Vì vậy dạy cho học sinh biết tìm hiểu đề ,quan sát tìm ý … để hình thành một thói quen chuẩn bị tốt trước khi làm một bàiTập làm văn là một yêu cầu hết sức quan trọng.. Muốn tìm hiểu đề
Trang 1HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, CHỌN VÀ SẮP
XẾP Ý KHI LÀM MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN
I PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1.Lí do chọn đề tài:
Hoà chung với nhịp độ đi lên của đất nước đang trên đường tiến vào thế kỉ XXI.Một thế kỉ công nghiệp hoá – hiện đại hoá ( CNH- HĐH) Mục tiêu của Giáo dụchiện nay là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Đó là mộtnhiệm vụ hết sức vinh quang nhưng cũng không kém phần nặng nề của ngành Giáodục Như Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII của Ban chấp hành TW đã khẳngđịnh đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội côngbằng , dân chủ và văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH “Giáo dục & Đào tạo
là quốc sách hàng đầu.”Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng Mục tiêugiáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đào tạo một thế hệ trẻ vừa
“ hồng” vừa “chuyên”, có đầy đủ” Đức- Trí- Mĩ- Duc”; có kiến thức văn hoá, khoahọc, có kĩ năng nghề nhiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kĩ thuật, giàu lòng yêunước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng với nhu cầu phát triển của đấtnước trong những năm 2012-2020 và trong tương lai Mỗi một môn học ở bậc tiểuhọc đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ; cung cấp cho trẻ nhữngtrí thức cần thiết Đặc biệt môn Tập làm văn là một phân môn hết sức quan trọngtrong việc rèn luyện kĩ năng nói và viết cho trẻ Vì vậy dạy cho học sinh biết tìm hiểu
đề ,quan sát tìm ý … để hình thành một thói quen chuẩn bị tốt trước khi làm một bàiTập làm văn là một yêu cầu hết sức quan trọng Muốn tìm hiểu đề tốt, học sinh cầnnắm được cách đặt các câu hỏi tìm trọng tâm của đề một cách chính xác và nhữngyêu cầu để làm tốt một bài Tập làm văn
Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọngcủa giờ hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, quan sát, tìm ý , chọn lọc ý và sắp xếp ýnên chất lượng giờ dạy còn hạn chế Từ thực tế trên, qua quá trình giảng dạy, khithấy học sinh thường sai đề một cách đáng tiếc.Với mong muốn có một đóng gópnhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lực sư phạm
Trang 2cho bản thân Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Hướngdẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý khi làm một bài Tập làm văn.”
I.2 Mục đích, nhiệm vụ đề tài:
Ngày nay khi đất nước phát triển môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tậplàm văn nói riêng được giáo dục quan tâm và đầu tư đúng mức Tiếng Việt khôngchỉ để học làm ngôn ngữ giao tiếp mà Tiếng Việt còn là nơi cho học sinh những hiểubiết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễnđạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyệnnhân cách con người cho học sinh
Đối với học sinh lớp 4+5 là giai đoạn tiếp thu kiến thức khá cao, yêu cầu củamôn Tiếng việt hết sức quan trọng, trong đó phân môn Tập làm văn đóng vai trò chủchốt nên giáo viên cần chú ý quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản từ đótiếp tục bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa Chính vì thế mục tiêu của đề tài là hướng dẫn học sinhcách tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắp xếp ý khi làm một bài Tập làm văn Dựavào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ tìm hiểu đề, quan sáttìm ý cho bài Tập làm văn hiện nay, tôi có một số suy nghĩ về việc hướng dẫn họcsinh biết cách tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý một cách tích cực có hiệu quả tiến tới họcsinh có khả năng nói và viết tốt hơn
Với những mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài trên và những kiến thứcthu nhặt được từ quá trình giảng dạy, kết hợp với tham khảo qua sách báo, tài liệu,bản thân tôi đã tìm hiểu tình hình học tập phân môn Tập làm văn lớp 4+5 ở Trườngtiểu học Phú Lộc qua việc rèn luyện hình thành các kĩ năng của học sinh Nhằm gópphần nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4+5
I.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các emhọc sinh lớp 4+5 Trường Tiểu Học Phú Lộc
Trang 3I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Từ thực tế trên, qua quá trình giảng dạy, khi thấy học sinh thường sai đề mộtcách đáng tiếc Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinhphát triển toàn diện; nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân Tôi đã tìm hiểu
nguyên nhân và bổ cứu trong cách dạy của mình Sau đây là những bước nhằm giúp
học sinh làm bài một cách có chất lượng qua “Tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc và sắpxếp ý” trước khi làm một bài Tập làm văn hoàn chỉnh của lớp 4+5
I.5 Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, ngoài ra còn sử dụng một số phươngpháp sau:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm ( Nghiên cứu bài làm của các em)
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tham khảo tài liệu qua sách báo,
- Khảo sát tình hình thực tế, dự giờ thăm lớp
- Phương pháp thực hành, so sánh đối chiếu,…
II PHẦN NỘI DUNG :
II.1 Cơ sở lí luận:
Trong thực tế bài làm của học sinh thường không xuất sắc vì rơi vào các trườnghợp sau: sai đề hoàn toàn; bài làm dàn trãi, không thể hiện được trọng tâm yêu cầucủa đề ra; bài làm phiến diện, thiếu cân đối (ý trọng tâm thì lướt qua còn ý phụ lại đisâu hơn); bài làm đúng yêu cầu nhưng ý nghèo, nông cạn,… Nguyên nhân chính củanhững sai sót này là do học sinh không chịu tìm hiểu kỹ đề, tìm và chọn lọc ý mà chỉđọc qua quýt rồi làm bài trực tiếp chứ không thông qua làm nháp Không chỉ do họcsinh lười tìm hiểu đề mà thực chất do giáo viên chúng ta không chú trọng đến khâunày, không trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra một cách nghiêm túc, chặt chẽ đối vớihọc sinh cho nên các em không có thói quen tìm hiểu đề, tìm ý Thậm chí, một sốgiáo viên có ý thức chú trọng khâu này nhưng lại lúng túng chưa tìm ra biện pháphướng dẫn cho học sinh xâm nhập đề ra nên đã bỏ qua bước quan trọng bậc nhất này
Trang 4Tìm hiểu đề, tìm ý, chọn và sắp xếp ý khi làm một bài văn là khâu đầu tiên quantrọng nhất quyết định đúng sai trong quá trình làm bài Đặc biệt, đối với học sinhtiểu học khâu này lại càng cần thiết vì các em còn nhỏ, ngây thơ trong cách học, cáchhiểu, cách làm bài.
II.2 Thực trạng:
a/ Thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
+ Về phía giáo viên:
- Trong quá trình dạy học bản thân cũng như các giáo viên khác luôn được Nhàtrường quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học Đội ngũ giáo viên Nhàtrường có tay nghề cao là điều kiện thuận lợi để giáo viên dự giờ học hỏi kinhnghiệm Học sinh có đầy đủ SGK và Giáo viên có đầy đủ sách hướng dẫn , được học
về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại Bản thân giáo viên yêu nghề, cónăng lực sư phạm
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với công việc giảng dạy, hết lòng yêu thương trẻ.Quan tâm và hiểu tâm lí của từng học sinh trong lớp, nắm được sức học của từng em
để từ đó có hướng rèn luyện đúng đắn, tạo hứng thú học văn cho các em
- Giáo viên nắm rõ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp một cách cơ bản, việc sửdụng đồ dùng dạy học tương đối có hiệu quả
- Sự chỉ đạo của chuyên môn PGD, trường, tổ khối có vai trò tích cực giúp giáo viên
đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn
- Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thao đã có nhiều giáo viên thành công khidạy Tập làm văn
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách báo giáo viên tiếp cận vớiphương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn
- Tài liệu giảng dạy của thư viện nhà trường phong phú, phù hợp với từng đối tượnghọc sinh
Trang 5- Đa số học sinh được sự quan tâm chăm sóc của gia đình Được giáo dục trongmôi trường lành mạnh, trong xã hội tiến bộ và phát triển Các em đều có động cơ họctập đúng đắn, luôn muốn tìm tòi, khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ xung quanh.
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng phân mônTập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung
- Học sinh lớp 4+5 phần lớn đã đọc thông viết thạo, có cố gắng trong quá trình tiếpthu bài cũng như hình thành và rèn luyện kĩ năng cho mình Một số học sinh có khảnăng tiếp thu nhanh kiến thức, ý thức tốt trong việc tìm hiểu đề kĩ, quan sát, tìm vàchọn lọc ý khi làm một bài văn
- Các em rất giàu tư duy sáng tạo, mỗi em đều có những sở trường riêng Ở lứa tuổicác em rất thích tỏ ra mình là một người lớn, biết vâng lời, luôn luôn lắng nghe, hamhọc hỏi,say mê tìm tòi,hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng Các em thường thể hiện nétngộ nghĩnh đáng yêu và cảm nhận thế giới xung quanh theo từng cách riêng với trítưởng tượng không giống nhau
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiềuđược luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức Từ đó giúp các em có khả năng sửdụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các phân môn khác
* Khó khăn:
- Do đặc điểm lứa tuổi học sinh giai đoạn này thường tiếp thu tốt nhưng cũng nhanhquên; các em còn ngại khó, hễ gặp vấn đề hơi khó là muốn dừng lại mà phân mônTập làm văn lại là môn đòi hỏi tính cần cù, nhẫn nại cao
- Trong trường có học sinh của ba dân tộc khác nhau, nhìn chung khả năng tiếp thukhông đồng đều, một số học sinh vốn ngôn ngữ Tiếng việt hạn chế nên đã ảnh hưởngnhiều đến khả năng tạo lập văn bản của các em
- Đối với học sinh vùng sâu, vùng xa điều kiện để các em phát triển về giao tiếp cònhạn chế không được mở rộng như thành thị, học sinh chưa nhạy bén trong va chạm,vốn sống của các em chưa thật phong phú
Trang 6- Ý thức học tập của một số em còn hạn chế Bên cạnh đó học sinh với lối tư duy cụthể, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao, chưa có ý thức tự giác học bài ở nhà, còntrông chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên nên kết quả học tập chưa cao.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình khi cuộc sống còn gặpnhiều khó khăn, vất vả, còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy cô''cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập các môn nói chung và Tập làm văn nóiriêng
b/ Thành công – Hạn chế:
* Thành công: Tất cả: Tìm hiểu đề bài, tìm, chọn, sắp xếp ý là quá trình hoạt động
của trí óc giúp cho học sinh làm bài không lạc đề, bài làm trở nên chặt chẽ và nổi bậttrọng tâm, đầy đủ và phong phú - bài viết hấp dẫn mang phong cách riêng chứ khôngrập khuôn theo một khuôn mẫu Chính vì vậy khi áp dụng phương pháp này trongphân môn Tập làm văn thì khả năng phát triển của học sinh đạt hiệu quả cao hơn
* Hạn chế:
+ Giáo viên:
- Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng
kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn sovới thời gian, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học
- Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi
khi cũng ngại không dám “thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, sách tham khảo vì
sợ sai và không đủ thời gian cho một tiết học
Trang 7+ Đôi lúc, do nhiều nguyên nhân, một số giáo viên vẫn lạm dụng phương pháp “làmmẫu” đối với học sinh trung bình, yếu, từ đó dẫn đến tình trạng học sinh “coppy”nhau hoặc học thuộc bài văn mẫu.
+ Thời gian quy định đối với một tiết học cũng là một trong những nguyên nhân ảnhhưởng đến việc dạy Tập làm văn trong nhà trường Tiểu học
+ Trong các lớp vẫn còn rải rác một số học sinh yếu, cá biệt, có học sinh đọc chưathông, viết chưa thạo Đây là một trở ngại lớn cho việc “tìm hiểu đề, tìm ý, chọn lọc,sắp xếp ý” của các em
+ Kĩ năng làm văn của các em học sinh yếu hầu như không có Các em chưa biếtcách tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý,… thực hiện làm một bài văn chưa đúng quy trình,chưa biết cách chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn, làm cho bàivăn thành “một mớ hỗn độn” của các chi tiết hoặc là thành “một bản liệt kê” với rấtnhiều chi tiết
- Với học sinh khá, giỏi, việc dạy học Tập làm văn gặp một số tồn tại sau:
+ Do trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng phươngpháp làm mẫu để tạo đà giúp học sinh trung bình, yếu làm văn Phương pháp nàygiúp học sinh yếu có thể làm được bài bằng những gợi ý Tuy nhiên, một số học sinhhọc được lại thường hay bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên nhiều bài làm có cáccâu, đoạn giống nhau
+ Có sự chênh lệch rất lớn về trình độ của học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình,yếu nên giáo viên rất khó sử dụng các phương pháp “hiện đại” để có thể thực hiện tốtnhiệm vụ giáo dục Nếu chú ý đến học sinh khá, giỏi thì sẽ bỏ qua học sinh trungbình, yếu Nhưng nếu tập trung vào học sinh trung bình, yếu, kiên trì với đối tượngnày đạt được yêu cầu bài văn thì lại ảnh hưởng đến sự phát triển của số học sinh khá,giỏi
+ Một khó khăn nữa là nhiều học sịnh viết chữ chưa đẹp, nếu không nói là rất xấu,sai chính tả Nhiều bài văn có chữ viết lem nhem, đầy vết bẩn Với một bài văn đầylỗi chính tả, tẩy xoá thì việc đọc lại bài, chau chuốt câu văn, sửa ý, sửa từ quả là khókhăn, gian khổ
Trang 8d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Các bài Tập làm văn trong sách giáo khoa của học sinh còn hướng dẫn một cáchchung chung, thiếu cụ thể, khó hiểu, chưa gây hứng thú học tập cho các em
- Có một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo nên khi lên lớp hướng dẫn học sinhtìm hiểu đề, quan sát chưa kỹ, cho nên học sinh chưa biết cách tìm và chọn lọc ý mộtcách hợp lí,…
- Học sinh chưa biết ghi chép những gì mình quan sát được một cách rõ ràng, tỉ mỉ,chưa biết chọn lọc, sắp xếp các ý mà mình đã quan sát được theo trình tự thời gian,không gian bằng các giác quan của mình
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng trong đề bài Không quansát theo đúng yêu cầu Vốn ngôn ngữ còn quá ít ỏi , chưa biết dùng từ đặt câu, viếtvăn còn sai lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả quá nhiều,
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của các
em Chính vì vậy tôi đã chú trọng việc hướng dẫn học sinh phải tìm hiểu đề kĩ, quansát, chọn và sắp xếp ý trước khi làm một bài Tập làm văn
e/ Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của học sinh qua các bài kiểm tra khi viết mộtbài văn hoàn chỉnh Tôi có một số suy nghĩ về việc hướng dẫn học sinh biết quan sáttìm ý một cách tích cực có hiệu quả tiến tới các em có khả năng nói và viết tốt hơn
Trang 9Môn tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh biết sử dụng các ngôn bảnkhi nói và cũng như khi viết Vốn hiểu biết của các em thể hiện qua kết quả các bàikiểm tra viết Qua bài viết hoặc nói của các em thể hiện rõ sự hiểu biết về thế giớixung quanh, đời sống tinh thần, trình độ nhận thức của các em.
Tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý, chọn lọc ý là hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài, tìm
ra được yêu cầu chính của đề, để học sinh không đi lạc hướng trong lúc viết Tiếp đó
tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc hết sức quan trọngtrong khi dạy môn TLV Trên cơ sở quan sát, các em có thể ghi nhớ các hình ảnh đặctrưng, những đặc điểm nỗi bật của vật được quan sát đã gây ấn tượng và cảm xúc chocác em Nhũng hình ảnh đó được ghi lại theo trình tự thời gian và không gian bằngcác giác quan, từ đó tập cho các em thói quen tự giác tích cực trong việc tìm hiểu đề,quan sát, tìm, chọn, sắp xếp ý thành một dàn bài logic Đây là bước đầu tiên khi thựchành làm một bài TLV
Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, rất ít giáo viên cũng như học sinh có thểnhận thức được tầm quan trọng của việc đọc kỹ đề, quan sát, tìm, chọn và sắp xếp ýtrong quá trình làm một bài TLV Do đó bài viết của tôi nhằm nêu rõ hơn về tầmquan trọng của vấn đề trên cũng như kiến nghị một số giải pháp để giải quyết nhưsau
II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
a Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
- Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề ra.
- Hướng dẫn và yêu cầu học sinh đặt câu hỏi tìm trọng tâm đề ra.
- Hướng dẫn, yêu cầu học sinh đặt câu hỏi tìm ý.
- Hướng dẫn, yêu cầu học sinh đặt câu hỏi chọn lọc và sắp xếp ý.
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp:
+ Tìm hiểu đề: Đọc kỹ đề ra (Đọc nhiều lần, đọc theo từng mức độ khác nhau, vừa đọc vừa suy nghĩ, cân nhắc từng chữ, từng ý trong đề ra)
Trang 10- Đọc thầm: Đây là bước đầu tiên tiếp xúc với đề ra nên yêu cầu học sinh thậttập trung chú ý Giáo viên yêu cầu cả lớp im lặng nhìn lên đề ra ghi trên bảng và đọc
kỹ bằng mắt cho quen chữ, quen cách ngắt, nghỉ trong từng câu, từng vế của đề ra.Tất nhiên, đây là lúc giáo viên đọc đề cho các em nghe
- Đọc to: Yêu cầu vài em đứng dậy đọc to đề cho cả lớp nghe, trong lúc đó, lớpvẫn đọc thầm bằng mắt theo bạn
- Đọc diễn cảm: Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình đọc đề, tìm hiểu đề.Diễn cảm ở đây không phải ngân nga lên bổng xuống trầm mà là đọc rõ, biết ngắt,nghỉ, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng (Giáo viên đọc một lần, yêu cầu hai đếnbốn em đọc) Qua đọc, ý của đề ra sẽ rõ ràng, các trọng tâm yêu cầu rất dễ nhận rõ,giúp học sinh thâm nhập đề ra một cách dễ dàng nhanh chóng
Giáo viên có thể hỏi: theo em, nên ngắt, nghỉ hơi ở chổ nào? Nhấn giọng ởnhững từ ngữ nào? Vì sao? (Có thể cho vài em đọc lại đúng ngữ điệu)
Tóm lại, đọc kỹ đề là bước đầu tiên quan trọng nhất giúp các em nghe, hiểu,thâm nhập đề ra một cách chắc chắn nhất Nhưng mới chỉ đọc thì chưa đủ mà trongquá trình đọc phải kết hợp vừa đọc vừa suy nghĩ, cân nhắc từng chữ, từng từ để xácđịnh mối quan hệ giữa các từ ngữ, các vế trong đề ra, đặc biệt là cần đặt câu hỏi đểxác định trọng tâm yêu cầu của đề mà ta sẽ nói ở phần tiếp theo
+ Xác định trọng tâm yêu cầu của đề ra:
Nếu không xác định trọng tâm yêu cầu của đề thì học sinh sẽ làm sai đề hoăcbài làm của các em sẽ rơi vào dàn trãi hoặc phiến diện Học sinh không hiểu đề haychỉ hiểu một cách mơ màng mà không biết yêu cầu chính của đề ra
Muốn xác định đúng trọng tâm của đề ra, yêu cầu các em đặt câu hỏi: Đề yêucầu chúng ta phải làm gì? (tả, thuật hay kể?) Đối tượng nào? (Cảnh, vật, người hay
đồ vật? ), yêu cầu: tả, thuật hay kể về cái gì là chính? Muốn trả lời chính xác câu hỏisau cùng, giáo viên yêu cầu các em phải suy nghĩ, cân nhắc từng chữ, từng từ, vì cónhững dạng đề chỉ khác nhau một chữ, thậm chí có khi chỉ một dấu phẩy
Trang 11Ví dụ 1:
a/ Bà em trồng rau Hãy tả lại
b/ Bà, em trồng rau Hãy tả lại
Nếu không tinh ý, không nhạy bén sẽ rất khó xác định Muốn học sinh hiểu,nắm vững cách đặt câu hỏi tìm hiểu trọng tâm của đề ra, giáo viên phải
trực tiếp đưa ra những đề có sự khác nhau cụ thể cho học sinh xác định trực tiếp
Dạng đề thứ nhất: khác một dấu phẩy dẫn đến khác nội dung Đó là dạng như
hai đề ở ví dụ 1 đã nêu trên Đề a, yêu cầu tả một minh bà đang trồng rau Đề b, yêucầu tả cả bà, tả cả cháu đang trồng rau
Dạng đề thứ hai : Khác một chữ dẫn đến nội dung yêu cầu bài làm hoàn toàn
khác nhau
Ví dụ 2:
a/ Tả làng em sau cơn bão
b/ Tả làng em trong cơn bão
Ở đây, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề và cân nhắc từng chữ, qua sự gợi ý của giáoviên, ở hai đề trên về số lượng từ có khác nhau không? Về đối tượng có khác nhaukhông? (không khác vì cùng tả "làng em")
Vậy, khác nhau ở điều gì? (khác ở ý nghĩa qua hai chữ "sau","trong"),"Tả làng
em sau cơn bão" tức là tả làng em khi bão đã như thế nào? (bão đã tan tức là chỉ cònlại hậu quả của bão gây nên cho làng em) Còn "làng em trong cơn bão" thì sao? (tức
là làng em đang bị bão hoành hành…) Cả hai đề cùng tả "làng em" nhưng nội dung
tả có giống nhau không ? Vậy do đâu mà có sự khác nhau về trọng tâm yêu cầu đó?Qua hai đề trên, ta thấy nhiều lúc từ ngữ đóng vai trò gì trong đề văn? (Quyết địnhnội dung chính trong bài làm) Bỏ sót từ ngữ hoặc không hiểu từ, ngữ sẽ dẫn đến saitrọng tâm yêu cầu Do đó ta phải cân nhắc từng chữ
Dạng đề thứ ba: đảo từ ngữ dẫn đến khác nhau về nội dung:
Ví dụ 3:
a/ Tả quê em chiều mưa
Trang 12b/ Tả chiều mưa quê em.
Sau khi giúp học sinh nhận định: cả hai đề không khác về số lượng chữ và đềunói đến "chiều mưa", "quê em" và cùng yêu cầu miêu tả nhưng vị trí các ngữ đượcđảo lại
Qua sự đảo lại như vậy giúp em hiểu trọng tâm yêu cầu của mỗi đề
Đề a: Yêu cầu tả "chiều mưa" là chính, hay tả "quê em" là chính? (tả "quê em"
là chính: Tức là tả cảnh, người, vật "quê em" lúc trời mưa)
Đề b: Tả cảnh nào là chính? (Cảnh "chiều mưa", tức là cảnh mưa như thế nào?
Âm thanh, màu sắc, mức độ gió ra sao? Sấm? Chớp?… Mưa làm cho cảnh vật rasao?
Sau đó, giáo viên cung cấp hai đoạn văn miêu tả (Viết lên bảng)
Giáo viên hỏi học sinh : Theo em đoạn văn nào tả "quê em chiều mưa" đoạnvăn nào tả "chiều mưa quê em"? qua trả lời của học sinh, giáo viên giúp các em nắmvững hơn về sự khác nhau trên
Với những dạng đề trên, nếu học sinh hấp tấp thiếu bình tỉnh sẽ rất dễ sai đề.Nhất là khi các em được làm một đề (đề a hoặc đề b) Đến khi làm bài kiểm tra, gặp
đề còn lại là các em sẽ lướt qua đề rồi viết y như đã làm bài ở đề trước Chính vì điềunày nên giáo viên lưu ý các em phải chú ý cân nhắc từng chữ từng từ, không ghi saihoặc bỏ sót từ ngữ nào và phải thận trọng khi gặp dạng đề tương tự đề mình đã làm,giúp các em cảnh giác để tránh những sai lầm đáng tiếc
Giữa đọc kỹ đề và đặt câu hỏi xác định đề là một yêu cầu quan trọng phải tiếnhành cùng một lúc: vừa đọc kỹ đề vừa cầm bút gạch chân các từ ngữ quan trọngtrong đề ra Trong óc vừa hình thành câu hỏi thì câu trả lời ghi vào giấy nháp Haivấn đề đó không thể tách rời nhau Với học sinh tiểu học, giáo viên cần hướng dẫntừng chữ, từng cách đặt câu hỏi, cách ghi giấy nháp như thế nào, ba dạng đề trêncũng là ba dạng hướng dẫn luyện tập tìm hiểu đề cho các em Sau khi đã tìm hiểu,xác định được trọng tâm yêu cầu của đề ra, tiến hành bước 2: tìm và chọn lọc, sắpxếp ý Đây là khâu giúp các em hình thành được trọng tâm bài văn trên dạng ý đầy