1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể

94 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nhu Cầu Protein Trong Khẩu Phần Thức Ăn Của Hải Sâm Cát (Holothuria Scabra) Cỡ Giống 2g 1 Cá Thể
Tác giả Đinh Quốc Hưng
Người hướng dẫn Ths. Lê Vịnh, K.s Nguyễn Đình Quang Duy, Vũ Đình Tý
Trường học Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Chế biến
Thể loại luận án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 833,79 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa thủy sản và 1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản 61.2 TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG 1.3 TỔNG QUAN VỀ HẢI SÂM CÁT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU 1.4 TỔNG QUAN VỀ N

Trang 1

( Word Reader - Unregistered )www.word-reader.com

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản thân,tôi còn nhận được sự giúp đỡ của gia đình, cơ quan thực tập, nhà trường, thầy cô,bạn bè, và qua đây tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ tận tình của:

- Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang

- Các thầy cô giáo khoa Chế biến

- Ban giám đốc Viện Nghiên cứu và nuôi trồng Thủy sản III

- Thầy giáo Ths Lê Vịnh, K.s Nguyễn Đình Quang Duy, Vũ Đình Tý đãtrực tiếp hướng dẫn tôi cũng như đã cho tôi nhiều ý kiến vô cùng quý báu

và cơ sở vật chất để thực hiện đề tài này

- Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡtôi hoàn thành luận văn này

Nha Trang, tháng 6 năm 2011

Đinh Quốc Hưng

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1.1.1 Lịch sử phát triển ngành dinh dưỡng động vật thủy sản 31.1.2 Một số khái niệm cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn 3 1.1.3 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thủy sản Mối quan hệ giữa thủy sản và

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản 61.2 TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG

1.3 TỔNG QUAN VỀ HẢI SÂM CÁT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

1.4 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM

Trang 3

THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 25

1.5.1 Tình trạng nuôi hải sâm ở một số nước trên thế giới 27

1.5.3 Chế biến hải sâm-một số sản phẩm chế biến từ hải sâm ở nước ta 29

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng các công thức thức ăn 322.2.2 Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của hải sâm cát theo

các loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau 35

3.1 THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÁC CÔNG THỨC THỨC ĂN VÀ CHẾ BIẾN

3.1.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu 403.1.2 Xây dựng các công thức thức ăn nuôi hải sâm cát 413.1.3 Quy trình chế biến các loại thức ăn nuôi hải sâm cát 443.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

3.2.1 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến sự tăng trưởng

Trang 4

theo khối lượng của hải sâm 463.2.2 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến tốc độ

tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của hải sâm 483.3 ẢNH HƯỞNG CỦỦA CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

3.6 CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 583.7 ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HẢI SÂM 60

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 1.1 Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản 11

Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và

Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm 21Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con 21Bảng 1.6 Các tác dụng của chất xơ vào tốc độ tăng trưởng của cá con hải sâm trong

Bảng 2.1 Cấu trúc bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu 33Bảng 2.2 Thành phần các nguyên liệu trong công thức thức ăn 34Bảng 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu 40Bảng 3.2 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu

Bảng 3.5 Tăng trưởng của hải sâm theo khối lượng (g)

Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng tương đối theo ngày

Bảng 3.8 Tỷ lệ sống của hải sâm đối với các loại thức ăn khác nhau 54Bảng 3.9 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm 56Bảng 3.10 pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm 57

Trang 6

Bảng 3.11 Độ mặn của nguồn nước trong thời gian nuôi thí nghiệm 58Bảng 3.12 Chi phí nguyên liệu làm thức ăn nuôi (tính trên 1 kg) 59

Bảng 3.13 Hiệu quả sử dụng các loại thức ăn nuôi hải sâm cát 60Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng trong từng loại thức ăn thí nghiệm 63

Trang 7

Hình 3.1 Quy trình chế biến thức ăn tổng hợp cho hải sâm cát 44

Hình 3.4 Tăng trưởng theo khối lượng của hải sâm trong 4 tuần

nuôi đối với các loại thức ăn khác nhau 47Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng tương đối (%) của hải sâm

Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm qua từng tuần nuôi 50Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm trong 4 tuần nuôi 51Hình 3.8 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn

Hình 3.9 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào

các loại thức ăn khác nhau theo từng tuần nuôi 54Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống của hải sâm đối với từng loại thức ăn 55Hình 3.11 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm

Hình 3.12 Diễn biến của pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm 57

Hình 3.14 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm 61Hình 3.15 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm

Hình 3.16 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn là bột rong 62

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay đang là một ngành nghề đang được khuyếnkhích và ưu tiên phát triển Nguồn thu nhập mà ngành thuỷ sản đem lại rất lớn, trong

đó phần lớn là thuỷ sản nước mặn

Hải sâm cát (Holothuria scabra) đang được coi là đối tượng thuỷ sản nước

mặn quan trọng cần phát triển và là loài có nhiều đặc tính ưu việt như tốc độ sinhtrưởng nhanh và thân thiện với môi trường Phát triển nuôi thương phẩm hải sâm cáttrong ao sẽ tận dụng được diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang không hiệu quả hiện nayđồng thời góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm áp lựckhai thác lên nguồn lợi hải sâm tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ

Bên cạnh đó hải sâm là loài hải đặc sản có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và yhọc cao, là mặt hàng ưa chuộng ở các thị trường như Hàn Quốc, Singapore, HồngKông, Đài Loan…Hiện nay, hải sâm cát có giá cao nhất so với các loài hải sâm kháctrên thị trường thế giới Hiện với khoảng 40 – 48 USD/kg trọng lượng khô(INNOFISH Trade, 2003 Ferdouse, 2004) Ở trong nước, giá hải sâm khoảng50.000 – 80.000 đồng/kg tươi tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng

Với những giá trị đó, hải sâm hiện nay đang là đối tượng nhận được sự quantâm của ngành thủy sản Viêt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng Trong khi đó,nguồn hải sâm tự nhiên ở nước ta hiện nay đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thácquá mức, do đó việc bảo vệ nguồn lợi cũng như phát triển nghề nuôi trồng hải sâmhiện đang rất được chú trọng

Tuy nhiên hiện nay việc nuôi thương phẩm hải sâm cát còn một số hạn chế:

- Cỡ giống thả nuôi thường 2g/con thời gian nuôi đạt kích cỡ thương phẩmkéo dài 400 đến 420 ngày dễ bị thiệt hại do lũ lụt Nếu nuôi từ cỡ giống 15 g/con thì

Trang 9

thời gian nuôi chỉ khoảng 8 đến 9 tháng, do vậy nhu cầu hiện nay rất cần con giốngđạt kích cỡ này để nuôi thương phẩm.

- Nuôi hải sâm hiện nay thường sử dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao(rong tảo, mùn bã hữu cơ,…) chưa có thức ăn bổ sung dạng công nghiệp nên hảisâm chậm lớn và thời gian nuôi kéo dài

Chính vì vậy việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g/ cá thể” là một

hướng nghiên cứu rất cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi hải sâmhiện nay và bảo vệ tốt nguồn lợi hải sâm ở nước ta

Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu tìm ra hàm lượng protein thích

hợp trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát giống (Holothuria scabra), trên cơ sở

đó chế biến loại thức ăn có bổ sung protein từ những nguyên liệu thích hợp cho sựsinh trưởng và phát tiển của hải sâm giống

Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản và các nghiên cứuliên quan đến hải sâm cát

- Xây dựng các công thức thức ăn và chế biến các mẫu thức ăn có hàm lượngprotein khác nhau

- Nuôi thử nghiệm hải sâm cát bằng các loại thức ăn đã chế biến

- Đánh giá so sánh và chọn thức ăn có hàm lượng protein thích hợp

Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu thu được sẽ là cơ sở giúp các nhà chế

biến về thức ăn nuôi thủy sản có thể sản xuất ra loại thức ăn phù hợp nhất cho hảisâm giống phục vụ cho việc nuôi thương phẩm hải sâm ở nước ta hiện nay Đồngthời đây cũng là cơ sở để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này

Trang 10

Ý nghĩa thực tiễn:

- Kết quả của luận văn sẽ bước đầu góp phần giúp các nhà máy chế biến thức

ăn áp dụng để sản xuất ra loại thức ăn mới và tốt nhất cho hải sâm giống

- Góp phần phát triển nghề nuôi hải sâm ở nước ta hiện nay

- Cải thiện đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế vùng ven biển

Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.1 Tổng quan chung về dinh dưỡng động vật thủy sản

1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dinh dưỡng động vật thủy sản

Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hoá học lớn người Pháp được xem như

là người có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng Kiến thức về dinhdưỡng được phát triển mạnh vào khoảng thập niên 1920

Tuy nhiên, dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần đây Nhữngnghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corlan (Ohio, Mỹ)vào nhũng năm 40 và bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh dưỡng thuỷsản phát triển rất nhanh Thức ăn nhân tạo thuỷ sản đầu tiên do sự phối trộn cácthành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50 Cuối thập niên 50 loại thức ănviên được dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu

Ở Việt Nam vào thời kỳ 1954- 1975 các nhà khoa học tập trung nghiên cứu

sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền phù hợp với từng địa phương nhằm tận dụngtối đa nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp Các nghiên cứu về sử dụng và gây nuôithức ăn tự nhiên, nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ ứng với các giai đoạn phát triểncủa thủy sản trong ao nuôi cũng được quan tâm [1]

Trang 11

1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn

* Thức ăn

Một số khái niệm về thức ăn:

- Thức ăn tự nhiên (Live food, natural food): như các loài rong tảo và cácsinh vật phù du động vật là những cơ thể sinh vật sống và phát triển trong hệ thốngnuôi hoặc sinh vật sống được nuôi có thể dùng làm thức ăn cho động vật thuỷ sản

- Thức ăn nhân tạo (Commercial food, Pellet food) : còn được gọi là thức ănkhô hay thức ăn viên Trong thức ăn công nghiệp còn được chia ra: thức ăn viênchìm (rinking food) sử dụng chủ yếu nuôi giáp xác và thức ăn nổi (floating food) sửdụng nuôi cá

- Thức ăn tươi sống (fresh food): Là các loại động vật tươi làm thức ăn cho

cá như : tôm cá tạp, ốc, cua…

- Thức ăn tự chế (home-made food): Thức ăn do người nuôi tự phối chế chủyếu từ các nguồn nguyên liệu địa phương, qui trình chế biến đơn giản, thức ăn dạng

- Thức ăn giàu khoáng như bột đá, monocanxiphosphat, dicanxiphosphat…

Trang 12

- Thức ăn bổ sung dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, acid amin và thức

ăn bổ sung phi dinh dưỡng (feed additives) như chất chỗng oxy hóa, sắc chất và cácthuốc phòng bệnh…[1]

* Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là sự chuyển hóa vật chất của thức ăn thành những yếu tố cấu tạonên cơ thể thông qua các quá trình sinh lý, hóa học:

- Quá trình dinh dưỡng được thực hiện trong cơ thể

- Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trìnhdinh dưỡng

Mục đích của dinh dưỡng động vật thủy sản là nghiên cứu cơ sở khoa học vàthực tiễn để cho quá trình chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành nhữngchất dinh dưỡng cơ thể hiệu quả nhất

Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phầnlàm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường Sáunhóm chất dinh dưỡng đã được phân loại như sau: nước, protein và amino acid,carbonhydrat, lipid, vitamin và các nguyên tố khoáng.[1]

1.1.3 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thủy sản Mối quan hệ giữa thủy sản và dinh dưỡng

* Vai trò: Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả

của nghề nuôi trồng thủy sản

Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất củađộng vật thủy sản

Trong cùng điều kiện nuôi (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹthuật được áp dụng ) thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, đếnnăng suất và hiệu quả kinh tế

Trong các điều kiện nuôi nói chung, thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chiphí chung (50 - 77%) Đây là vấn đề cần được quan tâm, sử dụng hợp lý cho nghề

Trang 13

nuôi Sử dụng và chế biến thức ăn cho động vật thủy sản cần được kết hợp vớinhiều nghề khác như chăn nuôi, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm nông nghiệp,chế biến thực phẩm

* Mối quan hệ:

Một trong những mục đích kỹ thuật của nuôi thuỷ sản là nâng cao sức sảnxuất một cách có hiệu quả kinh tế trong một thời gian ngắn Sức sản xuất liên quanđến tỉ lệ đầu tư vào (ví dụ như đất, nước, lao động, con giống và thức ăn ) và sảnphẩm thu được (cá, tôm, nhuyễn thể) Một trong những giới hạn chính để nâng caosản lượng là chi phí của thức ăn (chiếm 50- 75 % trong tổng chi phí lưu động).Giảm chi phí thức ăn thường phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các dưỡng chất củađộng vật nuôi Điều này rất quan trọng trong việc phát triển bền vững trong nghềnuôi thuỷ sản

Hoạt động liên quan đến chuẩn bị hệ thống nuôi bao gồm chọn vị trí nuôithích hợp, xây dựng và thiết kế hệ thống nuôi (ao, bè, hệ thống nuôi nước chảy ) vàchuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thả giống Hoạt động liên quan đến quản lý vàchăm sóc đối tượng nuôi bao gồm mật độ nuôi, kích cỡ, thu hoạch Hoạt động liênquan đến đầu tư như phân bón, thức ăn tươi sống, cách cho ăn, chế biến thức ăn, chế

độ cho ăn, chất lượng nước, chăm sóc và quản lý sức khoẻ đối tượng nuôi [1]

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản

Thuỷ sản bao gồm các loài cá, giáp xác và nhuyễn thể, có những đặc điểmdinh dưỡng rất chuyên biệt và rất khác so với các động vật trên cạn

Là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng thấp hơn và lệ thuộc vàonhiệt độ môi trường sinh sống nên tỉ lệ giữa năng lượng và protein hay tỉ lệ nănglượng và các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều

Thuỷ sản là sinh vật bài tiết ammonia rất khác với sinh vật trên cạn bài tiếturea hay uric acid Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị sử dụng protein

Trang 14

Nhu cầu về năng lượng và protein cho tăng trưởng của động vật thủy sản nóichung cao hơn động vật trên cạn cũng như gia súc, gia cầm và phụ thuộc vào nhiềuyếu tố:

1.2 Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của động vật thuỷ sản

1.2.1 Nhu cầu năng lượng chung của động vật thuỷ sản

Cũng giống như mọi cơ thể sinh vật khác muốn tồn tại và phát triển, động vậtthuỷ sản cần có một chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, đủ chất, tỷ lệ cân đối giữacác thành phần dinh dưỡng

Trong đó nguồn năng lượng lượng cung cấp phải đáp ứng đủ năng lượng tiêuhao hằng ngày gồm: năng lượng tiêu hao cho chuyển hoá cơ bản, cho tiêu hoá hấpthụ thức ăn và cho các hoạt động cơ

Năng lượng cho chuyển hoá cơ bản là năng lượng để duy trì sự sống, để duytrì các chức phận sinh lý cơ bản như tuần hoàn, hô hấp, hoạt động của các tuyến nộitiết và duy trì thân nhiệt Chuyển hoá cơ bản thay đổi theo giống, loài, giới tính, giaiđoạn trưởng thành và tình trạng sức khoẻ của động vật thủy sản Ở con đực cao hơncon cái, con nhỏ thì chuyển hoá cơ bản cao và thấp dần đến giai đoạn trưởng thành,chuyển hoá cơ bản giảm khi nhịn đói hay thiếu ăn và có thể giảm 50% nếu tình trạngnày kéo dài

Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật thuỷ sản, trong đó,nguồn chính là glucid và lipid, nguồn khác là protein Theo lý thuyết, 1g glucid cho4,1 kcal; 1g lipid cho 9,1 kcal; 1g protein cho 5,56 kcal Ngoài cung cấp đủ năng

Trang 15

lượng, thức ăn phải là nguồn cung cấp protein, lipid, glucid, vitamin, và khoáng với

tỷ lệ cân đối, đầy đủ, hợp lý Do vậy, phải nắm vững vai trò từng thành phần dinhdưỡng trong thức ăn nuôi động vật thuỷ sản [2]

1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thuỷ sản

1.2.2.1 Nhu cầu protein

*Vai trò của protein

Protein rất đa dạng về cấu trúc và chức năng là nền tảng về cấu trúc và chứcnăng của cơ thể sống

Protein có chức năng xúc tác đóng vai trò enzyme Hầu hết các phản ứng đơngiản nhất như phản ứng hydrate hóa CO2 đến những phản ứng sao chép mã ditruyền đều do enzyme xúc tác

Nhiều protein trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển động như co cơ, sựchuyển vị trí của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, di động của noãn hoàn

Các protein còn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ

Một số protein còn có vài trò trung gian cho phản ứng trả lời của tế bào thầnkinh đối với kích thích đặc hiệu (vai trò truyền xung thần kinh)

Một số protein có chức năng điều hoà các quá trình truyền thông tin ditruyền, điều hòa quá trình trao đổi chất

Protein còn có vai trò kiến tạo, chống đỡ cơ học như: collagen, elastin của

mô lien kết, đảm bảo độ bền và dẻo dai của mô liên kết

Protein còn là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp các acid amin cần thiếtcho quá trình sinh trưởng và phát triển [3]

Vì vậy, việc bổ sung protein vào thức ăn thủy sản là hết sức quan trọng, nóliên quan trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản

*Nhu cầu protein

Protein là thành phần cơ bản của thủy sản Trong cơ thể, protein là thànhphần chính của nguyên sinh chất tế bào, protein tham gia vào cân bằng năng lượng

Trang 16

của cơ thể và protein đặc biệt ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thủy sản Thiếuprotein kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tình trạng chung của cơ thể cũng như tốc độ pháttriển của chúng Vì vậy, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trongchất lượng của thức ăn thủy sản.

Trong phân tử protein, các acid amin kết hợp với nhau trong những liên kếtkhác nhau, tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất Giátrị dinh dưỡng mỗi loại protein khác nhau là ở số lượng và chất lượng của các acidamin tạo thành Có 22 acid amin thường gặp nhất trong thức ăn thủy sản trong tổng

số hơn 80 acid amin đã gặp

Một số acid amin khi thiếu thì vật nuôi sẽ ngừng lớn và giảm trọng lượng dùcác thành phần khác đều đầy đủ Các acid amin này được gọi là các acid amin khôngthay thế vì chúng không thể tự tổng hợp được trong cơ thể vật nuôi hoặc được tổnghợp với mức độ không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể Các acid amin này cần được

bổ song đầy đủ vào thức ăn Các acid amin thiết yếu là: tryptophan, lisine,isoleucine, methionine, phenylalanine, valine, histidine, arginine

Các acid amin không thiết yếu có thể được tổng hợp Do đó, khi thiếu chúngtrong thức ăn cơ thể có thể bù trừ sự thiếu hụt đó nhờ quá trình tự tổng hợp bêntrong cơ thể từ các nguyên tố C, H, O và N có trong thức ăn Một số acid aminkhông thiết yếu là glycine, proline, alanine, serine, asparagine, glutamine Cystein(có thể tái tạo từ phenylalanine) còn gọi là acid amin bán thiết yếu

Giá trị của thức ăn trước hết phụ thuộc vào số lượng và chất lượng protein cótrong đó Và để sử dụng protein có hiệu quả cao thức ăn phải cung cấp đủ nănglượng, sinh tố và muối khoáng Protein động vật có tỷ lệ hấp thụ rất cao so vớiprotein thực vật Trong quá trình chế biến, dưới tác dụng nhiệt cao (>100°C) và thờigian lâu sẽ làm giảm mức độ sử dụng acid amin, trong đó lisine và các acid amin cóchứa S sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất Tuy nhiên, tác dụng nhiệt chế biến ở mức độthích hợp có khă năng làm tăng mức độ tiêu hóa protein và chất bột Nhiệt làm mấthoạt tính các chất ức chế đặc hiệu (thí dụ một số glucoside trong đậu nành) và một

Trang 17

số enzyme ức chế hấp thụ (ví dụ enzyme thiaminase trong bột cá) Vì vậy chế biếnthông thường không ảnh hưởng xấu mà còn có tác dụng tốt cho thức ăn thủy sản.

Hệ số tăng trọng càng cao chứng tỏ đạm càng tốt Trên thực tế, nhiều loạiprotein được sử dụng một lúc bởi chúng sẽ bù trừ, hỗ trợ cho nhau về các thànhphần acid amin Vì vậy, trong thức ăn thủy sản thường có sự phối trộn của cácnguyên liệu có nguồn gốc động vật như bột cá với các nguồn nguyên liệu có nguồngốc thực vật như đậu tương hay ngũ cốc [2]

1.2.2.2 Nhu cầu lipid

Về phương diện dinh dưỡng, lipid thuộc nhóm chất chính Lipid là nguồnsinh năng lượng quan trọng gấp 2,25 lần glucid hay protein Chất béo là dung môitốt cho các vitamin tan trong dầu như: A, D, K, E

Chất béo tạo hương vị hấp dẫn cho thức ăn Thức ăn tổng hợp phối trộn bằngnhững nguyên liệu thông thường đã đảm bảo khoảng hơn một nửa chất béo trongkhẩu phần, phần còn lại được cung cấp nhờ sự phối trộn trực tiếp thêm dầu [2]

Nhu cầu chất béo trong thức ăn thủy sản cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau như: loài, giai đoạn sinh trưởng, mật độ, khối lượng cơ thể…Do đó, nhucầu lipid cũng cần thiết phải được nghiên cứu và bổ sung vào thức ăn sao cho hợplý

1.2.2.3 Nhu cầu glucid

Glucid là hợp chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh vật, glucid

ở động vật thủy sản là thành phần glucose trong máu hoặc glucogen tồn tại tronggan và cơ Glucid có nhiều quan trọng trong cơ thể sống: cung cấp năng lượng cho

cơ thể, glucid đảm bảo 60% năng lượng cho quá trình sống, có vai trò, cấu trúc vàtạo hình đồng thời là vật chất ban đầu cho quá trình sinh tổng hợp

Chuyển hóa glucid có liên quan chặt chẽ với chuyển hóa protein và lipid.Cung cấp đủ lipid trong thức ăn sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu.Glucid theo nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản chủ yếu là tinh bột Tinh bột

Trang 18

là thành phần chính của các hạt ngũ cốc và đậu Sự biến đổi tinh bột trong động vậtthủy sản cũng không tách rời sự tạo thành glucose rồi tạo thành glucogen là nguồndinh dưỡng cho các cơ, cơ quan và hệ thống dưới dạng chất sản sinh năng lượng.

Như vậy, thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của động vật thủy sản là:protein, lipid, glucid, chúng có vai trò nuôi dưỡng, phát triển và trưởng thành củađộng vật thủy sản Vì vậy, để tận dụng tối đa vai trò của từng thành phần là vấn đềcần nghiên cứu kỹ [2]

1.2.2.4 Nhu cầu về vitamin

Vitamin là hợp chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, là thành phầntrong một số phản ứng hóa học Động vật thủy sản nói chung cần một lượng tươngđối nhỏ trong chế độ ăn Thế nhưng, nếu thiếu vitamin sẽ dẫn đến các bệnh liênquan đến dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng

Để xác định nhu cầu protein trong động vật thủy sản cũng như động vật khác

là vấn đề khó vì có nhiều vitamin được sinh ra bởi sinh vật đường ruột, vì vậy, nhucầu vitamin trong thức ăn cũng cần phải nghiên cứu kỹ để đảm bảo bổ sung lượngthích nhất [13]

1.2.2.5 Nhu cầu về khoáng

Cơ thể động vật thủy sản không sản xuất được các chất khoáng Vì vậy, tất cảcác chất khoáng như: Ca, P, K, S, Mg, Fe, Cl… phải là thành phần cần thiết bắtbuộc của khẩu phần ăn Một phần nhỏ chất khoáng, động vật thủy sản có thể hấp thụ

từ môi trường nước Vai trò của khoáng đối với động vật thủy sản rất đa dạng,nhưng chủ yếu là quá trình tạo hình đặc biệt là vỏ, xương, vây, tham gia vào quátrình tạo protein, quá trình tạo enzyme, điều hòa chuyển hóa, duy trì tính ổn địnhmôi trường bên trong cơ thể trong điều kiện thành phần thức ăn luôn khác nhau,tăng sức chịu đựng của động vật thủy sản nuôi với các yếu tố môi trường bên ngoài

và sức đề kháng đối với nhiễm trùng Các chất khoáng có mặt trong nguyên liệu

Trang 19

thức ăn với hàm lượng lớn từ hàng chục đến hàng trăm mg%, có khi hàng g% gọi làyếu tố đa lượng như đã nêu trên

Bảng 1.1 Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản: [14]

Khoáng Nhu cầu (mỗi kg thức ăn khô)

(Nguồn: Từ Cho & Schell (1980))

1.3 Tổng quan về hải sâm cát và các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1 Tổng quan về hải sâm cát

· Đặc điểm cấu tạo và phân bố

Trang 20

_ Là động vật không xương sống, thân dạng ống, thân dài như quả dưa chuộtnên còn được gọi là “dưa chuột biển-sea cucumber”.

_ Hải sâm có 2 đầu: một đầu có miệng và các tua màu vàng; một đầu có hậumôn, tuyến sinh dục nhỏ

_ Ngoài cùng là lớp canxi cứng màu trắng (chiều dày phụ thuộc vào độ lớn);sau đó đến lớp da,da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trongcác lớp mô; kế đến là lớp thịt; trong cùng là nội quan, hệ tiêu hóa Trọng lượngtrung bình của hải sâm khoảng 400g/con

_ Hải sâm sống bò trên đáy hay chui rúc trong bùn Hải sâm lớn thường sống

ở bờ đá, đảo san hô, đá ngầm, cát bùn.Chúng sống vùi mình trong cát, bùn, chỉ chui

ra khỏi cát khi tìm thức ăn [4]

_ Hải sâm phân bố chủ yếu ở các đầm, phá, vũng, vịnh, nơi có chất đáy chủyếu là cát bùn Trên thế giới, hải sâm phân bố ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái BìnhDương Ở Việt Nam, chúng phân bố ở vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận [4]

· Đặc điểm sinh thái

_ Hải sâm là loài động vật đáy, nằm trong nhóm các loài động vật da gai củabiển Chúng sống ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu vài ngànmét, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm

_ Nhiệt độ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển: 10-31°C

_ Thích nghi kém với nồng độ muối thấp, thích hợp: 25-34,5‰

_ Hàm lượng O2 tối thích: 1,78 ml/l H2O

_ Tháng khai thác: tốt nhất là từ tháng 4 trở đi; tháng 9-12 không nên khaithác [4]

· Đặc điểm sinh sản

Hải sâm có mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 8, chúng có thể đẻquanh năm ở vùng nhiệt đới Trong sinh sản nhân tạo có thể cho đẻ quanh năm

Trang 21

Hải sâm cát thuộc loài đực cái dị thể, nhưng nhìn bên ngoài rất khó phân biệt Tuyến sinh dục có hình ống dài từ ống chính phân thành nhiều ống nhỏ.

Tập tính sinh sản: Hải sâm cát là loài thụ tinh ngoài Trước sinh sản chúngthường cuộn mình, lắc lư cơ thể Con đực thường phóng tinh trước con cái khoảng20-30 phút, có khi vài giờ, nó tiết ra một dải tinh trùng màu trắng đục Khi con cái

đẻ, trứng phóng ra từ từ và liên tục, con cái có thể phóng trứng nhiều hơn 1 lần,thường xảy ra đối với cá thể thành thục có kích thước lớn

Quá trình thụ tinh xảy ra trong nước, quá trình này xảy ra trong khoảng10-15’, sau khoảng 30’ thì phân cắt thành 2 tế bào và sau đó tiếp tục nhân lên thànhnhiều tế bào Giai đoạn phôi nang xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng 4-5 giờ, phôi vịxuất hiện sau khoảng 18-20 giờ

Các giai đoạn phát triển phôi và biến thái của ấu trùng trong điều kiện môitrường có độ mặn 32‰, nhiệt độ nước 29- 31ºC, pH dao động 7,8-8

- Ấu trùng Auricularia: xuất hiện sau khoảng 30 giờ từ lúc thụ tinh, có dạng

hình tai, kích thước trung bình dài 500-550µm, rộng 340-350µm có vành tiêm maobao phủ xung quanh cơ thể để chuyển động và lùa thức ăn Sau khoảng 7-8 ngày, ấu

trùng chuyển sang hậu Auricularia, có kích thước dài 1125-1140 µm, rộng 750-760

µm

- Ấu trùng Doliolaria: kích thước là 460-620 µm Sự thay đổi nhanh chóng

diễn ra trong cơ thể ấu trùng và có đầy đủ nội quan như con trưởng thành, giai đoạnnày ngắn, chỉ diễn ra 2-3 ngày

- Ấu trùng Pentactula: có dạng hình ống với 5 xúc tu mọc ra ở phần đầu và

một chân ống đơn ở phía sau giúp cho sự di chuyển và bám của ấu trùng Ấu trùng

bò chậm chạp khắp bề mặt và bám vào thành bể Kích thước của Pentactula đo được

khoảng 600-700 µm

- Juvenile: Khoảng 2 tuần sau khi trứng thụ tinh thì ấu thể xuất hiện, có kích

thước ban đầu khoảng 700-800 µm,có hình dạng giống như con trưởng thành vớicác cơ quan nội tạng Chúng ăn tảo bám và các mảnh vụn hữu cơ [4]

Trang 22

· Đặc điểm về dinh dưỡng của hải sâm

Hải sâm cát sống ở vùng đáy cát hay cát bùn nên thức ăn chủ yếu của nó mùn

bã hữu cơ và các sinh vật nhỏ như tảo, trùng có lỗ, trùng phóng xạ… Khi phân tíchcác mẫu hải sâm thấy thức ăn của chúng gồm 75-86,2% cát bùn, 13,8-25% mùn bãhữu cơ và sinh vật

Hải sâm bắt mồi theo phương thức bị động, lấy thức ăn thông qua lọc cát, bắtmồi theo chu kỳ ngày đêm Phân của chúng thường nhiều và gắn với nhau thànhđoạn dài

Hải sâm có ít nhất 1/3 thời gian không lấy thức ăn.Từ 2-4 giờ sáng chúng vùimình trong đất, 12 giờ trưa chúng trồi mình lên cát và bắt mồi từ 16 đến 2 giờ sángngày hôm sau

Hải sâm nuôi trong ao tăng trưởng trung bình hàng tháng 1,5-2cm chiều dài

- Ở giai đoạn ấu trùng Auricularia ăn tảo đơn bào, giai đoạn Doliolaria là giai đoạn chuyển tiếp ngắn qua giai đoạn bám pentacula thì không phải cho ăn [2]

Trong nghiên cứu của mình Battaglene đã xác định loại tảo tốt nhất cho ấu trùng là

tảo Rhodomonas salina cỡ 8-12µm kế đến là tảo Chaeceos cỡ 5-8 µm, cuối cùng là tảo Calcitrans cỡ 3-6 µm [15]

- Theo M.Baine (1999), H scabra mới bám ăn vi khuẩn tảo giáp, chất chiết xuất từ Sagassum sp Khi giống đạt 10-20mm,chúng có thể thay đổi chuyển sang nền đáy cát và ăn bột tảo Ulvalactula

· Thành phần hóa học của hải sâm

Trang 23

Thành phần hóa học chủ yếu là: protein, lipid tổng số, các acid béo, aminoacid, khoáng tổng số và một số nguyên tố vi lượng quí hiếm Hàm lượng các chấtnày phụ thuộc vào loài, môi trường sống, trạng thái sinh lý, mùa vụ, nguồn thức ăn,thời tiết…

- Đạm tổng số: trong mô hải sâm chứa nhiều thể keo (colagen) vàchiếm 60% tổng số đạm(Cluskin 1976-1978), có thể đến 77,5% Thành phần chấtkeo chứa 18 loại amino acid và trong đó hàm lượng có giá trị cao là Glycerin,proline, glutamic, threonine

- Glucid: Hàm lượng hydrat carbon trong thịt hải sâm cs giá trị thấp.Trong đó galactose chiếm 12%, glucose 11%, Fructose 20% so với tổng lượngđường

- Lipid: chú ý đến các chất như phospholipid, monoglycerit, diglycerit,triglycerit, acid béo no và không no; hàm lượng phospholipid chiếm 12,5-37,2%lipid tổng số Trong thịt hải sâm có 34 loại acid béo, trong đó, acid béo không bãohòa chiếm ưu thế và các acid béo có nhiều nối đôi chiếm 43,1-75% gồm: linoleic,Arachidoric, Eicosatrienic, Eicosapentaenoi, là các acid béo không thay thế có hoạttính sinh học cao và là tiền chất của prostaglandin-một loại dược phẩm quý

- Acid nucleic: trong hải sâm có nhiều ở thành ruột và phổi

- Vitamin: tìm thấy một số loại vitamin trong thịt hải sâm như: B1, B2,B12, C, PP

- Khoáng: Hàm lượng các chất khoáng vi lượng trong thị hải sâm caohơn so với các loài cá, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng quý hiếm như Se-là chấtgiải độc, đào thải Hg, Pb ra khỏi cơ thể

- Men: chứa nhiều ở ruột, một ít ở mô cơ: Protease ở thành ruột và môcơ: amylase, phospholipase, glucozidase, nuclease có ở thành ruột [9], [12]

· Giá trị về dược học của hải sâm

Trang 24

Theo y học cổ truyền: hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận, íchtinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường dùng để chữa các bệnh như tinh huyết hao tổn,

di tinh, mộng tinh, táo bón, bổ ích cho thận …

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại: hải sâm có tác dụng tăng cường sức

đề kháng và nâng cao năng lực miễn dịch cho cơ thể, ức chế quá trình sinh dưỡng và

di căn của tế bào ung thư; xúc tác các phản ứng enzyme, thúc đẩy quá trình chuyểnhóa, hấp thụ và tăng sinh tổng hợp protein…

Do chứa ít lipid và hầu như không có cholesterol nên hải sâm có khả năngchữa bệnh xơ cứng động mạch do dư thừa cholesterol Ngoài ra lipid của hải sâmcòn làm tăng khả năng đông máu Do đó, hải sâm là thực phẩm bồi dưỡng lý tưởngcho người bị rối loạn lipid máu và các bệnh lý động mạch vành

· Một số loài hải sâm có giá trị kinh tế

Hải sâm cát (Holothuria scabra)

Hải sâm trắng (Holothuria vagabunda)

Hải sâm vú trắng (Microthele fuscogilva)

Hải sâm vú đen (Microthele nobilis)

Hải sâm gai (Thelenota ananas)

Hải sâm rít (Thelenota ananas)

Hải sâm nước đỏ (Actinopyga echinites)

Hải sâm nước đen (Actinopyga mil ais)

1.3.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hải sâm

1.3.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

a/ Về thành phần hóa học

Năm 1982, Svetashev V.I, Latyshev N.A, Dicarev V.P đã nghiên cứu thànhphần phospholipid hay còn gọi là Leucitin, phosphotiddletthanolamin (PE) vàphosphotidilserin (PS) với hàm lượng 24,8-54,9% so với tổng số phospholipid [17]

Trang 25

Năm 2000, Chen Jiaxin cho rằng cơ thịt hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao.Thành phần protein của hải sâm khô có hàm lượng lớn hơn 50%, trong đó cóglucosaminogly- là chất có hoạt tính sinh học cao, được sử dụng như 1 dược phẩmtốt [18]

Choe (1983) nghiên cứu về hệ enzyme, kết quả nghiên cứu cho thấy, tronghải sâm có các enzyme như: Amylase, protease, dipeptiase, celluloza Thành phầnruột hải sâm có phospholipase, lipase [19]

b/ Về các chất có hoạt tính sinh học của hải sâm

Tháng 5 năm 2000, chính phủ New Zealand tổ chức buổi hội thảo bàn về cácbiện pháp đẩy mạnh nuôi, đặc biệt nghiên cứu sản phẩm có giá trị gia tăng từ hảisâm (nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học phục vụ đời sống conngười)

Theo tìm hiểu của Li Xiangmin năm 1997, thì hải sâm sau khi làm sạch nộitạng thường được chế biến bằng cách nấu và làm khô Trong quá trình chế biến cầnkiểm soát nhiệt độ nhằm tránh tổn thất các thành phần ding dưỡng có trong hải sâm,đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học cao [20]

Trong lipid của hải sâm có hai hợp chất có khả năng chống sưng: một chất cóđặc điểm tương tự dầu cá, chất thứ hai là hỗn hợp acid béo có nhánh, thành phầnchính là 12-MTA (methyltetradecanoic acid) Hợp chất này và chất biến đổi khác13-MTA là những chất ức chế rất mạnh hoạt động của hệ men 5-LOX (Lypoxygenase system) Nhóm chất ức chế này đang được nghiên cứu để chế tạo các dượcphẩm trị suyễn, sưng loét dạ dày, ruột và thấp khớp (The Protease số 55-2003)

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Universidad Autonomwde BajaCalifornia, đã xác định được hai Triterpinoid olygoglycoside loại Holostan làParvimosides A và B trích từ hải sâm có hoạt tính sinh học cao hơn các chất họ đãnghiên cứu trước đây (Jounal of Natural Products số 68-2005)

Nhóm nghiên cứu quốc tế Plos Pathogens, năm 2005, nghiên cứu tách chiết 1

loại protein được gọi là lectin từ hải sâm Holothuria scabra Các nhà khoa học đã

Trang 26

cho lectin vào ruột của các con muỗi mang ký sinh trùng sốt rét phát triển Theo cácnhà nghiên cứu, phát hiện này giúp đem lại hy vọng tìm ra các phương pháp ngănngừa việc lây lan bệnh sốt rét trong tương lai [21]

Trong nghiên cứu từ khoa dược, bệnh viện Xijing, Đại học quân y Tây An(Trung Quốc) ghi nhận có 3 loại glycosides loại Holostan: Argosside F,Impatienside B và Pervicosside D trích từ hải sâm Holothuria axiloga có tính khángnấm gây bệnh tương đối mạnh (Planta Medica số tháng 2-2009)

c/ Các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo hải sâm:

Năm 1988, Ấn Độ là nước đầu tiên sản xuất giống thành công loài hải sâm

cát Holothuria Scabra James đã dựa trên cơ sở của kỹ thuật sản xuất giống loài Apostichopus japonicus của Trung Quốc và Nhật Bản để sản xuất loại giống này.

Mục đích chính của nghiên cứu này để phục vụ cho nuôi thương phẩm, bên cạnh đóngười ta còn đề cập đến vấn đề phục hồi nguồn lợi Kỹ thuật sản xuất giống loại này

đã được áp dụng sản xuất ở các nước như Australia, Indonesia, New Caledonia,Solomon Island, Việt Nam trong những năm sau này [22]

James là người đầu tiên tiến hành sản xuất giống và ương hải sâm cát ở Ấn

Độ, kế tiếp là nghiên cứu của Battaglene và cộng tác viên (1999), Mercier và cộngtác viên (2000) ở Solomon Island, Việt Nam Các nghiên cứu cho thấy hải sâm cát

Holothuria scabra là một trong những loài hải sâm có nhiều triển vọng nhất cho

nghề nuôi trồng thủy sản vì nó có pha ấu trùng ngắn liên quan tới sự chịu đựng caovới sụ thay đổi của điều kiện môi trường và có thể tiến hành nuôi hải sâm thươngphẩm đạt hiệu quả cao [23] [24] Theo Battaglene (1999) cho rằng hải sâm cát làloài có tiềm năng nhất trong việc thả phục hồi nguồn lợi so với các loài hải sâmnhiệt đới khác do nó là loài có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng , dễ nuôi và chi phíthấp [23]

Nhìn chung, sinh sản nhân tạo đã được thực hiện đối với loài Holothuria scabra, H fuscogilva, H atra, Actinopyga mauritiana và A miliaris Tuy nhiên, vẫn

còn một số khó khăn trong việc thu và ấp trứng [25]

Trang 27

d/ Các nghiên cứu về dinh dưỡng của hải sâm

- Theo Sun và cộng tác viên (2004), ông đã nghiên cứu ảnh hưởng của các

mức protein khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của hải sâm Apostichopus japonicus Ông đã tiến hành thí nghiệm với 4 khẩu phần ăn khác nhau về hàm lượng

protein cho hải sâm như trong bảng 1.2

Bảng 1.2 Chế độ ăn thành phần và hàm lượng protein [16]

Trang 28

Crom oxit (Cr 2 O 3) 0.5 0.5 0.5 0.5

Hàmlượng

Protein(%)

Thí nghiệm được tiến hành trong cùng điều kiện:

- Đối tượng: hải sâm giống (4,5-4,8g/cá thể)

- Mỗi lô thí nghiệm ứng với 3 bể ( 12 bể) và 1 mẫu đối chứng

- Số lượng: 30 con/ bể

- Lượng thức ăn cho ăn: 3% trọng lượng cơ thể

- Thời gian nuôi: 70 ngày

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.3

Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của hải sâm giống [16]

Trang 29

Ông đã kết luận rằng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn vật nuôităng cao tỷ lệ thuận với mức protein tăng dần Tốc độ tăng trưởng của hải sâm giốngđạt cao nhất khi thức ăn có hàm lượng protein trong khoảng 15-21,5%.

Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ tăng cân là tối đa khi các chế độ ăn uống được giàucác acid amin thiết yếu, đặc biệt là threonine, valine, leucine, phenylalanine , lysine,histidine và arginine Qua đó, ông đã nêu lên được tầm quan trọng của các acid amintrên

Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm [16]

Thử nghiệm chế độ ăn

Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2

Tỷ lệ sống (%) 100.0 99.6 98.5 100.0 98.0

Mặt khác, tỷ lệ canxi và phốt pho Ca/P cũng là một yếu tố quyết định đến tỷ

lệ sinh trưởng của hải sâm, tốc độ tăng trưởng cao nhất đã đạt được khi tỷ lệ giữa(Ca / P) thay đổi từ khoảng 6.8-8.8:1 Từ kết quả như trên thì có thể kết luận tỷ lệ Ca/ P tối ưu trong một chế độ ăn của hải sâm con là trong khoảng từ 7- 9

Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con [16]

Thử nghiệm chế độ ăn

Trang 30

Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng của hải sâm giống giảm khi sử dụng khẩu phần

ăn giàu chất xơ

Bảng 1.6 Các tác dụng của chất xơ vào tốc độ tăng trưởng của cá con hải sâm trong thời gian thử nghiệm [16]

Thử nghiệm chế độ ăn

Hàm lượng chất xơ thô (%) 4.3 11.2 16.5 8.6 8.1

Tỷ lệ tăng trọng (%) 174.1 119.2 149.3 157.6 159.2

=> Như vậy, sự phát triển của hải sâm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, do

đó cần thiết phải thiết kế một khẩu phần ăn thích hợp sẽ giúp cho hải sâm giống pháttriển tốt ngay từ đầu và tạo tiền đề cho sự phát triển về sau

1.3.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Cũng như trên Thế giới, các nhà khoa học trong nước cũng đã nghiên cứu vềhải sâm từ những năm 70 của thế kỷ trước Tuy nhiên, chủ yếu chỉ nghiên cứu vềthành phần khối lượng, thành phần sinh hóa và một số tính chất dược học của hảisâm Qua quá trình tham khảo tài liệu trong nước, em tóm lược được một số tài liệunhư sau:

a/ Về đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, sinh sản nhân tạo

Đoàn nghiên cứu Hải Dương Học đã khảo sát hải sâm ở vùng biển phía NamViệt Nam, từ năm 1981 đến khoảng 1990 Đưa ra kết luận, hải sâm ở vùng biểnKhánh Hòa, Phú Yên, Phú Quốc, Thổ Chu, Trường Sa và Côn Đảo Đồng thời cũng

Trang 31

cho thấy hải sâm là nguồn hải sản quý, đặc biệt là ở vùng ven biển Khánh Hòa vàcác vùng đảo Phú Quốc-Kiên Giang [5]

Đào Tấn Hổ (1991), đã khảo sát nguồn lợi hải sâm ở vùng biển phía NamViệt Nam và cho biết rằng hải sâm sống ở những vùng đất đá cứng hoặc trên bùncát, nồng độ muối thích hợp cho sự phát triển của hải sâm là 25-32‰ Các yếu tốmôi trường như nhiệt độ, nồng độ muối, hàm lượng mùn, bã hữu cơ và chất đáy đềulàm ảnh hưởng đến sự phát triển của hải sâm [6]

b/ Một số nghiên cứu về thành phần hóa học

Năm 1981, Nguyễn Ngọc Thạch nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩmtrong hải sâm, kết quả nghiên cứu đã công bố và đánh giá “Hải sâm là mặt hàngxuất khẩu an toàn” Tác giả cho biết, các loài hải sâm thuộc đối tượng nghiên cứu cóhơn 95% không có chất độc Hầu hết các chất độc trong hải sâm hòa tan vào trongnước trong quá trình chế biến [7]

Năm 1982, Lâm Ngọc Trâm, Nguyễn Kim Hùng, Nguyễn Thị Lĩnh, Bùi HuyKhoa, Nghiên cứu thành phần phospholipd và acid béo của một số loài hải sâmvùng ven biển Nha Trang Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thịt hải sâm chứa cácthành phần phospholipid và acid béo không no Đặc biệt là các acid béo không nokhông thay thế có hoạt tính sinh học cao như: leucitin (PC), và các acid béo khôngbão hòa EPA, ARA, DHA [8]

Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1997) nghiên cứu về hệ enzyme trongruột hải sâm Kết quả nghiên cứu cho thấy, enzyme amylase trong ruột hải sâm hoạtđộng thích hợp ở pH = 6,2 và nhiệt độ thích hợp là 40ºC Ngoài ra có thể chiết xuấtenzyme pepsin trong ruột hải sâm làm tác nhân gây đông tụ casein trong sữa, ứngdụng làm pho mát [9]

c/ Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo hải sâm cát

Cũng giống như các đối tượng thủy sản nước mặn khác, hải sâm được đưavào cho sinh sản nhân tạo thành công và năm 2005, quy trình sinh sản nhân tạo hảisâm cát đã được hoàn thiện

Trang 32

Năm 1995, công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Chính và TS NguyễnThị Xuân Thu “Nghiên cứu về quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi hải sâm

Holothuria Scabra, Actinopyga echinites” được thực hiện Thí nghiệm nuôi hải sâm

trong bể xi măng và trong ao đất đạt tỷ lệ sống 70 và 85%, tỷ lệ tăng trưởng trong bể

xi măng là 56,4 g/tháng, còn ở trong ao đất là 78,9 g/tháng Tuy chỉ thành côngtrong sản xuất giống nhân tạo hải sâm mít nhưng đó là bước tiên phong làm tiền đềcho những ngiên cứu về sinh sản nhân tạo hải sâm cát sau này [4]

Từ năm 2000 đến 2003 tổ chức ICLARM hợp tác với Viện nghiên cứu Nuôitrồng thủy sản III Nha Trang đã nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo và nuôi

thương phẩm hải sâm cát Holothuria Scabra Dự án đã tạo được đàn bố mẹ có thể

sinh sản quanh năm, sản xuất nhân tạo vài chục vạn con giống 1-2mm, với tỷ lệsống cho ương nuôi ấu trùng từ trứng đến con giống còn thấp chỉ đạt 3,1%, nguyênnhân chính do thức ăn và địch hại Dự án cũng thử nghiệm thả hải sâm có kích cỡkhác nhau để ương nuôi trong lồng đăng ngoài biển Kết quả nuôi trong ao với mật

độ 1 con/m2 cho thấy cỡ 1,6g/con nuôi khoảng 1,5-2 tháng đạt 60g, cỡ giống 5,5gnuôi khoảng 1,5 tháng đạt 96g, cỡ 30g nuôi 3 tháng đạt 300g [10]

Năm 2005, Ks Nguyễn Đình Quang Duy và cộng tác viên đã thực hiện

“Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo hải sâm cát Holothuria Scabra tại Nha Trang-Khánh Hòa với quy trình ương ấu trùng hải sâm bằng nước

xử lý chlorine đã góp phần nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn bám đáy

là 10%, còn ở giai đoạn 1-2mm trở lên con giống đạt tỷ lệ sống là 50% Kết quả thínghiệm đã xác định được loại thức ăn thích hợp cho ấu trùng nổi đem lại tỷ lệ sống

cao nhất, tới giai đoạn bám đáy là tảo tươi Chaetoceros, còn đối với loại tảo tươi Nanochloropsis thì không phù hợp với ấu trùng hải sâm mặc dù nó được sử dụng

phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng nhuyễn thể Thí nghiệm khác đối với ấutrùng sau khi bám đáy, thức ăn cho tỷ lệ sống cao nhất là hỗn hợp thức ăn gồm tảokhô và Fripak cho tỷ lệ sống 72% từ đó mà ta có thể sử dụng nguồn thức ăn tổnghợp để thay thế nguồn thức ăn mà thành phần chủ yếu là tảo đơn hoặc đa bào, cải

Trang 33

thiện được tỷ lệ sống ở giai đoạn bám đáy Còn giai đoạn ương ấu thể 1-2mm lêncon giống, thức ăn cho tỷ lệ sống cao nhất là thức ăn tôm CP9000, cho tốc độ tăngtrưởng là 0,12 g/ngày Trong giai đoạn ương nếu được cho ăn loại thức ăn phù hợp,môi trường nước sạch ổn định sẽ cho tỷ lệ sống rất cao [10]

Bên cạnh yếu tố thức ăn, yếu tố độ mặn, mật độ, vật bám cũng được nghiêncứu Độ mặn thích hợp cho ấu trùng hải sâm sống được là 20-40‰, trong đó ở độmặn 30‰ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của ấu trùng hải sâm Mật độương nuôi thích hợp là 0,2 – 0,8 con/ml Tỷ lẹ sống của hải sâm cát tỷ lệ nghịch vớimật độ [10], [11]

Như vậy, qua tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hải sâm thì hầu hết ít có nghiên cứu tập trung sâu vào chế biến thức ăn dinh dưỡng cho hải sâm, đặc biệt là hải sâm giống, chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g/ cá thể” là một hướng nghiên cứu tương đối mới đồng thời mở ra nhiều triển vọng hơn cho ngành nuôi trồng hải sâm ở nước ta hiện nay.

Đề tài tập trung nghiên cứu thức ăn dạng bột (powder food), có bổ sung hàmlượng protein cho hải sâm

1.4 Tổng quan về nguyên liệu dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản

Căn cứ và những thành phần dinh dưỡng chính có trong nguyên liệu và hàmlượng của chúng, các nguyên liệu chính thường dùng làm thức ăn cho động vật thủysản gồm 2 nhóm chính là nhóm nguyên liệu chứa protein và nhóm nguyên liệu chứatinh bột, ngoài ra còn có một số nhóm phụ

1.4.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Các nguyên liệu cung cấp protein có thể có nguồn gốc từ động vật hay thựcvật biển Các nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường có khẩu vị hấp dẫn, giàuprotein có chất lượng cao, chứa đầy đủ các acid amin không thay thế, dễ tiêu hóa vàhấp thụ Các protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật theo những tỷ lệ thích

Trang 34

hợp sẽ cung cấp các khẩu phần acid amin cân đối và hoàn chỉnh, phù hợp với nhucầu dinh dưỡng của động vật thủy sản.

Nguyên liệu có nguồn gốc động vật:

- Tôm và các loài nhuyễn thể: có lượng các yếu tố vi khoáng cao, có nhiều vàđầy đủ các acid amin cần thiết và hấp dẫn động vật thủy sản khi dùng làm thức ăn

- Bột cá: là nguồn nguyên liệu protein động vật phổ biến nhất dùng trong sảnxuất thức ăn tổng hợp Giá trị chất lượng của bột cá được đánh giá bởi hàm lượngprotein Protein bột cá là loại có giá trị cao giàu lisine, tyrosine, tryptophan, cystine,methionine, iso-leucine, các hợp chất hữu cơ ở trong bột cá được tiêu hóa và hấp thu

ở tỷ lệ cao, hàm lượng protein thường từ 55-60%

- Bột mực: được sản xuất từ các phụ, phế phẩm trong chế biến mực như đầu,

da mực…Bột mực có mùi thơm rất hấp dẫn tôm, giá trị khẩu vị rất cao Hàm lượngprotein bột mực không dưới 40%, chất béo 5-15%, giàu cholesterol (15-20% so vớikhối lượng chất béo và một số phospho lipid và acid béo không thay thế) Trongthành phần của mực có chứa 1 loại chất sinh học chưa được định danh nhưng có tácdụng kích thích tôm tăng trưởng nhanh và giúp làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn

Vì vậy, bột mực là nguyên liệu tốt để làm thức ăn

- Bột ruốc: có mùi thơm hấp dẫn, hàm lượng protein có trong bột ruốckhoảng từ 45-55% Trong bột ruốc có các carotenoid, chitin, cholesterol và một sốacid amin không thay thế

Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật

- Bột đậu nành: là loại nguyên liệu thực vật rất đặc biệt, có nhiều protein(37%), muối khoáng và vitamin tan tốt trong chất béo, giàu acid amin không thaythế như lisine, tryptophan nhưng nghèo acid amin chưa lưu huỳnh như methyonine,cystine và được xem là có giá trị cao nhất trong số protein có nguồn gốc thực vật.Trong đậu nành có chứa leucitine và một loại phospholipid có tác dụng làm tăngtrưởng và tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi Đậu nành còn giàu các nguyên tố: Ca, Mg,

Zn, Mn, Cu

Trang 35

- Bột cám gạo: Cám gạo là một nguồn dinh dưỡng tốt Trong cám gạo, chứanhiều vitamin B1, B2, B6, PP, acid folic Lượng chất béo trong cám rất cao:15-22%, đạm trên 12% và hàm lượng sắt trên 14mg% Thông thường bà con nôngdân hay dùng cám gạo để nuôi lợn, gà, ngan, vịt con vật nuôi lớn nhanh, béo khỏe.

- Gluten (ngô) có tính kết dính tốt như lúa mì Gluten thường nghèo lisine,chứa khoảng 20-30% protein, có hàm lượng chất xơ cao [2]

1.4.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp glucid

Là nguyên liệu cung cấp rẻ tiền nhất so với các nguyên liệu cung cấp đạm vàchất béo Vì vậy cùng với protein, vitamin, muối khoáng thì glucid được coi là thànhphần quan trọng trong chế biến thức ăn cho động vật thủy sản

Nhóm nguyên liệu cung cấp đường bột gồm các nguyên liệu sau:

- Bột mì: được sử dụng làm nguồn cung cấp chất đường bột và là chất kếtdính trong thức ăn viên Trong bột mì có khoảng 10-14% protein Thành phần chủyếu của protein bột mì là gluten, bột mì thường được sử dụng lamg thức ăn cho tômcá

- Ngô: là nguyên liệu quan trọng trong thức ăn vì sẵn có và giá rẻ Trong ngô

có khoảng 60% glucid, hầu hết là tinh bột Trong protein của ngô giàu leucine,methioine, nhưng nghèo lysine và tryptophan [2]

1.4.3 Nhóm nguyên phụ liệu

- Nhóm nguyên liệu cung cấp chất béo: trong chế biến thức ăn cho động vậtthủy sản thường dùng chất béo có nguồn gốc từ động vật biển như dầu gan cá, dầugan mực, dầu cá, các chất béo có nguồn gốc thực vật gồm: dầu nành, dầu hướngdương, dầu lạc…

- Nhóm nguyên liệu cung cấp vitamin: các vitamin thường có trong nguyênliệu làm thức ăn tổng hợp nhưng thường không đáp ứng được yêu cầu về vitamincủa vật nuôi Người ta phải sử sụng các premix vitamin thêm vào thành phần thứcăn

Trang 36

- Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng: các chất khoáng đa lượng Ca, P cótrong bột sò, bột mai mực, bột ruốc Các muối vô cơ: dicanxi phosphate, tricanxiphosphate, mono (Natri, Kali, Canxi) phosphate là nguồn cung cấp phospho Ngoài

ra, các premix khoáng cũng thường được sử dụng để bổ sung thêm các chất khoáng

đa lượng vào thành phần của thức ăn

1.5 Tình hình nuôi và chế biến hải sâm

1.5.1 Tình trạng nuôi hải sâm ở một số nước trên thế giới

- Trung Quốc: Tại Trung Quốc, có khoảng 20 loài hải sâm và hải sâm đượccoi là thực phẩm cũng như vị thuốc quý trong nhiều năm qua Để đáp ứng nhu cầungày càng tăng, đồng thời bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ quan thủy

sản TQ đã ưu tiên cho sản xuất giống hải sâm cát (Apostichopus japonicus) nhằm

phát triển nông nghiệp và kỹ thuật trang trại Nuôi trồng hải sâm đã trở thành mộtphần quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản ở Bắc TQ, bao gồm cả tỉnh SơnĐông và Liêu Ninh Tổng khối lượng đạt 5.800 tấn (trọng lượng ướt) năm 2000, sảnphẩm được bán cho các nhà hàng, các cơ sở chế biến các sản phẩm khô và thựcphẩm chức năng

- Indonesia: Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới (8,3 triệu km2 ), bao gồm17.508 hòn đảo và 81.000 km bờ biển Các khu vực ven biển của Indonesia là môitrường sống thuận lợi cho nhiều loài hải sâm phát triền, hải sâm được khai tháctrong nhiều thập kỷ qua và Indonesia được coi là một nguồn xuất khẩu hải sâmchính trên thế giới Bốn khu vực địa lý quan trọng trong ngành nuôi trồng hải sâm ởIndonesia gồm: Papua (378 tấn trọng lượng ướt /năm), Trung Sulawesi (200 tấn),Đông Nam Sulawesi (3 tấn) và Đông Kalimantan (1 tấn) Việc khai thác quá mức sẽgây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền trong ngành sản xuất hải sâm ở Indonesia Một

số chiến lược được vạch ra để khôi phục nguồn lợi hải sâm ở Indonesia:

- Thúc đấy phát triển khai thác bền vững

- Phát triển mạnh các hoạt động thả giống và nuôi trồng

Trang 37

- Quy định kích thước khai thác.

- Cải thiện quy trình xử lý và chế biến sau thu hoạch

- Malaysia: hải sâm ở Malaysia được khai thác số lượng đáng kể ở các vùngven biển và xung quanh các vùng rạn san hô ở Sabah phía Đông Malaysia Các loàihải sâm được khai thác bao gồm: hải sâm cát, hải sâm vú đen, hải sâm vú trắng, hảisâm gai, hải sâm nâu…ngoài việc được tiêu thụ tại địa phương, hải sâm được xuấtkhẩu chủ yếu đi: Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc…Hiện nay, chưa có những quy định cụ thể nào nhằm ngăn chặn nạn khai thác quámức (trừ những vùng biển cấm đánh bắt) Các biện pháp quản lý cũng như giảiquyết vấn đề trên đang được thảo luận và đề ra

- Philippine: Có khoảng một trăm loài hải sâm được biết đến ở Philippines,

25 trong số đó là thu hoạch cho mục đích thương mại Mặc dù, truyền thống củanguồn tài nguyên này là xuất khẩu đã tồn tại nhiều thế kỷ, tuy nhiên thống kê theodõi cho thấy nó chỉ thực sự phát triển trong thập niên 1970 Trong hai thập kỷ qua,xuất khẩu được duy trì ở mức 1000 tấn/năm với sự suy giảm trong số lượng các loài

có giá trị cao được bù đắp bằng các loài giá trị thấp Thị trường xuất khẩu chủ yếulà: Hồng Kông, Trung Quốc, Canada Việc nghiên cứu và phát triển nuôi trồng hảisâm có giá trị cao ở biển bắt đầu vào năm 2000, với mục tiêu dài hạn là sản xuấtgiống hải sâm tốt cho sự phát triển trong tự nhiên; đồng thời tiến hành nghiên cứu

để nâng cao tỷ lệ sống cho con giống

_ Tình trạng khai thác hải sâm ở biển Đỏ-những kinh nghiệm của Ai Cập:khai thác hải sâm tại Ai Cập bắt đầu vào năm 1998 , chủ yếu ở phía Nam của đấtnước Ban đầu chỉ ở mức độ thấp, nhỏ lẻ Đến năm 2000 ngành thủy sản đã đột ngột

mở rộng khai thác, dẫn đến những lo ngại về việc khai thác quá mức Do đó, trongnăm 2001, chính quyền biển Đỏ đã ra lệnh cấm khai thác hải sâm và kéo dài đếnnăm 2002 Dự án Darwin cho thấy: số lượng hải sâm đã suy giảm nghiêm trọng vàcần bảo vệ ngay lập tức Vì vậy, một lệnh cấm khai thác trên toàn bờ biển được banhành vào tháng 3 năm 2003

Trang 38

_ Đông nam Cuba: trong những năm từ 1999-2003, đã khai thác được tổngcộng 1.438 tấn ướt, hải sâm ở Cuba được chế biến làm mặt hàng khô và xuất đi thịtrường Hồng Kông Hiện nay, chính phủ đang nổ lực để thiết lập tình trạng khai tháccũng như chế biến ở Cuba một cách hợp lý nhất [26]

1.5.2 Tình trạng nuôi hải sâm ở Việt Nam hiện nay

Bờ biển Việt Nam được biết có khoảng 50 loài hải sâm Trước đây ở nước ta,nguồn lợi này khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn lợi tự nhiên Tuy nhiên,trong những năm gần đây, do thực trang khai thác và đánh bắt bừa bãi thì nguồn hảisâm tự nhiên ngày càng khan hiếm, thay vào đó là việc nuôi hải sâm trong các ao,đìa ngày càng thịnh hơn Một trong những lý do chính khiến việc nuôi hải sâm trởnên hấp dẫn là giá cả rất cao và thêm vào đó là giá hải sâm thiên nhiên và hải sâmnuôi cũng tương đương với nhau, điều này càng thúc đẩy việc nuôi trồng ngày càngphát triển ở nước ta nói chung và ở Nha Trang-Khánh Hòa nói riêng Hiện nay, córất nhiều đề tài nghiên cứu và phát triển giống hải sâm nhắm mục đích nâng caochất lượng hải sâm khi nuôi

1.5.3 Chế biến hải sâm-một số sản phẩm chế biến từ hải sâm ở nước ta

Hiện nay, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng là sử dụng các sảnphẩm thực phẩm vừa có tính dinh dưỡng cao đồng thời vừa có thể chữa bệnh thì hảisâm có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên Vì vậy, trong những năm gần đây, cácmón ăn cũng như sản phẩm chế biến từ hải sâm rất được người tiêu dùng quan tâm

và ưa chuộng

Bên cạnh sản phẩm truyền thống là hải sâm khô, điển hình hiện nay có một

số sản phẩm mới như sau: súp hải sâm hay cháo hải sâm, hải sâm cơm cháy, hải sâmxào nấm đông cô

Trang 39

Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm được bố trí và theo dõi tại Trung tâmQuốc gia giống hải sản miền Trung”

Xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa

* Thời gian nghiên cứu: từ ngày 17/3/2011 đến ngày 29/6/2011

Trang 40

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Hải sâm cát có hệ thống phân loại như sau:

Loài: Holothuria scabra (Jaeger, 1883).

Tên tiếng Anh: Sandfish

Ở Việt Nam, Holothuria scabra gọi là hải sâm cát hay đồn đột cát.

Hình 2.1 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con

Nguồn giống: hải sâm giống được tuyển chọn từ trại giống của Trung tâmQuốc gia giống hải sản miền Trung tại Vạn Ninh, Khánh Hòa Hải sâm được chọn

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức Ngoan, Vũ Duy Giảng, Ngô Hữu Toàn (Hà Nội 2009), Dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản, giáo trình điện tử Khác
2. Bạch Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Văn Thoa, Thức ăn nuôi tôm cá, NXB Nông Nghiệp, TP HCM 1996 Khác
4. Nguyễn Chính và Nguyễn Thị Xuân Thu, Ngiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm điệp quạt (Chlamys nobilis, Reeve, 1852) và hải sâm cát (Holothuria scabra, Jaeger, 1883, Actinopyga echinites, Jaeger, 1883), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ 1984-2004, 1995 Khác
5. Viện hải dương học (1994), Các hoạy chất sinh học trong hải sâm, Tuyển tập các nghiên cứu biển Khác
6. Đào Tấn Hổ (1991), Nguồn lợi hải sâm (Holothuroidea) ở vùng biển phía nam Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III Khác
7. Nguyễn Ngọc Thạch (1981), Nhận định chung về các hệ sinh thái biển Việt Nam, nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái biển, Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia Hà Nội Khác
8. Lâm Ngọc Trâm, Cao Phương Dung, Nguyễn Kim Đức, Lưu Thị Hà, Đỗ Tuyết Nga (1996), Thành phần hoá học của một số động vật thâm mềm vùng nen bờ biển miền Nam Việt Nam, Tuyển tập nghiên cứu biển Khác
9. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1997), Công nghệ chế biến thủy sản, Tập 1 và tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
10. Nguyễn Đình Quang Duy, Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài hải sâm cát, Báo cáo khoa học, 2005 Khác
11. Nguyễn Đình Quang Duy, Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm cát, Tuyển tập công trình nghiên cứu 1984-2004, 2003 Khác
12. Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng, Đào Hữu Vinh (1985), Cơ sở lý thuyết hoá học phân tích, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.II-Tài liệu tiếng nước ngoài Khác
16. Sun, Nutrient requirement and growth of the sea cucumber Apostichopus, janonicus, FAO, 2004 Khác
17. John R., Sargen and Kevin J., White (1981), Lipid and hydrocarbon in the marine food wed, Analysis of marine Ecosytems Khác
18. Jiaxin C and Jiansan J (2000), sea farming and sea ranching in China, FAO Fisheries Technical Khác
19. E.Swaranohan, Pahmini Knisshanarajb (Department of zoology) and Vasanthy Arasaratnan (Department of Biochemistry) (2000), A search for the digestive enzymes in gut fluid of Holothuria scabra Khác
20. Li Xiangmin (1997), Fishery and resource management of tropical sea cucumber in the islands of the South China sea. Hainan Institute of Fisherys, Haikou, China Khác
21. Elmer_Rico E and Florinia E.Merca (2005), Biological properties of Lectin from sea cucumber, Journal of Biological science 5(4) Khác
22. Pitt. R and N.D.Q.Duy, Breeding and Culture of the sea cucumber Holothuria scabra in Viet Nam. Aquaculture Asia (vol.VIII No1), Jan_March 2003 Khác
23. Battaglene, S.C, Culture of tropical sea cucumber for stock restoration and enhancement, Naga, The ICLARM Quarterly (Vol 22, No.4) October_December 1999 Khác
24. Hamel J.F.Pawson, D.L. Conand C and Mercier A., The sea cucumber Holothuria scabra (Holothuroidea, Echinodemata): its biology and its exploitation as beche-de-mer; Advances in marine Biology (in preparation), 2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1  Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản: - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 1.1 Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản: (Trang 19)
Bảng 1.2  Chế độ ăn thành phần và hàm lượng protein. [16] - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 1.2 Chế độ ăn thành phần và hàm lượng protein. [16] (Trang 27)
Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của hải sâm giống - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng của hải sâm giống (Trang 28)
Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con [16] - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con [16] (Trang 29)
Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm. [16] - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm. [16] (Trang 29)
Hình 2.1 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 2.1 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con (Trang 40)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Sơ đồ b ố trí thí nghiệm (Trang 44)
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bố trí thí nghiệm - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bố trí thí nghiệm (Trang 45)
Bảng  3.1  Kết  quả  phân  tích  hàm  lượng  dinh  dưỡng  trong  các  nguyên liệu - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
ng 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu (Trang 50)
Bảng 3.2 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu thức ăn 1 ( 16% - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 3.2 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu thức ăn 1 ( 16% (Trang 51)
Hình 3.1 Quy trình  chế  biến  thức ăn  tổng - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.1 Quy trình chế biến thức ăn tổng (Trang 54)
Hình 3.2 Máy nghiền thô - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.2 Máy nghiền thô (Trang 55)
Hình 3.3 Máy nghiền tinh - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.3 Máy nghiền tinh (Trang 56)
Bảng 3.5 Tăng trưởng của hải sâm theo khối lượng (g) trong thời gian 4 tuần nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng 3.5 Tăng trưởng của hải sâm theo khối lượng (g) trong thời gian 4 tuần nuôi (Trang 57)
Hình 3.4 Tăng trưởng theo khối lượng của hải sâm trong 4 tuần nuôi đối với các loại thức ăn khác nhau. - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.4 Tăng trưởng theo khối lượng của hải sâm trong 4 tuần nuôi đối với các loại thức ăn khác nhau (Trang 58)
Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng tương đối (%) của hải sâm qua từng tuần nuôi thí nghiệm - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng tương đối (%) của hải sâm qua từng tuần nuôi thí nghiệm (Trang 60)
Hình  3.6  Tốc độ  tăng  trưởng  tuyệt đối  (g/ngày)  của  hải  sâm  qua  từng tuần nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
nh 3.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm qua từng tuần nuôi (Trang 61)
Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm trong 4 tuần nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm trong 4 tuần nuôi (Trang 62)
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn trong 4 tuần nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn trong 4 tuần nuôi (Trang 64)
Hình 3.9 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau theo từng tuần nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.9 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau theo từng tuần nuôi (Trang 65)
Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống của hải sâm đối với từng loại thức ăn - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống của hải sâm đối với từng loại thức ăn (Trang 67)
Hình 3.11 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm ( thời gian đo: sáng và chiều) - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.11 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm ( thời gian đo: sáng và chiều) (Trang 68)
Hình 3.12 Diễn biến của pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.12 Diễn biến của pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm (Trang 69)
Hình 3.13 Sự thay đổi độ mặn trong thời gian nuôi - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.13 Sự thay đổi độ mặn trong thời gian nuôi (Trang 70)
Hình 3.15 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn 22% - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.15 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn 22% (Trang 74)
Hình 3.16 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn là bột rong - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Hình 3.16 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn là bột rong (Trang 75)
Bảng theo dừi khối lượng của hải sõm trong thời gian thớ nghiệm (27/5 – 24/6) với loại thức ăn 16% protein - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng theo dừi khối lượng của hải sõm trong thời gian thớ nghiệm (27/5 – 24/6) với loại thức ăn 16% protein (Trang 83)
Bảng theo dừi khối lượng của hải sõm trong thời gian thớ nghiệm (27/5 – 24/6) với loại thức ăn 19% protein - Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể
Bảng theo dừi khối lượng của hải sõm trong thời gian thớ nghiệm (27/5 – 24/6) với loại thức ăn 19% protein (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w