Thực trạng công tác Kế toán huy động vốn tại NHTMCPCT Hà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 28 - 48)

NH hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, để tồn tại và phát triển và đăc biệt là đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì công tác huy động vốn phải được quan tâm hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này trong những năm qua ngân hàng đã đặc biệt chú trọng trong công tác huy động vốn. Ngân hàng đã áp dụng các hình thức huy động sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân

- Các loại tiền gửi tiết kiệm: có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi góp, bậc thang, tiết kiệm có dự thưởng.

- Phát hành giấy tờ có giá : trái phiếu, kỳ phiếu.

Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngoài các NH như ngân hàng NHNT… huy động vốn còn có dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Cho thấy công việc huy động vốn của ngân hàng rất khó khăn khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh .Nhưng nhờ có sự tích cực, chủ động nắm bắt thị trường và có những phương pháp phù hợp, linh hoạt trong lĩnh vực huy động vốn nên trong những năm qua NH đã huy động đạt đợc kết quả cao đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác.

2.2.1. Tài khoản sử dụng

Hệ thống tài khoản mới được ban hành đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với chuẩn kế toán mới. Riêng phần kế toán nguồn vốn huy động được quy định theo dõi ở Loại 8 của hệ thống tài khoản nội bảng và hạch toán tài khoản cấp V theo từng loại hình huy động như sau. Cụ thể, hiện tại Chi nhánh BIDV - Bắc Hà Nội đang có các loại hình huy động nguồn vốn sau:

 Tiền gửi của khách hàng (TK 42)

- Tiền gửi không kỳ hạn (TK 4211,4221) - Tiền gửi có kỳ hạn (TK 4212, 4222)

- Tiền gửi vốn chuyên dùng (TK 4214, 4224) • Tiền gửi tiết kiệm (TK 423, 424) :

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TK 4231, 4241 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TK 4232, 4242) - Tiền gửi tiết kiệm khác (TK 4238)

 Phát hành giấy tờ có giá (TK 43)

Phát hành giấy tờ có giá (TK 431, 434): - Kỳ phiếu Ngân hàng

- Trái phiếu Ngân hàng - Chứng chỉ tiền gửi

Tại chi nhánh, để dễ dàng quản lý và theo dõi các sản phẩm nguồn vốn huy động nên đã mở tiểu khoản chi tiết cho từng loại sản phẩm.

2.2.2. Chứng từ sử dụng

Đi đôi với việc hạch toán và sử dụng tài khoản việc chấp hành các quy định về chứng từ cũng rất quan trọng. Tại Ngân hàng chứng từ được sử dụng trong kế toán nghiệp vụ huy động vốn bao gồm:

- Nhóm chứng từ tiền mặt: Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt…

- Nhóm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu( nhờ thu)…

- Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, ủy nhiệm thu điện tử, thẻ thanh toán…

- Các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

- Các loại sổ tiết kiệm, bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản

2.2.3. Quy trình kế toán huy động vốn

2.2.3.1. Quy trình kế toán tiền gửi thanh toán của khách hàng

Tại Ngân hàng đang áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa nên quy trình kế toán được tiến hành như sau:

 Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản:

Kế toán giao dịch hướng dẫn khách hàng viết giấy nộp tiền 2 liên, sau đó kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thực hiện thu tiền và hạch toán trước khi chuyển cho kiểm soát viên.

Nợ : TK tiền mặt : Số tiền khách hàng nộp

Có : TK tiên gửi KKH/KH : Số tiền khách hàng nộp Trả lại cho khách hàng 1 liên và 1 liên lưu tại Ngân hàng.

 Khi khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có nhu cầu rút tiền mặt : Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết giấy lĩnh tiền mặt, kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng, nếu đủ thì tiến hành hạch toán rồi chuyển cho kiểm soát viên.

Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát rút tiền gửi thanh toán là 50 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạch toán:

Nợ : TK tiền gửi KKH /cty Trường Phát : 50.000.000đ Có : TK tiền mặt : 50.000.000đ

 Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển khoản:

 Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng Ngân hàng, khách hàng lập UNC 2 liên kế toán kiểm tra nếu hợp lệ thì hạch toán. 1 liên ủy nhiệm chi giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại Ngân hàng, 1 liên báo có cho khách hàng thu hưởng. Ngân hàng không thu phí.

Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát trả tiền cho bưu điện Đức Giang có TK tại BIDV_Bắc Hà Nội, số tiền 7 triệu đồng.

Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi KKH/cty Trường Phát : 7.000.000đ Có : TK tiền gửi KKH/Bưu điện Đức Giang : 7.000.000đ  Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản ở Ngân hàng khác: Kế toán hướng dẫn khách hàng lập ủy nhiệm chi 3 liên, kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp thì chuyển sang cho bộ phận chuyển tiền điện tử để chuyển tiền đi cho khách hàng. 1 liên ủy nhiệm chi đưa cho khách hàng, 2 liên lưu tại Ngân hàng.

 Ngân hàng tính trả lãi cho khách hàng vào ngày 25 hàng tháng theo phương pháp tích số và hạch toán:

Nợ : TK trả lãi tiền gửi : Số tiền lãi tính được Có : TK tiền gửi KKH/ KH : Số tiền lãi tính được

2.2.3.2. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

Khi khách hàng đến gửi tiết kiệm:

Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết phiếu gửi tiền, kiểm tra các yếu tố trong chứng từ, nếu đúng thì tiến hành hạch toán rồi giao cho kiểm soát duyệt và in sổ tiết kiệm.

Có TK tiền gửi tiết kiệm tương ứng của khách hàng

Sau đó giao sổ tiết kiệm cho khách hàng, giấy gửi tiền và lưu tại Ngân hàng.

 Khi khách hàng đến xin tất toán sổ tiết kiệm:

Giao dịch viên nhận sổ, rút thẻ lưu và tính lãi cho khách hàng theo số ngày khách hàng đã gửi. Kế toán lập phiếu chi ( trên ghi số tiền lãi ) và giấy rút tiền tiết kiệm ( trên ghi số tiền gốc ). Sau đó cho khách hàng ký nhận tiền vào phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán ( chữ ký phải trùng khớp với thẻ lưu) và chi tiền. Phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán và thẻ lưu đã đóng dấu tất toán được lưu tại Ngân hàng

Ví dụ 1:

Ngày 07/07/2008 Ông Nguyễn Văn A đến Ngân hàng yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất 0,3%/tháng, thời gian gửi tiền là 26/06/2008, số tiền 20 triệu đồng

Kế toán tính lãi theo lãi suất 0,3%/tháng.

Số lãi tính được = 20.000.000đ x 22.000 30 11 % 3 , 0 = × đ

Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/Ông A : 20.000.000đ

Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 22..000đ Có : TK tiền mặt : 20.022.000đ Ví dụ 2:

Ngày 25/06/07 Bà Trần Kim Oanh đến Ngân hàng yêu cầu: Ngân hàng cho rút tiết kiệm trước hạn loại tiết kiệm 6 tháng, lãi suất 1.25%/ tháng, thời gian gửi tiền là 30/05/07, số tiền 15 triệu đồng

Kế toán NH tiến hành nhập lãi vào gốc theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,35%/tháng. Số lãi tính được = 15.000.000 x 43.750 30 25 % 35 , 0 × = Hạch toán kế toán:

Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 43.750 đ

Có : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 43.750 đ Sau đó hạch toán:

Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 15.043.750 đ Có : TK tiền mặt : 15.043.750 đ

Khi đến hạn mà KH chưa đến tất toán:

Kế toán tiến hành nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn tiếp theo với lãi suất tương ứng tại thời điểm nhập lãi và hạch toán:

Nợ : TK Lãi tiền gửi

Có : TK Tiền gửi tiết kiệm tương ứng của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.3.. Phát hành giấy tờ có giá

Trong thực tế hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu được áp dụng tạm thời khi NH thiếu vốn và lượng vốn thiếu này được dự kiến trước để ấn định việc bán kỳ phiếu theo từng thời điểm, do đó các chi nhánh cũng không thể hoàn toàn chủ động đối với hình thức tạo vốn này.

Theo trên cân đối hạch toán thì số dư kỳ phiếu vẫn còn thể hiện nhưng thực tế thì hình thức huy động này đã chấm dứt từ nhiều năm nay.

b. Chứng chỉ tiền gửi (TK 431011)

Đây là loại chứng chỉ tiền gửi trả lãi sau huy động hộ trung ương, chi nhánh không được sử dụng số nguồn vốn này.

2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán huy động vốn của Ngân hàng TMCP CT chi nhánh Tây Hà Nội TMCP CT chi nhánh Tây Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được

Năm 2009 xét về mặt tổng thể thì nguồn vốn huy động có mức tăng tr- ưởng thấp hơn so với các năm trước đây, nguyên nhân do tiền gửi quản lý của các tổ chức kinh tế thấp hơn so với đầu năm. Nhưng ngân hàng đã nắm bắt đ- ược kịp thời tình hình và có những chính sách, biện pháp như quảng cáo, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, điều chỉnh kịp thời chính sách lãi suất, phát hành thêm nhiều sản phẩm mới về tiền gửi…Vì thế nên tuy thị trường có nhiều biến động song công tác huy động vốn trong cộng đồng dân cư vẫn có sự tăng trưởng khá và ổn định, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn; số lượt khách hàng quan hệ gửi tiền tăng cao hơn so với năm trước. Có thể khẳng định: thị phần huy động vốn của chi nhánh ngày càng có sự tăng tr- ưởng, đạt mục tiêu của kế hoạch KD.

Thật vậy nhìn lại số liệu được nêu ra trong bảng 1 ta có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng trưởng.Tuy còn găp nhiều khó khăn trong công tác kế toán huy động vốn nhưng ngân hàng đã biết tận dụng và phát huy những lợi thế nên kết quả nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt được rất khả quan.Nhờ việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng thêm các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có kì hạn phong phú với mức lãi xuất phù hợp. Đặc biệt được ngân hàng cấp trên cho phép trong

năm đã thực hiện huy động chứng chỉ tiền gửi với nhiều loại kì han và mức lãi xuất hấp dẫn, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ gòp phần làm tăng nguồn vốn lên đáng kể.Một nguyên nhân nữa là do ngân hàng đã làm tốt công tác chiến lược khách hàng ,thông qua khối liên kết khách hàng truyền thống để thu hút khách hàng mới, đồng thời thường xuyên quan tâm đến việc thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, từ đó tăng thêm số lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiền ,vay vốn và chuyển tiền điện tử tương đối lớn.So với năm 2006 thì mức tăng trưởng vốn huy độn có phần giảm đi đáng kể.Đây là một hiên tượng ma hầu hêt các ngân hnàg gặp phải trong thời điểm này.Tổng lượng vốn huy động nói chung của ngân hàng giảm và trong đó thì lượng vốn huy động ngắn hạn giảm đáng kể. Đây là hiện tượng tất yếu sảy ra khi mà tốc độ lạm phát ngày một gia tăng mà lãi xuât ngân hàng chưa có nhiều thay đổi phù hợp, mặt khác cũng trong thời gian này thị trường nhà đất có nhiều biến động nên việc đâu tư vào địa ốc đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hiện nay Ngân hàng còn nhiều tồn tại như: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NH trong những năm qua, tuy đáp ứng phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản nhưng thực tế quy mô nguồn vốn của NH vẫn còn khá hạn hẹp. Trên địa bàn hiện nay còn rất nhiều KH tiềm năng có năng lực tài chính tốt mà NH chưa hướng tới như: các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn...hay các bộ phận dân cư thành thị có thu nhập cao, mà khách hàng của ngân hàng của ngân hàng đa số là KH truyền thống với số dư tiền gửi còn thấp. NH cũng đang cố gắng cung cấp thêm các dịch vụ mới để thu hút KH như: làm đại lý thanh toán, thực hiện thanh toán L/C...nên cũng cần rất nhiều vốn để KD. Các

hình thức huy động vốn của NH chưa thu hút được KH có thể do mức lãi suất chưa hấp dẫn. Bên cạnh đó cũng có thể do các nguyên nhân sau:

- Quy trình giao dịch chưa áp dụng phương thức giao dịch một cửa, nên KH khi đến giao dịch còn phải qua nhiều cửa để làm thủ tục. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian của KH và NH cần nhiều nhân viên giao dịch.

- Thời gian mở cửa của NH trùng với các cơ quan khác nên việc giao dịch của KH là nhân viên cũng có phần hạn chế. NH cần mở rộng thêm các hình thức giao dịch tự động để tiện cho KH có nhu cầu vào các ngày nghỉ, ngày lễ. Mở rộng thêm các địa điểm giao dịch để phục vụ tôt nhất các KH ở xa trụ sở giao dịch chính.NH đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn như phát hành trái phiếu, tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau, nhiều loại tiết kiệm như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp. Nhưng để cạnh tranh được với các ngân hàng trong cùng địa bàn thì NH cần đa dạng hóa nhiều hơn nữa các hình thức, như tiết kiệm tích lũy mua nhà, ôtô... hình thức mà NH đang sử dụng chỉ mới đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu tích lũy của cá nhân và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa thu hút được nhiều KH là doanh nghiệp lớn.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CT

CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

3.1. Định hướng trong hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCT chi nhánh Tây Hà Nội nhánh Tây Hà Nội

Cần áp dụng nhiều hình thức huy động vốn có tính chất khuyến mại như tiết kiệm có dự thưởng, đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm

Tăng thêm chất lượng của nguồn vốn huy động bằng việc tăng cường thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng, các khoản đầu tư của tổ chức kinh tế nước ngoài.

Ngân hàng cần mở rộng hơn mối quan hệ với dân cư, áp dụng mức lãi suất hợp lý để huy động tiền gửi của dân chúng. Đa dạng hoá các nguồn vốn trong kinh doanh, phát huy nội lực bằng việc coi nguồn vốn huy động tại địa phương là trọng tâm khai thác.

Có chiến lược huy động vốn phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lưới, điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập và tập quán tiêu dùng của địa phương, mức cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng cơ sở, để nguồn vốn tăng trưởng đồng thời chi phí vốn hợp lý.

Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian, đảm bảo nguồn vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa các rủi ro có thể gặp phải.

Tập trung đầu tư vốn cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp KD xuất nhập khẩu, các khách hàng truyền thống đồng thời tìm thêm

khách hàng mới có đầy đủ hồ sơ pháp lý chuẩn mực, đảm bảo thu hồi vốn vay.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại NHTMCPCT Chi nhánh Tây Hầ Nội NHTMCPCT Chi nhánh Tây Hầ Nội

Vì vậy Ngân hàng không những phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ngân hàng mình còn phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng địa bàn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đối với một ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) chi nhánh Tây Hà Nội (Trang 28 - 48)