Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, bệnh ký sinh trùng do chúng gây nên và biện pháp phòng chống. Bao gồm: Các khái niệm cơ bản, phân chia các nhóm ký sinh trùng, đặc tính thích nghi, quan hệ vật ký sinh và vật chủ, cơ chế miễn dịch học ký sinh trùng, cơ chế gây bệnh và nguyên tắc cơ bản trong phòng chống ký sinh trùng; Kiến thức về các nhóm ký sinh trùng khác nhau, bao gồm: Định nghĩa, phân loại, sinh học và vòng đời phát triển, các bệnh ký sinh trùng thường gặp ở người và động vật của các nhóm:
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- -
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KÝ SINH TRÙNG HỌC ĐẠI CƯƠNG
1 Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lê
- Chức danh, học hàm, học vị: GS.TSKH
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN – Phòng
Ký sinh trùng học – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật – 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy – Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: C27 – Khu đô thị Ciputra – Hà Nội
- Các hướng nghiên cứu chính: Ký sinh trùng: phân loại, sinh học, sinh thái của giun sán
- Họ và tên: Phạm Văn Lực
- Chức danh, học hàm, học vị: TS Nghiên cứu viên chính
- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN – Bảo tàng lịch sử tự nhiên – 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy – Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Bảo tàng lịch sử tự nhiên
- Họ và tên: Phạm Ngọc Doanh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ,
Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, trừ Thứ 7, CN – Phòng Ký sinh trùng học – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật – 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy – Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Phòng Ký sinh trùng học – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật
- Các hướng nghiên cứu chính: Phân loại, sinh học, sinh thái, miễn dịch của giun sán
2 Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Ký sinh trùng học
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 2
Trang 2- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm:7
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Động vật Không xương sống
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Động vật học Không xương sống
- Môn học kế tiếp: Không
3 Mục tiêu của môn học:
- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ký sinh trùng,
bệnh ký sinh trùng do chúng gây nên và biện pháp phòng chống Bao gồm:
Các khái niệm cơ bản, phân chia các nhóm ký sinh trùng, đặc tính thích nghi, quan hệ vật ký sinh và vật chủ, cơ chế miễn dịch học ký sinh trùng, cơ chế gây bệnh và nguyên tắc cơ bản trong phòng chống ký sinh trùng; Kiến thức về các nhóm ký sinh trùng khác nhau, bao gồm: Định nghĩa, phân loại, sinh học và vòng đời phát triển, các bệnh ký sinh trùng thường gặp ở người
và động vật của các nhóm:
Đơn bào ký sinh
Giun sán ký sinh (sán dây, sán lá, giun tròn, giun đầu gai)
Chân khớp ký sinh
- Kỹ năng: Nắm được các kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu ký sinh trùng, bao gồm:
Thu thập mẫu vật, xử lý và bảo quản mẫu vật
Chuẩn bị tiêu bản tạm thời và tiêu bản cố định
Kỹ năng sử dụng kính hiển vi nghiên cứu hình thái ký sinh trùng
Kỹ năng đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng
- Các mục tiêu khác: Sinh viên tự giác, nghiêm túc học tập, khuyến khích tìm tòi sáng tạo trong học tập
4 Tóm tắt nội dung môn học
- Nguồn gốc của ký sinh trùng, mối quan hệ giữa ký sinh trùng với các nhóm động vật khác
- Đặc điểm về hình thái; cấu tạo và sự thích nghi của ký sinh trùng với đời sống
ký sinh Phân loại ký sinh trùng
- Đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của ký sinh trùng
- Quan hệ giữa vật ký sinh và vật chủ
- Các bệnh do ký sinh trùng gây nên và biện pháp phòng chống
5 Nội dung chi tiết môn học
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
Trang 31.1 Các khái niệm ký sinh và vật ký sinh
1.2 Vài nét về lịch sử nghiên cứu ký sinh trùng học ở Việt Nam
Chương 2 PHÂN BỐ VÀ NGUỒN GỐC CỦA KÝ SINH TRÙNG
2.1 Sự phân bố của giới ký sinh trong tự nhiên
2.2 Các mối liện hệ khác nhau giữa vật ký sinh và vật chủ
2.3 Nguồn gốc của ký sinh trùng
Chương 3 THÍCH NGHI VỀ CẤU TẠO VÀ CHU KỲ SỐNG CỦA VẬT KÝ SINH
3.1 Thích nghi về hình thái, cấu tạo của vật ký sinh với đời sống ký sinh
3.2 Sinh sản, thời gian sống và chu trình phát triển của vật ký sinh
3.3 Vật chủ trung gian, vật chủ chứa, vấn đề về nguồn gốc của vật chủ trung gian
Chương 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT KÝ SINH VÀ VẬT CHỦ
4.1 Hoạt động của vật ký sinh ảnh hưởng lên cơ thể vật chủ
4.2 Phản ứng của vật chủ lên vật ký sinh, hiện tượng miễn dịch
Chương 5 KHU HỆ KÝ SINH TRÙNG VÀ MÔI TRƯỜNG
5.1 Sự phụ thuộc của khu hệ ký sinh trùng vào tuổi của vật chủ và các mùa trong năm
5.2 Sự phụ thuộc của khu hệ ký sinh trùng vào thức ăn và đời sống của vật chủ 5.3 Sự phụ thuộc của khu hệ ký sinh trùng vào sự di cư của vật chủ
5.4 Sự phụ thuộc của khu hệ ký sinh trùng vào sự gặp gỡ thường xuyên và đời sống xã hội của vật chủ, sự trao đổi của khu hệ ký sinh trùng
5.5 Sự phụ thuộc của khu hệ ký sinh trùng vào yếu tố địa lý và ý nghĩa của ký sinh trùng học đối với một số vấn đề địa động vật học
5.6 Sự phụ thuộc của một thành viên của khu hệ ký sinh trùng vào vào sự có mặt của các loài khác
5.7 Vật ký sinh như là thành viên của quần lạc sinh vật
5.8 Hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến khu hệ ký sinh trùng ở động vật
Chương 6 ĐƠN BÀO KÝ SINH
6.1 Khái quát về hình thái của đơn bào
6.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của đơn bào
6.3 Phân loại học đơn bào ký sinh
Trang 46.4 Các bệnh đơn bào phổ biến ở người và động vật: bệnh sốt rét, tiên mao trùng
Chương 7 GIUN SÁN KÝ SINH
7.1 Lớp sán dây
7.1.1 Khái quát về hình thái của sán dây 7.1.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của sán dây 7.1.3 Phân loại học sán dây
7.1.4 Các bệnh sán dây thường gặp ở người và động vật: bệnh gạo lợn, gạo bò, sán sơ mít
7.2 Lớp sán lá
7.2.1 Khái quát về hình thái của sán lá 7.2.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của sán lá 7.2.3 Phân loại học sán lá
7.2.4 Các bệnh sán lá thường gặp ở người và động vật: sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột lợn, sán lá phổi
7 3 Lớp giun tròn,
7.3.1 Khái quát về hình thái của giun tròn 7.3.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của giun tròn 7.3.3 Phân loại học giun tròn
7.3.4 Các bệnh giun tròn thường gặp ở người và động vật: giun đũa, giun móc, giun kim, giun bao
7.4 Lớp giun đầu gai
7.4.1 Khái quát về hình thái của giun đầu gai 7.4.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của đầu gai 7.4.3 Phân loại học giun đầu gai
7.4.4 Các bệnh giun đầu gai thường gặp ở động vật: giun đầu gai ở lợn, vịt
Chương 8 CHÂN KHỚP KÝ SINH
8.1 Khái quát về hình thái Chân khớp ký sinh
8.2 Đặc điểm sinh học và vòng đời phát triển của Chân khớp ký sinh
8.3 Phân loại học Chân khớp ký sinh
8.4 Các bệnh chân khớp ký sinh phổ biến ở người và động vật: ghẻ, bọ chét, ve bét
Trang 56 Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
1 Nguyễn Thị Lê Ký sinh trùng học đại cương NXB KHKT Hà Nội, 1998
2 Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Ngọc Châu, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ Giun sán học đại cương NXB KHKT, 2000
Học liệu tham khảo
3 Phạm Văn Thân và cs Ký sinh trùng y học NXB Y học, 2001
4 Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam NXB KHKT, 1996
5 Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam NXB KHKT, 1996
7 Hình thức tổ chức dạy học:
7.1 Lịch trình chung: ghi tổng số giờ tín chỉ cho mỗi cột
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp Thực hành,
thí nghiệm, điền dã
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Trang 67.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị tổ chức dạy Hình thức
học
Ghi chú
1
Chương 1, 2
- Giới thiệu chung và nguồn
gốc ký sinh trùng
Đọc trước tài liệu [1] tr
7-21; Lý thuyết
2
Chương 3, 4
- Thích nghi của ký sinh trùng
- Mối quan hệ ký sinh và vật
chủ
Đọc trước tài liệu [1]: tr
23-57 Lý thuyết
3
Chương 5
- Khu hệ ký sinh trùng và môi
trường
Đọc trước tài liệu [1]: tr
60-80 Lý thuyết
- Đơn bào ký sinh Đọc trước tài liệu [3] Lý thuyết
- Đơn bào ký sinh Đọc trước tài liệu [3] Lý thuyết
- Đơn bào ký sinh Đọc trước tài liệu [3] Lý thuyết
- Đơn bào ký sinh Đọc trước tài liệu [3] Lý thuyết
8 Thực hành làm tiêu bản đơn
bào máu Đọc trước tài liệu [3] Thực hành
- Giun sán ký sinh
Đọc trước tài liệu [2, 3,
4,5]:
Lý thuyết + Thực hành
- Giun sán ký sinh
Đọc trước tài liệu [2, 3,
4,5]:
Lý thuyết + Thực hành
- Giun sán ký sinh
Đọc trước tài liệu [2, 3,
4,5]:
Lý thuyết + Thực hành
- Giun sán ký sinh
Đọc trước tài liệu [2, 3,
4,5]:
Lý thuyết + Thực hành
13 Thực tập Đọc trước tài liệu [4, 5] Lý thuyết + thực hành
14 Thực tập Đọc trước tài liệu [4, 5] Lý thuyết + thực hành
Trang 715 Chương 8
- Chân khớp ký sinh Đọc trước tài liệu [3]: tr.245-316 Lý thuyết
8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học
- Các phòng học lý thuyết được trang bị máy tính và projector
- Các phòng thực tập đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu ký sinh trùng: bộ đồ mổ, kính lúp, kính hiển vi, đĩa petri, pipet Phần lý thuyết và thực tập được bố trí xen kẽ
- Sinh viên thực hiện việc thực hành theo đúng lịch trình Chuẩn bị đầy đủ nội dung của từng chương, phần theo đúng nội dung môn học
- Học viên phải tích luỹ đủ các điểm kiểm tra đánh giá theo quy định môn học
9 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1 Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Phần tự học, tự nghiên cứu: 5%, phần thực hành: 15 %
- Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ: 50%
9.2 Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Thi giữa kỳ: Tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: sau tuần 15
- Thi lại sau kỳ thi chính 2 tuần
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên
- Nộp báo cáo các bài thực hành theo đúng thời gian quy định
- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu theo yêu cầu và giáo viên kiểm tra
và đánh giá
- Chấm điểm theo thang điểm 10/10