Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính khác

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng colistin tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 39)

a. Hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

DS mua bán ngoại tệ

DS mua ngoại tệ 43.706.362 49.764.287 54.659.257 DS bán ngoại tệ 43.583.847 49.378.385 54.287.486

(Nguồn: BC KQKD của Chi nhánh các năm 2009,2010 và năm 2011)

Biểu đồ 2.3 : Hoạt động thanh toán quốc tế tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: USD

do thị trường ngoại hối có nhiều biến động, tỷ giá USD trên thị trường tăng nhiều. Để hạn chế việc đầu cơ ngoại tệ, NHNN đã quy định hạn chế doanh số bán USD, mặt khác do chênh lệch tỷ giá trên thị trường đan “nóng” nên khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ nhiều hơn bán ngoại tệ tại Ngân hàng.

b. Kết quả hoạt động tài chính của HBB

Hoạt động tài chính của Habubank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động tài chính tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Tổng thu 276.541 391.212 41,46 521.673 33,35 2. Tổng Chi 226.199 334.526 47,89 437.728 30,85

3. Chênh lệch thu chi 50.362 56.686 12,56 83,945 48,08

(Nguồn: BC KQKD của Chi nhánh các năm 2009,2010 và năm 2011)

Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: BC KQKD của Chi nhánh các năm 2009,2010 và năm 2011)

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy tình hình thu nhập từ hoạt động tài chính của Habubank – Hà Đông qua các năm đều dương. Cụ thể là: tổng thu năm 2011 tăng 130.461 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 33,35% so

với năm 2010. Và tổng chi cũng tăng nhưng ít hơn là 103.202 tương với tốc độ tăng là 30,85%. Tổng thu tăng mạnh hơn tổng chi cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tốt. Ngân hàng cần giữ vững và phát huy tốt khả năng kinh doanh trong năm 2012 đạt kết quả tốt hơn.

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI – CN HÀ ĐÔNG

2.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội – CN Hà Đông

Nguồn vốn huy động của Habubank – Hà Đông rất đa dạng về loại hình huy động, em xin trình bày cơ cấu huy động vốn trong 2 năm 2010 và năm 2011 để thấy rõ về thực trạng hoạt động huy động vốn.

Do hạn chế về thu thập số liệu và trong quá trình tính toán có làm tròn số nên số liệu có sai số, tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến việc đánh giá và phân tích.

- Phân loại cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn:

Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 Tỷ lệtăng trưởng (%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Tổng nguồn vốn 369.114 100 547.084 100 48,21 NV KKH 115.532 31,3 167.838 30,7 45,3 NV có KH < 12 tháng 106.304 28,8 227.586 41,6 114 NV có KH 12 – 24 tháng 84.157 22,8 54.708 10 (-34,99) NV có KH > 24 tháng 63.121 17,1 96.952 17,7 53,6

có những thay đổi. tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng tăng mạnh do áp dụng các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng rút gốc linh hoạt đã thu hút được lượng lớn khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm. Còn đối với kỳ hạn từ 12 – 24 tháng giảm về cả tương đối lẫn tuyệt đối do sự linh hoạt của loại tiền gửi này chưa thực sự hấp dẫn. Thay vào đó, nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn từ 24 tháng trở nên lại tăng lên một cách đáng kể. Đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên trong năm 2011 đã tăng 53,6% so với năm 2010. Đây là nguồn vốn dài hạn và là nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và là nguồn để ngân hàng tiến hành cho vay dài hạn. Đồng thời trong năm 2011, cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn – nguồn vốn chủ yếu thực hiện cho việc thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng cũng tăng lên nhanh chóng, chứng tỏ khách hàng đã tin tưởng vào hoạt động thanh toán qua hệ thống Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán hợp lý đối với nguồn vốn không kỳ hạn này.

- Phân loại cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế

Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế tại Habubank – CN Hà Đông

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 Tỷ lệ tăng trưởng Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Tổng nguồn 369.114 100 547.084 100 48,21 TG các TCTD 48.353 13,1 68.385 12,5 41,42 TG các TCKT và TKCN 259.118 70,2 388.976 71,1 50,11 Tiền ký quỹ TCKT 2.214 0,6 2.735 0,5 23,53

Tiền gửi tiết kiệm 59.429 16,1 86.988 15,9 46,37

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn theo chủ thể kinh tế tại Habubank - CN Hà Đông

Từ bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy: từ năm 2010 -2011 có sự thay đổi căn bản về cơ cấu nguồn vốn phân loại theo thành phần kinh tế. Năm 2010 trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi các tổ chức kinh tế và tài khoản cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu với 70,2%, sang năm 2011 thì tỷ trọng này tăng lên là 71,1%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi vào với mục đích là thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng như: chi trả chi phí nguyên vật liệu, chi trả tiền lương cán bộ, công nhân viên, các dịch vụ mua ngoài khác. Như vậy, Habubank –Hà Đông thông qua việc huy động tiền gửi của mình đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế, nhằm hạn chế tiền mặt trong lưu thông, phát triển hệ thoogns thanh toán không dùng tiền mặt. Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2011 so với năm 2010 tăng lên về mặt tuyệt đối, nhưng về mặt tương đối thì tỷ trọng lại giảm. Lý do của việc này có thể là do trong năm 2011 hệ thống các NHTMCP phát triển mạnh mẽ, thu hút một bộ phận dân cư với lãi suất tiền gửi tiết kiệm hấp dẫn. Cũng năm 2011 tiền gửi

đối và tương đối. Tiền gửi của các TCTD tăng 20.032 triệu đồng tương đương với mức tăng là 41,42%; tiền ký quỹ tăng 521 triệu đồng tương đương với mức độ tăng trưởng là 23,53%. Từ những phân tích trên cho thấy năm 2011 hiệu quả huy động vốn của Habubank – Hà Đông đã tăng lên, tuy nhiên Ngân hàng cần phải đưa ra các biện pháp nhằm thu hút được nhiều hơn nữa lượng tiền nhàn rỗi của dân cư bằng cách nâng cao các dịch vụ, tiện ích và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàng.

2.2.2. Thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội – CN Hà Đông

2.2.2.1. Thực trạng huy động vốn.

Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao.

Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Nhận thức được điều này ngân hàng HBB- CN Hà Đông đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong những năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại NH HBB – CN HÀ ĐÔNG trong thời gian qua là:

- Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi - Huy động từ nguồn vốn vay

- Phát hành giấy tờ có giá

Trong những năm qua NH HBB – Chi nhánh Hà Đông luôn luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới, tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổn định.

a. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi

Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của Chi nhánh, thường chiếm từ 65 – 70 % tổng số vốn huy động được. Từ năm 2009 – 2011 quy mô tiền gửi liên tục tăng qua các năm, từ 1.230.531 triệu đồng năm 2009 lên đến 2.138.450 triệu đồng năm 2011 tức là tăng gần 1,74 lần so với năm 2009. Tuy nhiên về tương đối, tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động được lại đang có xu hướng giảm dần, từ 36,45% năm 2010 xuống còn 27,36% năm 2009. Trong tổng số tiền gửi thì lượng tiền huy động được từ các TCTD tuy đã có xu hướng giảm dần qua các năm từ 54,78% năm 2009 xuống còn 50,69% năm 2010 và 48,05% năm 2011 tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ cao. Điều này là do HBB còn là một thương hiệu ngân hàng mới trên địa bàn Thủ đô, người dân và các TCKT còn chưa sử dụng nhiều dịch vụ của HBB, do đó ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như HBB cần có những biện pháp tích cực hơn nữa quảng bá thương hiệu HBB đến với khách hàng, thu hút vốn từ dân cư và TCKT để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý hơn. Trong 2 đối tượng còn lại thì tiền

dân cư tăng đều đặn qua các năm cả về tương đối và tuyệt đối, tỷ trọng của khoản tiền này trong tổng tiền gửi cũng tăng dần từ năm 2009 – 2011, từ 28,87% lên 32,62%, trong khi đó mặc dù lượng tiền gửi huy động được từ các TCKT vẫn liên tục tăng trong những năm qua, từ 20.192 triệu đồng năm 2009, lên 337.659 triệu đồng năm 2010 và 409.085 triệu đồng năm 2011 nhưng tốc độ tăng tiền gửi của các TCKT trong năm 2010 lại có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011. Nếu năm 2010 tốc độ tăng trưởng tiền gửi của các TCKT là 67,83% thì năm 2011 con số này chỉ là 21,15%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên nguyên nhân chủ đạo là suy thoái kinh tế trên toàn cầu năm 2011 đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều khó khăn, do đó lượng tiền tích lũy được cũng ít đi.

Bảng 2.7: Tình hình huy động tiền gửi theo đối tượng huy động thời kỳ 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Quy mô +/- (%) Quy mô +/- (%) Quy mô +/- (%)

Tổng tiền gửi 1.230.531 - 1.679.060 36,45 2.138.450 27,36

+/- - 448.529 459.390

Tỷ trọng (%) 100 100 100

Tiền gửi của TCKT 201.192 - 337.659 67,83 409.085 21,15

+/- - 136.467 71.426

Tỷ trọng (%) 16,35 20,11 19,13

Tiền gửi của dân cư 355.254 - 490.286 38,01 697.562 42,27

+/- - 135.032 207.276

Tỷ trọng (%) 28,87 29,20 32,62 Tiền gửi của các

TCTD khác

674.085 - 851.116 26,26 1.027.525 20,73

+/- - 177.031 176.409

Tỷ trọng (%) 54,78 50,69 48,05

(Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ)

Trong các hình thức huy động vốn, dựa trên kỳ hạn huy động thì vốn không kỳ hạn và vốn có kỳ hạn thấp (<24 tháng) có tỷ trọng rất cao, chiếm từ 75 – 85% trong tổng số tiền gửi huy động được. Lượng vốn này chịu lãi suất thấp hơn, có nghĩa là chi phí mà ngân hàng phải trả sẽ giảm đi, làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tuy nhiên số vốn này lại có độ ổn định không cao, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của chi nhánh. Nguồn này chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các TCKT. Ngược lại lượng tiền gửi dài hạn lại chiếm một tỷ trọng rất thấp, chỉ từ 4 – 6% trong tổng số tiền gửi và có sự biến động không ổn định qua các năm, năm 2010 lại tăng 1,56% trong khi năm 2011 lại giảm 2%. Về tuyệt đối năm 2009 lượng vốn dài hạn huy động được là 58.573 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 106.117 triệu đồng và đến năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 90.457 triệu đồng

Bảng 2.8: Tình hình huy động tiền gửi giai đoạn 2009– 2011 theo kỳ hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng tiền gửi 1.230.53 1 100 1.679.06 0 100 2.138.450 100 Không kỳ hạn 423.426 34,41 463.085 27,58 483.503 22,61 Kỳ hạn < 12 tháng 593.731 48,25 866.731 51,62 1.194.752 55,87 Kỳ hạn 12 – 24 tháng 154.801 12,58 243.127 14,48 369.738 17,29 Kỳ hạn > 24 tháng 58.573 4,76 106.117 6,32 90.457 4,23

(Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ)

Biểu đồ 2.7 : Huy động tiền gửi thời kỳ 2009 – 2011 theo kỳ hạn

b. Huy động từ phát hành giấy tờ có giá:

Cũng như các NHTM khác, HBB – Chi nhánh Hà Đông cũng huy động vốn thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu (với các kỳ hạn 3

tháng, 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày) và trái phiếu (với các kỳ hạn 12 – 24 tháng và 24 – 60 tháng). Kỳ phiếu được HBB phát hành từ 2 – 3 đợt trong năm nhằm mục đích thu hút vốn ngắn hạn từ các tổ chức kinh tế, từ dân cư nhằm thực hiện đúng cơ cấu vốn theo mục tiêu đã đề ra ban đầu của HBB. Việc huy động thông qua phát hành trái phiếu nhằm mục đích thu hút vốn trung và dài hạn được HBB tiến hành trong từng giai đoạn cụ thể theo kế hoạch phát triển của HBB. Trong các đợt phát hành giấy tờ có giá HBB- Chi nhánh Hà Đông luôn được hội sở giao chỉ tiêu rất cao. Nguyên nhân là do Hà Nội là địa bàn đông dân cư có thu nhập cao, tập trung nhiều các doanh nghiệp, TCTD, mặt khác công tác phát triển nguồn vốn, tiếp thị, quảng cáo cho các đợt phát hành giấy tờ có giá của HBB – Chi nhánh Hà Đông chú trọng phát triển và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy quy mô huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của HBB – Chi nhánh Hà Đông liên tục trong 3 năm qua, từ 460.834 triệu đồng năm 2009, đến 677.837 triệu đồng năm 2010 và lên đến 763.641 triệu đồng năm 2011. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng lại giảm dần qua các năm. Năm 2010 lượng vốn huy động được tăng 217.003 triệu đồng tương ứng với mức 47,09%, trong khi năm 2011 chỉ tăng 763.641 triệu đồng tương ứng với mức 12,66%. Nguyên nhân là do trong năm 2010 TTCK phát triển mạnh, việc huy động vốn thông qua phát hành các công cụ nợ cũng dễ dàng hơn, trong khi năm 2011 kinh tế bắt đầu khó khăn, thị trường bắt đầu tụt dốc kéo theo sự khó khăn trong huy động vốn. Xét về tỷ trọng của 2 nguồn tiền này thì kỳ phiếu chiếm tỷ trọng từ 38 – 44% trong tổng vốn từ phát hành GTCG. Hiện nay HBB đã đưa ra các kỳ phiếu với các kỳ hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 364 ngày, với các hình thức trả lãi linh họat: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ. Về trái phiếu, HBB chủ yếu phát hành

Bảng 2.9 : Tình hình huy động giấy tờ có giá thời kỳ 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009Số tiền Số tiềnNăm 2010+/- (%) Số tiềnNăm 2011+/- (%)

Tổng GTCG 460.834 677.837 47,09 763.641 12,66 +/- - 217.003 85.804 Kỳ phiếu 176.131 284.149 61,33 335.085 17,93 +/- - 108.018 50.936 Trái phiếu 284.703 393.687 38,28 425.555 8,86 +/- - 108.984 34.868

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng colistin tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w