Vận dụng các lý thuyết đã học, tìm hiểu các linh kiện điện tử có trong thực tế và sử dụng phần mềm chuyên dụng để thiết kế và thi công các mạch điện như sau: o Bộ nguồn tự động chuyển đổ
Trang 1MỘT CHIỀU CHO NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Cán bộ hướng dẫn: ThS NHỮ KHẢI HOÀN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HUY
Khóa 51
Khánh Hòa, 2013
Trang 2KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
MỘT CHIỀU CHO NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Cán bộ hướng dẫn: ThS NHỮ KHẢI HOÀN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HUY
Khóa 51 (2009 – 2013)
Khánh Hòa, 2013
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:
Tên đồ án: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HỆ THỐNG CỬA HỆ
THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ CUNG CẤP ĐIỆN TỪ NGUỒN DỰ PHÒNG MỘT CHIỀU CHO NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử Hệ: Chính quy
Khóa: 51 (2009 - 2013)
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1 Chất lượng hình thức
2 Chất lượng nội dung
Khánh Hòa, ngày tháng năm 2013
Khánh Hòa, ngày tháng năm 2013
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những cuộc cách mạng về khoa học kĩ thuật và gần đây nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin Các sản phẩm của công nghệ điện tử đã đi sâu vào đời sống của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và cuộc sống của mỗi con người chúng ta Nhờ đó con người đã nâng cao năng suất và ứng dụng các sản phẩm tự động hóa ngày một hiệu quả hơn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn
Cuộc sống của con người ngày một phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần càng được nâng cao Vì vậy việc chế tạo và sản xuất các sản phẩm tự động hóa, thông minh và tiện lợi là rất cần thiết Các sản phẩm đó thường trực ngay trong mỗi gia đình sẽ tạo cho người sử dụng những tiện nghi nhất định, và trên hết là đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Với mục đích bổ sung kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp làm tiền đề cho quá trình công tác sau này cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội em chọn đề tài
“Thiết kế mạch điều khiển tự động hệ thống cửa Hệ thống chiếu sáng và cung
cấp điện từ nguồn dự phòng một chiều cho ngôi nhà thông minh ” Trong quá trình
thực hiện đề tài, em đã thiết kế và tính toán sao cho quá trình làm việc của mạch điện
là tốt nhất và ổn định nhất Tuy nhiên do kinh nghiệm còn ít nên còn gặp những thiếu sót Kính mong quý thầy cô, anh chị, cùng các bạn đóng góp ý kiến để em có thêm kinh nghiệm và hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất
Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Th.S NHỮ KHẢI HOÀN đã tận tình giúp đỡ, định hướng cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện tử Trường Đại Học Nha Trang, các bạn sinh viên trong tập thể lớp 51DDT, các anh chị đi trước cũng như các em khóa sau đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án, đóng góp những ý kiến bổ ích và giá trị khi thực hiện đề tài này
Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Văn Huy
Trang 5TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án tập trung nghiên cứu, thiết kế và thi công thực tế các mạch điện tử mang tính tự động hóa Vận dụng các lý thuyết đã học, tìm hiểu các linh kiện điện tử có trong thực tế và sử dụng phần mềm chuyên dụng để thiết kế và thi công các mạch điện như sau:
o Bộ nguồn tự động chuyển đổi và hòa đồng bộ giữa nguồn điện lưới và nguồn dự phòng Nguồn dự phòng ở đây là Ắc quy 12V một chiều được nghịch lưu thành 220V xoay chiều tần số 50Hz với công suất là 500W
o Mạch bơm nước tự động có khả năng bơm theo các mức tùy người sử dụng đặt sẵn(8 mức) Hiển thị mức nước trong bồn chứa một cách rõ ràng Có bảo
vệ bơm không tải tức là ngừng hoạt động khi máy bơm hoạt động mà không
có nước Cảnh bảo sự cố bằng đèn hoặc còi
o Mạch đèn tự động bật tắt khi có người hoặc không có người sử dụng cảm biến thân nhiệt kết hợp với cảm biến ánh sáng
o Mạch cửa tự động đóng mở sử dụng cảm biến thân nhiệt
o Mạch bồn rửa tay tự động sử dụng cảm biến hồng ngoại
Phương án điều khiển các thiết bị trong đồ án là sử dụng các loại cảm biến như: Cảm biến hồng ngoại, cảm biến ánh sáng, cảm biến thân nhiệt, cảm biến mực nước…Sau đó, lấy tín hiệu từ cảm biến đưa vào vi điều khiển họ 8051 để xử lý theo chương trình đã lập trình sẵn để điều khiển thông qua TRIAC kết hợp với Opto cách ly điện áp thay cho Rơ le vì tuổi thọ của Rơ le không cao khi đóng cắt nhiều lần và đảm bảo an toàn cho vi điều khiển và thiết bị
Phần mềm được sử dụng để vẽ mạch trong đồ án là phần mềm vẽ mạch chuyên dụng Orcad 9.2; phần mềm dùng để lập trình là Keil-C 3.0
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ii
DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.NỘI DUNG THỰC HIỆN 2
1.5 GIỚI THIỆU VỀ NGÔI NHÀ THÔNG MINH 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA CÁC LINH KIỆN CHÍNH DÙNG TRONG MẠCH 5
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1.1 Cấu trúc và tham số của nguồn một chiều 5
2.1.2 Chỉnh lưu cầu một pha 6
2.1.3 Nghịch lưu một pha 7
2.2 THÔNG SỐ CÁC LINH KIỆN CHÍNH DÙNG TRONG MẠCH 9
2.2.1 Vi điều khiển 8051 9
2.2.2 IC tạo xung NE555 12
2.2.3 Transistor 14
2.2.4 Diode, Led 17
2.2.5 Rơ-le 20
2.2.6 Cảm biến LDR và PIR 22
2.2.7 Op-amp so sánh 25
2.2.8 IC tạo xung CD4047B 27
2.2.9 Triac BT136 28
Trang 7CHƯƠNG 3: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG CHUYỂN ĐIỆN MỘT CHIỀU TỪ NGUỒN DỰ PHÒNG THÀNH ĐIỆN XOAY CHIỀU CUNG CẤP CHO CÁC
THIẾT BỊ TRONG GIA ĐÌNH (UPS) 30
3.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ LƯU ĐIỆN UPS 30
3.1.1 Giới thiệu về bộ lưu điện UPS 30
3.1.2 Phân loại bộ lưu điện UPS 32
3.1.3 Ưu điểm của bộ lưu điện UPS 35
3.2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN THEO YÊU CẦU 35 3.2.1 Yêu cầu của mạch điện 35
3.2.2 Sơ đồ khối của mạch thiết kế 35
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng khối trong mạch 36
3.2.4 Tính toán và lựa chọn linh kiện 36
3.3 THI CÔNG THỰC TẾ 45
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể 45
3.3.2 Mạch điện đã làm thực tế 47
3.4 ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN 50
3.4.1 Đánh giá 50
3.4.2 Ứng dụng của mạch điện trong thực tế 50
CHƯƠNG 4: MẠCH ĐIỀU KHIỂN CỬA TỰ ĐỘNG DÙNG CẢM BIẾN THÂN NHIỆT PIR 51
4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 51
4.1.1 Vấn đề đặt ra 51
4.1.2 Đề xuất giải pháp 51
4.2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN THEO YÊU CẦU 51 4.2.1 Yêu cầu của mạch điện 51
4.2.2 Xây dựng sơ đồ khối chung 52
4.2.3 Thiết kế và tính toán mạch điện 52
4.2.4 Lưu đồ thuật toán và viết chương trình 56
4.3 THI CÔNG THỰC TẾ 57
4.3.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể 57
Trang 84.3.2 Mạch điện đã làm thực tế 58
4.4 ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN 58
4.4.1 Đánh giá 58
4.4.2 Ứng dụng của mạch điện trong thực tế 58
CHƯƠNG 5: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BƠM NƯỚC TỰ ĐỘNG CÓ BẢO VỆ BƠM KHÔNG TẢI 60
5.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 60
5.1.1 Vấn đề đặt ra 60
5.1.2 Đề xuất giải pháp 60
5.2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN THEO YÊU CẦU 60 5.2.1 Yêu cầu của mạch điện 60
5.2.2 Xây dựng sơ đồ khối chung 61
5.2.3 Thiết kế và tính toán mạch điện 61
5.2.4 Lưu đồ thuật toán và viết chương trình 65
5.3 THI CÔNG THỰC TẾ 66
5.3.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể 66
5.3.2 Mạch điện đã làm thực tế 68
5.4 ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN 69
5.4.1 Đánh giá 69
5.4.2 Ứng dụng của mạch điện trong thực tế 69
CHƯƠNG 6: MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐÈN TỰ ĐỘNG DÙNG CẢM BIẾN THÂN NHIỆT PIR KẾT HỢP VỚI QUANG TRỞ LDR 70
6.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 70
6.1.1 Vấn đề đặt ra 70
6.1.2 Đề xuất giải pháp 70
6.2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN THEO YÊU CẦU 70 6.2.1 Yêu cầu của mạch điện 70
6.2.2 Xây dựng sơ đồ khối chung 71
6.2.3 Thiết kế và tính toán mạch điện 71
6.2.4 Lưu đồ thuật toán và viết chương trình 75
Trang 96.3 THI CÔNG THỰC TẾ 76
6.3.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể 76
6.3.2 Mạch điện đã làm thực tế 77
6.4 ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN 77
6.4.1 Đánh giá 77
6.4.2 Ứng dụng của mạch điện trong thực tế 77
CHƯƠNG 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BỒN RỬA TAY TỰ ĐỘNG DÙNG CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI 78
7.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 78
7.1.1 Vấn đề đặt ra 78
7.1.2 Đề xuất giải pháp 78
7.2 PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN THEO YÊU CẦU 78 7.2.1 Yêu cầu của mạch điện 78
7.2.2 Xây dựng sơ đồ khối chung 78
7.2.3 Thiết kế và tính toán mạch điện 79
7.2.4 Lưu đồ thuật toán và viết chương trình 81
7.3 THI CÔNG THỰC TẾ 82
7.3.1 Sơ đồ nguyên lý tổng thể 82
7.3.2 Mạch điện đã làm thực tế 83
7.4 ĐÁNH GIÁ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỆN 83
7.4.1 Đánh giá 83
7.4.2 Ứng dụng của mạch trong thực tế 83
KẾT LUẬN 84
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC : CHƯƠNG TRÌNH LẬP TRÌNH CHO CÁC MẠCH ĐÃ THỰC HIỆN 87
Trang 10DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều 5
Hình 2.2 Chỉnh lưu cầu 1 pha 7
Hình 2.3 Nguyên lý và đồ thị dạng áp ra của chỉnh lưu cầu 1 pha 7
Hình 2.4 Sơ đồ mạch nghịch lưu phụ thuộc 8
Hình 2.5 Sơ đồ nghịch lưu áp độc lập 1 pha 9
Hình 2.6 Sơ đồ chân của Vi điều khiển 8051 loại 20 và 40 chân 10
Hình 2.7 Sơ đồ khối và chân của IC555 13
Hình 2.8 Sơ đồ chân của Transistor 14
Hình 2.9 Hình ảnh thực tế của Transistor 2SD718 16
Hình 2.10 Đồ thị mối quan hệ giữa Ic và Vce 16
Hình 2.11 Ký hiệu và đường cong đặc tính của diode 17
Hình 2.12 Cấu tạo và hình ảnh thực tế của Led 19
Hình 2.13 Cấu tạo của Relay 20
Hình 2.14 Hình ảnh thực tế của Relay 20
Hình 2.15 Trạng thái hoạt động của Relay 21
Hình 2.16 Cách mắc diode và trở để triệt tiêu dòng tự cảm 21
Hình 2.17 Ký hiệu của quang trở 22
Hình 2.18 Hình ảnh thực tế của cảm biến thân nhiệt PIR 23
Hình 2.19 Hình dáng và kích thước của PIR 23
Hình 2.20 Vật liệu pyroelectric dùng làm cảm biến PIR 24
Hình 2.21 Đầu vào ra của bộ khuếch đại thuật toán 25
Hình 2.22 Sơ đồ chân và hình ảnh thực tế của Lm324 26
Hình 2.23 Sơ đồ chân của IC CD4047 27
Hình 2.24 Các lớp bán dẫn và ký hiệu Triac 28
Hình 2.25 Đặc tính Volt- Ampere của Triac 29
Hình 2.26 Triac BT136 29
Đối với mạch cần dòng lớn và công suất lớn hơn thì ta có thể thay đổi các TRIAC có công suất và dòng điện phù hợp với mục đích sử dụng 29
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc UPS online 32
Trang 11Hình 3.2 Sơ đồ cấu trúc UPS offline 33
Hình 3.3 Sơ đồ khối UPS theo thiết kế 36
Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý mạch chuyển đổi chế độ hoạt động theo thiết kế 37
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý mạch nạp acquy theo thiết kế 39
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý mạch công suất theo thiết kế 44
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch UPS 46
Hình 3.8 Mạch chuyển đổi đã làm thực tế 47
Hình 3.9 Mạch nạp ắc quy đã làm thực tế 47
Hình 3.10 Mạch tạo dao động và khuếch đại công suất thực tế 48
Hình 3.11 Biến áp nghịch lưu đã quấn 48
Hình 3.12 Mô hình UPS thực tế đã làm 49
Hình 4.1 Sơ đồ khối thuật toán chung cửa tự động 52
Hình 4.2 Mạch nguồn cung cấp cho cửa tự động 52
Hình 4.3 Mạch cầu H thay đổi chiều động cơ 53
Hình 4.4 Mạch lấy tín hiệu từ cảm biến cho cửa tự động 54
Hình 4.5 Mạch điều khiển cửa tự động 54
Hình 4.6 Công tắc hành trình 55
Hình 4.7 Lưu đồ thuật toán của mạch cửa tự động 56
Hình 4.8 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch cửa tự động 57
Hình 4.9 Mô hình cửa tự động thực tế đã làm 58
Hình 5.1 Sơ đồ khối của mạch bơm nước tự động 61
Hình 5.2 Mạch nguồn cung cấp cho mạch điều khiển bơm nước 61
Hình 5.3 Mạch cảm biến mức nước 62
Hình 5.4 Mạch điều khiển máy bơm 63
Hình 5.5 Mạch hiển thị mức nước và cài đặt 64
Hình 5.6 Mạch công suất cấp nguồn cho máy bơm 64
Hình 5.7 Lưu đồ thuật toán của mạch bơm nước tự động 66
Hình 5.8 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch bơm nước 67
Hình 5.9 Mạch bơm nước đã làm thực tế 68
Hình 6.1 Sơ đồ khối mạch đèn tự động 71
Trang 12Hình 6.2 Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn đèn tự động 71
Hình 6.3 Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến PIR và LDR 72
Hình 6.4 Khối điều khiển đèn tự động 73
Hình 6.5 Sơ đồ nguyên lý mạch đóng cắt đèn sử dụng Rơ le 73
Hình 6.6 Sơ đồ nguyên lý mạch đóng cắt đèn sử dụng Triac 74
Hình 6.7 Lưu đồ thuật toán của mạch đèn tự động 75
Hình 6.8 Sơ đồ nguyên lý tổng thể mạch đèn tự động 76
Hình 6.9 Mạch đèn tự động làm thực tế 77
Hình 7.1 Sơ đồ khối mạch bồn rửa tay tự động 78
Hình 7.2 Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến hồng ngoại 79
Hình 7.3 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển bồn rửa tay 80
Hình 7.4 Sơ đồ nguyên lý mạch công suất bồn rửa tay 80
Hình 7.5 Lưu đồ thuật toán mạch bồn rửa tay tự động 81
Hình 7.6 Sơ đồ nguyên lý tổng thể bồn rửa tay tự động 82
Hình 7.7 Mạch bồn rửa tay tự động làm thực tế 83
Trang 13DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Chức năng các bit của Port P3 89c52 12
Bảng 2.2 Thông số làm việc của IC555 13
Bảng 2.3 Dòng tối đa và điện áp nghịch của 1 số diode 18
Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa dung lượng ắc quy với dòng điện phóng 41
Bảng 3.2 So sánh ắc quy loại hở và loại kín 42
Trang 14DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
UPS Uninterruptible Power Supply Hệ thống nguồn cung cấp
dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại
trở)
Led)
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nhà thông minh đang là một xu hướng đang phát triển trong việc xây dựng các công trình nhà ở, các căn hộ, hay các trung tâm thương mại Từ lâu, nó đã là một đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như cộng đồng
Mặt khác, đời sống về vật chất cũng như tinh thần của xã hội ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt thì nhu cầu của xã hội cũng sẽ tăng lên, xã hội sẽ hướng đến những thiết bị vừa gần gũi vừa hoạt động tiện ích tạo cho họ cảm giác thoải mái và thuận lợi hơn, giải quyết công việc một cách khoa học hơn
Các mạch điện hay các sản phẩm thông minh, tự động hóa đang ngày càng đi vào đời sống người dân và mang tính thực tiễn rất cao
Được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô có chuyên môn trong khoa Điện- Điện
Tử Trường Đại Học Nha Trang và xuất phát từ nhu cầu thực tế trong xã hội, em chọn
đề tài tốt nghiệp “ Thiết kế mạch điều khiển tự động hệ thống cửa Hệ thống chiếu
sáng và cung cấp điện từ nguồn dự phòng một chiều cho ngôi nhà thông minh ”
để phần nào ứng dụng những thiết bị thông minh tự động vào trong cuộc sống hàng ngày, giải quyết công việc một cách tiện lợi và tốt nhất
Với tiêu chí đó, đồ án này sẽ trình bày và thiết kế một số mạch điện tự động hóa thông minh trong một ngôi nhà “Smart House” Đây là một đề tài bao gồm cả cơ khí, điện tử và lập trình điều khiển, đòi hỏi sự chính xác cao và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mang lại hiệu quả cao
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ các cơ sở lý thuyết, tạo ra được các sản phẩm mang tính thực tiễn và tiện dụng trong ngôi nhà thông minh và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong xã hội
Nghiên cứu các loại cảm biến, IC, và các loại linh kiện điện tử để thiết kế mạch
và tối ưu hóa mạch điện nhằm tăng sự tiện dụng và nhỏ gọn cho sản phẩm tạo ra phù hợp với nhu cầu của xã hội
Trang 161.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
số lượng thiết bị trong một ngôi nhà tương đối nhiều nên không thể thi công được toàn bộ các thiết bị đó mà chỉ tập trung nghiên cứu, thiết kế và thi công một số sản phẩm mang tính chất thực tiễn và quan trọng trong ngôi nhà như bộ nguồn UPS, đèn, bơm nước, cửa và bồn rửa tay bằng các linh kiện điện tử
o Nơi thực hiện: Phòng thí nghiệm Khoa Điện – Điện tử Trường Đại Học Nha Trang
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nội dung chính được chia thành 8 chương với nội dung từng chương như sau:
Chương này nói về lý do chọn đề tài, mục đích và phạm vi, cách thức thực hiện
đề tài cũng như trình bày sơ qua về ngôi nhà thông minh, tự động hóa
o Chương 4: Mạch điều khiển cửa tự động dùng cảm biến thân nhiệt PIR
Chương này trình bày cách tính toán, thiết kế và thi công mạch cửa tự động dùng cảm biến thân nhiệt PIR
Trang 17Chương này trình bày cách tính toán, thiết kế và thi công mạch bơm nước tự động với 8 mức cài đặt và có bảo vệ bơm không tải khi bơm hoạt động mà không có nước
o Chương 6: Mạch điều khiển đèn tự động dùng cảm biến thân nhiệt PIR kết hợp với quang trở LDR
Chương này trình bày cách tính toán, thiết kế và thi công mạch đèn tự động bật khi có người với điều kiện ánh sáng không đủ Cảm biến dùng là kết hợp giữa cảm biến ánh sáng LDR với cảm biến thân nhiệt PIR
o Chương 7: Mạch điều khiển bồn rửa tay tự động dùng cảm biến hồng ngoại Chương này trình bày cách tính toán, thiết kế và thi công mạch bồn rửa tự động dùng cảm biến hồng ngoại
o Đánh giá kết quả nghiên cứu và phương hướng phát triển của đề tài
Phần này đánh giá kết quả nghiên cứu được, đồng thời nêu phương hướng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện thêm cho đề tài
1.5 GIỚI THIỆU VỀ NGÔI NHÀ THÔNG MINH
Bạn đã từng nghe hoặc từng được bước chân vào một ngôi nhà thông minh nào
đó chưa? Chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm hết sức thú vị về sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại mang lại cho cuộc sống của con người khi bạn đặt chân tới ngôi nhà thông minh tiện dụng
Nhà thông minh (Smart home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết
bị điện, điện tử có tác dụng tự động hoá hoàn toàn hoặc bán tự động, thay thế con người trong việc thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển
Nhà thông minh đã được ứng dụng rất nhiều trên thế giới và trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam Ví dụ như trong Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội 2010, Bkav đã giới thiệu Hệ thống nhà thông minh SmartHome Đây là một trong những công trình công nghệ cao hoàn toàn do các
kỹ sư và chuyên gia của Công ty đầu tư phát triển công nghệ ngôi nhà thông minh Bkav SmartHome (công ty thành viên của Bkav) nghiên cứu và sản xuất; Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) cũng đã thành công với đề tài nghiên cứu về nhà thông minh thuộc KC.03/06-10; Hay như Cisco Systems Việt Nam đã đưa ra thị trường giải
Trang 18pháp tòa nhà thông minh CCRE (Cisco Connected Real Estate); và gần đây nhất là hội thảo về Giải pháp nhà thông minh do Công ty Cổ phần Biển Bạc phối hợp với các đối tác tổ chức vào ngày 23/02/2011 tại Hà Nội đã thu hút được đông đảo khách quan tâm tham dự…v…v
Với việc sử dụng công nghệ nhà thông minh, chủ nhà có thể dễ dàng quản lý các thiết bị điện, điện tử trong nhà ( điều hòa, đèn, rèm, ) thông qua iphone, ipad, PC và
o Mạch bơm nước tự động có bảo vệ bơm không tải
o Rèm cửa tự động
o Mái hiên thông minh tự động che khi có trời mưa
o Hệ thống điều khiển từ xa và điều khiển bằng màn hình cảm ứng
smart phone…
Trang 19CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA CÁC LINH KIỆN
CHÍNH DÙNG TRONG MẠCH
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Cấu trúc và tham số của nguồn một chiều
Hình 2.1 Sơ đồ khối của mạch nguồn một chiều a) Chức năng các khối:
- Máy biến áp có nhiệm vụ chuyển từ điện áp qui chuẩn của lưới điện sang điện áp phù hợp với tải Máy biến áp còn có nhiệm vụ biến từ số pha qui chuẩn của lưới điện sang
số pha phù hợp với mạch chỉnh lưu
Mạch chỉnh lưu: Ở đây các van bán dẫn được đấu với nhau thành mạch sao cho tiến hành được quá trình chỉnh lưu
Chú ý: Mạch van là mạch bắt buộc phải có trong thiết bị chỉnh lưu Trong khi đó MBA
có thể có hoặc không
- Lọc: Có nhiệm vụ làm bằng phẳng điện áp hoặc dòng điện ra tải theo yêu cầu của tải b) Phân loại:
Mạch chỉnh lưu được phân loại theo các dấu hiệu sau:
- Theo sơ đồ đấu mạch van : hình tia hoặc hình cầu
- Theo loại van được sử dụng
Chỉnh lưu không điều khiển: Van là điôt
Chỉnh lưu điều khiển: Van là Thyristo
Chỉnh lưu bán điều khiển: Van là Thyristo + Điôt
c) Các tham số của mạch chỉnh lưu:
Nhóm tham số tải:
Trang 20Ud: giá trị trung bình của điện áp nhận được ngay sau mạch van chỉnh lưu
0
12
11
d a t
d t a dt
t a T A
T tb
Pd = Ud Id; Pd: công suất một chiều đưa ra tải
Nhóm tham số van:
Dòng trung bình qua van: Itbv
Điện áp ngược cực đại: Ungược van
S1: Công suất phía sơ cấp MBA → S1 = U1I1
m
i I
1 2
U
U
K 1
- Hệ số san bằng: Dùng để đánh giá hiệu quả của bộ lọc, do đó nó được tính như sau:
dmra
dmvao sb
K
K
Chú ý: Nếu Ksb càng lớn càng tốt thì Kđm càng nhỏ càng tốt
2.1.2 Chỉnh lưu cầu một pha
Mạch chỉnh lưu cầu biến đổi cả hai thành phần cực tính của dạng sóng đầu vào thành một chiều Do đó nó có hiệu suất cao hơn Tuy nhiên trong mạch điện không có điểm giữa của biến áp người ta sẽ cần đến 4 điốt thay vì một như trong mạch chỉnh lưu nửa sóng Điều này có nghĩa là đầu cực của điện áp ra sẽ cần đến 2 điốt để chỉnh lưu, thí dụ như 1 cho trường hợp điểm X dương, và 1 cho trường hợp điểm X âm Đầu ra
Trang 21còn lại cũng cần chính xác như thế, kết quả là phải cần đến 4 điốt Các điốt dùng cho kiểu nối này gọi là cầu chỉnh lưu
Hình 2.2 Chỉnh lưu cầu 1 pha
Bộ chỉnh lưu toàn sóng biến đổi cả 2 nửa chu kỳ thành một điện áp đầu ra có một chiều duy nhất: Dương (hoặc Âm) vì nó chuyển hướng đi của dòng điện của nửa chu kỳ âm (hoặc dương) của dạng sóng xoay chiều
Hình 2.3 Nguyên lý và đồ thị dạng áp ra của chỉnh lưu cầu 1 pha
Mạch chỉnh lưu gồm 4 van đấu thành 2 nhóm: Đ1Đ3 nhóm catot chung; Đ2Đ4 nhóm anot chung
U U
d d
R
U
I
2.1.3 Nghịch lưu một pha
Nghịch lưu là quá trình biến đổi năng lượng một chiều thành năng lượng xoay chiều với điện áp và tần số ngõ ra có thể thay đổi cung cấp cho tải xoay chiều
Trang 22 Nghịch lưu phụ thuộc:
Nghịch lưu phụ thuộc có sơ đồ nguyên lý giống như chỉnh lưu có điều khiển mạch nghịch lưu phụ thuộc là mạch chỉnh lưu trong đó có nguồn một chiều được đổi dấu so với chỉnh lưu và góc mở α của các tiristo thỏa mãn điều kiện (π/2<α<π) lúc đó công suất của máy phát điện một chiều trả về lưới xoay Tần số và điện áp nghịch lưu này phụ thuộc vào tần số điện áp lưới xoay chiều Sơ đồ như sau :
Hình 2.4 Sơ đồ mạch nghịch lưu phụ thuộc
Ta có thể coi Udα như nguồn một chiều thay thế tương đương cho mạch van và nguồn xoay chiều phía trước
Một nguồn suất điện động nào đó có thể là phát năng lượng hay nhận năng lượng tuỳ theo chiều dòng điện và chiều suất điện động nào đó
- Nếu chiều dòng điện ie
trùng chiều suất điện động E
- Nếu chiều dòng điện ie
ngược chiều suất điện động E
: Nguồn E nhận năng lượng
Pn
Từ nguyên tắc này ta thấy rằng muốn có nghịch lưu cần có hai điều kiện:
và id
trùng nhau
- Để phía xoay chiều nhận năng lượng, tức nguồn Ud nhận năng lượng thì chiều dòng id phải ngược chiều nguồn Ud
- Thực hiện điều kiện 2 bằng cách đảo chiều Udα, tức Udα < 0 Mà: Udα = Udocosα => cần điều chỉnh để α > 90o
chỉnh lưu I
- Điều kiện 2 đảm bảo khi α > 900
Với điều kiện α > 900 thì chỉ có các mạch có quy luật U d U 0cos mới cho phép chạy ở chế độ nghịch lưu
Trang 23- Nghịch lưu song song và nối tiếp
- Nghịch lưu nguồn dòng và nguồn áp
Cụ thể với nghịch lưu áp 1 pha như sau:
Hình 2.5 Sơ đồ nghịch lưu áp độc lập 1 pha
0 ÷ θ2 , T1, T2 khóa, T3,T4 mở ra Tải sẽ được đấu vào nguồn theo chiều ngược lại,
vẫn giữ nguyên hướng cũ (đường nét đậm), T1 , T2 đã bị khóa, nên dòng phải khép
thông qua D3, D4 về tụ C (đường nét đứt )
Tương tự như vậy khi khóa cặp T3 vàT4 dòng tải sẽ khép mạch qua D1 và D2 Đồ thị điện áp Ut, dòng tải it, dòng qua điôt iD và dòng qua tiristo được biểu diễn trên hình
2.2 THÔNG SỐ CÁC LINH KIỆN CHÍNH DÙNG TRONG MẠCH
2.2.1 Vi điều khiển 8051
Họ vi điều khiển MCS-51 do Intel sản xuất đầu tiên vào năm 1980 là các IC thiết
kế cho các ứng dụng hướng điều khiển Các IC này chính là hệ thống vi xử lý hoàn
Trang 24chỉnh bao gồm các thành phần của hệ vi xử lý : CPU, bộ nhớ, các mạch giao tiếp, điều khiển ngắt
MCS-51 là họ vi điều khiển sử dụng cơ chế CISC (Complex Instruction Set Computer), có độ dài và thời gian thực thi của các tập lệnh khác nhau Tập lệnh cung cấp cho MCS-51 có các lệnh dùng cho vi điều khiển xuất/nhập tác động đến từng bit
Đối với loại 89C52
8KB PEROM (Flash Programmable and Erasable Read Only Memory), có khả năng tới 1000 chu kỳ ghi xóa
Tần số hoạt động từ : 0Hz đến 24 MHz
- 256 Byte RAM nội
- 4 Port xuất/nhập I/O 8 bit
Hình 2.6 Sơ đồ chân của Vi điều khiển 8051 loại 20 và 40 chân
PORT 0: Là port có 2 chức năng ở các chân 32-39 của AT89C52:
Trang 25Chức năng IO (xuất/nhập): Dùng cho các thiết kế nhỏ Tuy nhiên, khi dùng chức năng này thì Port 0 phải dùng thêm các điện trở kéo lên (pull-up), giá trị của điện trở phụ thuộc vào thành phần kết nối với Port
o Khi dùng làm ngõ ra, Port 0 có thể kéo được 8 ngõ TTL
Chức năng địa chỉ/dữ liệu đa hợp:khi dùng các thiết kế lớn, đòi hỏi phải sử dụng
bộ nhớ ngoài thì Port 0 vừa là bus dữ liệu (8 bit), vừa là bus địa chỉ (8 bit thấp) Ngoài ra khi lập trình cho AT89C52, Port 0 còn dùng để nhận mã khi lập trình và xuất mã khi kiểm tra (quá trình kiểm tra đòi hỏi phải có điện trở kéo lên)
Port 1: (chân 1-8) Ngoài chức năng là IO, chân P1.0 và chân P1.1 dùng cho bộ định thời thứ 3
Tại Port 1 đã có điện trở kéo lêm nên không cần thêm điện trở ngoài Port 1 có khả năng kéo được 4 ngõ TTL và còn dùng làm 8 bit địa chỉ thấp trong quá trình lập trình hay kiểm tra
Khi dùng làm ngõ vào, Port 1 phải được set mức logic 1 trước đó
Port 2: (chân 21-28) Là Port có 2 chức năng:
Chức năng IO (xuất/nhập) : có khả năng kéo được 4 ngõ TTL Khi dùng làm ngõ vào, Port 2 phải được set mức logic 1 trước đó
Chức năng địa chỉ: dùng làm 8 bit địa chỉ cao khi cần bộ nhớ ngoài có địa chỉ 16 bit Khi đó, Port2 không được dùng cho mục đích IO
Khi lập trình, Port 2 dùng làm 8 bit địa chỉ cao hay một số tín hiệu điều khiển
Port 3: (chân 10-17) Là Port có 2 chức năng:
Chức năng IO: có khả năng kéo được 4 ngõ TTL Khi dùng làm ngõ vào, Port 3 phải được set mức logic 1 trước đó
Đặc biệt các chân trong port P3 có thể được dùng để ghép nối với máy tính để điều khiển thông qua Visua Basic thông qua giao diện được lập trình trên máy tính Tên và chức năng của các bit trong Port P3 được trình bày trong bảng sau:
Trang 26Bảng 2.1 Chức năng các bit của Port P3 89c52
ALE/PROG (Address Latch Enable/Program): (chân 30) Cho phép tách các đường địa chỉ và dữ liệu tại Port 0 khi truy xuất bộ nhớ ngoài ALE thường nối với chân Clock của IC chốt (74373, 74573)
Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể được dùng làm tín hiệu clock cho các phần khác của hệ thống Xung này có thể cấm bằng cách set bit 0 của SFR tại địa chỉ 8Eh lên 1 Khi đó, ALE chỉ có tác dụng khi dùng lệnh MOVX hay lệnh MOVC Ngoài ra, chân này còn được dùng làm ngõ vào xung lập trình cho ROM nội (PROG)
EA/VPP (External Access): (chân 31) Dùng để cho phép thực thi chương trình
từ ROM ngoài Khi nối chân 31 với VCC, AT89C52 sẽ thực thi chương trình từ ROM nội (tối đa 8KB) , ngược lại thì thực thi từ ROM ngoài (tối đa 64 KB)
Ngoài ra, chân EA được lấy làm chân cấp nguồn 12V khi lập trình cho ROM RST (Reset): (chân 9 ) Cho phép reset AT89C52 khi ngõ vào tín hiệu đưa lên mức 1 trong ít nhất là 2 chu kỳ máy
2.2.2 IC tạo xung NE555
LM555 là một thiết bị hết sức ổn định cho sự dao động và tạo ra độ chính xác định thời Lần đầu tiên được giới thiệu bởi tập đoàn Segnetics gồm 2 loại là SE555 và NE555 vào năm 1971 Sơ đồ chân như sau :
Trang 27Hình 2.7 Sơ đồ khối và chân của IC555
IC NE555 dễ dàng tạo được xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích với sơ đồ ghép nối đơn giản Điện áp làm việc của NE555 :
Bảng 2.2 Thông số làm việc của IC555
Chức năng của các chân:
- Chân số 1(GND) : Được nối với mass lấy dòng cung cấp cho IC hay còn gọi là chân chung
- Chân số 2(Trigger) : Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được dùng như một chân chốt hay ngõ vào của một tần so áp Mạch so sánh ở đây dùng các transistor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3 điện áp Vcc
- Chân số 3 : Là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic trạng thái của tín hiệu ra logic Trạng thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1 Mức 1 ở đây là mức cao tương ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM = 100%) và mức 0 tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0 này không bằng 0V mà nó nằm trong khoảng từ 0,35V tới 0,75V
Trang 28- Chân số 4 (Reset): Dùng lập định mức trạng thái ra Khi chân số 4 nối mass thì ngõ
ra ở mức thấp Còn khi chân số 4 nối vào mức cao thì trạng thái ngõ ra tùy theo mức
áp trên chân 2 và 6 Nhưng mà trong mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này lên Vcc
- Chân số 5 (Control Voltage) : Dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC NE555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND Chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống GND thông qua tụ điện từ 0,01µF đến 0,1µF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định
- Chân số 6 (Threshold): Là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp khác và cũng được dùng như một chân chốt
- Chân số 7 (Dischager): Có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bởi tầng Logic của chân 3 Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này đóng lại, ngược lại thì khóa này mở ra Chân 7 tự xả điện cho 1 mạch R-C lúc IC NE555 dùng như một tầng dao động
- Chân số 8 (Vcc): Là chân cung cấp áp và dòng cho IC NE555 hoạt động Không có chân này coi như IC không hoạt động Nó được cấp điện áp từ 4,5V đến 15V
2.2.3 Transistor
Cấu tạo :
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau
Hình 2.8 Sơ đồ chân của Transistor
Trang 29Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được
Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E
Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 )
Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy
từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng Ib
Ngay khi dòng Ib xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng Ic mạnh gấp nhiều lần dòng Ib
Như vậy rõ ràng dòng Ic hoàn toàn phụ thuộc vào dòng Ib và phụ thuộc theo một công thức:
Ic = β.Ib Trong đó Ic là dòng chạy qua mối CE
Ib là dòng chạy qua mối BE
β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Ký hiệu :
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất nhưng thông dụng nhất vẫn là các transistor do Nhật bản, Mỹ và Trung Quốc sản xuất Transistor Nhật bản : Thường ký hiệu là A , B , C , D Ví dụ A564, B633, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu
là C và D là Transistor ngược NPN
Các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công suất lớn và tần số làm việc thấp hơn
Trang 30Transistor do Mỹ sản xuất thường ký hiệu là 2N ví dụ 2N3055, 2N4073 vv Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái Chữ cái thức nhất cho biết loại Transistor: Chữ A và B là Transistor thuận, chữ C và D là Transistor ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm: X và P là Transistor âm tần, A và G
là Transistor cao tần Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm Thí dụ: 3CP25 , 3AP20 vv…
Transistor sử dụng trong đồ án bao gồm C1815,C828, D882, A1015, H1061, B613, 2SB688 và 2SD718 Cụ thể như Transistor 2SD718 :
Hình 2.9 Hình ảnh thực tế của Transistor 2SD718
Mối quan hệ giữa Ic và Vce được minh họa bởi đồ thị sau:
Hình 2.10 Đồ thị mối quan hệ giữa Ic và Vce Transistor này là loại Transistor NPN có khả năng chịu được dòng lớn lên tới 8A thường sử dụng trong các mạch công suất lớn như amply, máy giật cá, ổn áp và các mạch công suất khác
Trang 312.2.4 Diode, Led
Diode:
Diode vốn là van điện, dòng điện mắc theo chiều thuận thì mở cho dòng chảy qua, dòng điện mắc theo chiều ngược thì đóng, ngăn không cho dòng chảy qua Vậy dùng diode có thể nắn dòng điện chảy theo hai chiều, quen gọi là dòng xoay chiều, thành dòng điện chảy theo một chiều Do điện nhà vốn là dòng xoay chiều, trong khi hầu hết các dạng thiết bị điện tử đều dùng nguồn một chiều, nên trong thiết
bị người ta thường dùng diode để nắn dòng Muốn có mạch nắn dòng toàn kỳ, người ta dùng cầu 4 diode Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều dạng cầu diode, nó có 4 chân, trên đó ghi 2 chân là xoay chiều và chân (+) cho ra volt dương và chân (-) cho ra
volt âm
Hình 2.11 Ký hiệu và đường cong đặc tính của diode Khi cầm trên tay một diode, chúng ta phải biết dòng làm việc của nó và phải biết mức áp nghịch của diode Một diode khi dẫn điện thường ghim lại mức áp khoảng 0.6V đến 0.7V, và khi nghịch ngăn dòng không cho qua, thì trên diode sẽ chịu một điện áp nghịch rất lớn
Diode zener có tính ổn áp Trong mạch diode zener luôn ở trạng thái phân cực nghịch và làm việc ở trạng thái bị đánh thủng Khi diode zener bị đánh thủng, nó sẽ có
Trang 32tính ghim áp, lúc này mức áp đưa vào có thay đổi nhưng mức áp lấy ra trên diode zener là không đổi
Trong nhiều mạch điện người ta dùng diode zener không có điện trở hạn dòng
Một số loại diode :
Bảng 2.3 Dòng tối đa và điện áp nghịch của 1 số diode
Thông thường có 2 loại :
- Mini Power Led : Công suất nhỏ hơn 0.5W
- High Power Led : Công suất lớn hơn 0.5 W (0.5W, 1W, 2W )
Nếu dùng Mini Power Led cho các bộ đèn có kích thước nhỏ, có thể ứng dụng trong các khe hoặc không gian nhỏ hẹp, không phải lo về vấn đề nhiệt độ làm nóng xung quanh
High Power Led được sử dụng cho các bộ đèn có công suất lớn Các bộ đèn này cần có kết cấu tản nhiệt tốt (thường bằng nhôm đúc ép) vì bóng High Power Led rất nóng Bộ đèn không tỏa được nhiệt sẽ dẫn đến làm giảm quang thông (độ sáng) của bóng Led và làm nhanh hư mạch điều khiển của bóng Led
Đây là điều cần đặc biệt lưu ý đến khi mua các bộ đèn led Do tính chất phổ biến và tiên lợi của đèn Led, càng ngày, nhiều loại đèn Led mới ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Nhờ đó, người sử dụng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn
Trang 33Hình 2.12 Cấu tạo và hình ảnh thực tế của Led
Ưu điểm của Led :
- Hiệu quả Led có hiệu suất phát sáng cao hơn bóng sợi đốt
- Màu sắc : Led có thể phát ra màu sắc như ý muốn mà không cần bộ lọc màu theo phương pháp truyền thống
dàng trên mạch in
- Thời gian bật tắt nhanh: Led có thời gian bật tắt rất nhanh kể từ lúc có tác động (micro giây) Điều này rất quan trọng trong thông tin liên lạc, lĩnh vực yêu cầu có thời gian đáp ứng nhanh
- Độ sáng tối : Led có thể dễ dàng điều khiển độ sáng tối bằng phương pháp điều chế độ rộng xung hoặc tăng giảm dòng điện tác động
- Tuổi thọ đèn cao: Đây là ưu điểm lớn nhất của đèn led, tuổi thọ của đèn led vào khoảng 35000 đến 100000 giờ, lớn hơn nhiều lần so với bóng huỳnh quang và sợi đốt
- Độ bền cao : Led được làm từ vật liệu bán dẫn nên rất khó bị phá hủy bởi sự va đập
- An toàn : Led không gây độc hại, thân thiện với môi trường
Chiếu sáng bằng đèn Led là một công nghệ xanh và tiết kiệm
Ðèn Led có những ưu điểm như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ từ 70%-80% so với loại đèn thông thường Một bóng đèn Led công suất 5W có thể cho ánh sáng tương đương với một bóng đèn thông thường công suất 20W Thời gian chiếu sáng của đèn Led trắng trung bình 100.000 giờ (tương đương 35 năm, mỗi ngày hoạt động 8 giờ)
Theo tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, nếu sử dụng đèn Led cho 50% nhu cầu chiếu sáng hiện nay ở nước này, thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 17 GigaWatt điện, tương đương công suất của 17 cụm nhà máy điện hạt nhân
Trang 34Với lĩnh vực chiếu sáng công cộng, đèn Led trắng đã bắt đầu tham gia vào các công trình kiến trúc mới
2.2.5 Rơ-le
Rơ- le là một công tắc điều khiển từ xa đơn giản, nó dùng một dòng nhỏ để điều khiển một dòng lớn vì vậy nó được dùng để bảo vệ công tắc nên cũng được xem là một thiết bị bảo vệ Một rơ-le điển hình bao gồm mạch điều khiển và phần nguồn
Hình 2.13 Cấu tạo của Relay
Hình dáng thực tế như sau:
Hình 2.14 Hình ảnh thực tế của Relay Tất cả rơ-le đều hoạt động cùng một nguyên lý cơ bản Chúng ta sẽ dùng 4 chân của Rơ- le làm ví dụ Rơ-le có 2 mạch : Mạch điều khiển (màu xanh) và mạch tải (màu đỏ) Mạch điều khiển có một cuộn dây nhỏ còn mạch tải có một tiếp điểm là các lá thép hoặc đồng
Trang 35Hình 2.15 Trạng thái hoạt động của Relay
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây mạch điều khiển (chân số 1 và số 3) tạo ra một từ trường làm đóng tiếp điểm (chân số 2 và chân số 4) Tiếp điểm, là một phần của mạch tải, được dùng để điều khiển mạch điện nối với nó Dòng chạy qua chân số 2
và số 4 và rơ le được kích hoạt (trạng thái mở)
Khi dòng ngừng chạy qua mạch điều khiển (chân số 1 và số 3) thì không còn từ trường, do đó tiếp điểm hở ra và dòng bị ngăn không cho chạy qua chân số 2 và số 4 Rơle bây giờ ở trạng thái ngắt
Tuy nhiên, khi tiếp điểm hở ra tức là từ trường mất đi thì trong cuộn dây nó sẽ cảm ứng một điện áp lên chính nó và có thể làm hỏng rơ le Vì vậy cần phải triệt tiêu điện áp tự cảm này bằng điện trở hoặc diode
Hình 2.16 Cách mắc diode và trở để triệt tiêu dòng tự cảm
Một diode ngăn dòng tự cảm được nối song song với cuộn dây rơ-le Nó mắc theo chiều nghịch nên khi tiếp điểm mở thì không có dòng chạy qua diode Khi mạch điều khiển rơ-le ngắt (tiếp điểm hở) dòng sẽ ngừng chạy qua cuộn dây, gây ra sự giảm của từ trường Các đường sức từ xuyên qua cuộn dây và sinh ra điện áp ngược trong cuộn dây Điện áp ngược này bắt đầu tăng lên Khi điện áp ngượcphía dưới diode tăng
Rơ-le ngắt Rơ-le mở
Cấu tạo
Trang 36cao hơn điện áp dương nguồn phía trên diode 0.7V thì diode sẽ dẫn cho dòng phía điện
áp cao đi qua Kết quả là triệt tiêu điện áp tự cảm
2.2.6 Cảm biến LDR và PIR
LDR:
Quang trở là một miếng bán dẫn ở điều kiện bình thường thì không dẫn điện do các điện tử được liên kết với hạt nhân nên không di chuyển được Khi chiếu ánh sáng vào, điện tử nhận được năng lượng nên sẽ thoát khỏi sức hút hạt nhân trở thành điện tử
tự do nên quang trở có khả năng dẫn điện
Khả năng dẫn điện của LDR phụ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu vào nó, khi ánh sáng chiếu vào càng mạnh thì điện trở của nó càng giảm và ngược lại, khi ánh sáng chiếu vào càng yếu thì điện trở càng tăng và khi trời tối thì điện trở gần như là vô
Hình 2.17 Ký hiệu của quang trở
PIR:
PIR là chữ viết tắt của Passive InfraRed sensor (PIR sensor), tức là bộ cảm biến thụ động dùng nguồn kích thích là tia hồng ngoại Tia hồng ngoại (IR) chính là các tia nhiệt phát ra từ các vật thể nóng
Trong các cơ thể sống, trong chúng ta luôn có thân nhiệt (thông thường là ở 37
độ C), và từ cơ thể chúng ta sẽ luôn phát ra các tia nhiệt, hay còn gọi là các tia hồng ngoại, người ta sẽ dùng một tế bào điện để chuyển đổi tia nhiệt ra dạng tín hiệu điện và nhờ đó mà có thể làm ra cảm biến phát hiện các vật thể nóng đang chuyển động
Hình dáng của PIR trong thực tế:
Trang 37Hình 2.18 Hình ảnh thực tế của cảm biến thân nhiệt PIR
Cảm biến này gọi là thụ động vì nó không dùng nguồn nhiệt tự phát (làm nguồn tích cực, hay chủ động) mà chỉ phụ thuộc vào các nguồn thân nhiệt, đó là thân nhiệt của các thực thể khác, như con người, con vật
Hình 2.19 Hình dáng và kích thước của PIR
Trên đây là đầu dò PIR, loại bên trong gắn 2 cảm biến tia nhiệt, gồm có 3 chân
ra, một chân nối masse, một chân nối với nguồn Vcc, và 1 chân tín hiệu Mức điện áp làm việc có thể từ 3 đến 15V Góc dò lớn Để tăng độ nhạy cho đầu dò ta dùng kính Fresnel, nó được thiết kế cho loại đầu có 2 cảm biến, góc dò lớn, nó còn có tác dụng ngăn tia tử ngoại làm hỏng PIR
Các nguồn nhiệt (với người và con vật là nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng ngoại, qua kính Fresnel, qua kích lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại với transistor FET
Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho xuất hiện 2 tín hiệu
và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo động
Trang 38Mọi vật thể đều được cấu tạo từ các phân tử nhỏ li ti, nhiệt là một dạng năng lượng tạo ra từ các dao động của các phân tử , đó là các chuyển động hỗn loạn, không trật tự Từ các dao động này, nó phát ra các tia nhiệt, bằng cảm giác thông thường của giác quan, con người chúng ta nói đó là sức nóng
Ở mỗi người nguồn thân nhiệt thường được điều ổn ở mức 37 độ C, đó là nguồn nhiệt mà ai cũng có và nếu dùng linh kiện cảm ứng thân nhiệt, chúng ta sẽ có thiết bị phát hiện ra người, đó chính là ý tưởng mà người ta chế ra thiết bị motion detector, điều khiển theo nguồn thân nhiệt chuyển động Hình vẽ sau đây cho thấy vật liệu nhóm pyroelectric được dùng làm cảm biến dò tia nhiệt:
Hình 2.20 Vật liệu pyroelectric dùng làm cảm biến PIR
Người ta kẹp vật liệu pyroelectric giữa 2 bản cực, khi có tác kích của các tia nhiệt, trên hai 2 bản cực sẽ xuất hiệu tín hiệu điện, do tín hiệu yếu nên cần mạch khuếch đại
Trong bộ đầu dò PIR, người ta gắn 2 cảm ứng PIR nằm ngang, và cho nối vào cực Gate (chân Cổng) của một transistor FET có tính khuếch đại Khi cảm biến pyroelectric thứ nhất nhận được tia nhiệt, nó sẽ phát ra tín hiệu và khi nguồn nóng di chuyển ngang, sẽ đến cảm biến pyroelectric thứ hai nhận được tia nhiệt và nó lại phát
ra tín hiệu điện
Sự xuất hiện của 2 tín hiệu này cho nhận biết là đã có một nguồn nhiệt di động ngang và mạch điện tử sẽ phát ra tín hiệu điều khiển Tín hiệu này có thể dùng tắt mở đèn hay dùng để báo động
Trang 392.2.7 Op-amp so sánh
Mạch khuếch đại thuật toán (operational amplifier), thường được gọi tắt là amp là một mạch khuếch đại "DC-coupled" (tín hiệu đầu vào bao gồm cả tín hiệu BIAS) với hệ số khuếch đại rất cao, có đầu vào vi sai, và thông thường có đầu ra đơn Trong những ứng dụng thông thường, đầu ra được điều khiển bằng một mạch hồi tiếp
op-âm sao cho có thể xác định độ lợi đầu ra, tổng trở đầu vào và tổng trở đầu ra
Các mạch khuếch đại thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều các thiết bị điện tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và khoa học Các mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất rẻ Các thiết kế hiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số thiết kế cho phép mạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra mà không làm hư hỏng
Một mạch khuếch đại thuật toán thông dụng có 2 đầu vào và 1 đầu ra Điện áp đầu ra bằng bội số của sai biệt điện áp hai đầu vào:
Vout = G(V+ − V−)
G là độ lợi vòng hở của mạch khuếch đại thuật toán Đầu vào được giả định có tổng trở rất cao; Dòng điện đi vào hoặc ra ở đầu vào sẽ không đáng kể Đầu ra được giả định có tổng trở rất thấp
Nếu đầu ra được đưa trở về đầu vào đảo sau khi được chia bằng một bộ phân
áp: K = R1 / (R1 + R2), thì ta có cách mắc mạch như sau:
Hình 2.21 Đầu vào ra của bộ khuếch đại thuật toán
Kết cấu của một mạch khuếch đại thuật toán ráp thành mạch khuếch đại không đảo
cơ bản:
V+ = Vin
V− = K Vout
Trang 40Vout = G(Vin − K Vout)
là:
Vout/Vin = G /(1 + G K)' Nếu G rất lớn, Vout/Vin sẽ gần bằng 1/K, bằng 1 + (R 2 /R 1 )
Kiểu nối hồi tiếp âm như thế này được sử dụng rất thường xuyên nhưng có thể có nhiều biến thể khác nhau, làm cho nó trở nên một trong những khối linh hoạt nhất trong tất cả các khối lắp đặt điện tử
Các op-amp so sánh (hay còn gọi là IC thuật toán) dùng trong đồ án là LM311, LM324
Ví dụ cụ thể : LM324
LM324 là IC khuếch đại thuật toán
Nếu ta cung cấp một đầu vào dao động với chênh lệch nhỏ cho LM324N thì tùy vào cách mắc: Hồi tiếp âm, hồi tiếp dương, thì ta sẽ có được những dao động với biên độ lớn hơn
Ngoài ra LM324 cũng có thể sử dụng như một IC so sánh điện áp vào
Các đặc điểm chính của LM324:
+ Độ khuếch đại: 10dB
+ Dòng điện hoạt động thấp: 375uA/kênh
+ 4 kênh khuếch đại
+ Dải điện thế hoạt động rộng: 3-30V (nguồn đơn) và ±1.5 V - ±15 V (nguồn đôi)
Hình 2.22 Sơ đồ chân và hình ảnh thực tế của Lm324