III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH Đông Đô.
1. Kiến nghị tầm vi mô.
1.1 Giải pháp tạo lập vốn cho công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty có thể huy động một lượng tiền tệ nhất định. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Với nhiệm vụ chính là tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ của đơn đặt hàng, VLĐ của công ty cần chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Hang năm để quá trình sản xuất theo đúng thời vụ, công ty thường phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu khá lớn. Nhằm hướng tới mụ tiêu đảm bảo việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao, theo tôi khi lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ công ty cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:
- Trước hết phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo đúng thời vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho tái đầu tư trong các lĩnh vực. Để xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, xem xét về số lượng sản phẩm sản xuất và chi phí để sản xuất một sản phẩm.
Nhu cầu vốn tối thiểu = Số lượng sản phẩm sản xuất * đơn giá sản xuất một sản phẩm + ( chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng + khoản dự phòng ). Khoản sự phòng tính theo tỷ lệ % tổng chi phí sản xuất sản phẩm ( thường 2-5% ).
Ngoài ra công ty cần đổi mới trang thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên… Từ đó đề ra các biện pháp huy động nhằm cung ứng một cách đầy đủ kịp thời, tránh tình trạng thiếu vốn gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Trên cơ sở xác định VLĐ như kế hoạch đã đề ra, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm: Việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung. Theo tôi để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ, trước hết công ty cần phải tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước nhưng chưa đến kỳ phải nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (Mua chịu đối với người cung cấp), bởi khi sử dụng các khoản vốn này giúp công ty không phải bỏ ra chi phí, công ty càng có nhiều điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Thực tế đã cho thấy số vốn bị chiếm dụng của công ty hiện nay là quá lớn, buộc công ty phải đi vay ngắn hạn để có vốn sản xuất. Như vậy nếu công ty nhanh chóng thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ có vốn để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm được các khoản vay ngân hàng, giảm được chi phí vay không đán có. Để làm được điều này theo tôi công ty nên áp dụng các biện pháp như: Chiết khấu, giảm giá bán ở một mức độ hợp lý đối với khách hàng quen thuộc (từ 1 – 3 % tùy thuộc vào số lượng mỗi đơn hàng ) và thanh toán trước thời hạn, đồng thời có biện pháp đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng như thường xuyên nhắc nhở khách hàng trả đúng thời hạn hợp đồng. Nếu khách hàng vẫn cố tình chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cần phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Tuy nhiên nếu có thể doanh nghiệp cần tránh các vụ kiện tụng vì rất tốn kém và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Công ty cũng có thể vay của cán bộ công nhân viên, đây là một nguồn vốn rất hữu ích vì tiềm năng của nó nhiều khi là rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công ty, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo, họ có điều kiện bỏ ra những khoản tích luỹ, đầu tư. Công ty nên khai thác tập
trung nguồn vốn này sẽ giúp cho công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải thông qua các thủ tục phức tạp, những đòi hỏi khắt khe của Ngân Hàng khi muốn vay vốn. Hơn nữa, về phía cán bộ công nhân viên trong công ty, việc cho công ty vay vốn trước hết là họ sẽ được hưởng lãi suất thích đáng. Để lãi suất kích thích được người lao động lãi suất của doanh nghiệp cần điều chỉnh cao hơn lãi suất ngân hàng (lãi suất ngân hàng hiện nay là 0,68%/ tháng) đồng thời tăng thêm sự gắn bó của mình với công ty, thúc đẩy họ hoạt động sản xuất tích cực hơn bởi vì trong đó có cả vốn của họ đã đầu tư vào công ty.
Khi đã huy động tối đa nôi lực từ bên trong mà vẫn chưa đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, lúc này công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài bằng cách vay các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trong những năm vừa qua nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn tự có. Nên khi sử dụng các nguồn vốn vay này công ty phải trả một khoản lãi xuất nhất định do đó tất cả các khoản vốn mà công ty huy động được cần phải đưa vào sử dụng ngay, sử dụng có hiệu quả nếu không tình hình tài chính của công ty sẽ gặp phải không ít khó khăn. Đồng thời trong thời gian tới công ty cần thực hiện những đơn đặt hàng mới có hiệu quả và thuyết phục để có thể xin cơ quan quản lý cấp trên cấp thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.