Mối quan hệ giữu lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam gia đoạn 1986-2009
Trang 1TÓM LƯỢC
Làm thế nào để có thể đánh giá một nền kinh tế mạnh hay yếu? Biểu hiện của nó thể hiện trên những nhân tố nào? Những nhân tố để có thể đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và thất nghiệp, giá cả đồng tiền của quốc gia đó… Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất của không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng
Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn, sự biến động liên tục trong nền kinh tế có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài trong nhiều năm song cũng có những năm lạm phát cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nền kinh tế, phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra Tuy nhiên, do xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài bắt đầu bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực tính phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới càng lớn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đó có những chính sách phát triển phù hợp đóng vai trò quan trọng Chính vì thế nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009” Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để một mặt kiềm chế lạm phát, một mặt tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiềm chế lạm phát của Nhà nước ta trong thời gian tới.
Đề tài bao gồm có 4 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
Chương 4 Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lạm phát, thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Theo các nhà kinh tế trên thế giới cũng như các nhà kinh tế thực nghiệm ở các quốc gia trên thế giới luôn có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá vĩ mô nền kinh tế từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm kiềm chế lạm phát và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế Với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS.Ngô Xuân Bình, nhóm đã đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009” Bên cạnh đó nhóm cũng xin chân thành góp ý của các thầy cô giáo trong trường để nhóm hoàn thiện đề tài Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh phải những thiếu sót nhất định mong sự đóng góp của các thầy cô, các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu để đề tài thực sự có ý nghĩa cao trong thực tiễn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.7 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 5
2.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 5
2.1.1 Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát 5
2.1.2 Thất nghiệp và các khái niệm liên quan 6
2.2 Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 7
2.2.1 Lạm phát – nguyên nhân và tác động 7
2.2.2 Thất nghiệp – nguyên nhân và tác động 9
2.2.3 Quan điểm của nhà kinh tế học A.W.Phillips 10
2.2.4 Sự phát triển quan điểm của A.W.Philips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn (Đường Philips dài hạn) 11
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 13
2.4 Những nghiên cứu có liên quan 13
2.5 Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 15
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 15
3.1.1 Kế hoạch nghiên cứu đề tài 15
Trang 43.1.2 Các giả thiết trong mô hình nghiên cứu 15
3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.1.4 Phân tích số liệu 16
3.1.5 Xây dựng mô hình nội dung nghiên cứu 16
3.2 Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam 16
3.2.1 Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 16
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 18
3.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường quốc tế 18
3.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường trong nước 20
3.3 Kết quả tổng hợp, đánh giá của các chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 23
3.4 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 25
CHƯƠNG 4 CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 29 4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 29
4.2 Các thảo luận về mối quan hệ giữa lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 qua nghiên cứu 39
4.3 Dự đoán mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 40
4.4 Một số đề xuất, kiến nghị đối với việc cắt giảm tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 41
4.4.1 Các giải pháp kiềm chế lạm phát 41
4.4.1.1 Các giải pháp trong ngắn hạn 41
4.4.1.2 Những giải pháp trong dài hạn 42
4.4.2 Giải pháp tăng trưởng việc làm 43
4.4.2.1 Giải pháp về vấn đề kinh tế 43
4.4.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách 44
4.4.2.3 Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm 44
4.5 Những hạn chế nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 45
4.5.1 Những hạn chế nghiên cứu 45
4.5.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 46
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 3.1 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1993 25 Biểu 3.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 - 1996 25 Biểu 3.3 Tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1993
Biểu 3.5 Cơ cấu tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính giai đoạn 1996 - 2005 26 Biểu 3.6 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006 27
Biểu 3.8 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2002 - 2006 27 Biểu 3.9 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008 phân theo vùng 27 Biểu 3.10 Biểu đồ diễn biến giá dầu thô trên Sở Giao dịch Hàng hóa New
27
Trang 7Đồ thị 2.6 Mối quan hệ giữa tăng cung tiền và đường Philips dài hạn 12
Trang 8CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề nóng hổi trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách Làm sao để có mức lạm phát như mong muốn góp phần bôi trơn toàn bộ nền kinh tế? Làm thế nào để tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho người lao động, hạ tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất? Đó luôn là những câu hỏi đặt ra đối với những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách Nhưng để đảm bảo được cả hai mục tiêu nói trên là vấn đề rất khó có thể đạt được Trong ngắn hạn chúng ta sẽ phải chấp nhận sự đánh đổi một trong hai hoặc là có được lạm phát như mong muốn nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hoặc là chấp nhận tạo được nhiều công ăn việc làm trong điều kiện lạm phát cao
Ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới năm 1986 có những năm lạm phát ở mức 3 con số, nền kinh tế trong trạng thái khủng hoảng trầm trọng và từ đó đến nay đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây lạm phát đã được kiềm chế ở mức 2 con số Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO lạm phát lại có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mà không giảm Phải chăng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng so với các quốc gia khác cũng như quy luật đánh đổi trong ngắn hạn
Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố gắn trực tiếp với hoạt động hàng ngày của mỗi con người, nó tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống của chúng ta Lạm phát gia tăng khiến cho giá cả trở lên đắt đỏ hơn cuộc sống khó khăn hơn Thất nghiệp luôn luôn bám đuổi chúng ta nếu chúng ta không thực sự cố gắng Và thất nghiệp kéo theo đó là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế Vậy liệu rằng chúng ta có thể kiềm chế được sự gia tăng của giá cả, đẩy mạnh được tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế, tận dụng được cơ hội để phát triển và phát triển một cách bền vững.
Và để có thể đưa ra được những chính sách hợp lý mang tầm vĩ mô đặt ra yêu cầu rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Để có thể có những chính sách hợp lý, đảm bảo đạt được các mục tiêu tầm vĩ mô có lợi cho toàn bộ nền kinh tế chúng ta phải hiểu rõ được hai yếu tố thất nghiệp và lạm phát, nguyên nhân và tác động cũng như mối quan hệ giữa chúng cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm của nền kinh tế.
Trang 9Mỗi nền kinh tế có đặc điểm riêng và mỗi quốc gia lại có những điều kiện riêng để phát triển kinh tế Nước ta từ một nước nông nghiệp với trình độ phát triển thấp tiến hành phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy rằng lạm phát ở Việt Nam vẫn còn có xu hướng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm vừa qua.
Do đó nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam”, đề tài tập trung phân tích mối quan hệ trong dài hạn và sự đánh đổi trong ngắn hạn; đưa ra một cách nhìn nhận kết quả trong chính sách vĩ mô Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp góp một phần nhỏ bé trong xây dựng các chính sách vĩ mô của các nhà hoạch định vì mục tiêu phát triển nền kinh tế nước nhà trong ngắn hạn và dài hạn.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đối với việc phân tích vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, đánh giá hiệu quả của các chính sách vĩ mô cũng như tác động của các yếu tố trong và ngoài nước đến thất nghiệp, lạm phát và mối quan hệ giữa hai nhân tố này, nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”.
Trong ngắn hạn luôn có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, còn về dài hạn hầu như không có mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Bên cạnh đó, dưới tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động khác nhau đến mối quan hệ này Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 để thấy được mối quan hệ này ở Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này theo những mức độ khác nhau.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2009, những nhân tố tác động đến mối quan hệ này từ đó rút ra các bài học về chính sách vĩ mô hợp lý điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Trang 101.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hiểu rõ được 2 chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng đó là thất nghiệp và lạm phát - Có cái nhìn tổng thể về lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
- Phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn
- Đưa ra một số kiến nghị để xây dựng được các chính sách vĩ mô hợp lý
1.4 Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
Lạm phát, thất nghiệp là gì?
Nguyên nhân cũng như tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế? Có những lý thuyết nào chỉ ra được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp? Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Có sự đánh đổi nào trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam hay không? Trong từng giai đoạn, Nhà nước đã thực hiện những chính sách gì nhằm tác động đến mối quan hệ này? Những chính sách đó có đạt hiệu quả trong thực tế?
Những bài học nào về chính sách vĩ mô được rút ra từ việc thực hiện các chính sách vĩ mô
Nghiên cứu mối quan hệ này trong gian đoạn 1986 – 2009
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6.1 Ý nghĩa về mặt khoa học
Bổ sung thêm cho lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, sự đánh đổi trong ngắn hạn và mối quan hệ trong dài hạn Đề tài là sự phát triển có tính kế thừa và phát huy nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó và trở thành một tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề này.
Trang 111.6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trước hết, đề tài là một công trình nhỏ bé của nhóm, giúp các thành viên trong nhóm có những hiểu biết về vĩ mô, 2 thành tố quan trọng có tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế Thứ hai, với quá trình thu thập, phân tích và đánh giá số liệu dựa trên thực tế nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay một cách chân thực, chính xác tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế nước ta.
Thứ ba, đề tài giúp các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo để từ đó đưa ra những quyết định về chính sách, trong ngắn hạn chúng ta nên đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp như nào để có thể đạt được mục tiêu đặt ra.
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 4 chương
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Chương 3 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
Chương 4 Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị
Trang 12CHƯƠNG 2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUANHỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
2.1.1 Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát
* Lạm phát
Theo G.G Mtrukhin, ông cho rằng sự mất giá của đồng tiền là lạm phát Lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
Theo L.V.Chandeler và D.C.Cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất.
Ở mức bao quát hơn là P.A Samuelson và W.D Nordhaus trong cuốn “kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với học thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” J Bondin và M.Friedman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên M.Friedman nói “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”
Từ những cách hiểu như trên về lạm phát, chúng ta có thể hiểu lạm phát theo nghĩa chung nhất là sự suy giảm trong sức mua của đồng tiền Và sức mua của đồng tiền lại được biểu hiện thông qua mức giá, tức là lượng tiền trên mỗi đơn vị hàng hóa Thông thường lạm phát xảy ra khi mức giá chung và chi phí sản xuất tăng lên đối với mọi hàng hóa và dịch vụ.
* Tỷ lệ lạm phát
Thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát của thời kỳ đang nghiên cứu và được
Trang 13Trong đó: t là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.
* Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó:
Lạm phát vừa phải:Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
Lạm phát phi mã:Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm.
Siêu lạm phát:Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.
2.1.2 Thất nghiệp và các khái niệm liên quan
Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần của xã hội.
Việc làm: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm.
Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có
việc làm và đang tìm kiếm việc làm
Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): bao gồm những người đang làm
việc và những người thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp: Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Trang 14Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang
trong thời gian tìm kiếm một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc…
Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt cơ cấu giữa
cung và cầu lao động
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái
2.2 Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
2.2.1 Lạm phát – nguyên nhân và tác động
Lạm phát chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát dự kiến và lạm phát do cung tiền.
Lạm phát do cầu kéo: Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tăng thấp hơn tổng cầu.
Đồ thị 2.1 Lạm phát do cầu kéo
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E0 Tại điểm E0 ứng với giá thị trường P0 và sản lượng cân bằng Y0 (Y0 = Y*) Nhưng khi tổng cầu của nền kinh tế tăng lên làm đường cầu AD0 bị đẩy lên trên và sang phải đến AD1, AD2 điểm cân bằng mới của thị trường chuyển tương ứng từ E0 tới E1, E2 Tại đây, tổng cầu của nền kinh tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng – mức sản xuất tối ưu mà vượt qua nó nền kinh tế sẽ tăng trưởng nóng (Y1, Y2 > Y*) đã đẩy giá tăng lên (P1, P2) Nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát do cầu kéo.
Trang 15Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất
quốc gia giảm sút
Đồ thị 2.2 Lạm phát chi phí đẩy
Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E0 ứng với mức giá P0 và mức sản lượng cân bằng Y0 (Y0 = Y*) Khi mức sản lượng thực tế giảm trong khi tổng cầu không đổi dẫn đến tổng cung giảm từ Y0 xuống Y1 và Y2, nó đẩy giá tăng từ P0 lên P1, P2, lạm phát chi phí đẩy xảy ra.
Lạm phát dự kiến: là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp
tục xảy ra trong tương lai
Đồ thị 2.3 Lạm phát dự kiến
Đồ thị trên thể hiện lạm phát dự kiến xảy ra khi đường tổng cung và đường tổng cầu đều dịch chuyển với cùng tốc độ Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể
Trang 16cả tiền lương) và nhu cầu chi tiêu luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát Trường hợp này sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả tăng lên theo dự kiến.
Lạm phát do cung tiền: Khi lượng cung tiền tăng khiến cho mức giá tăng và đẩy lạm
phát lên cao Lượng cung tiền càng lớn thì lạm phát càng cao.
Lạm phát có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế trên nhiều phương diện:
Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các DN và toàn bộ nền kinh tế.
Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch kinh doanh và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn Người dân ngày càng lo ngại về sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống và mức sống của họ vì đó mà cũng kém đi
Lạm phát khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất
Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người chỉ sống nhờ vào thu nhập cố định như những người hưởng lương hưu hay công chức, phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực trên, thì lạm phát với tỷ lệ thấp có một số tác động tích cực đến nền kinh tế như: Kích thích nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, có đánh đổi với tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn…
2.2.2 Thất nghiệp – nguyên nhân và tác động
Việc hình thành thất nghiệp có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có: do trình độ học vấn, chịu ảnh hưởng của yếu tố dân số, do thiếu cầu.
Trình độ học vấn có tác động lớn tới việc làm của mỗi người dân, trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng có xu hướng giảm xuống Đặc biệt trong xu hướng nền kinh tế mở trong giai đoạn hiện nay với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng việc nâng cao trình độ học vấn, khả năng nắm bắt những công nghệ mới tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Dân số càng đông khả năng tìm kiếm được việc làm càng giảm dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng.
Sự cứng nhắc trong giá cả và tiền lương trên thị trường lao động dẫn đến cầu trên thị trường lao động giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Trang 17Việc nghiên cứu thất nghiệp có ý nghĩa lớn bởi nó không chỉ tác động tới bản thân mỗi cá nhân mà còn tác động đối với sự phát triển của toàn xã hội Đối với cá nhân: không có việc làm đồng nghĩa với việc hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, áp lực chi tiêu, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu; người lao động nhiều khi phải lựa chọn công việc thu nhập thấp và tình trạng làm việc dưới khả năng.
Đối với xã hội: tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với việc GDP thấp; sản xuất ít hơn và giảm hiệu quả của sản xuất theo quy mô; tệ nạn xã hội xảy ra; nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ toàn xã hội giảm và theo đó một loạt các vấn đề về sản xuất, tiêu dung, an ninh xã hội xảy ra.
Lạm phát và thất nghiệp có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế do đó việc nghiên cứu về lạm phát và thất nghiệp cùng mối quan hệ giữa hai yếu tố này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2.2.3 Quan điểm của nhà kinh tế học A.W.Phillips
Năm 1958, A.W Phillips chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa tỉ lệ TN và LP dựa trên số liệu phân tích của nước Anh 1861-1957 và sự phát triển của lý thuyết đó gọi là Đường Philips.
Đường Philips biểu thị sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, nó chỉ ra các kết hợp lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
Trang 18Trên thực tế đường Philips là một cách biểu thị khác của đường tổng cung ngắn hạn Ta có thể thu được đường Philips thông qua cách biến đổi đường tổng cung.
Y = Y* + α (P-Pe) P-Pe = 1/ α (Y- Y*) P = Pe + 1/ α (Y- Y*) + ε
P – P-1 = Pe – P-1 + 1/ α (Y- Y*) + ε Π = Πe + 1/ α (Y- Y*) + ε
Theo quy luật Okun tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì sản lượng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế giảm 2% nên ta có thể thay thế sự chênh lệch của sản lượng so với sản lượng tự nhiên bằng sự chênh lệch của tỷ lệ thất nghiệp so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
1/ α (Y- Y*) = – β(u-un) Như vậy ta có đường Philips: Π = Πe – β(u-un) + ε
Hai năm sau đó, Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản bài báo “các phân tích về chính sách chống lạm phát” và đưa ra kết luận tương tự với số liệu của Mỹ đã minh chứng thêm cho lý thuyểt của Philips về sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
2.2.4 Sự phát triển quan điểm của A.W.Philips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn (Đường Philips dài hạn)
Theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong thời gian trước mắt Về lâu dài (5 đến 10 năm) đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Ngoài ra, Friedman và Phelps cũng đã đưa ra các kết luận của mình dựa trên nguyên lý cổ điển của kinh tế học vĩ mô Theo đó, họ kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với thất nghiệp trong dài hạn
Như vậy, không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn
Trang 19Đồ thị 2.5 Đường Philips dài hạn
Trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào thị trường lao động còn tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào sự gia tăng cung tiền do đó lạm phát và thất nghiệp không liên quan nhiều đến nhau và biểu hiện của nó đó là trong dài hạn đường Philips là đường thẳng đứng.
Đồ thị 2.6 Mối quan hệ giữa tăng cung tiền và đường Philips dài hạn
Việc tăng cung tiền dẫn đến sự dịch chuyển của đường tổng cầu AD từ AD1 sang AD2 làm cho mức giá tăng từ P1 đến P2 làm lạm phát tăng với sự dịch chuyển từ điểm B lên điểm A nhưng sản lượng tự nhiên và thất nghiệp tự nhiên được giữ không thay đổi.
Theo Friedman và Phelps, việc coi đường Phillips là thực đơn cho các phương án mà các nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm
Sự đánh đổi giữa LP và thất nghiệp chỉ là tạm thời, nếu sử dụng sự đánh đổi này, họ sẽ đánh mất nó
Trang 202.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Thất nghiệp và lạm phát luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia cũng như các nhà kinh tế học, là hai chỉ tiêu rất quan trọng của mỗi nước
Vấn đề xem xét mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại trong đó phải nhắc tới A.W.Philips, Paul Samueson, Milton Friedman và Edmund Phelps, Greenspan Dựa trên thực nghiệm và quá trình nghiên cứu các nhà kinh tế học đã đưa ra được các lý thuyết rất có ý nghĩa trong kinh tế học vĩ mô và giúp cho các nhà hoạch định chính sách đề ra các chính sách trong thực tiễn quản lý nền kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia có những nghiên cứu thực nghiệm áp dụng cho từng quốc gia từ đó các nhà hoạch định đưa ra các chính sách vĩ mô hợp lý.
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát, thất nghiệp của các nhà chính sách, các nhà kinh tế cũng như các sinh viên Nhưng ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp vẫn còn chưa được sâu xát thường phân tích mang tính riêng lẻ.
Ngoài ra trong điều kiện hiện nay – thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp còn ít, chủ yếu là những bài phân tích, bình luận của các chuyên gia trên các trang thông tin điện tử báo chí
2.4 Những nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được sự quan tâm của nhiều chuyên gia và các nhà kinh tế cùng các đối tượng khác.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm được biết có một số những nghiên cứu có liên quan đến đề tài mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp.
Một là, “ổn định lạm phát – cái giá phải trả” của TS.Nguyễn Trọng Hoài Đề tài đã đưa ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và xác định yếu tố gây ra lạm phát chủ yếu ở Việt Nam đó là lạm phát chi phí đẩy Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra cái giá phải trả cho việc cắt giảm lạm phát ở Việt Nam đó là việc cắt giảm chi tiêu, giảm tăng trường Từ đó tác giả đề nghị một số giải pháp nhằm cắt giảm lạm phát chi phí đẩy ở Việt Nam như neo tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế trần.
Hai là, “Việc làm – thất nghiệp và lạm phát” Mặc dù đề tài xác định cả 3 vấn đề: lạm phát, thất nghiệp và việc làm nhưng lại tập trung đi sâu nghiên cứu về việc làm, thất nghiệp và các tác động của thất nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm ở Việt Nam.
Trang 21Ba là, “Thất nghiệp tại Việt Nam” – của tác giả Đỗ Văn Tính Đề tài đưa ra một vài nét về tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn 2006 – 2009 chủ yếu tập trung vào năm 2008 và năm 2009 Sau đó, tác giả đi nghiên cứu về thất nghiệp ở Việt Nam tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó còn một số đề tài khác có liên quan nhưng chủ yếu đi phân tích từng yếu tố hoặc thất nghiệp hoặc lạm phát còn bàn về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam hầu như còn ít.
2.5 Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
Đề tài giúp nhìn một cách chỉnh thể những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu gồm có: lạm phát, thất nghiệp, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Trong đó tập trung đi sâu phân tích lý thuyết về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn của A.W.Philips và sự phát triển lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ này trong dài hạn.
Dựa trên sự thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài tiến hành phân tích số liệu bằng các phần mềm kinh tế có liên quan, qua đó đánh giá được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 1986 đến nay Đánh giá mối quan hệ tác động giữa hai nhân tố cũng như tác động của chúng tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ thực trạng đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần nhỏ bé giúp các nhà chính sách có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam từ đó đưa ra các chính sách vĩ mô hợp lý trong những năm tiếp theo đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Trang 22CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1 Kế hoạch nghiên cứu đề tài
a Xây dựng dàn ý sơ bộ kết hợp với tìm kiếm các thông tin số liệu, tài liệu liên quan đến f Hoàn thiện các phần còn lại của đề tài
3.1.2 Các giả thiết trong mô hình nghiên cứu
Đề tài phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến 2009, với một khoảng thời gian dài suốt thời kỳ đổi mới toàn bộ nền kinh tế và khả năng nghiên cứu còn có nhiều giới hạn nên đề tài được nghiên cứu với một số giả thiết nhất định nhằm nghiên cứu vấn đề một cách đơn giản hơn.
Giả thiết thứ nhất, mô hình chỉ xem xét đến tỷ lệ thất nghiệp không xem xét đến tỷ lệ thiếu việc làm
Giả thiết thứ hai, trong từng giai đoạn sẽ có những chính sách tác động chủ yếu coi sự tác động của các chính sách khác không đáng kể.
3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng nhiều cách: - Thu thập số liệu từ nguồn niên giám thống
- Thu thập từ các nguồn thứ cấp khác như sách, báo, tạp chí - Thu thập từ Internet
- Thu thập từ các mối quan hệ
Việc thu thập số liệu được tiến hành trong suốt thời gian từ bắt đầu xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho đến khi hoàn thành phần thực trạng chuẩn bị cho chương 4.
Trang 233.1.4 Phân tích số liệu
Việc phân tích số liệu được thực hiện bằng việc xây dựng các bảng biểu, đồ thị, tổng hợp, đánh giá.
Qua việc tìm kiếm được các thông tin số liệu liên quan đến lạm phát và thất nghiệp xây dựng các biểu đồ hình cột, biểu đồ gấp khúc, đường có liên quan đến thực trạng lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, việc phân tích số liệu còn được thực hiện với các nội dung khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.1.5 Xây dựng mô hình nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2009 dựa trên thông tin, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
Trước hết, tìm hiểu tổng quan về thất nghiệp, lạm phát, mối quan hệ giữa 2 nhân tố và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Sau đó, dựa trên nguồn số liệu và các kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trên thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2009, sử dụng hệ thống bảng, biểu, đồ thị để phân tích.
Cuối cùng, đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp từ thực tế nghiên cứu của nhóm, những đánh giá về mối quan hệ này của các chuyên gia, đưa ra các giải pháp, đề xuất kiến nghị để giảm lạm phát đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, hướng tới phát triển bền vững.
3.2 Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam
3.2.1 Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009, với hơn 30 năm xây dựng và phát triển bên cạnh một số hạn chế, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Châu Á.
Trong giai đoạn đầu đổi mới nền kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
Trang 24đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng Lạm phát lên mức 3 con số trong suốt 3 năm 1986 – 1988, tăng trưởng kinh tế thấp dưới 5%, tỷ lệ thất nghiệp cao ở mức trên 12% Cuộc sống của người dân khó khăn, vay nợ và viện trợ gia tăng, ngân sách thâm hụt Nhằm khắc phục cơn bão lạm phát, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách vĩ mô đặc biệt là chính sách tiền tệ nhằm cắt giảm lạm phát như tăng lãi suất huy động có lúc lên đến 13%, nới lỏng tỷ giá Kết quả đã chứng minh cho sự đúng đắn của các chính sách đưa ra, lạm phát đã thuyên giảm từ mức 3 con số dần xuống 2 con số rồi 1 con số trong giai đoạn tiếp theo, nền kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh, nền kinh tế đã có những bước phát triển tốt đẹp trong suốt giai đoạn 1990 – 1996.
Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới với việc tham gia vào Asean ngày 28/7/1995 và thực hiện AFTA từ 1996 – 2006 Đang trên đà phát triển cao đến năm 1997, tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực bắt đầu từ Thái Lan đã làm cho tốc độ tăng trưởng giảm xuống, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao trung bình cả giai đoạn là 6.535%/năm Lạm phát cũng tăng cao nhưng vẫn nằm trong mức kiểm soát, ở mức dưới 10%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này Việt Nam hội nhập chưa sâu, và đã có xuất khẩu dầu thô, gạo lại có sự chủ động trong nước nên đã nhanh chóng vượt qua khủng hoảng tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao Từ năm 2000, Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng, trong đó quan trọng nhất đó là việc ký Hiệp định Thương mại Việt Mỹ ngày 13/7/2000 đánh dấu một bước quan trọng trong hội nhập thương mại và kinh tế khu vực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cũng như những biến động nền kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 2000 – 2006, Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tăng trưởng kinh tế, tập trung mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hội nhập ngày càng cao vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Chính phủ thực hiện nhiều chính sách như kích cầu tăng trưởng, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng tạo thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế và nhiều công cụ cùng chính sách vĩ mô khác Kết quả đó là sự tăng trưởng cao, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng trưởng tiêu dùng, xuất nhập khẩu Tăng trưởng bình quân đạt 7.63%/năm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5.566%/năm, lạm phát ở mức âm năm 2000, 2001 đã dần tăng lên và ở mức 7.48%, trung bình cả giai đoạn 6.1%/năm.
Hậu quả của những chính sách tăng trưởng kinh tế trong suốt những năm trước cùng với ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng không kém Căn bệnh lạm phát lại chuyển biến xấu, lần đầu tiên từ năm 2000 lạm phát vượt mức 1 con số ở mức 12.63% và lên đến đỉnh điểm năm 2008 ở mức 22.97% Giá cả hầu hết các mặt hàng đều
Trang 25leo thang trong đó phải kể đến 2 nhóm hàng lương thực – thực phẩm và nhiên liệu; sự mất giá của VNĐ Tăng trưởng kinh tế suy giảm từ 8.48% năm 2007 xuống còn 6.23% năm 2008 và 5.2% năm 2009 Tỷ lệ thất nghiệp theo đó cũng có xu hướng tăng lên hàng năm 0.1% Trong năm 2009, những chính sách vĩ mô của Nhà nước thực hiện từ năm 2007 đã bắt đầu có hiệu lực cùng với những tác động tích cực về giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới lạm phát đã dần được kiểm soát về mức 1 con số Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chính sách vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, nhằm tăng trưởng bền vững nền kinh tế Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước còn nhiều bất cập, những chính sách vĩ mô thực hiện đi vào thực tế hiệu quả còn chưa cao do đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời gian tới cần có nhiều sự cố gắng cả về phía vĩ mô Nhà nước cũng như sự đoàn kết của toàn dân trong đó có bộ phận doanh nghiệp là rất quan trọng.
3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
3.2.2.1 Ảnh hưởng của môi trường quốc tế
a Khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Thế giới đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng có tác động quan trọng tới nền kinh tế của hầu hết các quốc gia:
Cuộc khủng hoảng thứ nhất tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, bùng phát trong thập kỷ 80, kéo dài đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước Cuộc khủng hoảng này biểu hiện trên 4 mặt -cả 4 đỉnh của “tứ giác mục tiêu” - đều bị “lùn” xuống: tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát phi mã và kéo dài, cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, thất nghiệp cao.
Cuộc khủng hoảng thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Thái Lan lan sang Hàn Quốc, Indonesia, và hầu hết các nước trong khu vực Châu Á trong năm 1997 Đến nay, tác động của cuộc khủng hoảng này vẫn còn để lại nhiều đáng ngại cho hầu hết các nước, đối với các nhà hoạch định khi đưa ra các chính sách vĩ mô.
Cuộc khủng hoảng thứ ba đến từ nước Mỹ, tiềm ẩn từ cuối năm 2007, bùng phát vào cuối 2008, bắt đầu từ khủng hoảng nhà đất, lan sang hệ thống tài chính, sang kinh tế thực, sang lĩnh vực lao động việc làm, lan sang các nước trên thế giới Cuộc khủng hoảng này xảy ra trong điều kiện Việt Nam vừa mới gia nhập WTO từ đầu năm 2007.
Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới chưa chấm dứt; hiện Nhật Bản, Eu đang đứng trước nguy cơ suy thoái, vừa đứng trước nguy cơ lạm phát…
Trang 26Khủng hoảng kinh tế đã tác động rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế ở Việt Nam trong vấn đề tăng trưởng, kiềm chế lạm phát và tạo ra nhiều công ăn việc làm nhằm vượt qua các cuộc khủng hoảng Và thực tế đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng bằng sự vượt qua một cách thần kỳ của nền kinh tế Việt Nam mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các cuộc khủng hoảng Việt Nam đã đứng vững và dần vượt qua các cuộc khủng hoảng đảm bảo các chỉ tiêu của nền kinh tế.
b Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đặc biệt là giá dầu mỏ trên thế giới
Lịch sử đã chứng minh những ảnh hưởng to lớn của giá cả nguyên nhiên vật liệu trong đó giá dầu mỏ có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến toàn bộ nền kinh tế.
Việc tăng giá của nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam Thứ nhất, Việt Nam nhập khẩu phổ biến nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới nên giá cả tăng khiến cho giá cả các mặt hàng trong nước cũng tăng Chi phí tăng dẫn đến việc sản xuất kinh doanh trong nước khó khăn làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm tăng trưởng Thứ hai, giá cả các loại mặt hàng này tăng trên thị trường thế giới đẩy lạm phát các nước trên thế giới nâng cao và ảnh hưởng gián tiếp tới lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam Thứ ba, việc tăng giá cả các loại mặt hàng này làm tăng nguy cơ dẫn đến bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới và theo đó cũng ảnh hưởng đến việc làm.
c Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới
Toàn cầu hóa, quốc tế hóa đó là quá trình tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, mối liên hệ ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia.
Khi tham gia hội nhập ngày càng cao vào nền kinh tế toàn cầu, các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những biến động trên thị trường như các cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao của các nước Bên cạnh đó cũng mang lại cho các quốc gia nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế như: đầu tư nước ngoài, sự phát triển của tổ chức công đoàn và phong trào công nhân, sự phát triển của các tổ chức phi chính phủ…
Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Asean, APEC, WTO… Hội nhập mang lại nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức đối với việc phát triển nền kinh tế Với tư tưởng đổi mới và tận dụng được cơ hội từ hội nhập Việt Nam đã vươn lên từ một quốc gia nằm trong tốp nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực Châu Á, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất nhập khẩu cao, ….
Trang 273.2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường trong nước
a Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN
Kể từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, tư duy lý luận của Đảng về đổi mới nói chung và đổi mới trong xây dựng và phát triển nền kinh tế đã có những bước phát triển rất rõ rệt Đại hội VII đã khẳng định: “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” Như vậy, đại hội đã xác định rõ hơn cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN Đến Đại hội VIII, Đảng ta lại tiếp tục xác định rõ hơn: “ Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” Đại hội XI, khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN đã chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội và xem đó là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam Đại hội đã chỉ rõ: “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối”
Khi đã chấp nhận cơ chế thị trường, tức là chấp nhận cạnh tranh, tất cả các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hóa, lợi nhuận là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong suốt thời kỳ 1986 – 2009 ảnh hưởng của thời kỳ quá độ đến tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam rất lớn Các hoạt động kinh tế trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đều được làm theo chỉ tiêu kế hoạch một cách chi tiết từ trung ương đến địa phương Nhà nước quyết định về việc mua bao nhiêu, bán bao nhiêu, giá cả thế nào, tạo ra hệ thống công ăn việc làm đầy đủ Việc chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh nghiệp được chủ động làm ăn theo cơ chế thị trường, chịu tác động của quy luật thị trường cùng với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo môi trường phát triển bình đẳng Do đó thời kỳ đầu khi nền kinh tế mới bắt đầu quá trình chuyển đổi nền kinh tế có lạm phát cao nhưng tăng trưởng kinh tế lại thấp, sau đó nền kinh tế bắt đầu vươn lên Quá trình này là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình phát triển kinh tế, tác động tới tất cả các chỉ tiêu vĩ mô trong nền kinh tế trong đó 2 chỉ tiêu quan trọng nhất cần quan tâm đó là lạm phát và thất nghiệp, sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.