1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Phân tích công thức máu

9 4K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 281,5 KB

Nội dung

Nội dung bài giảng: I. Giới thiệu: Công thức máu (CTM), còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm (XN) thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các XN huyết học cũng như XN y khoa. Hầu như tất cả BN nhập viện đều phải làm XN huyết đồ. Trước đây CTM được thực hiên bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện CTM trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. CTM là XN quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được XN. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng CTM thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi. Một số điểm cần lưu ý  Các trị số của CTM thay đổi theo tình trạng sinh lý, ví dụ thay đổi tùy theo giai đoạn tiêu hóa của cơ thể hoặc thay đổi theo mức độ hoạt động thể chất của cơ thể  Máu được lấy từ tĩnh mạch, sau đó cho vào trong một ống nghiệm có chứa chất chống đông và chất chống kết dính tiểu cầu

Trang 1

PHÂN TÍCH CÔNG THỨC MÁU

ThS Hồ Thị Tuyết

Mục tiêu: Sau khi học xong bài nầy sv phải:

1 Nêu được nguyên lý XN CTM

2 Trình bày được các chỉ số và giá trị của các chỉ số trong CTM

3 Thực hành chẩn đoán các bệnh lý dựa vào XN huyết đồ

Nội dung bài giảng:

I Giới thiệu:

Công thức máu (CTM), còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm (XN)

thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các XN huyết học cũng như XN y khoa Hầu như tất cả BN nhập viện đều phải làm XN huyết đồ

Trước đây CTM được thực hiên bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện CTM trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều

CTM là XN quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được XN Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng CTM thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi

Một số điểm cần lưu ý

 Các trị số của CTM thay đổi theo tình trạng sinh lý, ví dụ thay đổi tùy theo giai đoạn tiêu hóa của cơ thể hoặc thay đổi theo mức độ hoạt động thể chất của cơ thể

 Máu được lấy từ tĩnh mạch, sau đó cho vào trong một ống nghiệm có chứa chất chống đông và chất chống kết dính tiểu cầu

 Các máy đếm tự động:

o Tách riêng các dòng tế bào theo kích thước, có nhân hay không có nhân, theo hình dạng của nhân, có hạt hay không có hạt

o Tuy nhiên, máy móc cũng chưa hoàn toàn thay thế được con người, vì hình thể

tế bào phức tạp, và khi máy báo có bất thường thì nhà tế bào học cần kiểm tra lại tiêu bản máu và đây là người cho kết quả sau cùng Thông thường thì khi làm CTM người ta làm kèm theo phết máu ngoại biên

II Các thông số trong CTM

Một XN CTM thông thường ở Việt Nam sẽ cho biết các thông tin như sau:

2.1 Dòng hồng cầu

Số lượng hồng cầu: thường được ký hiệu là RBC (red blood cell) hay ở một số

tờ kết quả XN của Việt Nam thì được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³, M/uL)

Trang 2

Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị

tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu

Hematocrit - dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần

trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm

Các chỉ số hồng cầu:

MCV (Mean corpuscular volume) - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường

dùng là femtolit (1 fl = 10-10 lít) MCV được tính bằng công thức: MCV = Hct / số hồng cầu

Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:

 Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 80 fl

 Thiếu máu hồng cầu đẳng bào: khi 80 fl < MCV < 100 fl

 Thiếu máu hồng cầu to: khi MCV > 100 fl

MCHC (Mean corpuscular Hb concentration) - nồng độ hemoglobin trung bình

trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l); MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct MCHC cho phép phân biệt thiếu máu:

o Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC 32-36 g/dl

o Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 32 g/l

o Thiếu máu ưu sắc: khi MCHC > 36 g/l

MCH (Mean corpuscular hemoglobine) - số lượng hemoglobin trung bình trong

một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g), bình thường 28 đến 32 pg

MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu,

o Thiếu máu đẳng sắc: khi MCH 28-32 pg

o Thiếu máu nhược sắc: khi MCH < 28 pg

o Thiếu máu ưu sắc: khi MCH > 32 pg

Các giá trị bình thường của hồng cầu

Hồng cầu, RBC hay HC (M/uL) 3.87 - 4.91 4.18 - 5.42

Hemoglobin - Hb (g/l) 11.75 – 11.39 13.20 – 15.36

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé –

NXB Y Học Tp HCM 1999)

Hồng cầu lưới: là hồng cầu đã mất nhân, từ tủy ra máu ngoại biên, sau 24 – 48 giờ

sẽ thành hồng cầu trưởng thành Phản ánh khả năng sinh hồng cầu của tủy

Bình thường 20.000 – 80.000 (0,5 – 2%)

HCL tăng: thiếu máu do nguyên nhân ngoài tủy (ngoại vi): xuất huyết (cấp), tán

huyết

HCL bình thường: Thiếu máu mãn

Trang 3

HCL giảm: thiếu máu do nguyên nhân tại tủy (do tủy kém đáp ứng).

RDW (Red cell Distribution Width): bình thường 12 – 17%

• RDW càng nhỏ, HC càng đồng dạng

• RDW càng lớn, HC càng đa dạng

Tóm lại: các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của máu

người được làm XN, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu

Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau:

Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:

• 130g/dl ở nam giới

• 120g/dl ở nữ giới

• 110g/dl ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em

Phân độ thiếu máu theo Hb:

• Nhẹ: 9 – 12 g/dl

• Trung bình: 7 – 9 g/dl

• Nặng: < 7 g/dl

• Rất nặng < 4 g/dl

II DÒNG BẠCH CẦU:

Số lượng bạch cầu: là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu, được ký hiệu là

WBC (white blood cell) Giá trị bình thường của thông số này từ 4.000-10.000 bạch

cầu/mm³ (trung bình khoảng 7.000 bạch cầu/mm³ máu hay 7 K/uL ) Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, và đặc biệt cao trong các bệnh

bạch huyết cấp hoặc mãn tính (ung thư máu - leucemie).

• Đọc tỉ lệ % trước, đọc trị số tuyệt đối sau

 10 k/uL: tăng bạch cầu

 < 4 k/uL: giảm bạch cầu

Tăng BC:

 Đa số các trường hợp nhiễm trùng, đặc biệt khi có tụ mủ

 Thương tổn tế bào: chấn thương, phẫu thuật

 Nhiễm độc: tăng urê máu, sản giật

 Mất nhiều máu

 Có thai

 Sau khi ăn no, vận động

Giảm BC:

 Thương hàn

 Virus: cúm, sởi, thủy đậu, viêm phổi do virus

 Giảm sản do tủy xương

 Shock phản vệ, shock do truyền máu không đúng loại

Trang 4

 Giảm BC do thuốc: thường gặp nhất.

Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu Sự thay đổi tỷ

lệ này cho nhiều ý nghĩa quan trọng

Bạch cầu trung tính: là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có

một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể

Tăng Neutrophil: (> 75% hoặc > 6 – 7 k/uL):

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính: viêm amydale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruột thừa…

- Các quá trình sinh mủ: abcès, nhọt…

- NMCT, NM phổi

- Viêm TM hoặc các bệnh lý gây nghẽn mạch

- Sau 1 PT quan trọng

- Hodgkin, K bộ máy tiêu hóa

- Sau bữa ăn, sau vận động mạnh

Giảm: (dưới 50% hoặc < 1 k/uL) trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như

nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus

- Nhiễm trùng huyết cấp, nặng

- Các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi thủy đậu, viêm gan virus

- Sốt rét

- Các bệnh có lách to gây cường lách

- Thiếu máu Biermer

- Nhiễm độc thuốc, hóa chất

- Shock phản vệ

- Suy tủy hoặc giảm sản tủy xương

- Bạch cầu cấp, mạn

o Bạch cầu đa nhân ái toan (ưa acid) : Bình thường 1 – 4% (0.25 – 0.3 k/uL khả

năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường

Tăng cao: trên 4% hoặc trên 0.3 k/uL Trong các trường hợp nhiễm ký sinh

trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất

để giết ký sinh trùng Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da

- Tăng tạm thời trong thời kì lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn nhất là sau điều trị bằng kháng sinh

- Các bệnh giun sán

- Các trạng thái dị ứng: hen, chàm, mẫn, ngứa, HC Loeffer

- Bệnh Leucemie tủy thể eosinophil, Hogdkin

- Collagenosis

Trang 5

- Sau cắt bỏ lách.

- Sau chiếu xạ tia X

Giảm Eosinophil (dưới 1% hoặc dưới 0.25 k/uL):

- Suy tủy bị tổn thương hoàn toàn

- NK cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính

- HC Cushing, trạng thái shock, điều trị Corticoide, ACTH

o Bạch cầu đa nhân ái kiềm (ưa base): Bình thường 0 – 1% (<0.15 k/uL) đóng

vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng

Tăng Basophil (trên 0.15 k/uL)

- Bệnh Leucemie mạn

- Bệnh tăng hồng cầu Vaquez

- Sau khi tiêm huyết thanh, các chất Albumin hoặc trong vài trạng thái thiếu máu tán huyết BCĐN ái kiềm tăng 2 – 3%

Giảm Basophil

- Tủy xương bị thương tổn hoàn toàn

- Dị ứng

o Mono bào: Bình thường 0 – 7% là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào

trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao,

Tăng Monocyte (> 7% hoặc > 0.4 k/uL):

- Thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc bán cấp Osler, lao, bệnh do Samonella

- Sốt rét

- Collagenosis

- Chứng mất bạch cầu hạt

- Một số bệnh ác tính: K tiêu hóa, hogdkin, u tủy, bệnh Leucemie dòng Mono

Monocyte cùng Lymphocyte tăng:

- Virus: cúm, quai bị, sởi

- Nhiễm Samonella

Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể

trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu Các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, lao

Tăng (> 40% hoặc > 3 k/uL):

- Nhiễm virus: sởi, quai bị, ho ga2, VG virus

- Thời kỳ lui bệnh của 1 số bệnh nhiễm khuẩn cấp

- Leukemia dòng Lympho

Giảm (dưới 15% hoặc dưới 1 k/uL)

Trang 6

- 1 số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

- Shock phản vệ, nhiễm phóng xạ

- Bệnh tự miễn, collagenose, thoái hóa bột

- Bệnh Hodgkin, nhất là trong giai đoạn sau

- K tiêu hóa, hô hấp, sinh dục

- Các bệnh leukemie khác không phải là Lympho

- Khi điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc điều trị K

Các giá trị bình thường của bạch cầu

Các loại bạch cầu Giá trị tuyệt đối (trong 1 mm³) phần trăm Tỷ lệ

Đa nhân trung tính – NEUTROPHIL 1.700 – 7.000 60 - 66%

Đa nhân ái toan – EOSINOPHIL 50 - 500 2 - 11%

Bạch cầu Lymphô – LYMPHOCYTE 1.000 – 4.000 20 - 25%

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé

- NXB Y Học Tp HCM 1999)

III DÒNG TIỂU CẦU:

Số lượng tiểu cầu: cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu Số lượng

tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu (150-300 k/uL) Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100 k/uL máu thì nguy cơ xuất huyết tăng lên

Thể tích trung bình tiểu cầu: MPV - cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị

bình thường từ 7,5-11,5 fl

3.1 Giảm tiểu cầu khi tiểu cầu < 100 k/uL

• 60.000 – 100.000: giảm tiểu cầu không triệu chứng

• 40.000 – 60.000: xuất huyết khi có chấn thương nặng

• 20.000 – 40.000: xuất huyết khi có chấn thương nhẹ

• < 20.000: xuất huyết tự nhiên

3.2 Tăng tiểu cầu: > 500.000

• 500.000: tăng tiểu cầu nguyên phát hay thứ phát

Tài liệu tham khảo:

1 Trần văn Bé - Lâm Sàng Huyết Học - NXB Y Học Tp HCM 1998, tr 453-454

2 Đỗ Trung Phấn - Bệnh lý tế bào nguồn – NXB YH 2003- Tr 439-441

3 Bài giảng Huyết học-Truyền máu – NXB YH 2004 – Tr 332-336

4 Oxford Hand book -2004 –page 688

Câu hỏi lượng giá:

1 Nêu được nguyên lý XN CTM

Trang 7

2 Trình bày được các chỉ số và giá trị của các chỉ số trong CTM

3. Phân tích công thức máu:

4 Phân tích công thức máu:

Trang 8

RDW 17.3 % H 11.6 - 14.8

5 Phân tích công thức máu:

6 Phân tích công thức máu:

Trang 9

MCH 17.8 pg 27 - 31.2

7 Bệnh nhân 17 tuổi, nhập viện với sốt 40 0C , loét họng hoại tử, xuất huyết niêm mạc họng và khắp nơi trên người Hạch to ở cổ và bẹn, lách to độ 2 Kết quả XN máu:

RBC: 2,7 M /L HGB: 8,5g / dl HCT: 24 % HC lưới: 14 K /uL

PLT: 10 K / uL WBC: 15 K / uL LYM 4% Monocyte: 45%

BC non: 45%

Chẩn đoán đúng bệnh nhân nầy là?

a Bạch cầu cấp b Bạch cầu kinh

c K hạch d Nhiễm trùng huyết

8 Bệnh nhân nữ, 15 tuổi, nhập viện vì rong kinh Kết quả xét nghiệm : RBC: 2 M/uL,

HGB: 7 g/dl, HCT: 20 % MCV: 88 fl MCH: 34 pg WBC: 8 K/uL GRA 72%

LYM: 16% PLT: 12 K/uL Hồng cầu lưới: 8 % Câu hỏi:

Chẩn đoán nào sau đây ít nghĩ đến:

a Xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch b Suy tủy dòng tiểu cầu

c Bạch cầu cấp d Giảm tiểu cầu do nhiễm siêu vi

9 Bệnh nhân nam, 25 tuổi, nhập viện vì sốt 390C Ho, khạc đàm, phổi có rale nổ, có vài chấm xuất huyết trên da, kết quả xét nghiệm : RBC: 1,9 M/uL HGB: 6 g/dl MCV: 108 fl

MCH: 36 pg WBC: 5 K/uL GRA 12% LYM: 76% PLT: 16 K/uL Câu hỏi:

Chẩn đoán nào sau đây ít nghĩ đến:

a Suy tủy thực sự b Thiếu máu tán huyết

c Thiếu máu do thiếu B 12 d Bạch cầu cấp

10 Bệnh nhân nam, 25 tuổi, nhập viện vì sốt 40 độ Ho, khạc đàm, phổi có rale nổ, kết quả xét nghiệm : RBC: 1,9 M/uL HGB: 6 g/dl HCT: 17 % MCV: 108 fl MCH: 36 pg

WBC: 185 K/uL GRA 12% LYM: 76% PLT: 16 K/uL

Nghĩ đến chẩn đoán nào sau đây:

a Suy tủy thực sự

b Thiếu máu tán huyết c Thiếu máu do thiếu B

12

d Bạch cầu cấp

Ngày đăng: 21/03/2015, 18:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w