cho việc giảm béo, tỷ lệ chất chống oxy hóa trong cà phê còn cao hơn so vớimột số thực vật khác như tảo, cà chua, cranberries, các chất oxi hóa giúp trung hòanhững gốc tự do để ngăn chặn quá trình hư hại tế bào và ADN trong các loại bệnhtim mạch, ung thư và quá trình lão hóa
Hình 1.2: Cà phê hòa tan dạng bột
Trang 14CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ HÒA TAN
2.1 Quy trình sản xuất cà phê hòa tan
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình sản xuất cà phê hòa tan nguyên chất
Tách hương
Cô đặcSấyBã
Cà phê nhân
Làm sạch
Trang 152.2 Thuyết minh quy trình
- Giá thành cà phê Robusta thấp hơn cà phê Arabica
2.2.2 Làm sạch
Mục đích quy trình công nghệ: Loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm trong quá trình chế biến như: Kim loại, đất, cát, sỏi, lá,
2.2.3 Rang
Mục đích công nghệ: Chế biến và chuẩn bị
Chế biến: Rang là công đoạn quan trọng nhất và mang tính chất quyết địnhđến chất lượng của cà phê thành phẩm Trong quá trình rang cà phê dưới tác độngcủa nhiệt độ, các phản ứng hóa học sẽ diễn ra và tạo thành hương vị, màu sắc đặctrưng của cà phê thành phẩm
Thông thường sau quá trình rang cà phê, hạt cà phê có độ bền cơ học giảm,
độ giòn sẽ tăng lên Khi đó, dưới tác dụng của lực cơ học quá trình nghiền, hạt càphê sẽ dễ dàng vỡ ra
Phương pháp rang cà phê: Rang là quá trình gia nhiệt cho hạt cà phê, sửdụng tác nhân truyền nhiệt là không khí nóng có nhiệt độ 180- 260oC Trong quátrình rang, hạt được đảo trộn liên tục nên trong thiết bị rang có cả ba phương thứctruyền nhiệt: Bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt
Dựa vào thời gian và nhiệt độ, quá trình rang cà phê có thể được phân loạitheo ba chế độ như sau:
Trang 16- Nhiệt độ thấp, thời gian dài (low temperature, long time -LTLT 220oC,
9-12 phút)
- Nhiệt độ cao, thời gian ngắn (high temperature, short time - HTST: 260oC,2.5- 3 phút)
- Nhiệt độ cao, thời gian dài (high temperature, long time – HTLT)
Dựa vào sự biến đổi màu sắc và trạng thái bề mặt, quá trình rang cà phêđược phân loại theo các mức độ rang khác nhau Tùy thuộc theo thị hiếu của ngườitiêu dùng mà sản xuất sẽ lựa chọn mức độ rang thích hợp
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: Trong giai đoạn đầu của quá trình rang, nhiệt lượng do các phảnứng nhiệt phân là không đáng kể Sau đó, nhiệt lượng sinh ra từ các phản ứng nhiệtphân sẽ tăng do cường độ các phản ứng tăng lên Nhiệt lượng này tăng mạnh khinhiệt độ của hạt cà phê dao động trong vùng 1700C đến 2500C
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, nước và một số chất có phân tử lượng thấp
sẽ bay hơi, do đó làm trương nở và giảm khối lượng hạt cà phê, tỷ trọng hạt cũnggiảm đi Thể tích hạt sau khi rang thể tích có thể tăng lên 40-60%
Hóa lý: Biến đối hóa lý quan trọng nhất trong quá trình rang là hiện tượngbay hơi ẩm và các hợp chất dễ bay hơi Quá trình này làm cho cấu trúc hạt bên trongtrở nên giòn xốp Độ ẩm giảm từ 11-12% đến 1-2% và cũng tùy vào mức độ rang
Hóa học: Những biến đổi hóa học sẽ tạo ra các đặc trưng về hương vị cho
- Các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của nhiệt độ cao có thể kể đến
là phản ứng maillard, phản ứng caramel, phản ứng oxi hóa lipid, phản ứng các hợpchất phân hủy hợp chất phenolic, phản ứng nhiệt phân
- Các phản ứng này tạo cho sản phẩm có mùi đặc trưng của cà phê rang,
Trang 17 Hóa sinh và vi sinh:
Do nhiệt độ hạt rất cao nên sau quá trình rang, các enzym và vi sinh vật cótrong khối hạt ban đầu sẽ bị vô hoạt hoàn toàn
Màu sắc của hạt cà phê sẽ biến đổi dần từ màu xanh xám sang màu vàngnhạt, vàng đậm, nâu cánh gián, nâu đen và cuối cùng là đen đậm
Làm nguội cà phê rang
Cà phê sau quá trình rang có nhiệt độ cao làm cho các hợp chất tạo hươngmới sinh ra tiếp tục bị bay hơi và làm thất thoát hương Vì vậy cần làm nguội nhanh
để tránh thất thoát hương Tác nhân làm nguội là không khí sạch
2.2.4 Xay
Mục đích công nghệ:
Làm giảm kích thước của hạt cà phê, thuận lợi cho quá trình trích ly chobước tiếp theo
Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý: Làm giảm kích thước của hạt từ vài trăm micromet đến milimet, phụthuộc vào phương pháp trích ly cà phê
Trong quá trình nghiền, khí CO2 hơi nước và các chất dễ bay hơi được tạothành từ giai đoạn rang sẽ tiếp tục được giải phóng làm giảm thể tích sản phẩm vàtăng khối lượng riêng Mức độ thoát khí phụ thuộc vào kích thước của hạt cà phêsau nghiền
Trang 18Các biến đổi của nguyên liệu:
Vật lý và hóa lý:
Quá trình trích ly có bản chất là một quá trình hóa lý, trong đó xảy ra hiệntượng khuếch tán của vật chất Cụ thể là có hai dòng chuyển động chính: Sự khuếchtán của nước từ ngoài vào hạt và sự khuếch tán của các chất hòa tan từ hạt vào dungmôi
Pha rắn - các hạt bột cà phê: Thành phần tạo cấu trúc của hạt cà phê nghiềnchủ yếu là cellulose, hemicellilose Sau khi rang xay, hạt bột cà phê có cấu trúccứng, giòn, không nén được (độ ẩm của cà phê rang xay nhỏ hơn 5%) Khi cho vàonước để trích ly, hạt bột cà phê sẽ hút ẩm, hạt cà phê trở nên dai, mềm và nén được.Hiện tượng này sẽ làm tăng trở lực làm giảm năng suất quá trình lọc
Pha lỏng - dịch trích cà phê: Tỷ trọng và độ nhớt của dịch trích cà phê tănglên do nồng độ chất khô trong dịch trích tăng lên theo thời gian Nồng độ chất khôcàng cao thì tỷ trọng và độ nhớt của dịch trích cà phê càng tăng
Biến đổi hóa lý khác cần chú ý là hiện tượng bay hơi nước làm cuốn theocác hợp chất dễ bay hơi (đặc biệt là các hợp chất tạo hương) Do đó, trong quá trìnhtrích ly, cần đảm bảo độ kín của thiết bị để hạn chế hiện tượng bay hơi nói trên, dẫnđến sự giảm hàm lượng hương trong bột cà phê hòa tan
Trong quá trình trích ly, nồng độ chất khô trong dịch trích ly sẽ dần tăng lêntheo thời gian Thành phần và nồng độ các chất trong dịch trích sẽ dần đạt đến giátrị cân bằng Thông thường hiệu suất trích ly của các chất có trong cà phê rang xaynhư sau: 90% các chất khoáng, 85-100% alcaloit và chlorogenic, 40-100% chất bayhơi, 15-20% protein, 20-25% melanoidin, 1.5% dầu cà phê Nồng độ chất khô trongdịch trích cuối cùng có thể đạt đến 20-25% (w/w), tùy thuộc vào điều kiện vàphương pháp thực hiện quá trình trích ly Một điều cần lưu ý là trích ly ở nhiệt độcao sẽ làm tổn thất các cấu tử hương, đồng thời diễn ra các phản ứng tạo màu
Hóa học:
Trong quá trình trích ly, dưới tác dụng của nhiệt độ trong môi trường nước,
Trang 19biến đổi này góp phần làm cho cấu trúc của bột cà phê trở nên mềm hơn Nhiệt độcàng cao thì biến đổi này diễn ra càng mạnh.
Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình trích ly:
Nguyên liệu: Kích thước của bột cà phê càng lớn thì tốc độ quá trình trích
ly càng nhỏ Thông thường kích thước nguyên liệu cà phê trong quá trình trích lykhoảng 400-1200µm Cấu trúc của hạt cà phê cũng ảnh hưởng đến quá trình trích
ly Cấu trúc của cà phê càng xốp thì tốc độ trích ly càng cao Cấu trúc cà phê phụthuộc chủ yếu vào quá trình rang và thành phần hóa học
Nhiệt độ: Nhiệt độ của dung môi trong quá trình trích ly càng cao thì tốc
độ khuếch tán các chất hòa tan vào nước càng cao, tốc độ trích ly càng nhanh Kếtquả là lượng chất khô trích ly được sẽ tăng lên Nhiệt độ trích ly dao động trongkhoảng 100-1800C
Tỷ lệ dung môi trích ly so với nguyên liệu cà phê: Cùng một lượngnguyên liệu, lượng dung môi càng nhiều thì tốc độ quá trình càng nhanh, các chấthòa tan càng được trích ly triệt để Tuy nhiên lượng dung môi sử dụng càng nhiềuthì nồng độ chất tan trong dung môi sẽ càng thấp, chi phí cho quá trình cô đặc vàsấy sẽ tăng lên Thông thường tỷ lệ nước - cà phê dao động từ 2:1 đến 10:1, tùy theophương pháp trích ly thực hiện
Thời gian trích ly: Thời gian trích ly càng dài thì hiệu suất trích ly càngtăng
Tách hương:
Trong các quá trình xử lý bằng nhiệt độ cao (như quá trình trích ly nhiệt,quá trình cô đặc…) sẽ xảy ra hiện tượng tổn thất các cấu tử hương Do đó, cà phê sẽđược xử lý để tách các cấu tử hương Hương này được bổ sung trở lại sản phẩm càphê hòa tan sau quá trình sấy phun (trước quá trình tạo hạt)
Phương pháp thực hiện: Hiện nay có khá nhiều cách để thực hiện quá trìnhtách hương Dưới đây sẽ trình bày một số phương pháp tách hương phổ biến trongsản xuất cà phê hòa tan:
Phương pháp dùng hơi nước quá bão hòa, thổi qua khối cà phê chuẩn bịcho quá trình trích ly Hơi này sẽ được đem ngưng tụ và bổ sung lại cho dịch trích
Trang 20cà phê sau quá trình sấy phun Nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian và
xử lý ở nhiệt độ cao, có thể làm một số cấu tử bị phân hủy bởi nhiệt
Phương pháp Sivezts: Cà phê được cho vào các tank trích ly Nước nóngđược bơm vào từ phía đáy tank sẽ dâng lên và đẩy khí trong khối cà phê dần đi ra.Khi có nhiệt độ cao, các cấu tử hương cũng bay hơi theo các khí Khí này sẽ đượcthu hồi và hóa lỏng, sau đó bổ sung lại dịch cà phê sau khi cô đặc Nhược điểm củaphương pháp này là hiệu suất thu hồi hương thấp
Phương pháp tách hương bằng các khí trơ: Dịch trích cà phê sau khi rờikhỏi thiết bị trích ly thường có nhiệt độ khá cao (khoảng 100-1300C) sẽ được đưavào thiết bị tách hương Thiết bị này có cấu tạo gồm nhiều đĩa xếp chồng lên nhau,được gắn vào một trục, trục này được gắn vào một động cơ Dịch trích cà phê sẽđược đưa vào phía trên thiết bị, di chuyển dần xuống đáy Trong quá trình đó, dịchtrích sẽ dàn mỏng trên các đĩa Khí trơ sẽ được thổi từ đáy lên và lôi cuốn các cấu tửhương ra Hỗn hợp khí được thu hồi ở đỉnh và được đem đi ngưng tụ, sau đó bổsung vào dịch cà phê sau cô đặc Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiệnnay
2.2.6 Lọc
Mục đích công nghệ: Hoàn thiện
Quá trình lọc sẽ loại bỏ các tạp chất không tan trong dịch trích cà phê đểnâng cao chất lượng của sản phẩm Thông thường, dịch trích ly còn lẫn bã cà phê do
bã không được giữ lại hoàn toàn khi dòng dịch trích ly ra khỏi thiết bị trích ly Quátrình lọc sẽ loại bỏ các tạp chất này, đảm bảo khi hòa tan sản phẩm để sử dụng sẽkhông thấy cặn xuất hiện
Phương pháp thực hiện: Quá trình tách tạp chất không tan trong dịch trích
ly có thể thực hiện bằng phương pháp ly tâm hoặc lọc khung bản Phương pháp lọckhung bản thường được sử dụng vì hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp lytâm Tuy nhiên, cần chú ý là bã cà phê là bã nén được, nên trong quá trình lọc cần
bổ sung bổ trợ lọc để hạn chế hiện tượng tắc nghẽn bề mặt lọc
2.2.7 Quá trình cô đặc