Hội An được tôn vinh là Di sản Văn hoá Thế giới đã khẳng định những giá trị trường tồn về Văn hoá - Lịch sử - Kiến trúc đặc sắc của khu phố cổ, thu hút sự quan tâm của giới khoa học trên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TẠ THỊ HOÀNG VÂN
DI TÍCH KIẾN TRÚC HỘI AN TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số: 62 22 54 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà nội - 2007
Trang 21.1.3 Đặc điểm chung về sự phát triển địa hình khu vực Hội An 24
1.1.4 Vị thế vùng Hội An với quan hệ thông thương trong nước
và ngoài nước
25
1.2 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ KINH TẾ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HỘI AN
1.2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
1.2.2 Hội An thời các chúa Nguyễn
1.2.3 Vai trò của chúa Nguyễn đối với sự hình thành phố cảng Hội An
1.2.3.1 Vai trò của các chúa Nguyễn trong việc phát triển kinh
Trang 3CHƯƠNG 2 DI TÍCH KIẾN TRÚC HỘI AN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII
2.3 VỊ TRÍ, QUY MÔ VÀ CÁC THƯƠNG ĐIẾM 77
2.3.1 Thương điếm và vị trí, quy mô phố Nhật Bản 78
2.3.3 Thương điếm và vị trí quy mô phố Khách 92
2.4 DIỆN MẠO ĐÔ THỊ HỘI AN THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 93
3.2.3 Diện mạo đô thị Hội An thời kỳ suy tàn 120
3.3 DI TÍCH KIẾN TRÚC HỘI AN TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
3.3.1 Tình hình quy hoạch - kiến trúc ở Hội An 122
3.3.2 Những công trình xây dựng ở Hội An
CHƯƠNG 4: PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HỘI AN
4.1 NGHỆ THUẬT-KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HỘI AN
4.1.1 Đặc điểm bố cục mặt bằng kiến trúc 136
4.1.2 Tổ hợp công trình và cấu trúc không gian kiến trúc 139
Trang 44.1.2.2 Cấu trúc không gian kiến trúc 141
4.1.3 Những đặc trưng trong nghệ thuật trang trí - điêu khắc và biểu tượng
kiến trúc truyền thống Hội An
4.1.3.2 Ý nghĩa - biểu tượng của một số môtíp trang trí 149
4.1.3.2 Nghệ thuật khảm sành sứ và sử dụng màu sắc trang trí
kiến trúc
158
4.2 SO SÁNH ĐÔ THỊ HỘI AN VỚI MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
4.2.1 Hội An với một số đô thị trong nước 159
4.2.2 Hội An với một số đô thị phương Đông
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Về tên gọi Đàng Trong và Hội An
Phụ lục 2: Về chùa Bà Mụ hay thương quán Nhật Bản ở Hội An
Phụ lục 3: Mộ của người Hoa
Phụ lục 4: Mộ của người Việt
Phụ lục 5: Mộ chum Sa Huỳnh
Phụ lục 6: Giếng Chăm
Phụ lục 7: Thương quán người Hà Lan ở Nagasaki
Phụ lục 8: Những công trình kiến trúc của người Minh Hương
Phụ lục 9: Văn bia trong các công trình kiến trúc ở Hội An
Trang 5CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Toàn thư Đại Việt sử ký toàn thư
Trang 74
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà đô thị Hội An
có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển chung của các đô thị trung đại Việt Nam nói riêng và vùng ĐNA nói chung Tuy không phải là đô thị cổ xưa nhất, nhưng Hội An cũng có một quá trình hình thành lâu dài và trở thành đô thị tiêu biểu của Việt Nam ở thế kỷ XVII - XVIII
Từng là đô thị một thời vang bóng, song Hội An để lại nhiều dấu ấn tạo nên những nét quyến rũ đặc biệt So với các đô thị khác ở Việt Nam trên nhiều phương diện Hội An có nhiều đặc điểm riêng tạo nên dáng vẻ lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng và tâm linh Bằng chứng là một hệ thống di tích, phần lớn là nhà ở, công trình công cộng, công trình tôn giáo tín ngưỡng còn khá vẹn nguyên - cũng là duy nhất của Việt Nam và trường hợp hiếm có trên thế giới
Bộ môn đô thị học được đề cập trên nhiều phương diện xã hội, dân cư, kinh tế là những yếu tố ban đầu đặt nền tảng cho việc tìm hiểu sâu rộng hơn những vấn
đề về đô thị Biến động của xã hội dẫn đến những biến đổi về diện mạo đô thị, biểu hiện rõ ràng nhất giữa không gian đô thị truyền thống và không gian đô thị đang bị thoái hoá, bên cạnh không gian đô thị được cách tân và ngày một hiện đại Đó là hiện trạng ở đô thị Hội An Vì thế, tiến hành nghiên cứu cụ thể và toàn diện đô thị
cổ Hội An là nhiệm vụ của giới sử học nhằm góp phần vào đánh giá chính xác hơn
về đô thị đã từng phồn vinh, bổ sung thêm vào những nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống đô thị Việt Nam trong lịch sử
Hội An được tôn vinh là Di sản Văn hoá Thế giới đã khẳng định những giá trị trường tồn về Văn hoá - Lịch sử - Kiến trúc đặc sắc của khu phố cổ, thu hút sự quan tâm của giới khoa học trên nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế Quỹ di sản kiến trúc đô thị mặc dù đã được nghiên cứu nhưng vẫn thiếu vắng công trình
Trang 85
chuyên sâu tổng hợp đầy đủ có hệ thống dưới góc nhìn biện chứng của sử học, phân tích và làm rõ bản chất cũng như những đặc trưng của các loại hình kiến trúc nhằm xây dựng nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu khoa học về lịch sử kiến trúc đô thị Hội An, góp phần vào công tác nghiên cứu lịch sử kiến trúc Việt Nam nói chung
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Di tích kiến trúc Hội
An trong tiến trình lịch sử” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử
XVII - XVIII (bằng Trung văn); Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và cổ tích tại Hội An Tác giả Nguyễn Thiệu Lâu có chuyên khảo La formation et l’évolution du village de Minh Hương (Faifo) - BAVH 1941 Các tác giả này đều đi sâu vào hai
thế kỷ XVII - XVIII, nghiên cứu các vấn đề trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, địa lý, tự nhiên, xã hội, nguồn gốc cư dân Các loại hình kiến trúc mà chủ yếu là kiến trúc tôn giáo cũng đã có một số chuyên khảo nhưng chỉ riêng đối với một vài công trình điển hình được nhìn nhận dưới góc độ lịch sử ) có liên quan tới Hội An
ở mỗi giai đoạn lịch sử Đặc biệt, các tác giả đã khai thác rất tỉ mỉ về phố Khách,
Hoa thương, Minh Hương xã Bức tranh Giao chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của
dòng họ Chaya (Nhật Bản) là nguồn tư liệu quý phác hoạ về diện mạo Hội An thời kỳ hưng thịnh
Một cuốn sách khá thú vị, mặc dù không đề cập tới trực tiếp tới đô thị Hội
An nhưng cho ta hình dung một cách khái quát về hình ảnh đô thị cổ Nhật Bản vào
thế kỷ XVII, từ đó ta có những so sánh về hình ảnh Hội An đương thời là Deshima:
Its Pictorical Heritage Sách được ấn bản ở Nhật Bản năm 1990 là bộ sưu tập khá
Trang 96
đầy đủ và hệ thống bản đồ, bản vẽ, tranh ảnh đã được sử lý bằng kỹ thuật cao để bảo tồn lượng tư liệu quý giá này
Không ít các tác giả Việt Nam cũng đã quan tâm đến Hội An trên nhiều
phương diện Có thể coi Ô châu cận lục (1553) của Dương Văn An là tác phẩm đầu
tiên đề cập đến vấn đề hình thành Hội An thông qua khảo cứu những vùng đất mới
Tiếp đó là các công trình biên niên và địa chí như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô
Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí
của Quốc sử quán triều Nguyễn; cùng với cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn hay cuốn Ngoại phiên thông thư góp phần phác họa hình ảnh đô thị thương cảng
Hội An trong bối cảnh xã hội chung của vùng Thuận Hoá - Quảng Nam đương thời
Sử dụng lối kể chuyện lịch sử, cuốn Nam triều công nghiệp diễn chí của Bảng trung
hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736), người đã gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp của các chúa Nguyễn đã tái hiện môi trường lịch sử - xã hội rộng lớn ở Đàng Trong Đây là những nguồn tư liệu quý báu về Hội An qua nhiều giai đoạn
Tài liệu chi chép về Hội An của người nước ngoài, đầu tiên phải nói tới những ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân có mặt vào thời kỳ Hội An phồn thịnh
Ghi chép về Xứ Đàng Trong 1621 của Cristoforo Borri; Hành trình và truyền giáo
của Alexandre de Rhodes; hay những tác phẩm của giáo sĩ Bồ Đào Nha Léon
Pagére và Manguin; Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (thế kỷ XVII) là ghi chép
của tác giả khi đến Quảng Nam cho thấy Hội An dưới thời các chúa Nguyễn và tình hình buôn bán ở thương cảng này Ông cũng dành một phần lớn để miêu tả về diện mạo đô thị Hội An với cảnh trên bến dưới thuyền, và các kiến trúc trong khu phố Đến cuối thế kỷ XVII, ghi chép về Hội An được thương nhân Anh - Thomas Boyear tiếp tục khi ông đến đây với nhiệm vụ xin chúa Nguyễn cho lập thương điếm
Học giả Hàn Quốc, GS Cho Jea Hyun đã giới thiệu cho người đọc sách Trú
Vĩnh Biên (Ju Yong Pyon) (1805-1806) của Huyền Đồng Trịnh Đông Dũ (Chung
Dong Yu) một tác phẩm khảo cứu lịch sử, ngoại giao, tập tục…đã ghi chép lại nội
dung Câu chuyện những người dân đảo Tế Châu (Jêju) Hàn Quốc trôi dạt đến An
Trang 107
Nam năm 1689… phản ánh chính sách đối ngoại mở cửa của khu vực Hội An và
tình hình ở nước An Nam bấy giờ
Cách đây 20 năm, những đợt điều tra, thám sát đầu tiên của các nhà khoa học Việt Nam đã đào xới từ lòng đất Hội An những lớp tầng văn hoá bị quên lãng Từ
đó, nhiều đợt thám sát, điền dã có quy mô của nhiều tổ chức trong và ngoài nước ở Hội An được tiến hành với nhiều góc độ Điều này đã cho thấy khu đô thị với những ý nghĩa khoa học, giá trị văn hoá, nghệ thuật, du lịch Công việc nghiên cứu Hội An hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khoa học và sức hấp dẫn hiếm có của khu phố
Hội thảo về đô thị cổ Hội An năm 1985, với nhiều tham luận các ngành lịch
sử, khảo cổ, kiến trúc, nghiên cứu nghệ thuật và phương hướng bảo tồn những giá trị sống trong lòng phố cổ đã xác định được khung thời gian “vận hành” của Hội
An từ thời Chămpa đến đầu thế kỷ XX mà thời gian thịnh đạt là vào nửa đầu thế kỷ XVII, cùng nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá được làm sáng tỏ hơn; nhất là vị trí của Hội An trong các đô thị cổ Việt Nam với mối quan hệ ở trong và ngoài nước Kể từ
đó, những nỗ lực nghiên cứu về Hội An được triển khai mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực
Năm năm sau đó (1990), HTQT về Đô thị cổ Hội An được nhiều nhà nghiên
cứu của các lĩnh vực tham gia Mảng kiến trúc đô thị Hội An đã được đặt ra thành một nội dung cấp thiết Tại hội thảo này, những vấn đề về văn hoá Sa Huỳnh, Chămpa chỉ được đề cập đến trước đây, nay đã được khẳng định; mối quan hệ Hội
An với các nước trong khu vực và thế giới được làm sáng tỏ và có sức thuyết phục hơn Diện mạo kiến trúc của Hội An dần được nhìn nhận theo từng thời kỳ lịch sử
Trang 11Giới KTS, khai thác Hội An ở nhiều vấn đề, từ kiến trúc nhà ở, không gian
đô thị, cảnh quan môi trường, quy hoạch phát triển, cho đến công tác bảo tồn, khai
thác, gìn giữ, chống xuống cấp như thế nào? Một số bài nghiên cứu như Đô thị cổ
Hội An (QN-ĐN) (Nguyễn Hồng Kiên); Gặp lại bộ “vài” trong kiến trúc cổ Hội An; Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hoá ở Hội An (Nguyễn Quốc Hùng) là bước
khởi đầu cho việc nhìn nhận một cách tổng quan di tích kiến trúc ở Hội An Tiếp
đến là Kiến trúc nhà ở khu phố cổ Hội An (Hoàng Mạnh Nguyên); Nhà ở cho dân tự
xây - Viện NCKT
Trung tâm Tu bổ Di tích TW (nay là Viện BTDT - Bộ VHTT) là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam khai nguồn cho những đợt khảo cứu và trùng tu di tích kiến trúc tại Hội An kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước Dựa trên yêu cầu nghiên cứu và bảo tồn quỹ kiến trúc đô thị Hội An, dự án hợp tác quốc tế giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản về việc tiến hành điều tra hiện trạng các di tích và tìm hiểu sự hiện diện của người Nhật trước đấy ở Hội An đã được tiến hành và liên tục kéo dài, đặt ra nhiều vấn đề về nghiên cứu kiến trúc Hội An
Nhiều chuyên gia Nhật Bản gắn bó với công cuộc nghiên cứu và bảo tồn khu phố Hội An như GS Ogura Sadao, TS Kikuchi Seiichi, TS March Chang, GS Matsuda… nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các học viên Nhật Bản về các lĩnh vực
Trang 12Cuốn sách Kiến trúc phố cổ Hội An - Việt Nam (NXB Thế giới 2003), là kết
quả của hợp tác giữa Đại học Showa (Nhật Bản) và các đối tác Việt Nam trong sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn phố cổ Hội An, tổng kết 10 năm thực hiện dự án nghiên cứu Hội An và có những đánh giá, phân loại kiến trúc Hội An chủ yếu ở loại hình kiến trúc nhà ở và đã đưa một số nhận xét về những “xu hướng kiến trúc mới” ở Hội An đang ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo đô thị hiện tại và tương lai
Kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, HTQT Di sản
văn hoá thế giới ở Việt Nam tổ chức tại Hội An (13-15/9/2002) lại tập trung chính
vào mối quan hệ giữa hai nước qua giao lưu gốm sứ, trong đó, vấn đề bảo tồn di sản văn hoá thế giới và hợp tác quốc tế được đặt lên hàng đầu, mà Hội An là một minh
chứng điển hình Kỷ yếu Vai trò của Dinh trấn Quảng Nam (2003), đánh dấu bước
nghiên cứu sâu hơn về Hội An
Gần đây, các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Trung Quốc đã đặt Hội An trong bối cảnh lịch sử và đối sánh với hình mẫu đô thị phương Đông nói chung và những đặc trưng riêng/chung với những đô thị đương thời ở quốc gia họ để minh chứng về mối cộng hưởng, giao lưu trong lịch sử giữa các vùng đất và các nền văn hoá
Nghiên cứu của TS Lan-Shiang Huang - Comparison of Traditional Chinese
Townhouse in Hoi An and Lu-Gang (Viện Nghiên cứu Lịch sử Đài Loan) đã có những
đối sánh giữa kiến trúc nhà phố Hội An và nhà phố ở Lu-Gang qua từng giai đoạn
Trang 1310
Nghiên cứu của TS Charles Wheeler - Đại học California (Mỹ), lại đánh giá
vị trí quan trọng của Hội An trong lịch sử Việt Nam nói chung và trong lịch sử thương mại châu Á nói riêng, để có cách nhìn mới về Hội An khác với các quan điểm của các học giả Trung Quốc hoặc phương Tây
Tháng 8/2006, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia
Hà Nội) phối hợp với Trường Đại học Chiêu Hoà (Nhật Bản) và Sở VHTT tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý BTDT Hội An đã tiến hành khai quật và phát hiện một khối lượng hiện vật kiến trúc phong phú ngay dưới lòng đất đô thị Hội An Những kết quả khai quật này có ý nghĩa quan trọng đã chứng minh về sự hiện diện của người Nhật ở Hội An và khẳng định rõ hơn về giao thông thương mại cũng như
sự hiện diện của lớp cư dân tại Hội An ở thế kỷ XVI - XVII
Ngót nửa thế kỷ, các nhà khoa học trên mọi lĩnh vực đã tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu dần được nhận diện khu phố cổ nhỏ bé mà ẩn chứa nhiều bí ẩn Thế nhưng, sức quyến rũ của nó khiến bao nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu vẫn cứ chảy đều theo dòng lịch sử Đó cũng là nguồn tư liệu dồi dào để chúng tôi có thể khai thác và chắt lọc cho luận án của mình
3 Mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Cho đến nửa sau thế kỷ XX, phố cổ Hội An và các công trình kiến trúc ở đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng Tổn thất này, đầu tiên phải kể tới sự khắc nghiệt của khí hậu nóng nắng và lũ lụt thường xuyên Thứ hai là, những mất mát trong hai cuộc chiến tranh kéo dài đã khiến cho Hội An có những thay đổi lớn trong cấu trúc
và hình thái đô thị so với thuở ban đầu Và cuối cùng, quan trọng hơn là quá trình hiện đại hoá và đô thị hoá cùng với nhu cầu sinh hoạt ngày một nâng cao đã khiến cho phố cổ Hội An mất đi phần nào những yếu tố văn hoá truyền thống xưa
Luận án được hình thành trên cơ sở kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát, lập hồ sơ khoa học, thiết kế và trùng tu nhà ở Hội An trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện NCKT với Trường Đại học Showa (Nhật Bản); Trung tâm
Trang 14Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước, dựa trên cơ sở
bổ sung nguồn tư liệu thực địa, luận án tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích sự chuyển đổi hình thái đô thị Hội An qua các thời kỳ lịch sử, thông qua việc hệ thống
và đánh giá các loại hình kiến trúc ở Hội An, từ đó có so sánh và phân tích sự hình thành, phát triển, suy thoái của đô thị qua các mốc lịch sử dựa trên niên đại và hình thái kiến trúc của các công trình… để nhìn nhận vẻ độc đáo hiếm có về phong cách kiến trúc đô thị Hội An trong khung cảnh các đô thị Việt Nam và bối cảnh quốc tế
đa chiều
Đánh giá vai trò của loại hình đô thị thương cảng trong xu hướng phát triển giao lưu thương mại đa phương trong khu vực và quốc tế Vai trò của loại hình kiến trúc đô thị tiêu biểu trong quỹ kiến trúc đô thị Việt Nam
Nội dung của luận án là nhìn lại đô thị Hội An trong một tiến trình lịch sử dài để từ đó rút ra những kinh nghiệm về quản lý kiến trúc - quy hoạch trong chiến lược phát triển đô thị theo đặc trưng vùng Công việc phát huy giá trị và ý thức bảo tồn di sản cũng được đặt ra trong cuộc sống hiện đại hôm nay
3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu di sản đô thị cổ Hội An một cách toàn diện: những vấn đề trong lịch sử, xuyên suốt quá trình hình thành phát triển cho đến khi không còn là đô thị hưng khởi ở miền Trung và đặt vấn đề “quỹ kiến trúc đô thị” là trọng tâm thông qua việc xác định đặc điểm của từng loại hình kiến trúc truyền thống và vai trò của chúng trong không gian đô thị Hội An giai đoạn từ đầu đến đầu thế kỷ XX
Trang 1512
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu các loại hình kiến trúc trong đô thị cổ Hội An (chức năng, quy
mô, kết cấu, bố cục, vai trò và giá trị trong lịch sử ) nhằm góp phần tìm hiểu bối cảnh xã hội xứ Đàng Trong giai đoạn trung và cuối trung đại Từ những đánh giá tổng quan đó, chúng ta có thể hình dung diện mạo đô thị Hội An qua từng giai đoạn
Luận án không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề về điều kiện tự nhiên vùng, những biến đổi chính trị, lịch sử mà còn mở rộng phân tích theo mối liên hệ giữa bối cảnh địa lý, văn hoá của những vùng/miền/quốc gia lân cận nhằm đánh giá về kiến trúc Hội An từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra những giả thuyết mang tính tổng hợp Những vấn đề về kiến trúc truyền thống, hình thức của vì kèo, hình thức kết cấu, mối liên hệ giữa các hình thức này và tác dụng của nó trong cấu trúc không gian, cũng như những thuật ngữ địa phương, tên gọi kiến trúc… là minh chứng về kiểu hình thái kiến trúc đô thị Hội An có phong cách độc đáo
Luận án mong muốn đây là một nghiên cứu về lịch sử kiến trúc đô thị Hội
An một cách tổng hợp và đầy đủ
5 Các nguồn tư liệu
Nhìn chung, nguồn tư liệu ghi chép và khảo sát về đô thị Hội An khá đa dạng
và phong phú Tuy nhiên để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong luận án, chúng tôi dựa vào các nguồn sử liệu chính có liên quan trực tiếp đến luận án Luận án khai thác triệt để nguồn tư liệu gốc: các thư tịch cổ, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước… xem đây là nguồn tài liệu quan trọng đối với đối tượng nghiên cứu của luận án
* Các thư tịch cổ
- An Nam chí lược (2002), (bản dịch) NXB Thuận Hoá
- Đại Việt sử ký toàn thư (1993) (tập I, II, III), (bản dịch) NXB KHXH
- Đại Nam nhất thống chí (1992), (bản dịch) Quốc sử quán triều Nguyễn,
NXB Thuận Hoá
Trang 16* Sách, tạp chí của các nhà nghiên cứu trong nước
Luận án sử dụng các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước xuất bản từ năm 1960 đến nay
- Các sách về lịch sử Việt Nam nói chung của Đào Duy Anh, Phan Huy Lê…
- Sách nghiên cứu về bối cảnh xã hội, kinh tế của Đàng Trong qua các thời
kỳ lịch sử của các tác giả: Phan Khoang, Đào Duy Anh, Nguyễn Thế Anh, Li Ta Na…
- Những tác phẩm lần đầu đề cập đến Hội An trong lịch sử: Dương Văn An,
Lê Quý Đôn…
- Những ấn bản về tình hình thương nghiệp của Việt Nam của tác giả: Thành Thế Vĩ, Đỗ Bang…
- Các nghiên cứu về lịch sử kiến trúc của các nhà sử học và KTS: Nguyễn Đình Đầu, Ngô Huy Quỳnh, Vũ Tam Lang, Trần Quốc Vượng, Chu Quang Trứ, Trịnh Cao Tưởng, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Hồng Kiên… và các nhà nghiên cứu về Hội An: Nguyễn Phước Tương, Nguyễn Văn Xuân
- Các tạp chí KCH, NCLS, Kiến trúc Việt Nam, Những PHMVKCH…được chúng tôi khai thác và tham khảo để có những cứ liệu khảo cổ học lịch sử cho luận
án của các tác giả đã nhiều năm dày công nghiên cứu về Hội An: Hoàng Đạo Kính,Vũ Hữu Minh, Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều, Hồ Xuân Tịnh…
- Tài liệu của Hội thảo về Hội An (trong nước và quốc tế)
* Ghi chép của các giáo sĩ
Trang 1714
- Những ghi chép của các giáo sĩ phương Tây khi với Hội An như Cristoforo
Borri, A.de Rhode
* Sách nghiên cứu của tác giả nước ngoài
- Các nghiên cứu về nghệ thuật: L Cadière, A Sallet Nghiên cứu về lịch sử kiến trúc của các nhà nghiên cứu Nhật Bản: Ogura Sadao, Kikuchi Seiichi, Mark Chang
- Các sách của các tác giả nước ngoài bằng Anh văn, Pháp văn: Alastair Lamb, Barrow, John White, Charles Wheeler…
- Chúng tôi cũng sử dụng một số đối chiếu so sánh giữa kiến trúc Hội An với kiến trúc ở một số nước trong khu vực (Nhật Bản, Trung Quốc) của các tác giả: Kazuo Nishi & Kozuo Hozumi, Yasuo Nakahara, Lan-Shiang Huang…
Bên cạnh đó là những tư liệu điền dã thu thập được trong các chuyến đi thực
tế ở Trung Quốc, Huế, Thanh Hà, Bao Vinh, Phố Hiến và đặc biệt là Hội An trong nhiều năm qua Luận án cũng sử dụng các tư liệu bản vẽ của các đồng nghiệp
Luận án kế thừa những tư liệu từ luận văn thạc sĩ đã bảo vệ tháng 5/2000 và cập nhận những thành tựu nghiên cứu mới, kể cả những thông tin mới qua website
6 Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài thuộc lĩnh vực lịch sử Việt Nam cổ trung đại mà đối tượng nghiên cứu của luận án là mảng lịch sử kiến trúc Vì thế, phương pháp tiến hành của luận án đòi hỏi sự kết hợp giữa lôgíc sử học và phân tích, đánh giá, miêu tả về bố cục, kết cấu công trình và các thuật ngữ kiến trúc chuyên ngành
Trong quá trình làm luận án, chúng tôi đã hệ thống hoá tư liệu theo phương thức tổng hợp liên ngành để có những phân tích cho các vấn đề nêu trong luận án Phương pháp so sánh đồng đại cũng giúp cho chúng tôi có những kết luận chính xác
và khách quan hơn Sử dụng các phương pháp sử học, điều tra XHH cũng như vẽ ghi đạc hoạ, mô tả kiến trúc để từ đó có những lập luận lý giải
Trang 18độ các di sản kiến trúc trong lòng đô thị
7 Đóng góp của luận án
Luận án tiếp cận nghiên cứu đô thị dưới góc độ lịch sử kiến trúc đô thị thuộc
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam cổ trung đại Luận án đã loại hình hoá các di tích kiến trúc ở Hội An và so sánh có tính chất tương đồng với các đô thị trong nước và nước ngoài
Luận án cũng làm rõ sự tương tác giữa những vấn đề về điều kiện tự nhiên
và lịch sử - xã hội đương đại tác động tới hình thái đô thị Dựa trên những cứ liệu xác đáng đã được kiểm định, với lôgíc sử học tác giả luận án cũng cố gắng dẫn dắt vấn đề từ những so sánh, nghiệm suy về đô thị Hội An trong lịch sử thông qua các
di tích kiến trúc
- Tập hợp, hệ thống, phân loại các di sản kiến trúc Hội An từ đầu đến nay
- Tiếp cận lịch sử kiến trúc làm rõ quá trình hình thành, thay đổi và phát triển của các loại hình kiến trúc Hội An và qua đó hiểu được diện mạo lịch sử đô thị Hội An
- Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý tưởng về mối tương quan giữa sử học
và kiến trúc (so sánh, đối chiếu, suy luận về niên đại lịch sử đặt vấn đề hình thành
và phát triển của Hội An thông qua ngôn ngữ kiến trúc) Luận án đã tổng hợp và được kiểm nghiệm qua khảo sát thực tế để tạo ra cái nhìn mới mẻ hơn về đô thị học
Luận án hoàn thành sẽ góp phần vào việc biên soạn giáo trình về lịch sử kiến trúc đô thị Việt Nam phục vụ cho công tác giảng dạy nghiên cứu chuyên ngành về lịch sử và lịch sử kiến trúc Việt Nam Đồng thời cũng góp vào khối tư liệu nghiên cứu về lịch sử đô thị Hội An
Trang 1916
Luận án góp phần tăng thêm những cứ liệu cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích trong giai đoạn mới, góp phần phát triển du lịch, văn hoá và kinh tế ở Hội An hiện nay
8 Cấu trúc luận án
Luận án gồm: 4 chương chính văn và phụ lục (viết, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ, ảnh chụp)
A MỞ ĐẦU: (15 trang)
B NỘI DUNG: gồm 3 chương (182 trang)
Chương 1 Những điều kiện tự nhiên xã hội và quá trình hình thành cảng thị Hội An (37 trang)
Luận án tập trung phân tích những đặc điểm về vị trí địa lý tự nhiên vùng Hội An và những điều kiện lịch sử - xã hội cũng như những biến động về kinh tế tác động tới sự hình thành đô thị thương cảng Hội An Đánh giá vai trò của Hội An trên tuyến đường thương mại ở biển Đông, trong khu vực ĐNA và đóng góp của nó trên tuyến hàng hải thế giới Những đặc điểm này cho thấy rõ tính chất của một thương cảng trong lịch sử Từ đó định hình một cảng thị Hội An phát triển mạnh vào thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII
Được kế thừa và hội tụ của các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chămpa, vùng QN -
ĐN đã trở thành một trung tâm văn hoá lớn tạo tiền đề cho Hội An hình thành và phát triển Tuy nhiên, để có được một cảng thị Hội An phải kể tới quá trình hình thành và phát triển của nó trong suốt thời kỳ các chúa Nguyễn Nhờ vào những chính sách khai thông và cởi mở, Hội An là vùng đất mời chào nhiều thương nhân
từ khắp nơi đến buôn bán, giao thương và sinh sống dài lâu Để có được khối cộng đồng dân cư Việt chung sống với các cư dân từ các nước khác tới, chúa Nguyễn đã phải có những chính sách điều phối linh hoạt vừa có thể hài lòng được khách thương mà vẫn an lòng được người dân bản xứ
Cũng dưới thời các chúa Nguyễn, thiết chế xã hội và dân cư ở Hội An được định hình Hiện tượng “cộng sinh” “hỗn dung văn hoá” xuất hiện, cư dân Việt gốc
Trang 2017
ngày càng nhường chỗ cho cư dân và thương nhân các nước sinh sống Đặc trưng này tạo nên nền văn hoá có dáng vẻ quốc tế đa dân tộc
Chương 2: Di tích kiến trúc Hội An từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII (45 trang)
Ở chương này, chúng tôi phân tích các yếu tố cơ bản từ khi Hội An chỉ là vùng đất mới cho đến khi nó đã định hình là đô thị Đó là thời kỳ tiền Hội An (trước thế kỷ XVI) và thời kỳ Hội An (thế kỷ XVI - XVIII) để thấy rõ qua những bước thăng trầm trong lịch sử đô thị vẫn có sự góp mặt của các loại hình kiến trúc mang phong cách, đặc trưng bố cục và niên đại hình thành cùng với những biến động của lịch sử Hội An
Chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra những phỏng đoán về loại hình kiến trúc thương điếm dựa trên những cứ liệu ghi chép lịch sử, bản vẽ… để có hình dung một cách tương đối hình ảnh của loại hình kiến trúc này cũng như những khu phố riêng biệt của các thương nhân khi trú chân ở Hội An
Thông qua các loại hình di tích kiến trúc, luận án cũng đưa ra những luận điểm về quy mô và diện mạo của Hội An thời kỳ hình thành và phát triển
Chương 3: Di tích kiến trúc Hội An từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX (33 trang)
Ở chương3, chúng tôi chia niên đại di tích theo 2 thời kỳ, đó cũng là niên đại tương đồng của đô thị Hội An:
- Di tích kiến trúc đô thị Hội An từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
- Di tích kiến trúc đô thị Hội An từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Ở giai kỳ lịch sử này, yếu tố tự nhiên và lịch sử - xã hội là tác nhân quan trọng làm biến đổi hình thái đô thị Hội An Hội An không còn giữ vai trò như trước trong lịch sử Đô thị này hưng khởi vì chính những lý do trên và cũng lụi tàn vì lý
do đó Tuy nhiên, các loại hình kiến trúc truyền thống vẫn tồn tại và xuất hiện
Trang 21Trước thế kỷ XIX, về cơ bản, cấu trúc phố xá ở Hội An vẫn mang nét truyền thống chỉ đến khi người Pháp đến thì Hội An được tiếp nhận loại hình kiến trúc công sở mới so với phong cách kiến trúc theo kiểu thức phương Đông trước đó Còn kiến trúc nhà phố được bổ sung và có những biến đổi về hình thức mặt tiền và cấu trúc bên trong Các khu phố được mở rộng do sự biến đổi của địa hình thì cũng được quy hoạch và chỉnh trang dưới ý đồ của chính quyền thuộc địa Kết quả là, một hình ảnh đô thị Hội An có sự pha trộn kiến trúc Việt Nam truyền thống và kiến trúc địa phương Pháp
Có thể nói, đến thời điểm đầu thế kỷ XX, về cơ bản đường phố và di tích kiến trúc Hội An đã căn bản được hoạch định và tồn tại cho đến ngày nay
Chương 4: Phong cách kiến trúc đô thị Hội An (41 trang)
Sau khi đã hệ thống và phân tích sự chuyển đổi hình thái đô thị và các di tích kiến trúc Hội An qua tiến trình lịch sử (từ đầu đến đầu thế kỷ XX), chúng tôi rút ra những đặc trưng cơ bản của kiến trúc đô thị Hội An Đặc trưng này thể hiện bản sắc riêng của khu phố và quỹ kiến trúc đô thị Hội An là độc đáo và có phong cách riêng
Chương 4 phân tích 2 đặc trưng cơ bản: Đặc trưng về không gian kiến trúc
đô thị và nghệ thuật trang trí kiến trúc công trình Từ những đặc trưng đó, chúng tôi
có những so sánh với những đô thị trong và ngoài nước để tìm ra đặc trưng chung của các đô thị trung cổ Việt Nam, cũng như của các đô thị ở phương Đông
Có thể thấy, nằm trong hệ thống đô thị cổ của châu Á, đô thị Hội An có những đặc điểm riêng biệt, có phần nổi trội hơn so với các đô thị trong nước và ngoài nước Vì thế, vẫn có thể nhận thấy hình thái đô thị phương Đông đặc trưng và
Trang 2219
hình thái đô thị miền Trung trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến việc so sánh trên cơ sở các loại hình kiến trúc, sự ảnh hưởng và nét tương đồng trong kết cấu kiến trúc giữa Hội An với đô thị trong nước và 2 đô thị điển hình của châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc
Phụ lục viết: 11phụ lục (59 trang) và 65 ảnh minh hoạ
Phụ lục minh hoạ: 19 bảng ảnh, 4 bảng biểu, 8 sơ đồ, 22 bản đồ, 45 bản vẽ
Trang 2319
CHƯƠNG 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HỘI AN
--- -
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG HỘI AN
1.1.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành vùng đất
Hội An hiện là một thị xã của tỉnh Quảng Nam cách Đà Nẵng 32km về phía
đông nam và cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 55km về phía bắc Hội An có diện tích
6.084ha, dân số khoảng 80.000 người, gồm 5 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm
Phô, Thanh Hà, Tân An và 7 xã Cẩm Nam, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Châu, Cẩm
Thanh, Cẩm An, Tân Hiệp Hội An nằm trên toạ độ trải rộng từ 17052’ đến 17063’
vĩ Bắc và từ 1080
15’ đến 108050’ kinh Đông [BĐ1.1]
Vùng Đà Nẵng - Hội An là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển cả, gắn liền với
sự hình thành và phát triển của sông Thu Bồn Những biến đổi về địa chất còn chịu
tác động mạnh mẽ do chiều hướng phát triển và những hoạt động kinh tế của nhân
dân nơi đây
Các kết quả nghiên cứu địa chất đã chứng minh miền đất phân bố các đô thị
từ Đà Nẵng đến Hội An với diện tích hơn 500km2, chủ yếu cấu tạo bởi trầm tích
Kainozoi do hoạt động của các sông Cu Đê, sông Hàn, sông Thu Bồn và biển ven
bờ bồi tụ trên mặt bào mòn của các thành tạo đá Paleozoi - Mezozoi thuộc đới cấu
trúc kiến tạo Caledoni Quảng Nam - Đà Nẵng (QN - ĐN) Đới này kéo dài từ phía
Tây biên giới Việt - Lào, ôm lấy diềm Đông Bắc khối vỏ lục địa tiền Cambri Kon
Tum rồi chúc chìm dưới Biển Đông [208]
Thời kỳ tạo vỏ lục địa Caledoni của đới QN - ĐN gắn liền với sự phá huỷ rìa
lục địa tiền Cambri KonTum
Trang 24sự ảnh hưởng của hoạt động Tân Sinh hình thành Biển Đông, mà đứt gẫy kinh tuyến 1100 cách bờ biển Đà Nẵng không xa
Rõ ràng, vùng đô thị Đà Nẵng - Hội An là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển
Sự hình thành và phát triển vùng của sông Thu Bồn lại chịu ảnh hưởng rất lớn các điều kiện của biển lẫn lục địa Những biến đổi về địa chất trong vùng còn chịu tác động mạnh mẽ do chiều hướng phát triển và những hoạt động kinh tế của nhân dân
1.1.2 Đặc điểm khí tƣợng thuỷ văn
1.1.2.1 Đặc điểm khí hậu
Chế độ gió: Vùng Hội An chịu tác động của hai mùa gió chủ yếu: Gió mùa
Đông (từ tháng 1 đến tháng 3 có gió mùa hướng đông bắc, bắc - tây bắc) Gió mùa
Hạ (tháng 4 đến tháng 10 hướng gió đông - đông nam), hay có bão và áp thấp nhiệt đới (thường xảy ra vào cuối tháng 10)
Mùa mậu dịch hàng năm ở Hội An dựa trên sự biến đổi khí hậu và thời tiết Vào thời điểm gió mùa tây bắc thổi vào các tháng 9,10,11,12 và đông bắc vào các tháng 1,2,3 có tốc độ 3 - 3,5m/s cũng xuất hiện trong thời kỳ mưa rét ở Hội An Gió mùa đông nam xuất hiện vào tháng 4,5,6 trùng vào các tháng mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 đã tạo nên cho Hội An 2 mùa rõ rệt: mùa mưa lũ, gió bão, rét từ tháng 9 - 1; mùa khô, mát từ tháng 2 - 8 thuận lợi cho việc tổ chức những hoạt động thương nghiệp ngoài trời Mùa khô ráo biển lặng thuận lợi cho thuyền đi và cập bến cũng là mùa của mậu dịch
Trang 2521
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng Hội An cùng với những nhu cầu trao đổi hàng hoá của các thương thuyền ngoại quốc tới, làm nảy sinh phương thức buôn
bán theo mùa vụ Họ gọi đó là mùa mậu dịch, phiên chợ kéo dài hay Hội chợ Mùa
mậu dịch phụ thuộc vào hai hướng “gió mậu dịch” trong năm: gió đông bắc (bấc)
và gió đông nam (nồm)
Có những trường hợp thương nhân Trung Quốc, đỗ tàu để buôn bán do thương vụ kéo dài nên không quay về nước kịp kỳ gió mùa tháng 7, 8 vì gió mùa không thuận, đành lưu trú qua năm chờ mùa gió thuận buồm Nhằm mục đích hỗ trợ các loại thương nhân phải lưu trú tạm thời ngày một đông, nên các hội quán dần được thành lập (như Dương Thương, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam) trở thành nơi tạm cư trong những tháng buôn bán hay chờ thời gian mậu dịch
Những điều kiện gió như trên là tác nhân làm cho cát di chuyển và tích tụ khi gặp điều kiện thuận lợi, tạo thành những cồn cát cao tới 6 - 8m, thậm chí đến 13 - 14m như phía đông bắc Trung Phường Đây chính là tác động chủ yếu trong quá trình hình thành, phát triển địa hình bờ biển
Nhiệt độ không khí: mùa Đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 240C, nhiệt
độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 khoảng 15 - 200C, có năm xuống đến 110C Mùa
Hạ nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau; từ 28 - 300C, cao nhất 39 -
400C, thấp tuyệt đối khoảng 21 - 230C
Độ ẩm không khí mùa đông từ 82 - 84%, mùa Hạ giảm còn 75 - 78% và hiệu
ứng gió “phơn” làm nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm, có khi tới 30% Cristoforo Borri đầu
thế kỷ XVII nhận xét: Nếu trong mùa hè bao gồm các tháng 6, 7, 8 xứ này nóng vì
ở vùng nhiệt đới và mặt trời ở vào đỉnh điểm của nó, thì trái lại vào tháng 9, 10, 11
là mùa thu, cái nóng hết đi, không khí trở nên điều hoà hơn, nhờ những cơn mưa liên tục từ trên miền núi cao, các dòng nước tuôn trào, tràn ngập vương quốc, chảy
ra đến tận biển Trong 3 tháng này các trận lụt xảy ra cứ 15 ngày một, mỗi lần kéo dài 3 ngày 3 tháng mùa đông phân biệt được với các mùa khác trong năm Cuối
Trang 2622
cùng vào tháng 3, 4, 5 người ta thấy hiệu quả của mùa xuân, tất cả đều xanh tươi và
nở hoa [20]
Lượng mưa: mùa Hè 300 - 400mm/tháng Tháng có mưa nhiều nhất là tháng
9, 10 trung bình 1.122mm, số ngày mưa là 20 ngày
Mùa khô (tháng 2 - 8), lượng mưa trung bình dưới 100mm/tháng Tháng 3 là khô hạn nhất, chỉ khoảng 5mm/tháng, phần lớn tập trung vào mùa Đông
Mùa mưa yếu và ít thời kỳ mưa liên tục kéo dài ở Hội An là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các thương thuyền vận chuyển hàng hoá
Sương mù: Vùng QN - ĐN có loại hình thời tiết lạnh và hanh khô nên không
có hiện tượng sương mù Nếu có thì chỉ xảy ra vào những tháng mùa Đông Vì thế, thương thuyền ngoại quốc thường xuyên cập bến Hội An và không có những đụng
độ tàu thuyền do sương mù gây ra
Bão ở khu vực Hội An bắt đầu từ tháng 10-11 tức là vào mùa Đông Tốc độ
gió trong bão thường là cấp 8, 9 có khi lên đến cấp 12
1.1.2.2 Đặc điểm thuỷ văn
Chế độ sóng ở khu vực Hội An phụ thuộc chặt chẽ theo chế độ gió Có hai
hệ thống sóng đặc trưng: Mùa Đông sóng ngoài khơi chủ yếu theo hướng đông bắc, còn gần bờ có hướng đông Mùa Hè hướng sóng ngoài khơi và gần bờ có khác nhau Chế độ sóng được các nhà khoa học đánh giá là một trong những yếu tố trực tiếp tạo nên sự đa dạng của địa hình bờ biển, để lại là các doi cát, bãi cát, cồn cát nguyên sinh, hay những cồn cát ngầm Đây là một trong những đặc điểm riêng biệt của việc hình thành các đồng bằng ven biển Trung Bộ
Điều đó lý giải tại sao đoạn bờ biển khúc khuỷu này có nhiều cửa sông tạo thành nhiều vịnh kín gió thuận lợi cho thuyền bè trú ngụ Dọc bờ biển những bãi cát, cồn cát đẹp nằm trải dài, một phần do phù sa sông bồi lấp dần tạo thành chuỗi đồng bằng hẹp ven biển, chân núi Ở nơi sóng mạnh thì hình thành những đụn cát cao, có nơi còn di động Đây cũng là điều thuận lợi lớn cho các tàu viễn dương đến
Trang 27Dòng chảy: Khu vực Đà Nẵng - Hội An tồn tại 2 hệ thống dòng chảy: dòng
chảy mùa Đông (tháng 2 hướng đông bắc - tây nam) và dòng chảy mùa Hè (tháng 8 hướng tây nam - đông bắc)
Tốc độ dòng chảy ngoài khơi vùng QN - ĐN khá lớn, ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động giao thông Dòng chảy ven bờ thì ảnh hưởng đó càng lớn đến địa hình ven bờ Vì vậy, hệ thống dòng chảy là điều kiện quan trọng cho việc đi lại buôn bán giữa các nước vùng Đông Bắc Á và ĐNA, đặc biệt vào thời Trung và Cận đại, khi các phương tiện trên biển còn thô sơ, chủ yếu dùng sức gió
Thay đổi mực nước biển: Hai dạng Dao động thuỷ triều và Dao động không
theo chu kỳ đã tác động trực tiếp đến vùng biển QN - ĐN Mỗi khi thuỷ triều rút
cùng với tác động của sóng làm tăng phần phá huỷ bờ (nguyên nhân làm cho phần trong của Cửa Đại vào sâu đến hàng chục mét) Các hiện tượng biển tiến, biển lùi có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và phát triển địa hình khu vực Hội An
Thuỷ văn lục địa: Chế độ nước, hàm lượng phù sa của sông Thu Bồn có vai
trò quyết định đối với sự thay đổi vùng cửa sông Góp phần tạo nên những dạng địa
hình phong phú có nguồn gốc khác nhau
Một trong những đặc điểm khác của vùng đồng bằng Quảng Nam là ở giữa những dãy cồn cát di động xuất hiện những dải đất gồm những hố nước ngọt khá
rộng gọi là “bàu” Cách đây vài trăm năm, chúng là những vụng biển nhỏ nằm song song với đường bờ biển và thông với biển qua những “cửa” vụng nhất định Sự xâm
lấn của các cồn cát di động sau đó đã bịt kín các cửa làm chúng bị cô lập với biển
và trở thành “bàu”, các cửa bị vùi dưới cát được nhân dân địa phương gọi là “cửa
lấp” Nước trong “bàu” ngày càng giảm độ mặn, mặc dù được nước mặn cung cấp
Trang 2824
thêm, chúng vẫn cứ cạn dần và trở thành vùng đất trũng Nếu đào sâu xuống sẽ thấy tầng đất sét đen lẫn vỏ sò ốc là chứng tích hồ vụng ngày xưa Tuy bị lấp nhưng tầng
nước ngọt dưới đất vẫn còn tồn tại (nhân dân thường gọi là “nước chảy dưới đất”),
ở một vài nơi, trên mặt vẫn còn những dòng suối nhỏ chảy ngược với độ dốc địa hình hiện tại (từ đông sang tây, từ đường biển cũ vào đất liền và những dòng chảy song song với bờ biển), chúng làm chứng cho một bờ biển cũ đã tồn tại cách đây vài trăm năm
Bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi vẫn còn tiếp tục được bồi tụ dưới hình
thức các “mũi tên cát” và các cồn cát chắn ngoài vụng Có trường hợp xảy ra bồi tụ kiểu “tôm bô lô” Một số vùng ở Quảng Nam - Quảng Ngãi có những nguồn nước
lớn là dấu vết những hệ thống mương máng thời cổ
Tất cả các đồng bằng này cũng đều là những vụng biển cũ về sau mới được bồi đắp, nhưng chưa hoàn thiện Hàng loạt đầm hồ còn thấy nằm rải rác trong đồng bằng, nhất là những vùng cát và doi cát ven biển Alexandre de Rhodes nhận xét về địa hình xứ Đàng Trong khi ông dừng chân tại đây: “Đàng Trong được dẫn nước bằng 24 con sông đẹp Nó mang đến một sự tiện lợi kỳ diệu cho việc đi lại trên sông trong toàn xứ sở Nó còn tạo ra sự thuận tiện trong việc buôn bán và du lịch”.[231]
1.1.3 Đặc điểm chung về sự phát triển địa hình khu vực Hội An
Khu vực Hội An có các dạng địa hình chính sau:
+ Địa hình nguồn gốc sông: Do các thành tạo tích tụ và được tách thành 2
dạng địa hình: bãi bồi và bãi cát ven lòng sông
+ Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy: Được tạo bởi các thành tạo trầm tích
lấp đầy các đoạn sông trước đây Chúng được hình thành do các đoạn sông chết, sông mất nguồn, hoặc dấu vết các khúc uốn sinh ra trong quá trình di chuyển ngang của dòng sông Các dạng địa hình được cấu tạo bởi kiểu mặt cắt trầm tích sông đầm lầy điển hình Khu vực Hội An phân bố 3 bề mặt tích tụ nguồn gốc sông - đầm lầy Nhìn chung, sự phân bố các bề mặt tích tụ nguồn gốc sông, sông - đầm lầy cho thấy
chúng chính là hệ thống các dòng sông cổ Các kiểu nguồn gốc địa hình khác gồm:
Trang 2925
+ Địa hình nguồn gốc biển
+ Địa hình nguồn gốc sông biển
+ Địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy
+ Địa hình nguồn gốc biển - gió
+ Địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy
+ Địa hình nguồn gốc hồ - đầm lầy
Có thể nói, lịch sử hình thành và đặc điểm địa hình vùng Hội An đa dạng và khá phức tạp Đặc điểm này thể hiện ở sự biến đổi về chế độ gió, bão, sóng, dòng chảy, nhiệt độ không khí, lượng mưa, sương mù, mực nước biển, thuỷ văn lục địa
là những tác nhân ảnh hưởng tới quá trình hình thành và tạo nên đặc điểm khá riêng biệt của vùng đất mới Ngoài ra, sự phong phú về nhiều loại địa hình: nguồn gốc sông, đầm lầy, biển, hồ đã khiến cho vùng Hội An có sự đa dạng về loại địa hình, đây cũng là nguyên nhân của quá trình hình thành và xuất hiện một số vùng đất mới Điều này lý giải tại sao vùng Hội An lại có hệ thống sông ngòi dày đặc và khá nhiều vụng biển cổ
Vậy là, ngay từ những buổi đầu sơ khởi, vùng Hội An đã có những tiền đề thuận lợi của một thương cảng thời trung cổ phát triển một hệ thống giao thương đa chiều nhờ vào hệ thống sông, vị trí sát biển với hai mùa rõ rệt Những điều kiện sơ khởi trên hứa hẹn những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của Hội
An về sau Tuy nhiên, những nhân tố địa lý tự nhiên chưa đủ mà cần có những điều kiện địa lý nhân văn tốt và hoàn cảnh lịch sử thuận lợi cho sự xuất hiện đô thị sau này
1.1.4 Vị thế vùng Hội An với quan hệ thông thương trong nước và ngoài nước
Cấu tạo địa hình, địa mạo khu vực Hội An để lại kết quả là một vùng đất có những biến thái khá đặc biệt Nếu khoanh vùng Hội An, lấy khu phố cổ hiện nay làm tâm thì trong vòng bán kính trên dưới 10km đã là một phức hệ sông ngòi, đầm,
bàu dày đặc tạo thành những “ngã tư nước” mà trước đó nó đóng vai trò như nguồn
Trang 30nằm gọn trong một tứ giác nước và quy hoạch tự nhiên cũng đã được hình thành,
khoanh vùng trong ranh giới nước “Thượng chí Chùa Cầu, hạ chí Âm Bổn”, thực chất là “cái đáy của tứ giác nước”, chính là dòng sông Thu Bồn chảy qua phố Hội
còn gọi là sông Hoài (sông Hội An, sông Faifo) [SĐ1.2]
Cố GS Trần Quốc Vượng coi sông Thu Bồn (Hội An) là “trục chủ đạo” của quy hoạch đường phố Hội An cũng như sông Hồng là “trục chủ đạo” của đường phố Hà Nội cổ, sông Hương là “trục chủ đạo” của đường phố Huế [221,tr.169] Đặc điểm địa hình cũng như diện mạo khu vực Hội An buổi đầu có địa hình nguồn gốc sông biển - đầm lầy và các cồn cát di động đã tạo thành những dải đất trũng khá
rộng gọi là “bàu” (bàu Son, bàu Ấu, bàu Súng, bàu Ốc ) Nếu Hà Nội là đô thị nằm giữa vùng bãi là “thành phố trong sông”, thì Hội An là đô thị nằm giữa vùng cồn
bàu sông nước và đầm lầy nhiễm mặn đã để lại dấu vết của các doi đất phù sa ven
sông như Thanh Chiêm, Phú Chiêm, Thanh Hà, Cẩm Phô, Hội An, Sơn Phô
Xen kẽ những doi đất là “những dòng sông trong” - các dòng sông nhánh của
Thu Bồn Chúng đóng vai trò luân chuyển hàng hóa của tàu bè vào buôn bán nối với sông Thu Bồn, đổ ra Cửa Đại, hay nối với Cửa Hàn Christoforo Borri cho rằng: Cửa Hội và Cửa Hàn cách nhau ba hay bốn dặm, con sông Cổ Cò được mô tả là con sông lớn, nó đã tách toàn bộ dải đất bao gồm bán đảo Sơn Trà đến sát Cửa Đại thành một hòn đảo (bao quanh bởi biển Đông - cửa Hội - sông Hội An - sông Cổ
Trang 3127
Các cồn cát sót lại là dấu vết của những đường bờ biển cổ: Cổ Cò - Đế Võng,
cồn Sơn Phô, Hội An, Cẩm Phô, Thanh Hà Nằm xen kẽ chúng là những “hói” từ
tây sang đông đến bắc (sông Cổ Cò) và sang đến nam (sông Trường Giang) Hệ
thống đầm - bàu đáng chú ý nhất là đầm Trà Quế (bắc) gắn với sông Cổ Cò - Đề Võng,
đầm Trà Nhiêu (nam) gắn với sông Trường Giang
Sông Cổ Cò - Đế Võng đóng vai trò tựa như khu vực nối vịnh Hàn với đầm
Trà Quế; Hội An và Cửa Đại, đầm Trà Quế được xem là “vũng tàu bắc” của đô thị
Hội An Nằm phía nam, tương tự sông Cổ Cò ở phía bắc, sông Trường Giang (Thăng Bình) cũng là đường ven biển cũ, nối đầm Trà Nhiêu với Hội An - Cửa Đại
Đầm Trà Nhiêu được coi là “vũng tàu Nam” của Hội An Theo bản đồ vùng Quảng
Nam của GS Trần Kinh Hoà, khu vực Cửa Đại tựa như một “cái miệng” thuận lợi cho
tàu bè ra vào trú ngụ Vùng cửa biển đó có một “phức hệ sông ngòi chằng chịt” và
“phức hệ cồn bàu ven biển” [220,tr.52]
Rõ ràng, Hội An là một cảng sông tiện lợi, đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng trong và ngoài nước vì Hội An đã biết tận dụng, phát huy những đặc tính sẵn
có của mình Tuyến giao thương thuỷ bộ được hoạch định rõ ràng Tàu thuyền đến Hội An không những chỉ qua Cửa Đại mà có thể vào Cửa Hàn, qua sông Vĩnh Điện
và hệ thống đường thuỷ dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến sông Cổ Cò - nơi có đầm rộng, sâu để thuyền bè có thể neo đậu được Từ Hội An, tiếp nhận 5 nguồn nội địa - nơi tiếp giáp của các dòng sông lớn như Thu Bồn, Chợ Củi thuận lợi cho giao lưu giữa các chợ và thuyền bè trọng tải 10 - 20 tấn có thể đưa hàng hoá từ nơi khác về Bên cạnh đó, đường bộ thiên lý được mở, hàng hoá từ Vĩnh Điện chuyển về Hội An trao đổi thuận tiện
Quá trình hình thành khu vực Hội An có sự đóng góp vai trò to lớn của sông Thu Bồn Sông Thu Bồn chảy tạo hình rẻ quạt ở đồng bằng hạ lưu và tập trung thành một dòng chảy qua vùng phụ cận Hội An
Điều kiện tự nhiên trên đã tạo nên những địa điểm (vụng, hẻm, đê tự nhiên ) thuận lợi làm nơi trú ngụ, đậu bến của thuyền bè đến buôn bán Đặc biệt phía ngoài
Trang 32Từ giai đoạn đầu Công nguyên và các thế kỷ sau đó (VII - X), những chuyến
đi biển thường kéo dài ngày, qua mỗi cảng lớn, các tàu thuyền nghé lại trao đổi hàng hoá, nghỉ ngơi, lấy thêm lương thực đặc biệt là dự trữ nước ngọt Thời điểm
đó, tuyến hàng hải của các tàu buôn Tây Á phát triển mạnh về phía đông Tuyến đường buôn bán lụa, gốm sứ xuất hiện Các tàu buôn hành trình đến Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua Chiêm Cảng - Cù Lao Chàm của Chămpa bấy giờ đang thời kỳ cực thịnh và là nguồn khai thác những mặt hàng không bao giờ vơi Đặc biệt, vàng đã được thương nhân Tây Á mua rất nhiều từ Chămpa Peter Burn cho rằng: Chămpa đã có nguồn cung cấp vàng dồi dào từ Butan (Philippin) [178,tr.110] [BĐ1.6; BĐ1.7]
Điều này cho thấy, Chămpa nói chung, Chiêm cảng nói riêng có vai trò quan trọng trong quan hệ hàng hải quốc tế và khu vực Cù Lao Chàm vẫn là điểm quan trọng mà nhà nước luôn đề phòng tới Cù Lao Chàm được các thương nhân nước ngoài chọn làm nơi nghỉ chân trước khi đưa tàu hàng vào Hội An Vì thế, Cù Lao Chàm và Trấn lỵ Quảng Nam đóng vai trò nối các tuyến thông thương quốc tế với Hội An sau này
Nằm trên đường hàng hải quốc tế, Chiêm cảng - Cù Lao Chàm luôn được thương nhân ngoại quốc ghé thuyền vào, vì nơi đây không chỉ là trạm và hải cảng tốt làm nơi trú ngụ tránh gió, còn là điểm dừng chân mua nước ngọt cùng vô số hải
Trang 3329
sản quý hiếm - một mắt xích của con đường tơ lụa và hương liệu quốc tế trên biển Cùng với tuyến đường nối với Cửa Đại nằm ở phía đông Hội An đã đóng vai trò quan trọng trong giao thông hàng hải - cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài của vùng đất Hội An Nhờ tính liên hoàn thuỷ đạo, hàng hoá sản vật ở nhiều nơi trong xứ, từ trên nguồn trong Nam, ngoài Bắc tụ về Hội An, đưa phố cảng Hội An phát triển thịnh đạt vào những thế kỷ XVII - XVIII Cửa Đại bị bồi cạn vào giữa thế kỷ XIX cũng là một trong những nhân tố quyết định sự suy thoái của Hội An về kinh tế Bên cạnh đó còn có những bến cảng, bến sông lớn như đầm Trà Quế, đầm Trung Phường, đầm Trà Nhiêu, đầm Thi Lại, bến Cồn Chăm vv
Vùng Hội An rất đa dạng và khá phức tạp thể hiện rõ qua những biến đổi về chế độ gió, bão, sóng, dòng chảy, nhiệt độ, lượng mưa, sương mù, mực nước biển, thuỷ văn lục địa là những tác nhân ảnh tới quá trình hình thành và phát triển giao thương hàng hóa trên biển sau này Vị trí địa thế vùng Hội An một mặt có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển sau này Bản thân nó lại là nhân tố tích cực tạo ra hướng phát triển mới mẻ của nền ngoại thương Hoạt động thương mại ở Hội
An phụ thuộc rất lớn vào những tác nhân này vì thế ngoại thương ở đây chia theo mùa và phụ thuộc lớn vào thiên nhiên
Những đặc điểm trên cho ta thấy thời kỳ tiền Hội An đã mang tính chất một
hình thành phát triển song hành với vương quốc Đại Việt Đây được coi là thời kỳ
tiền Hội An
1.2.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
Trang 3430
1.2.1.1 Hoàn cảnh quốc tế và khu vực
Thế kỷ XVI - XVIII, châu Á có nhiều chuyển biến quan trọng tạo nên những xung lực mới, đặc biệt với các nước trong khu vực biển Đông Từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV, luôn xuôi ngược những thương thuyền, những nhà truyền đạo, những phái đoàn ngoại giao, những nhà thám hiểm từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập trên vùng biển này Thế kỷ XVI - XVII, trong một bối cảnh mới, một hệ thống mậu dịch châu Á dần hình thành với sự góp mặt của những đầu tầu gồm Trung Quốc (triều Minh, Thanh), Nhật Bản (thời Tokugawa) và phần nào là người Java (Inđônexia)
Quan trọng hơn vẫn là những chuyển động mới của châu Âu và từ châu Âu với cả thế giới sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, từ đó dần dần hình thành một nền thương mại đường biển quốc tế xuyên đại dương Năm 1494, với hiệp định Tordésillas, người Bồ Đào Nha là nước thực hiện những cuộc thám hiểm tràn qua phương Đông, qua Ấn Độ Dương, eo Malacca (1511), cũng là nước đầu tiên tới Thái Bình dương, đi vào vùng biển Đông, đặt chân tới Ma Cao - Trung Quốc (1557) Người Bồ Đào Nha gần như giữ thế thượng phong ở vùng biển này trong suốt thế kỷ XVI Tiếp theo, người Bồ Đào Nha là người Hà Lan Với công cụ đắc lực là Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) thành lập năm 1602, có vốn lớn và được sự bảo trợ của nhà nước, người Hà Lan đã thay thế người Bồ Đào Nha làm chủ biển Đông trong thế kỷ XVII Muộn hơn một chút là người Anh và người Pháp, họ cũng không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm thị trường và hương liệu ở vùng đất giàu tiềm năng này
Trong vùng châu Á - Thái Bình dương đã hình thành hai tuyến giao thương chính Tuyến thứ nhất là trục Bắc - Nam từ Nhật Bản qua các vùng bờ biển Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam xuống vùng ĐNA Tuyến thứ hai là trục Đông - Tây, tàu thuyền phương Tây qua trạm dừng chân Ấn Độ vượt eo Malacca tới các nước ĐNA
và Đông Á (Inđônexia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản) Đối với cả hai tuyến giao thương trên, Việt Nam nằm ở vị trí giao điểm trung chuyển và khi nhà
Trang 3531
Minh hủy bỏ chính sách đóng cửa năm 1567 đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho tuyến buôn bán này Biển Đông là nơi các tàu thuyền phải đi qua Ban đầu hiểu biết của người phương Tây về vùng biển này còn nhiều hạn chế và đã có không ít tàu thuyền mặc cạn, bị đắm khi va phải các bãi đá ngầm ngoài khơi, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Sự có mặt của người phương Tây ở khu vực biển Đông thời kỳ này có nhiều mục đích khác nhau mà trước hết và chủ yếu là buôn bán và truyền giáo Công cụ thương mại của họ là các công ty Đông Ấn Hùng mạnh nhất là các công ty Đông
Ấn Anh (thành lập năm 1600) và công ty Đông Ấn Hà Lan (thành lập năm 1602)…
Về nguyên tắc, các công ty này thuộc sở hữu của các tập đoàn tư bản thương nghiệp
tư nhân, nhưng trong một số trường hợp nó được sự hỗ trợ rất lớn về nhiều mặt của Nhà nước Các công ty này thực hiện nhiều chức năng như thám hiểm thăm dò, ngoại giao, buôn bán và nếu cần thiết thì can thiệp quân sự và xâm chiếm đất đai
Như vậy, bước vào thế kỷ XVI, tình hình thế giới đã có những biến chuyển lớn Chủ nghĩa tư bản trên đường hình thành không thể phát triển được trong khuôn khổ thị trường châu Âu chật hẹp Đó là động lực của những cuộc thám hiểm và những phát kiến địa lý vĩ đại Những chân trời mới mở ra với người châu Âu và một thời đại lịch sử mới cũng bắt đầu mở ra với phần lớn thế giới đương thời Đó là thời đại - kỷ nguyên của thương mại quốc tế Châu Á được đánh thức, Việt Nam cũng được đánh thức trong bối cảnh chung đó
Trong sự hưng khởi của kinh tế hàng hoá và đô thị Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII, đặc biệt là trong thế kỷ XVII, không thể phủ nhận những yếu tố nội lực của Việt Nam thời kỳ này, nhưng cũng không thể tách rời bối cảnh quốc tế và khu vực đương thời
1.2.1.2 Tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam
Tháng 6 năm Hưng Long thứ 14, tức năm Bính Ngọ (1306), Chế Mân đã cắt dâng hai châu Ô, châu Lý làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân Mùa xuân năm sau (1370), vua Trần Anh Tông quyết định đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và
Trang 36Đến năm Hồng Đức thứ 2 (1470), vua Lê Thánh Tông lấy đất Chiêm Thành
lập đạo thứ 13 tức Thừa Tuyên Quảng Nam đạo Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), Lê Thánh Tông cho đổi Đạo thành Xứ, đạo Thừa Tuyên Quảng Nam thành xứ Quảng
Nam hay Quảng Nam Thừa Tuyên sứ ty quản lãnh 3 phủ, 9 huyện Đời Lê Tương
Dực lại đổi Xứ thành Trấn; xứ Quảng Nam trở thành trấn Quảng Nam [BĐ1.8]
Năm 1471, vua Lê đích thân đem 26 vạn quân đi đánh Chămpa và chiếm được kinh đô Vijaya rồi lấy thêm đất Chiêm Động, Cổ Luỹ lập một đạo mới gọi là
đạo Quảng Nam
Thế kỷ XVI, đánh dấu thời kỳ suy vong của vương quốc Chămpa và cuộc
mở cõi của Nguyễn Hoàng năm 1558 - thời điểm Hội An phát triển không ổn định
Sách Ô châu cận lục (1553) còn ghi: trong số 66 làng của huyện Điện Bàn,
Dương Văn An có nhắc đến địa danh: tên làng Hoài Phố (đổi tên: Hoa Phố, Sơn Phô), nay thuộc x Cẩm Châu (Hội An) và làng Cẩm Phố (đổi tên Cẩm Phô), nay thuộc phường Cẩm Phô (Hội An) Ông cũng miêu tả về phong tục sinh sống “Nhà ở lợp tranh lá, chẳng có ngói để che Ngàn dặm đường xa tuyệt không có quán Trọn một ngày, nước biển có hai lượt thuỷ triều Về người thì nam vẫn cương cường, nữ quen mền mại Tiếng nói giống tiếng châu Hoan, y phục so với Trung Hoa chẳng khác Xóm làng đông đúc Sông hồ tràn ngập, đi thuyền hơn hẳn đi chân”[1,68] Với riêng huyện Điện Bàn, nơi “đất đai liền với phương Nam, cương giới bên ngoài
châu Ô”, cuộc sống sung túc, “xe tiện chuyên chở đường bộ, ghe thuyền thuận lợi
đường sông” với các nghề nông nghiệp và tăng gia “trồng lắm hoa hồng”, “dệt
Trang 3733
nhiều lụa trắng”, “trồng cọc gỗ để ngăn cá sấu”, “dựng rào gỗ để phòng cọp dữ” Thế nhưng vẫn thấy bóng dáng “phụ nữ mặc quần vải Chiêm, đàn ông tay cầm quạt Tàu”.[1,tr.72] Vậy là, người Chăm vẫn còn hiện diện ở khu vực này, bên cạnh cư dân Đại Việt và người Trung Hoa sang đây buôn bán Điều này trùng hợp với các hiện vật tại các di chỉ KCH (gốm sứ Trung Quốc và gốm sứ Bắc Bộ thế kỷ XV)
Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng cùng đoàn tuỳ tùng tiến vào Cửa Việt, đóng dinh ở Ái Tử Tiếp theo là các Chúa Sãi, Chúa Thượng, Chúa Hiền (từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII), đã xây dựng Đàng Trong như một vương quốc độc lập với triều Lê do họ Trịnh khống chế ở Đàng Ngoài
Năm 1570, Nguyễn Hoàng kiêm lãnh trấn thủ cả vùng Thuận Quảng gồm 5 phủ: Tiên Bình, Triệu Phong, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (từ Quảng Bình trở vào), từ đó họ Nguyễn nối đời làm chức trấn thủ Ngay khi nhậm chức, Nguyễn Hoàng thực hiện một số chính sách thiết thực và hiệu quả ở vùng đất này
Năm 1602, Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên, 1558 - 1613) lập Dinh trấn Thanh
Chiêm thì đất Đàng Trong mới thực sự khởi sắc Ý đồ xây nghiệp lớn của Tiên
Chúa là cần “phải tạo một cơ sở vừa đem lại cái thế ỷ dốc cho Thượng Đô và cho cả Chính Dinh, nhằm có đủ khả năng lực lượng chặn đứng mọi cuộc tiến chiếm mặt khác vừa tạo được một bàn đạp để bành trướng thế lực, mở rộng bờ cõi về phía nam”.[35,tr.58] Vì thế, vị trí Thanh Chiêm đã thực khéo chọn để hội tụ được những
ý đồ trên
Năm 1622, chúa đem quân đánh Chiêm Thành lập phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà Từ đó, lãnh thổ của chúa Nguyễn kéo dài suốt một dải từ đèo Ngang đến đèo Cù Mông Ông cho đó là nơi đất tốt, dân đông, sản vật giàu có là yết hầu của miền Thuận Quảng
Ngay từ đầu Nguyễn Hoàng đã có cái nhìn đúng đắn về vùng đất mới Ngoài việc mở cửa, tiếp thu di sản để lại của người Chăm, ông có những chính sách khoan dung, mở cõi, phát triển giao lưu với nước ngoài Chúa cho khai phá, lập 36 phường
ở đất Cồn Tiên
Trang 3834
Tiếp nối sự nghiệp của cha, năm 22 tuổi, Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi), được giao chỉ huy 10 binh thuyền đánh tan đội thuyền ngoại quốc vùng Cửa Việt
(1585) và được giao làm trấn thủ dinh Quảng Nam Hơn 10 năm trấn nhậm đất này,
Chúa Sãi đã có cái nhìn thực tế của đất nước và thế giới bên ngoài Từ Chúa Sãi (1613 - 1636) trở đi, chúa nào cũng đặc biệt khuyến khích người Trung Quốc, Nhật Bản và người châu Âu đến buôn bán ở xứ mình Kể từ đó hoạt động buôn bán ở đất Quảng sôi nổi thêm, các thương nhân coi đây là nơi trú ngụ và thương cảng thời Chămpa bắt đầu nhộn nhịp sầm uất khác thường đến tận thế kỷ XVII Nền kinh tế ngoại thương tấp nập nhờ có sự đóng góp đáng kể trong chính sách mở cửa và tư tưởng “hướng ngoại” của Chúa Sãi Vừa lên ngôi, Chúa cho sửa sang thành luỹ, đặt quan ải, vỗ về quân dân, viết thư mời gọi thương nhân nước ngoài đến đầu tư buôn bán nhưng vẫn luôn cảnh giác bảo vệ an ninh đất nước
Năm 1622, Chúa Sãi cho lập Dinh Ai Lao để củng cố biên phòng về phía Tây đất nước, trân trọng sử dụng tài năng Đào Duy Từ Ông tách Thuận Quảng khỏi
sự kiểm soát của nhà Lê phần nào mang tính cát cứ phong kiến và những chính sách cởi mở với thương nhân nước ngoài mong muốn thi hành đường lối chính trị không rập khuôn và cổ hủ như ở Đàng Ngoài Đây là một tư tưởng cách tân táo bạo mới
mẻ Cuộc cải cách của Chúa Sãi có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội đương thời
Trên thực tế, mối bất hoà hai họ Trịnh - Nguyễn càng gay gắt thì những nỗ lực của Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên đã mang lại cho họ Nguyễn và vị thế vùng Thuận Quảng bấy giờ cũng như sau này một vị trí ngày càng vững mạnh hơn trong xã hội Vùng đất mới càng phát huy những khả năng kinh tế dồi dào trong
“mộng bá vương” của họ Nguyễn
Năm 1626, Trịnh Tráng cử người vào đòi nộp thuế, Chúa Sãi không chịu Trịnh Tráng tức giận phát quân đánh Nguyễn Từ đây mở đầu cho một cuộc nội chiến khốc liệt trong lịch sử nước ta Cuối cùng cuộc chiến đã dẫn đến việc chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến
Trang 3935
Các chúa Chúa không ngừng chăm lo củng cố địa vị thống trị, xây dựng dinh phủ, lập cung điện, đô thành, tăng cường bộ máy cai trị các cấp cho phù hợp với yêu cầu khi lãnh thổ mở rộng về phía Nam Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng, 1635 - 1648), công cuộc khai khẩn đất đai ở Quảng Nam dinh được
tiến hành Nhờ chính sách đó, Quảng Nam dinh đóng góp một phần lớn vào công
cuộc khai khẩn những vùng đất mới mẻ trên đường Nam tiến, dưới thời các chúa Nguyễn, nhất là chúa Nguyễn Phúc Chu sau này
Kết cấu xã hội của Đàng Trong thế kỷ XVI có hoạch định chính sách rõ ràng của chính quyền mà người mở đầu là Chúa Tiên Đây là tiền đề tiên quyết để thúc đẩy và phát huy nội lực của xứ Quảng, làm động lực để Hội An có điều kiện phát triển mạnh vào thế kỷ sau.[BĐ1.9]; [BĐ1.10] Bối cảnh lịch sử của vùng Quảng Nam thời kỳ này là động lực quan trọng cho thấy diện mạo, quy mô cũng như ảnh hưởng quan trọng của vùng đất Đàng Trong không chỉ ở phương diện ngoại thương,
mà còn tác động đến quy hoạch phố xá, mở mang các làng nghề sau này
Với tầm nhìn chiến lược về phương Nam, tận dụng những thời cơ thuận lợi, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: hôn nhân, quân sự, ngoại giao, chính trị, kinh tế các chúa Nguyễn đã căn bản hoàn tất việc mở đất Đàng Trong
Cuộc Nam tiến trước thời Chúa đã kéo dài suốt buổi đầu lịch sử đến thế kỷ XVIII Bằng nhiều cách và các hoạt động chính trị ngoại giao, công cuộc mở đất về phía Nam trở thành động lực thực sự của lịch sử Việt Nam Dưới thời chúa Nguyễn, đất Đàng Trong có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển và hưng thịnh Đối với chúa Nguyễn, đất Thuận Quảng là nơi đứng chân “nâng tầm mắt của đất nước ta ra thế giới”, là bàn đạp mở rộng lãnh thổ về phía Nam
Thời kỳ này được gọi là Quảng Nam quốc, thời kỳ hàng hải, thời đại mậu
dịch quốc tế - khi đó Thuận Quảng nằm trong tuyến thương nghiệp của nhiều nước Đông - Tây
1.2.2 Hội An thời các chúa Nguyễn
Trang 4036
1.2.2.1 Chính sách của chính quyền
Vị trí của Dinh trấn Quảng Nam đã được lựa chọn và hội đủ các yếu tố đáp ứng nhu cầu mở rộng bờ cõi và đặt cơ sở hình thành vùng đất mới Dinh trấn Quảng Nam hay dinh trấn Thanh Chiêm nằm vào vị trí vừa có lợi về chiến lược, vừa thuận
lợi về giao thông, hành chính Người ngoại quốc gọi là Cacciam (Kẻ Chiêm) hay
Dinh Ciam (Dinh Chiêm) thiết lập bên bờ Sài Giang - một nhánh của sông Thu Bồn
- “nơi hợp lưu của ngả nguồn Thu Bồn, Chiên Đàn và Ô Đa và chảy bên thành dinh trấn, vì thế dinh trấn có bến tàu đậu và chợ buôn bán đông đảo tấp nập Dinh trấn cách Hải Phố hay Hội An phố có 6 dặm, tức 9 cây số nên cũng tiện lợi cho việc tiếp xúc và giao thiệp giữa chính quyền và người ngoại quốc cũng như việc kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hoá [36,tr.59]; [BĐ1.9]
Các thương thuyền vào xứ Nam đều phải qua một trong hai cửa Đà Nẵng và Hội An phố, chịu sự kiểm soát của vị trấn thủ Quảng Nam dinh Dinh trấn Quảng Nam đặt dưới sự trấn thủ của các công tử chúa Nguyễn thì nó đã định hình vai trò lịch sử quan trọng trong công cuộc Nam tiến cũng như kiến quốc của dân tộc
Về mặt chính trị, dinh trấn Quảng Nam được coi như một thượng đô thứ hai của chúa Nguyễn, điểm tập sự cho các chúa Nguyễn trong tương lai, trung tâm chính trị, hành chính quan trọng Nó cũng có những ưu điểm về mặt quân sự vì đ-ược “thiết lập bên bờ một con sông lớn nối liền sơn cước với đại dương theo chiều tây đông, lại nằm chính giữa trục giao thông quan trọng nhất là đường quan lộ nam bắc, không quá thế thủ bằng cách tựa vào núi non như quan niệm Chiêm Thành, cũng không chênh vênh ở ngoài bãi bể để hứng lấy những cuộc tấn công của bọn giang hồ quốc tế”.[35,tr.62] Dinh trấn được đánh giá là căn cứ thuỷ lục quân hùng mạnh, một vùng an ninh, yểm hộ đắc lực cho kinh đô, bàn đạp cho mộng kiến lập nghiệp lớn trên con đường Nam tiến
Nửa sau thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, xảy ra một số sự kiện lớn trong lịch
sử ngoại thương vùng ĐNA: Thứ nhất, Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hoá năm 1558, mở rộng bờ cõi về phía Nam Thứ hai, thương gia người Tây Ban