ta cần nghiên cứu các hình thức huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hiệu quảcông tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợcho các danh mục tài sản và không ngừ
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại 2
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 2
1.1.1.2 Đặc điểm ngân hàng thương mại 2
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 5
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 5
1.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư 6
1.1.2.3 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác 8
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 9
1.2.2 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 11
1.2.2.1 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi 11
1.2.2.2 Huy động từ phát hành giấy tờ có giá 12
1.2.2.3 Huy động từ nguồn vốn vay 13
1.2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 13
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.3.1.Các nhân tố chủ quan 15
1.3.1.1.Chính sách lãi suất 15
1.3.1.2.Hiệu quả sử dụng vốn 15
1.3.1.3.Uy tín và quy mô của ngân hàng 16
1.3.1.4.Hoạt động marketing ngân hàng 17
1.3.1.5.Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng 17
1.3.1.6.Các hình thức huy động vốn của ngân hàng 18
1.3.1.7 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng 19
1.3.2.Các nhân tố khách quan 20
1.3.2.1.Môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ 20
1.3.2.2.Môi trường kinh tế - xã hội 20
Trang 31.3.2.3.Tâm lý và thói quen của khách hàng 21
1.3.2.4.Sự cạnh tranh từ các đối thủ 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 24
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 24
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự 26
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của HBB – CN Hà Đông 29
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 31
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 31
2.1.4.2 Hoạt động cho vay và đầu tư 32
2.1.4.3 Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính khác 34
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 36
2.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội – CN Hà Đông 36
2.2.2 Thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội – CN Hà Đông 39
2.2.2.1 Thực trạng huy động vốn .39
2.2.2.2 Chi phí huy động vốn 46
2.2.2.3 Mối tương quan giữa vốn huy động và sử dụng vốn 50
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 54
2.3.1 Những kết quả đạt được 54
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 57
2.3.2.1 Hạn chế 57
2.3.2.2 Nguyên nhân chung của những tồn tại 58
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 61
3.1 ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 61
Trang 43.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà
Nội – CN Hà Đông 61
3.1.2 Quan điểm tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội – CN Hà Đông 62
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG 63
3.2.1 Giải pháp trực tiếp 63
3.2.1.1 Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 63
3.2.1.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt 68
3.2.1.3 Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh 69
3.2.1.3 Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp 70
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ 71
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn 71
3.2.2.2 Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả 73
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng 74
3.2.2.4Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 75
3.2.2.5 Đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay 75
3.3 Kiến nghị 76
3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 76
3.3.1.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 76
3.3.1.2 Tạo môi trường pháp lý 77
3.3.1.3 Môi trường xã hội 78
3.3.2 Kiến nghị với NHTW 78
3.3.3 Kiến nghị với NH Habubank cấp trên 79
3.3.3.1 Tăng cường công tác cán bộ 79
3.3.3.2 Sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên 80
3.3.4 Kiến nghị đối với các Bộ Ngành liên quan 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự 26
Sơ đồ 2.2: Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng HBB – CN Hà Đông 29
BẢNG: Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại Habubank – CN Hà Đông 31
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay tại Habubank – CN Hà Đông 33
Bảng 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại Habubank – CN Hà Đông 34
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động tài chính tại Habubank – CN Hà Đông 35
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn tại Habubank – CN Hà Đông 36
Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế tại Habubank – CN Hà Đông 37
Bảng 2.7: Tình hình huy động tiền gửi theo đối tượng huy động thời kỳ 2009 – 2011 41
Bảng 2.8: Tình hình huy động tiền gửi giai đoạn 2009– 2011 theo kỳ hạn 43 Bảng 2.9 : Tình hình huy động giấy tờ có giá thời kỳ 2009 – 2011 45
Bảng 2.10: Tình hình huy động thông qua phát hành GTCG theo đối tượng huy động 45
Bảng 2.11 : Cơ cấu nguồn đi vay 46
Bảng 2.12 : Chi phí huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 47
Bảng 2.13: Lãi suất huy động bình quân một số NHTM thời kỳ 2009 – 2011 48
Bảng 2.14 : Chi phí trả lãi các các nguồn huy động thời kỳ 2009 – 2011 49
Bảng 2.15: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của NH HBB- Chi nhánh Hà Đông 51 Bảng 2.16: Tương quan kì hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NH
Trang 6BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2009,2010, 2011 tại Habubank
– CN Hà Đông 32
Biểu đồ 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay năm 2009, 2010, 2011 tại Habubank – CN Hà Đông 33
Biểu đồ 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại Habubank – CN Hà Đông 34
Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động tại Habubank – CN Hà Đông 35
Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế tại Habubank - CN Hà Đông 38
Biểu 2.6: Tình hình huy động tiền gửi thời kì 2009 – 2011 42
Biểu đồ 2.7 : Huy động tiền gửi thời kỳ 2009 – 2011 theo kỳ hạn 43
Biểu đồ 2.8 : Lãi suất huy động bình quân một số NHTM thời kì 2009 – 2011 48
Biểu đồ 2.9: Chênh lệch giữa nguồn vốn và dư nợ trung dài hạn 53
Trang 7DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Hà Nội HBB – CN Hà Đông Ngân hàng thương mại cổ phần nhà
Hà Nội – chi nhánh Hà Đông
NH HBB – CN Hà Đông Ngân hàng thương mại cổ phần nhà
Hà Nội – chi nhánh Hà Đông
Trang 8ta cần nghiên cứu các hình thức huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hiệu quảcông tác huy động vốn như quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợcho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định; nguồn vốn cóchi phí hợp lý; huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn; phântích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn tại ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - HBB là ngân hàng khánon trẻ, trải qua hơn 20 năm hoạt động, ngân hàng đã đạt một số thành tựuđáng kể Trong chiến lược phát triển của mình, huy động vốn là hoạt động ưutiên hàng đầu Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã có những tácđộng sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nóiriêng, lạm phát gia tăng, gửi tiền vào ngân hàng không còn là một biện pháp
an toàn và sinh lời mà người dân lựa chọn Mặt khác, cạnh tranh để huy độngtiền gửi ngày càng gay gắt, diễn ra giữa tổ chức ngân hàng và tổ chức phingân hàng Điều này đòi hỏi Habubank phải có một chiến lược huy động vốnhiệu quả, đúng đắn
Trong thời gian thực tập tại Habubank – CN Hà Đông em đã có cơ hộihọc hỏi và tìm hiểu nhiều kiến thức thực tiễn về hoạt động của ngân hàng.Nhận thức thấy vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, em đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Chi nhánh Hà Đông” làm đề tài thực tập của mình.
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ,người ta định nghĩa Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ,chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàngthương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên lànhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thứckhác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiếtkhấu, tín dụng và tài chính”
Đối với Việt Nam,theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng định nghĩa: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và
sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những địnhchế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vớinghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanhtoán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối
đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
1.1.1.2 Đặc điểm ngân hàng thương mại
a Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong
Trang 10lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Các hoạt động của NHTM nhằm thúc đẩy và lưuchuyển các dòng tiền tệ phục vụ cho việc giao dịch, thanh toán, phát sinhhàng ngày trong nền kinh tế, đồng thời thông qua các hoạt động huy động vốn
và cho vay
b Sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh và làm dịch vụ là hàng hóa tàichính, nói cách khác là tiền và các giấy tờ có giá như cổ phiếu, thương phiếu,trái phiếu…
c Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính
- Trung gian tín dụng : Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các nhàđầu tư, các doanh nghiệp, các cá nhân có vốn nhàn rỗi với các nhà đầu tư, cácdoanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu vay vốn NHTM với chức năng trunggian của mình, nhận tiền của người muốn cho vay, trả lãi cho họ và mang sốtiền ấy cho người muốn vay vay Thực hiện được điều này, NHTM huy động
và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, dùng số vốn này đểđáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế phục vụ sản xuất kinh doanh Vaitrò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu,trái phiếu… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty với các nhà đầu tư,chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán, đảm nhận việc mua tráiphiếu công ty…
- Trung gian thanh toán: Chức năng này nghĩa là ngân hàng tiến hànhnhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản Khi đóngvai trò là trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra các công cụ lưu thông vàđộc quyền quản lý các công cụ đó như séc, thẻ thanh toán…, đã tiết kiệm cho
xã hội rất nhiều chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúcđẩy quá trình lưu thông hàng hóa
- Trung gian rủi ro: NHTM với vai trò là tổ chức tài chính trung gian sẽkiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc
Trang 11định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệpvay vốn.
- NHTM có chức năng tạo tiền: Khi kết hợp chức năng trung gian tíndụng và chức năng trung gian thanh toán tạo cho NHTM có khả năng tạo ratiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM Từmột lượng tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyểnkhoản đã làm cho số dư trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM tănglên
d NHTM là tổ chức có ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Ngànhnghề kinh doanh có điều kiện những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghịđịnh quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khikinh doanh các ngành nghề đó Đối với NHTM, điều kiện tối thiểu về vốnpháp định là 1.000 tỷ đồng
e Vốn và Tài sản:
- Tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản “nợ” của ngân hàng.
Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác
và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản “có” của ngân hàng.
- Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay,
gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có của ngân hàng thương mại
- Phần tài sản có tính thanh khoản được giữ để đề phòng trường hợp tiềngửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân hàng
- Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốncấp 2 _ + Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệcộng với lợi nhuận không chia cộng với các quỹ dự trữ được lập trên cơ sởtrích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển
+ Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại
Trang 12tài sản của tổ chức tín dụng (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài(bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấpnhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
a Khái niệm huy động vốn: Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau
để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
b Vai trò của hoạt động huy động vốn:
- Đối với nền kinh tế: Hoạt động huy động vốn đóng vai trò là kênh chuchuyển nguồn vốn trong nền kinh tế từ tổ chức, cá nhân có vốn nhàn rỗi tới tổchức, cá nhân có nhu cầu về vốn Đồng thời huy động vốn cũng góp phần tíchcực trong việc kiểm soát lạm phát, làm giảm dòng tiền lưu thông tự do ngoàithị trường Ngoài ra, huy động vốn là kênh cung cấp hàng hóa cho thị trườngtài chính hoạt động
- Đối với NHTM: Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồnvốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động khác Không có hoạt động huyđộng vốn, ngân hàng sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động củamình, có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” củangân hàng Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng có thể đo lườngđược uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đóngân hàng có thể đánh giá và đưa ra các chính sách huy động vốn ngày cànghiệu quả để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Nhờ vào hoạt độnghuy động vốn mà ngân hàng có thể tập trung huy động các nguồn vốn tiền tệtạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế Từ đó thông qua các hoạt động tín dụng
mà các ngân hàng thương mại cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớncho nền kinh tế, đồng thời cũng tạo lợi nhuận lớn cho ngân hàng
Trang 13- Đối với khách hàng: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cung cấpcho khách hàng kênh đầu tư vốn an toàn, tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi chotương lai có sinh lời; giúp khách hàng tiếp cận được các dịch vụ tiện ích củangân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và các dịch vụ tíndụng của khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần cho tiêu dùng
cá nhân
1.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
a Nghiệp vụ cho vay:
Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp
vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì nănglực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay Nghiệp vụ cho vay
là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại Nó tạo ra hình thứctín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồnvốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơithiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh Đối với ngân hàng, đây là nghiệp
vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng đượcphân thành:
- Cho vay nông nghiệp
- Thuê mua và các loại khác
*) Căn cứ vào thời hạn cho vay.
Trang 14- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủyếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu đọng và các nhu cầu chi tiêungắn hạn của các doanh nghiệp.
- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nướcViệt nam thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm
Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định,cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự
án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3năm (Việt nam)
Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựngnhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệpmới
*) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm
cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín củabản thân khách hàng
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưngphải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba
*) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụngđược cung cấp bằng tiền Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng vàđược thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụngthời vụ,
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và
đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua
Trang 15*) Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc
và lãi theo định kỳ
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu
*) Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp
vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình Đối với loại nghiệp vụ này,ngân hàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh khôngthực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thựchiện nghĩa vụ thanh toán Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằngchữ ký Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng
từ, bảo lãnh của ngân hàng
b Nghiệp vụ đầu tư:
Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trườngchứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từchêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếpgóp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới
1.1.2.3 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác
- Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ
chuyển tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ Có hai phương thức chuyểntiền là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư
- Thu chi hộ tiền hàng: Theo những lệnh uỷ nhiệm thu hoặc uỷ nhiệm
chi, ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàngchuyển trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khinhận được chứng từ khách hàng nhờ thu hộ
- Nghiệp vụ uỷ thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự uỷ
thác của khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế,
Trang 16bảo quản chứng khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá để hưởng hoa hồng.
- Mua bán hộ: Theo sự uỷ nhiệm của khách hàng ngân hàng thực hiện
nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặcphát hành trái khoán Chính phủ Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có đượcmột khoản thu nhập dưới hình thức hoà hồng phát hành Ngân hàng có thểtham gia mua bán chứng khoán trên thị trường theo lệnh của khách hàng với
tư cách là một trung gian môi giới trên thị trường tiền tệ và thị trường chứngkhoán
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tồn tại
và phát triển phải có vốn Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinhlời, hạn chế các rủi ro trong hoạt động của NHTM Vốn của NHTM, nếu phânchia theo hình thức sở hữu, gồm hai loại cơ bản là vốn chủ sở hữu và vốn nợ.Ngoài ra còn nguồn vốn khác
a Vốn chủ sở hữu:
- Khái niệm: Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng đượcluật pháp cho phép hoạt động và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâudài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sởhữu gồm nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạtđộng, nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần hoặc các quỹ
- Vai trò: Vốn CSH chỉ chiếm một phần nhỏ so với vốn nợ, do đặc trưngtrong kinh doanh ngân hàng là huy động vốn để cho vay Theo quy định củaNHNN VN, tỷ lệ vốn CSH/tiền gửi tối thiểu là 1/20 Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ,nhưng vốn CSH đóng vai trò rất quan trọng
+ Vốn CSH giữ vai trò bảo vệ người gửi tiền: Kinh doanh tiền tệ của
Trang 17ngân hàng luôn chứa đầy rủi ro Các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ được bùđắp bởi nguồn vốn CSH Do đó, các ngân hàng càng có vốn CSH lớn, càngtạo niềm tin cho người gửi tiền và người cho vay.
+ Vốn CSH có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động chongân hàng Đó chính là số vốn tối thiểu đầu tiên theo quy định của pháp luật
để mua sắm trang thiết bị, nhập công nghệ, xây trụ sở…
+ Ngoài ra, vốn CSH có vai trò điều chỉnh các hoạt động của ngân hàngnhư quy mô hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ quy mô tiền gửi…
b Vốn nợ:
- Khái niệm: Khác với loại hình doanh nghiệp khác, vốn nợ của NHTMchiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ và là loại vốn cơ bản để tàitrợ cho các danh mục tài sản của NHTM Vốn nợ được huy động từ nguồntiền gửi, vay và một số loại khác
- Vai trò: Có thể nói, nếu vốn CSH có vai trò quan trọng để ngân hàngđược đi vào hoạt động và là đệm đỡ không thể thiếu của ngân hàng thì vốn nợlại quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng Trên cơ sở vốn nợtạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư vào chứng khoán, mua sắm tàisản cố định, tiền gửi tại các ngân hàng khác và được thực hiện dự trữ theo quyđịnh để đảm bảo khả năng thanh toán Quy mô, cơ cấu của các nhóm tài sảnnày được xác định một phần dựa vào quy mô, cơ cấu vốn nợ Như vậy, vốn
nợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định danh mục tài sản đầu
tư, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của NHTM
Ngoài ra, quy mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự annguy hoạt động của NHTM Sự không phù hợp giữa việc huy động vốn từ bênngoài và việc sử dụng vốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất, quy mô cácloại tiền có thể dẫn đến các rủi ro về thanh toán, lãi suất, tỷ giá mà ngân hàngphải gánh chịu
Trang 18c Nguồn vốn khác: Bao gồm nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn đểcho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên doanh, liên kết.
1.2.2 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi
a) Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn
Đây là tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửivào ngân hàng với mục đích chính là để thực hiện chi trả trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và tiêu dùng Với nội dung chi trả như vậy và việc sử dụngséc để thanh toán nên tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền gửi thanhtoán hoặc tiền gửi có thể phát hành séc Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn
là người gửi tiền có thể gửi và rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dưtài khoản
b) Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn
Loại tiền gửi này của tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mụcđích để hưởng lãi Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là lĩnh tiền sau một thờigian nhất định Tuy nhiên người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trongtrường hợp này ngân hàng có thể không trả lãi hoặc trả lãi theo lãi suất không
kỳ hạn tùy theo quy định của mỗi ngân hàng
Đây là khoản tiền mang tính ổn định cao do đó ngân hàng có thể chủđộng sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích của mình Cũng chính vì thế mà lãisuất của loại tiền gửi này cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn
Có nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn: loại thời hạn từ 1tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…
c) Huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) không kỳ hạn là khoản tiền của cá nhânđược gửi vào tài khoản TGTK với mục đích là để hưởng lãi và để tích lũy.Đặc điểm của TGTK không kỳ hạn là người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu
Trang 19cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhậnTGTK Song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho ngườikhác Số dư tiền gửi này không lớn nhưng ít biết động, vì vậy đối với loại tiềngửi này các NHTM thường trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán
d) Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Với mục đích giống như TGTK không kỳ hạn nhưng đặc điểm nổi bậtcủa TGTK có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ có thể rút sau một kỳ hạn nhất địnhtheo thỏa thuận với tổ chức nhận TGTK và có mức lãi suất cao hơn so vớitiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nếu có sự thỏa thuận ngay khi gửi tiền thìkhi rút trước hạn, người gửi tiền sẽ được hưởng mức lãi suất không vượt quálãi suất đối với TGTK không kỳ hạn Ngược lại, nếu không có sự thỏa thuận
từ ban đầu thì người gửi tiền phải chịu một mức phí khi rút trước hạn Loạihình tiết kiệm này khá quen thuộc ở Việt Nam, các NHTM Việt Nam thườnghuy đông vốn tiết kiệm có thời hạn phong phú từ 3 tháng đến 1 năm
Đối với vốn huy động từ tiền gửi chi phí thấp nhưng tất cả các loạitiền gửi đều có thể rút trước hạn nên tính ổn định không cao, yêu cầu cácNHTM cần phải đảm bảo một cách hợp lý khả năng thanh toán, chi trả chokhách hàng
1.2.2.2 Huy động từ phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá (GTCG) là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành đểhuy động vốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụngcho mục đích nào đó Lãi suất của GTCG phụ thuộc vào sự cần thiết của việchuy động vốn trên thị trường thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn thông thường
Các GTCG do ngân hàng phát hành gồm có kỳ phiếu, trái phiếu, chứngchỉ tiền gửi có mệnh giá Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, có ba phươngthức phát hành GTCG là: Phát hành ngang giá, phát hành có chiết khấu,
Trang 20phát hành có phụ trội Về hình thức trả lãi: Trả lãi trước, trả lãi sau và trảlãi định kỳ.
1.2.2.3 Huy động từ nguồn vốn vay
Nguồn vốn đi vay nhằm tạo khả năng thanh toán cho NHTM Nguồn vốn
đi vay được hình thành bởi:
- Vay các tổ chức tín dụng trong nước
- Vay các ngân hàng nước ngoài
- Vay từ ngân hàng nhà nước
1.2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi:
- Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tàisản và không ngừng tăng trưởng ổn định
- Nguồn vốn có chi phí hợp lý
- Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn
- Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn
a, Quy mô và cơ cấu nguồn vốn từ bên ngoài
+ Qui mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng Qui
mô nguồn huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăngtrưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanhkhoản và tính ổn định của nguồn vốn
+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phícủa ngân hàng Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng Nếu cơcấu nguồn huy động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì
sẽ không tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cáu huy độngnhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫnphải chịu lãi suất trên phần huy động thừa
Trang 21b, Chi phí vốn
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay
và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và
sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn tính ổn định Theo nguyên lýchung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất vềphương diện chi phí
+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấpnhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn Lợi nhuận của ngân hàng
về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợinhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lờicao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quảchi phí vốn
c, Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn
Các danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác
độ cơ cấu thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn
- Kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.
Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo
xu hướng nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao Kỳ hạndanh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn Kỳ hạn danhnghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng
- Kỳ hạn thực của nguồn.
Kỳ hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liêntục tại một đơn vị ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩađều tác động đến kỳ hạn thực tế Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa cácngân hàng, giữa các nguồn vốn, nhu cầu chi tiêu đột xuất cũng ảnh hưởng tới
kỳ hạn này
- Phải có khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn
Trang 22d, Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn
- Quản lý rủi ro lãi suất
- Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1.Các nhân tố chủ quan
1.3.1.1.Chính sách lãi suất
Lãi suất là khoản chi phí lớn nhất trong chi phí huy động vốn của ngânhàng Nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.Đây là khoản thu nhập của khách hàng Sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rấtlớn tới hành vi của người gửi tiền Người ta sẽ chọn hình thức gửi tiền manglại khoản lãi cao Khi ngân hàng thay đổi lãi suất có thể khiến người gửi tiềnchuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, chuyển từ kỳ hạn nàysang kỳ hạn khác trong cùng 1 ngân hàng hoặc chuyển sang hình thức đầu tưkhác mang lại nhiều lợi nhuận hơn Một mức lãi suất cao sẽ giúp cho cácngân hàng huy động được lượng vốn lớn, tuy nhiên trong khi tăng lãi suất đểnâng cao lượng vốn huy động thì ngân hàng phải tính toán rất kỹ lưỡng vì nó
sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng
1.3.1.2.Hiệu quả sử dụng vốn
Các hoạt đông kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết vàtác động qua lại lẫn nhau Một ngân hàng chỉ có thể hoạt động nếu nó huyđộng được vốn để sử dụng Ngược lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy độngđược không những tác động đến thu nhập của ngân hàng mà còn ảnh hưởngtới khả năng huy động vốn của ngân hàng
Nếu NHTM huy động được một lượng vốn lớn, nhưng không thể chovay hoặc đầu tư thì những khoản vốn này sẽ bị ứ đọng, ngân hàng có thểkhông có khả năng chi trả lãi cho khách hàng Phải bỏ ra một khỏan chi phí
Trang 23lớn trong khi cho vay không đủ để bù đắp điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quảkinh doanh của ngân hàng Tổn thất dẫn đến ngân hàng buộc phải thu hẹp quy
mô vốn huy động
Ngược lại, nếu vốn được sử dụng có hiệu quả, lợi nhuận thu được giatăng tạo động lực cho ngân hàng tiến hành tăng cường huy động vốn để tiếptục mở rộng kinh doanh
1.3.1.3.Uy tín và quy mô của ngân hàng
Hình ảnh của ngân hàng có tác động không nhỏ đến công tác huy độngvốn Bên cạnh mục đích gửi tiền để thu lợi nhuận cao thì người gửi tiền cònchú ýe đến tính an toàn của khoản tiền gửi Để huy động được lượng vốn lớnthì ngân hàng phải tạo cho mình hình ảnh đẹp, bề thế, tạo được niềm tin chokhách hàng để họ đem tiền gửi vào ngân hàng Khi tạo được niềm tin chokhách hàng thì họ có thể sẵn sàng hy sinh một khoản lãi để có thể có được 1khoản tiết kiệm đảm bảo, ít rủi ro Ngược lại, khi ngân hàng không có uy tín,thì có thể có một mức lãi suất cao hơn các ngân hàng khác vẫn không thể thuhút được khách hàng Mặt khác một ngân hàng có uy tín sẽ là lá chắn để bảo
vệ cho ngân hàng không mắc phải tình trạng rút tiền ồ ạt của người gửi donhững thông tin tiêu cực từ dó dẫn đến mất khả năng thanh toán
Xét về quy mô ngân hàng, một ngân hàng lớn với hệ thống các chi
nhá-nh, phòng giao dịch rộng khắp sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công tác huy độngvốn Bởi vì khi có mạng lưới rộng lớn thì các ngân hàng sẽ có nhiều điều kiện
để tiếp cận với khách hàng hơn Trong điều kiện nước ta hiện nay, các NHTM
có thể tiếp cận được với đối tượng doanh nghiệp dễ dàng, tuy nhiên với đốitượng dân cư thì còn gặp nhiều trở ngại Hệ thống phân phối rộng khắp sẽgiúp cho các ngân hàng tiến gần hơn với tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho họ
có thể giao dịch với ngân hàng một cách dễ dàng hơn, từ đó cũng tăng cườngđược nguồn vốn huy động Ngược lại một ngân hàng quy mô nhỏ, mạng lưới
Trang 24giao dịch hạn chế sẽ cản trở công tác huy động vốn họ, đó là điều không thểtránh khỏi
1.3.1.4.Hoạt động marketing ngân hàng
Việc quảng bá về ngân hàng đến khách hàng rất khó khăn Bên cạnh việc
bỏ ra một chi phí lớn cho hoạt động này các ngân hàng còn phải nghiên cứu
kỹ tâm lý khách hàng, thận trọng để tránh gây ra sự phản cảm với khách hàng.Chính sách marketing bao gồm: chính sách thông tin, nghiên cứu, điều tra,tìm hiểu thị trường, chính sách sản phẩm, dịch vụ - giá cả, chính sách phânphối các sản phẩm dịch vụ và chính sách giao tiếp, khuyếch trương thươnghiệu Khi ngân hàng thực tốt hoạt động marketing thì ngân hàng sẽ xác địnhđược nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cách thức đáp ứng nó tốt hơncác đối thủ cạnh tranh Như vậy ngân hàng sẽ gây dựng được niềm tin củakhách hàng, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh cho ngân hàng, từ đó cóđược những khách hàng trung thành Điều này đóng vai trò rất quan trọng và
là cơ sở để các ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn và phát triển cáchoạt động kinh doanh khác
Mặt khác, chính sách marketing còn giúp cho các ngân hàng nắm bắtđược sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, của nhu cầu khách hàng,nghiên cứu kỹ thị trường, từ đó đưa ra những sản phẩm mới linh hoạt, khácbiệt với các ngân hàng khác, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, nâng caolượng vốn huy động
1.3.1.5.Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng
Kinh doanh ngân hàng là ngành tồn tại dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.Khách hàng dựa trên sự tín nhiệm của họ đối với các ngân hàng và sự đảmbảo của các ngân hàng về việc chi trả tiền cho khách hàng đúng hạn để gửitiền vào ngân hàng hay mua các công cụ nợ do các ngân hàng phát hành Vìvậy tạo dựng một hình ảnh tốt trước công chúng có ảnh hưởng rất lớn không
Trang 25chỉ đến công tác huy động vốn mà còn đến tất cả các hoạt động của ngânhàng Cơ sở vật chất của ngân hàng là một trong những yếu tố tạo nên hìnhảnh của ngân hàng trước công chúng Sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cungcấp là những sản phẩm hữu hình, điều này sẽ tạo tâm lý lo sợ cho khách hàng.Thông qua việc củng cố các yếu tố vật chất tác động trực tiếp đến giác quancủa khách hàng các ngân hàng sẽ giảm thiểu được bất lợi này Xây dựng mộttrụ sở bề thế, văn phòng làm việc hiện đại sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởngvào ngân hàng Đó cũng chính là cơ sở để các NHTM có thể duy trì, khuyếnkhích, thu hút khách hàng.
Bên cạnh đó công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọngquyết định uy tín và vị thế của các NHTM Với một công nghệ hiện đại cácNHTM mới có thể cung ứng được các dịch vụ chất lượng cao, nhanh chóng,thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng Trong xuhướng phát triển ngày nay, các NHTM phải đẩy mạnh ứng dụng các thành tựuhiện đại, nhất là công nghệ thông tin Nó cho phép các NHTM có điều kiệntốt hơn để nắm bắt một cách đầy đủ hơn các thông tin từ phía khách hàng,giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Từ đó các NHTM cũng có thể triển khai cácloại hình dịch vụ mới, mở rộng hơn nữa đối tượng khách hàng của mình Mặtkhác việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các NHTM tiết kiệm đượcmột khoản chi phí đáng kể, cũng như tiết kiệm thời gian giao dịch, tăng độ antoàn cho khách hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cungứng Công nghệ thông tin giúp cho các khách hàng tiếp cận, tìm hiểu, lấythông tin về các NHTM và các dịch vụ mà các NHTM cung cấp một cách dễdàng, thuận tiện hơn Tạo được vị thế tốt, từ đó các NHTM có thể sẽ huyđộng được một lượng vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng
1.3.1.6.Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Khách hàng của NHTM rất đa dạng và phong phú Mỗi khách hàng lại
Trang 26có những nhu cầu khác nhau về các dịch vụ ngân hàng cung cấp Vì vậy đểthu hút được nhiều khách hàng các NHTM cần nắm bắt được những nhu cầu
đó và đưa ra các sản phẩm huy động khác nhau để khách hàng có thể lựa chọnđược loại hình mà mình mong muốn Sự đa dạng thể hiện ở các mức lãi suất,
kỳ hạn và các ưu đãi khi thực hiện giao dịch với ngân hàng Đa dạng hóa cáchình thức huy động vốn đi kèm với đó là một số các tiện ích khác sẽ giúp chocác NHTM đáp ứng được ngày càng hoàn thiện các nhu cầu của khách hàng,khi đó họ sẽ chủ động giao dịch với ngân hàng Đó chính là cơ sở để cácNHTM tăng cường huy động vốn từ các tổ chức, dân cư…
1.3.1.7 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng
Đội ngũ nhân viên được coi là bộ mặt của một ngân hàng Để tăngcường lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng thì cá nhân viên ngânhàng nhất là các giao dịch viên phải có một trình độ nhất định Có như vậy họmới có thể tư vấn cho các khách hàng của mình một cách tốt nhất: nên mở tàikhoản nào, tiết kiệm theo hình thức, kỳ hạn nào là phù hợp…
Đội ngũ nhân viên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng vàgiới thiệu đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Vì vậy thái
độ phục vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của khách hàng.Một đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm,thân thiện với khách hàng cùng với đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nhiệt tình sẽtạo niềm tin cho khách hàng và đó cũng là nền tảng quyết định đến thắng lợicủa ngân hàng Khách hàng sẽ tin tưởng và cảm thấy mình được coi trọng, phục
vụ tốt Từ đó họ sẽ mở rộng giao dịch với ngân hàng, nâng cao lượng vốn huyđộng cho ngân hàng
Trang 271.3.2.Các nhân tố khách quan
1.3.2.1.Môi trường pháp lý và chính sách của Chính Phủ
Hệ thống các NHTM Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường có sựquản lý và điều tiết của Nhà Nước Dựa vào tình hình kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ nhất định mà Chính Phủ cùng với NHNN sẽ thực hiện các chínhsách tiền tệ khác nhau: mở rộng hay thắt chặt Khi nền kinh tế phát triển quánóng, lạm phát cao thì NHNN sẽ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu… nhằm giảm bớt lượng tiền tronglưu thông Ngược lại khi kinh tế chậm phát triển, cần khuyến khích đầu tưNHNN lại sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích thích phát triển kinh
tế Các chính sách tiền tệ đó của Chính Phủ sẽ tác động đến việc gửi tiền củadân cư Trong điều kiện tiền tệ thắt chặt thì lượng vốn huy động được sẽ thấp
và ngược lại
Mặt khác các chính sách tiền tệ của Chính phủ cũng có tác động rất lớnđến các hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt động huy động vốn
1.3.2.2.Môi trường kinh tế - xã hội
NHTM là một chủ thể của nền kinh tế, mọi hoạt động của NHTM đềuchịu tác động của môi trường kinh tế xã hội xung quanh Hoạt động huy độngvốn cũng không phải là một ngoại lệ Sự phát triển kinh tế có tác động rất lớnđến hoạt động huy động vốn của các NHTM Nền kinh tế tăng trưởng với tốc
độ cao và ổn định là điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân Đời sống đượcnâng cao, mức độ tích lũy của người dân cũng sẽ cao hơn sẽ dẫn tới ngânhàng huy động được nhiều vốn hơn Mặt khác, khi kinh tế phát triển, xã hội
ổn định nhu cầu của người dân và của các doanh nghiệp đối với các dịch vụngân hàng cũng lớn hơn, người dân cũng sẽ tin tưởng hơn vào hoạt động củangân hàng Bên cạnh các nhu cầu để phục vụ sản xuất kinh doanh thì trongcuộc sống hàng ngày người ta cũng sẽ sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng hơn
Trang 28vì các tiện ích của nó Đó là những nhu cầu về quản lý tài sản, bảo quản tàisản, tư vấn đầu tư,… không chỉ đối với doanh nghiệp mà đối với cá nhân Đặcbiệt là việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ ngày càng phát triển.
Ngược lại khi nền kinh tế trì tệ, kém phát triển, xã hội không ổn địnhthì ngân hàng sẽ huy động được lượng vốn ít hơn
1.3.2.3.Tâm lý và thói quen của khách hàng
Tiền gửi là bộ phận chủ yếu trong lượng vốn huy động của các NHTM,
do đó tâm lý, thói quen của khách hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến lượng vốn huy động được của NHTM Do vậy các NHTM cần phải quantâm đúng mức và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng tâm lý khách hàng để đưa ra cácsản phẩm phù hợp Tuy nhiên một số NHTM lại chưa chú trọng đến yếu tốtâm lý khách hàng dẫn đến khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng, từ đó làmgiảm lượng vốn huy động được
Xét về đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp là đối tượng kháchhàng mà các NHTM có thể dễ dàng tiếp cận hơn vì doanh nghiệp luôn luônbắt buộc phải sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng để phục vụ cho hoạtđộng của mình: mở tài khoản nộp thuế, tài khoản thanh toán… Dân cư là đốitượng khách hàng mà các NHTM cần phải dành nhiều sự quan tâm hơn nữa.Nhiều NHTM còn chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng này là do: ngânhàng phải mở một số lượng tài khoản lớn, hồ sơ giao dịch nhiều, số lượngkhách hàng đông, phân tán khắp nơi làm cho vấn đề quản lý gặp nhiều khókhăn và phát sinh nhiều chi phí hơn Mặt khách muốn phục vụ tốt thì ngânhàng phải mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch Chi phí của các hoạtđộng này lại càng lớn hơn Tuy nhiên khối lượng giao dịch của đối tượng nàylại nhỏ hơn nhiều so với khách hàng doanh nghiệp Do vậy đối tượng kháchhàng này ít được quan tâm hơn
Trang 29Nhưng nếu các NHTM tập trung khai thác tốt đối tượng khách hàng nàythì cũng sẽ huy động được một lượng vốn không nhỏ Để làm được điều nàykhông phải là dễ dàng vì tầng lớp dân cư thường có tâm lý sợ rủi ro khi giaodịch với ngân hàng, ngại giao dịch với ngân hàng do sự sử phiền phức vàphức tạp trong quá trình làm thủ tục Đối với người có thu nhập cao, họ sợphải để lộ thông tin với ngân hàng, còn ngược lại những người có thu nhậpthấp lại mặc cảm trong giao dịch với các ngân hàng vì học cho rằng các dịch
vụ ngân hàng chỉ dành cho những người có thu nhập cao Các đặc điểm tâm
lý này cùng với thói quen sử dụng tiền đang còn phổ biến trong nhân dânnước ta là một yếu tố làm cản trở quá trình huy động vốn của các NHTM
1.3.2.4.Sự cạnh tranh từ các đối thủ
Trong một nền kinh tế không thể chỉ có 1 ngân hàng mà có rất nhiềuNHTM cùng tham gia kinh doanh tiền tệ Vì vậy các NHTM buộc phải cạnhtranh với nhau để có thể thu được lượng vốn mong muốn Càng có nhiềuNHTM thì sự cạnh tranh diễn ra càng gay gắt hơn, điều này làm cho cácNHTM phải tích cực hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, nâng cao uy tín củamình với công chúng thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài được
Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các NHTM với nhau thì việc cạnh tranhvới các tổ chức tài chính khác cũng là một điều cần quan tâm: thị trường chứnkhoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính…
Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, thay vì việc gửi tiềnvào ngân hàng người ta có thể đầu tư vốn vào chứng khoán để hy vọng thuđược một khoản lợi nhuận lớn hơn Do đó lượng vốn mà các ngân hàng huyđộng được cũng sẽ giảm xuống một lượng đáng kể
Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống càng ngày được nâng cao thìnhu cầu của người dân về các dịch vụ bảo hiểm các ngày càng lớn, nhiều loạihình dịch vụ bảo hiểm mới ra đời, ngư mặt khác ngày nay nhiều loại hình bảo
Trang 30hiểm cũng có thể mang lại cho người dân một khoản lãi như tiền gửi ngânhàng, vì thế người dân có thể bỏ ra một khoản tiền lớn để mua các lọai bảohiểm khác nhau.
Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng, vì vậy mà các ngân hàng phải chú trọng nângcao uy tín, nâng cao chất lượng dịch vụ thì mới có thể thu hút được luồng vốncho ngân hàng mình
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển
Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội – tiền thân của Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập tạiViệt Nam Theo đề nghị của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựngViệt Nam; Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựngViệt Nam, Giám đốc NHNN TP Hà Nội; Được sự thống nhất của chủ tịchUBND Thành phố Hà Nội, ngày 30/12/1988, Thống đốc NHNN Việt Nam đãquyết định số 139-NH/QĐ ban hành “ Điều lệ Ngân hàng phát triển NhàThành Phố Hà Nội” Căn cứ quyết định trên, ngày 31/12/1988 UBND TP HàNội ra quyết định số 6719–QĐ/UB cho phép ngân hàng phát triển nhà Hà Nội
có tên gọi là Habubank (viết tắt HBB) được hoạt động kinh doanh trên địabàn thành phố Hà Nội kể từ ngày 2 tháng 1 năm 1989
- Tháng 3/1989, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư xây dựng Việt Nam
ra quyết định số 223/NHĐTXD/QĐ giao cho Giám đốc Ngân hàng Đầu tưxây dựng Hà Nội cùng 1 số cán bộ của Ngân hàng Đầu tư xây dựng Hà Nộisang công tác biệt phát tại Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hà Nội Cũngtrong thời gian này, Đại hội cổ đông lần thứ nhất đã diễn ra, bầu hội đồngquản trị, Ban kiểm soát đầu tiên
- Tháng 4/1989, Habubank chính thức khai trương hoạt động tại số 125
Bà Triệu, Hà Nội
- Ngày 06/06/1992, theo đó ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội được mangtên mới “Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội” Với số vốn điều lệ quy
Trang 32định là 5 tỷ VNĐ và được hoạt động kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng trong
99 năm
- Tháng 10/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyếtđịnh số 215/QĐ-NH7 cho phép Habubank thực hiện một số hoạt động kinhdoanh ngoại tệ và làm dịch vụ ngân hàng bằng ngoại tệ
- Tháng 2/1993, Habubank chuyển trụ sở về số 57 Hàng Cót, Hà Nội
- Tháng 3/1995, Habubank chuyển trụ sở về Tòa nhà B7 Giảng Võ, HàNội
Năm 2003, Habubank khai trương chi nhánh đầu tiên tại khu vực miềnNam – Chi nhánh Habubank Hồ Chí Minh
Đến nay, trải qua 23 năm hoạt động và với 21 lần tăng vốn, Habubankhiện có số vốn điều lệ là 4.050 tỷ VNĐ và được đánh giá là một trong cácngân hàng hàng đầu, có cấu trúc tài chính tích cực nhất trong hệ thống.Habubank được ngân hàng Nhà nước xếp loại A liên tục trong 9 năm và 3năm liên tiếp được thống đốc NHNN tặng bằng khen Năm 2007 được Thủtướng tặng bằng khen vào tháng 12/2009, Habubank được vinh dự đón nhậnHuân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng vì những đóng gópcho sự nghiệp xây dựng tổ quốc trong giai đoạn 2003 – 2008 Đặc biệt,Habubank đã luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng của sảnphẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả các nhânviên Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Habubank phát triển hướng tớimục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất Việt Nam vềquản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hóa doanh nghiệp chútrọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môitrường kinh doanh thay đổi
Trang 332.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự
Các đơn vị trực thuộc Ngân Hàng có quan hệ với nhau trên cơ sở bìnhđẳng, hợp tác, thống nhất trong tổng thể Ngân Hàng Mỗi đơn vị có mộtnhiêm vụ nhất định nhưng luôn tạo ra sự hài hoà trong tổng thể Ngân hàng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự
* Ban Giám đốc là đại diện hợp pháp của Ngân Hàng trước pháp luật, đại
diện quyền lợi cho cán bộ công nhân viên của Ngân Hàng, Giám đốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Ngân Hàng Giúp Giám đốc còn có Phó Giám đốc phụ trách quản lý dịch vụ của Ngân Hàng
* Phòng kế toán bao gồm ban kiểm soát và các kế toán viên:
- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ
cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của Ngân hàng, báo cáo đánh giá công tác quản
lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Ngân Hàng, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Ngân hàng bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán
Kinh Doanh
Ban Thẩm Định
Kế
Toán
Viên
Kế Toán Viên
Kế Toán Viên
Ban Hành Chính Ban Giám Đốc
Trang 34- Kế toán viên : có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu các chứng từ của các bộ phận
chuyển về cho kế toán tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, lập báo cáo quyết toán theo định kỳ vào cuối mỗi quý và năm.
* Phòng tín dụng:
- chức năng: là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các hoạt
động tín dụng, huy động vốn thị trường của Ngân Hàng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về an toàn, hiệu quả của các hoạt động đó trong nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Nhiệm vụ:
← + Xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất, phí, các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng; chính sách huy động vốn thị trường 1, lãi suất huy động;
← + Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn từ thị trường cấp I nhằm đảm bảo mục tiêu ngân sách của Công ty hàng năm và dài hạn về số dư huy động, chi phí vốn huy động.
← + Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng.
← + Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp.
← + Thực hiện việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng theo quy trình, quy chế của Công ty.
← + Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với chiến lược chung của Công ty.
← + Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế.
- Thành phần: Bao gồm ba phòng ban là: ban thẩm định, ban kin doanh, ban
hành chính.
+ Ban thẩm đinh:
chức năng: Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc
dự án đầu tư của khách hàng Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án
Trang 35khi quyết định cho vay Giảm được xác suất sai lầm trong quyết định cho vay : cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
nhiệm vụ :
• Tiến hành xác minh thông tin khách hàng bao gồm các thông tin cá nhân, thông tin tài chính và thông tin về tài sản đảm bảo bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng hoặc thông qua các hồ sơ gửi về.
• Phân tích chi tiết các dữ liệu liên quan đến tín dụng và tình hình tài chính của khách hàng để xác định mức độ rủi ro trong việc phê duyệt khoản vay hoặc hạn mức cho vay.
• Đề xuất từ chối hoặc cho vay cùng với lịch trả nợ cụ thể phù hợp với mức thu nhập, khoản tiền tiết kiệm, lịch sử thanh toán và các hoạt động kinh doanh của khách hàng.
• Kết hợp chặt chẽ với Bộ phận Kinh doanh để thu thập thêm thông tin về khách hàng nếu cần thiết.
• Kết hợp chặt chẽ với Bộ phận Thẩm định thực tế để tiến hành xác minh trực tiếp thông tin khách hàng.
• Đảm bảo hiệu quả công việc trong khi duy trì chất lượng dịch vụ khách hàng cao.
• Tham gia vào các dự án theo yêu cầu của Trưởng phòng.
• Cung cấp các thông tin tin cậy cho cấp quản lý liên quan đến các vấn đề về hoạt động, rủi ro, và các vấn đề khác.
• Đề xuất cải tiến quy trình và sửa đổi chính sách tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro.
+ Ban kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tín dụng
tới các khách hàng tiềm năng của Ngân Hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần Và có chức năng chính là:
Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối
Trang 36 Thực hiện hoạt động kinh doanh tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Ngân Hàng
Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán , Phân phối , nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
+ Ban hành chính: Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác quản lý hành chính của Ngân Hàng
2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của HBB – CN Hà Đông
Sơ đồ 2.2: Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng HBB – CN Hà Đông
Trang 37Ngoài việc thu hút khách hàng bằng lợi ích vật chất như lãi suất khuyếnmại, nhiều ngân hàng đang tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ đa dạng hóatiện ích để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Ngoài các kênhgiao dịch thông thường tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng, và hiệnđại hơn là qua hệ thống ATM, POS, khách hàng của Habubank có thể khôngcần trực tiếp đến các điểm giao dịch mà vẫn có thể tìm hiểu về tỷ giá, lãi suất,các chương trình khuyến mại thông qua trung tâm dịch vụ khách hàng Con-tact Center – Khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua hệ thống thoại tự
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp
NH điện tử-SMS banking
- Internet banking
- Phone banking
NH đầu tư-Tiền gửi tiết kiệm cá nhân-Tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp-Đầu tư chứng khoán
NH doanh nghiệp
- Tài khoản tiền gửi
- Trả lương qua tài khoản
- Bảo lãnh doanh nghiệp
-Thanh toán quốc tế
- Ngoại hối
- Dịch vụ ngân quỹ
- Bảo lãnh thanh toán
- Thấu chi thanh toán
- Cho vay ưu đãi tài trợ xuất khẩu
Trang 38động như: Tra cứu số dư tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, tiền vay, tra cứu điểmcủa chương trình khuyến mại, đổi mật khẩu giao dịch qua điện thoại của hệthống.
Bên cạnh đó, với email:Mysay@hanbubank.com.vn, Habubank ContactCenter tư vấn sản phẩm, dịch vụ của Habubank, giải đáp khiếu nại của kháchhàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Habubank Đồng thời mỗi khi có tintức mới về Habubank, về sản phẩm mới của ngân hàng hay các thông tin vềthay đổi lãi suất, các chương trình khuyến mại, khai chương chi nhánh
Sản phẩm thanh toán tiền điện thoại qua thẻ ATM của Habubank: Ngânhàng liên kết với các nhà mạng như: Vina, Viettel, Mobi, VN mobile,…Giúpkhách hàng có thể mua thẻ điện thoại ngay trên thẻ ATM mà không cần đếncác điểm đại lý bán thẻ điện thoại
Trang 392.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại Habubank – CN Hà Đông
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: BC KQKD của Chi nhánh năm 2009, 2010 và năm 2011)
Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động ta quan sátbiểu đồ sau để thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh HBB – CN Hà Đông trong
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Trang 40Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2009,2010, 2011 tại
Nguồn huy động 12
-24 tháng Nguồn huy đông >24 tháng
Qua bảng trên cho thấy các năm nguồn vốn huy động của ngân hàngTMCP Nhà Hà Nội – CN Hà Đông tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối.Năm 2010 tốc độ tăng của nguồn vốn huy động là 92,1% so với năm 2009 thìđến năm 2011, mức huy động vốn đã là 48,21% Như vậy, chứng rỏ Ngânhàng TMCP Nhà Hà Nội đã có các biện pháp thu hút nguồn vốn huy độngngày càng có hiệu quả hơn Và cũng trong 3 năm này có sự thay đổi đáng kểtrong cơ cấu nguồn vốn huy động Ta sẽ đi nghiên cứu kĩ hơn trong nhữngphần sau của chuyên đề
2.1.4.2 Hoạt động cho vay và đầu tư
Hoạt động chủ yếu của NHTM là đi vay để cho vay điều này có nghĩa làngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khách nhau và kinh doanh số vốn đó
để nhằm thu lợi nhuận Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt củamột quá trình, đòi hỏi bất kỳ một ngân hàng nào cũng cần giải quyết tốt haimặt này để hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả Nguồn vốn huy động đượcnếu không được sử dụng một cách hợp lý sẽ không thể đem lại lợi nhuận tối