Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau, vừa ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau mở ra cơ hội cho các hoạt động thương mại được tự do hơn. Tiến trình hội nhập đã và đang tạo dựng một môi trường quan hệ quốc ngày càng được cải thiện với những cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia. Cùng với nó là các rào cản thương mại sẽ dần được xoá bỏ. Tất yếu cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt hơnCùng với tiến trình trên việc tổ chức thương mại quốc tế xoá bỏ hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên đã chấm dứt bốn thập kỉ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ, EU. Và như vậy các nhà nhập khẩu ngày càng có nhiều cơ hội về lựa chọn nguồn hàng. Sự xoá bỏ hạn ngạch với lợi thế của mình hàng dệt may của Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường làm ảnh hưởng đến ngành dệt may của Mỹ, EU đồng thời gây áp lực mạnh mẽ đối với ngành dệt may Việt NamSự toàn cầu hoá mạnh mẽ và áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may đến từ Trung Quốc, pakistan… các công ty dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức mới như: Số lượng đơn hàng dần ít đi, giá cả cạnh tranh, thời gian cung cấp ngắn, thương hiệu hàng hoá, các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường, tiêu chuẩn lao động, đạo đức xã hội… Trong thời kì khủng hoảng hiện nay, công ty Đông Đô đã cảm nhận rõ áp lực đó và đã bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục.Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn là điều không thể thiếu. Ở bất kì doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là doanh nghiệp phải làm thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, việc quản lý vốn được xem xét dưới góc độ hiệu quả, tức là xem xét sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan đến hiệu quả sử dụng vốn.