1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kinh nghiệm hay trong quá trình giảng dạy giáo dục công dân trung học cơ sở

10 2,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 86 KB

Nội dung

I - ĐẶT VẤN ĐỀ.Dân tộc Việt Nam ta cùng với các dân tộc trên thế giới, đang đứng trước một thế kỷ mới, thế giới của văn minh, hiện đại, khoa học, hiện đại đất nước, làm cho dân giàu nước

Trang 1

I - ĐẶT VẤN ĐỀ.

Dân tộc Việt Nam ta cùng với các dân tộc trên thế giới, đang đứng trước một thế kỷ mới, thế giới của văn minh, hiện đại, khoa học, hiện đại đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội, công bằng, văn minh, thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng: xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương hơn nữa là đất nước Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi cấp mỗi ngành phải quan tâm tới việc học tập, hiểu biết, học để sống và học để làm việc bằng nhiều hình thức Song hình thức học ở lớp ở trường, nhất là ở trường THCS, cụ thể hơn là mỗi đơn vị lớp Đây là một bậc học mà ở đó tiếp tục cung cấp các kiến thức cơ bản của bộ môn khoa học xã hội, rèn luyện để các em có những đức tính và kỹ năng cơ bản của con người khi học hết bậc học THCS Các em có thể bước vào lao động ở địa phương, đòi hỏi có hiểu biết mới có thể nâng cao năng xuất lao động hoặc các em có thể học lên theo một hệ thống trường lớp, tiếp tục tự học tập và nghiên cứu đúng phương pháp thì sẽ mang lại kết quả cao trong học tập

Trong thời đại ngày nay các ngành khoa học đặc biệt được quan tâm, trong

đó có bộ môn giáo dục công dân trong nhà trường trung học cơ sở Là môn học nhằm giúp học sinh hướng tới những phẩm chất cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa tránh những thói hư tật xấu mà con người hay mắc phải trong cuộc sống hàng ngày

Trước đây bộ môn giáo dục công dân ở nhà trường trung học cơ sở có nội dung không đồng tâm trừ lớp 6 và lớp 9 (tách rời nhau) những sự việc hiện tượng nêu ra có tính chất còn hạn hẹp chưa đáp ứng được quá trình dạy của người thầy và quá trình học của học sinh cho nên việc học của học sinh còn rất nhiều hạn chế Vì vậy trước thực trạng đó của đất nước từ năm 2002 Bộ giáo dục - Đào tạo đã tiến hành cải cách giáo dục ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở để nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách của xã hội Trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở nói chung và bộ môn giáo dục công dân nói riêng cũng đòi hỏi phải cải cách và điều

Trang 2

giáo dục mới có tính chất đồng tâm (từ khái niệm đơn giản ở lớp dưới và khái niệm phức tạp ở lớp học cao hơn

Ví dụ: Lớp 6: Bài 4: Lễ độ

Lớp 7 Bài 3: Tự trọng Lớp 8 Bài 3: Tôn trọng người khác.

Lớp 9 Bài 2: Tự chủ.

Để giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập ở nhà trường Trung học cơ sở Nắm vững những kiến thức đó vận dụng vào thực tế cuộc sống, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình khi dạy một bài giáo dục công dân ở nhà trường Trung học cơ sở

II - Nội dung.

1 Cơ sở khoa học.

Trong chương trình cải cách bộ môn giáo dục công dân ở nhà trường Trung học cơ sở Người giáo viên phải phát huy được tính tích cực học tập của học sinh trong việc học tập, vì trong chương trình cải cách khi bắt đầu vào một giờ học kiến thức mới, thì học sinh phải suy nghĩ tìm hiểu (một tình huống sảy ra) nó đúng sai như thế nào hoặc làm một bài tập trắc nghiệm hay bài này có mối liên hệ với bài khác không ? Nó có liên quan đến kiến thức của lớp trước như thế nào qua đó học sinh hiểu được tính chất của những phẩm chất đạo đức mà các em cần rèn luyện tu dưỡng để sau này trở thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa

2 Nội dung cụ thể:

Giáo viên khi giảng dạy Bài11 (Tiết 19 + 20) ở lớp 9 Thì người giáo viên phải truyền thụ được tất cả (xâu chuỗi) những phẩm chất đã học như bài 10 ở lớp 9 (lí tưởng sống của thanh niên) Bài 11 lớp 8 (lao động tự giác sáng tạo) bài 5 lớp 6 (tôn trọng kỷ luật) Qua những phẩm chất như vậy; Thì học sinh lớp 9 sẽ nắm bắt được những khái niệm, những phẩm chất đạo đức mà các em phải rèn luyện hướng tới những khái niệm Phẩm chất đạo đức mà các em phải rèn luyện hướng tới như

ở lớp 9 và được trình bày trong một tiết dạy như sau:

Trang 3

Tiết 19 + 20: Bài 11 Trách nhiệm của thanh niên trong sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

A - Mục tiêu bài học.

1 Kiến thức:

- Hiểu những định hướng cơ bản của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

- Vị trí của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn cách mạng ngày nay

- Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay

2 Kỹ năng.

- Biết đánh giá thực tiễn xây dựng đất nước hiện nay

- Học sinh chuẩn bị hành trang tham gia lao động, học tập, lập nghiệp hoặc học lên

3 Thái độ.

- Tin tưởng vào đường lối mục tiêu xây dựng đất nước

- Có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị sẵn sàng gánh vác trách nhiệm thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

B - Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, diễn giải, thảo luận nhóm.

C Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu về Công nghiệp hoá

-Hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết của Đảng IX

D - Hoạt động dạy học.

1 ổn định

2 B i m iài mới ới

* Hoạt động 1:

Giới thiệu bài:

- Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai

trường tháng 9/1945 Bác viết: "Non sông Việt

Nam có trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc

Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh

vai với các cường quốc Năm châu được hay

không chính là một phần lớn công học tập của

Trang 4

các cháu".

Câu nói của Bác chính là trách nhiệm của thế

hệ trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện

đại hoá đất nước.

Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm

nay.

* Hoạt động 2:

- Gọi một học sinh đọc phần đặt vấn đề:

- Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận:

+ Nhóm 1:

Câu 1: Trong thư đồng chí Tổng bí thư Nông

Đức Mạnh có nhắn đến nhiệm vụ cách mạng

mà Đảng đã đề ra như thế nào ?.

+ Nhóm 2:

Câu 2: Vai trò, vị trí của thanh niên trong sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá qua bài

phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nông Đức

Mạnh ?.

+ Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì khi thảo luận về

nội dung bức thư của đồng chí Tổng bí thư gửi

thanh niên ?

Học sinh thảo luận câu hỏi giáo viên nêu ra.

- Đại diện nhóm 1 trả lời.

- Các nhóm nhận xét

- Giáo viên nhận xét.

- Nhóm 2 trả lời.

I - Đặt vấn đề:

- Đại hội Đảng lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra:

+ Phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng

+ Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001

- 2010) đưa đất nước khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trang 5

Tại sao Tổng bí thư cho rằng thực hiện mục

tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá là trách

nhiệm vẻ vang của thanh niên.

+ Mỗi người phải tự vươn lên quan tâm đến xã

hội đến mọi người

+ Là mục tiêu phấn đấu của thế hệ trẻ

+ Sự cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước.

Đại diện nhóm 3 trả lời:

* Hoạt động 3: Tìm hiểu mục tiêu ý nghĩa công

nghiệp hoá - hiện đại hoá (SGV)

* Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học

- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.

+ Nhóm 1: Trách nhiệm của thanh niên trong

sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất

nước như thế nào ?.

+ Nhóm 2: Nhiệm vụ của thanh niên trong sự

nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất

nước?.

+ Nhóm 3: Phương hướng phấn đáu của bản

thân em nói riêng và của lớp nói chung như thế

nào ?.

- Nêu lên hệ thực tế

- Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng

đầu Đê thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại

hoá thì yếu tố con người và chất lượng nguồn

lao động về công nghiệp, nông nghiệp, chế biến

nhằm nâng cao năng xuất lao động.

* ở địa phương:

+ Máy đóng gạch, nghề mộc.

- Vai trò vị trí của thanh niên + Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch

sử mỗi người phải vươn lên tự rèn luyện + là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và tự hào dân tộc.

+ Quyết tâm xoá tình trạng nước nghèo và kém phát triển.

+ Thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là cố gắng học tập rèn luyện tư cách, sức khoẻ để chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá.

II - Nội dung bài học (SGK)

Trang 6

+ Máy cày, bừa, đầu dọc

+ Bê tông hoá kênh mương và đường ở xóm

(vài xóm)

* Tỉnh ta: cơ sở sản xuất công nghiệp so với

nước còn ít.

+ Nhà máy PaciFic (Hoà Bình).

+ Gang thép Phú Sơn Hà (Tân Lạc) và một số

cơ sở khác nhưng quy mô không lớn (sản xuất

xi măng, bia )

Chỉ có thuỷ điện hoà bình Vì vậy muốn xây

dựng được quê hương giàu đẹp chúng ta phải

phấn đấu học tập rèn luyện để có đủ kiến thức,

năng lực xây dựng quê hương.

- Bên cạnh đó chúng ta phải biết giữ gìn những

bản sắc dân tộc Như lòng yêu nước, tôn sư

trọng đạo

- Xây dựng kiến thức phải đảm bảo cảnh quan

môi trường.

* Hoạt động 5:

- Học sinh làm bài tập 1, 2,3, 4, 5 (SGK)

Bài tập 6: Trong những việc làm dưới đây, việc

làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách

nhiệm của thanh niên

Có trách nhiệm Thiếu ý thức

a Nỗ lực học tập

b Tích cực tham gia

d Có ý thức

đ Sống học tập làm

việc

g Học tập làm việc

h Vượt mọi khó khăn

gian khổ thực hiện kế

hoạch.

c Chưa có ý thức vận dụng.

e Học tập vì quyền lợi cá nhân III - Luyện tập.

* Củng cố:

Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

a Nước chảy bèo trôi

b Có ý chí nghị lực

Trang 7

c Có kế hoạch phương pháp.

d Thực hiện đúng mục đích

đ Há miệng chờ sung

e Không việc gì phải suy nghĩ lo lắng

* Dặn đo:

- Làm các bài tập còn lại

- Chuẩn bị bài 12

3 Ví dụ:

a ở lớp 6: Khi học sinh học đến bài 6: (Biết ơn) thì phẩm chất đạo đức này được các em học tập noi theo như khái niệm đã nêu ra ở trong phần nội dung bài học

b ở lớp 7: Học sinh học đến bài 6: (Tôn sư trọng đạo) thì các em đã thấy những dẫn chứng cụ thể (một chữ là thầy nửa chữ cũng là thầy ) các em thấy công

ơn của các thầy cô giáo đối với mình nó rất là cụ thể

c ở lớp 8 : bài 8 (Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ) thì các em phải hiểu được khái niệm này (phẩm chất đạo đức này ) các em vừa học vừa phải rèn luyện trong suốt quá trình học tập và lao động của mình

d ở lớp 9 : bài 6 (hợp tác cùng phát triển ) ở trình độ học sinh lớp 9 thì phẩm chất đạo đức này được các em đúc rút ra được khi đã học ở các lớp trước và các em

sẽ tiếp tục phát huy kế thừa Để hoàn thiện mình thành những công dân mới xã hội chủ nghĩa

Như phần nêu ở trên từ bộ môn giáo dục công dân ở nhà trường THCS còn phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương (phần liên hệ thực tế )

Ví dụ lớp 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công hoá

và hiện đại hoá Khi liên hệ thực tế thì ở địa phương lạc sơn mới có một số công trình là hiện đại hoá như : đường quốc lộ, đường bê tông ở một số xã nhưng khi liên hệ rộng ra trên cả nước thì sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá của dân tộc ta đang phát triển mạnh mẽ như nhiều nhà máy thuỷ điện lớn đang được xây dựng Dịch vụ truyền hình và một số khu công nghiệp lớn được đầu tư xây dựng

Trang 8

Khi giảng dạy một bài giao dục công dân thì phần luyện tập giáo viên có thể đưa ra nhiều dạng bài tập để các em suy nghĩ để làm :

Dạng bài thứ nhất là trắc nghiệm

Ví dụ bài tập ở bài 13 lớp 8: phòng chống tệ nạn xã hội

Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của ai (đánh dấu x vào ý kiến đúng)

a Gia đình

b Xã hội

c Nhà trường

d Bản thân

e Cả bốn ý kiến trên

Dạng bài tập trắc nghiệm có dạng học sinh hay nhầm lẫn Để tránh được những trường hợp này giáo viên phải lưu ý cho học sinh thấy những điểm mấu chốt của câu hỏi đúng hoặc sai (giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác thật tốt phần nội dung bài học), để từ đó áp dụng vào làm bài tập cho ra kết quả đúng, chính xác theo yêu cầu của giáo viên bộ môn

Dạng bài tập thứ hai giải thích vì sao ? Đúng sai như thế nào ? ở dạng bài tập này giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài (tự luận) để rút ra kết quả

Ví dụ: ở lớp 9, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bài tập 3 (trang 50 SGK)

Trong các quyền sau quyền nào có quyền lao động:

a Quyền được thuê mướn lao động

b Quyền mở trường dạy học đào tạo nghề

c Quyền sở hữu tài sản

d Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp

đ Quyền sử dụng đất

e Quyền tự do kinh doanh

ở đây đáp án đúng là c, đ, e

Trang 9

Ví dụ câu c: Quyền sở hữu tài sản là quyền lao động của công dân vì: có quyền lao động mới làm ra tài sản (sản phẩm) như vậy là có quyền sở hữu tài sản

là quyền lao động

4 Hiệu quả

Sau khi áp dụng vào giảng dạy theo đề tài này tôi thấy đạt được những kết quả rõ rệt, vì những năm học trước các em mới bước đầu làm quen với phương pháp này Đến khi các em học năm cuối cấp trung học cơ sở Kỹ năng làm bài và

sử lý các tình huống bài tập ở các em làm rất nhanh chóng và chính xác

* Dự kiến kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm năm học 2006 - 2007

STT Lớp Tổng số

học sinh

Học lực giỏi Học lực khá Học lực TB Học lực

yếu

Học lực kém Ghi

chú

III - Kết luận chung.

Một vài kinh nghiệm khi giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở được thực hiện trong suốt quá trình học tập của học sinh từ lớp 6 cho đến lớp 9 Nó liên quan kết hợp với nhau qua các dạng bài học (phần đạo đức pháp luật) giúp các em có kỹ năng phân tích lô gic, phát huy trí tuệ của các em trong tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, rèn luyện tính chuyên cần, rèn luyện bản thân tạo hứng thu cho các em khi tiếp thu kiến thức mới và làm các dạng bài tập

Trang 10

Mặc dù kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều, nhưng qua trao đổi cùng những đồng nghiệp có kinh nghiệm và việc tiếp xúc với tất cả các em học sinh tôi đã cố gắng mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm ít ỏi của mình trong khuôn khổ sáng kiến này chắc chắn nó còn nhiều bất cập, rất mong sự đóng góp chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để những kinh nghiệm nhỏ bé của mình góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay

Tôi xin chân thành cảm ơn !

……… , ngày 16 tháng 3 năm 2007.

Người viết

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w