Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong thời gian tới
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I 6
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 6
I ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 6
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 6
1.1.KHÁI NIỆM 6
1.2.ĐẶC ĐIỂM 7
2- VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ 8
2.1 TRÊN GIÁC ĐỘ NỀN KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC 8
2.1.1 ĐẦU TƯ VỪA TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG CUNG VỪA TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔNG CẦU 8
2.1.2.ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG HAI MẶT ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ 8
2.1.3 ĐẦU TƯ CÓ TÁC DỤNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 10
2.1.4 ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 11
3 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 11
3.1 VỐN TRONG NƯỚC 11
3.2 NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI 12
II ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 13
1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.13 1.1 KHÁI NIỆM 13
1.1.1.KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 13
1.1.2 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN 14
1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 15
2 VỐN ĐẦU TƯ XDCB 16
2.1 KHÁI NIỆM 16
2.2 NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XDCB 17
2.3.CẤU THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XDCB 18
2.3.1.VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT 18
2.3.2 VỐN ĐẦU TƯ MUA SẮM MÁY MÓC THIẾT BỊ CHO ĐỐI TƯỢNG XÂY DỰNG 19
Trang 22.3.3 NHỮNG CHI PHÍ XDCB KHÁC LÀM TĂNG GIÁ TRỊ TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH 19
3 PHÂN LOẠI VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 20
4 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 21
4.1- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 21
4.1.1.KHỐI LƯỢNG VỐN THỰC HIỆN 21
4.1.2 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT PHỤC VỤ TĂNG THÊM 23
4.2-HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB .25
III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 31
1 KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN THEO CẤU THÀNH VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 31
2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ THẨM QUYỀN 33
3.TRONG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ 33
PHẦN II 35
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2000 35
I-THỰCTRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN35 1991-2000 35
1 KHỐI LƯỢNG VỐN THỰC HIỆN 35
2 TÌNH HÌNH CỤ THỂ VỀ CƠ CẤU CÁC NGUỒN VỐN 38
2.1 CƠ CẤU THEO NGUỒN VỐN 38
2.2 CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ THEO NGÀNH 40
2.3 CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO VÙNG KINH TẾ 41
2.3.1 CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN ĐƯỢC TRONG 10 NĂM QUA (1991-2000) 42
II TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB 45
1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB THỜI KỲ 1991-1995 45
2 VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRONG NĂM 2001 56
III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB 58
1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRONG 10 NĂM 1991- 2000 58
2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 60
Trang 32.1.HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 61
2.2.HIỆU QUẢ XÃ HỘI 64
2.3 HIỆU QUẢ TRONG LĨNH VỰC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ.64 3 NHỮNG TỒN TẠI CÒN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở NƯỚC TA 65
3.1 ĐẦU TƯ DÀN TRẢI 65
3.2 TRONG ĐẦU TƯ XDCB TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ CÒN CHẬM 66
3.3 CƠ CẤU ĐẦU TƯ TRONG XDCB CÒN CÓ MẶT CHƯA HỢP LÝ .68
3.4.TÌNH TRẠNG VỐN CHỜ DỰ ÁN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 69
3.5 LÃNG PHÍ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 70
PHẦN 3 72
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 73
I - ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XDCB TRONG THỜI GIAN TỚI 73
1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN : 73
2 DỰ KIẾN CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB 74
3 DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ XDCB THEO NGÀNH KINH TẾ 75
II-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB 77
1 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 77
2.HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 77
3 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ ĐẦU TƯ .83
4.TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XDCB 86
4.1 CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 86
4.2 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 90
KẾT LUẬN 92
MỤC LỤC 94
Trang 5LỜI MỞ ĐẦUNước ta đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hộicho 10 năm đầu của thế kỷ 21- chiến lược đẩy mạnh Công nghiệp hoá hiện đạihoá đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Xây dựng nền tảng để đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp Đầu tư là yếu tố quan trọng
để nước ta hoàn thành mục tiêu đặt ra, nó là chìa khoá của sự tăng trưởng
Theo tính toán của các nhà khoa học để tăng 1% GDP cần tăng 3 đến 4 lầnnguồn vốn đầu tư Trong thời gian qua, chúng ta đã thực hiện nhiều cơ chế quản
lý và những chính sách mới nhằm huy động tối đa nguồn vốn đầu tư thuộc mọithành phần kinh tế trong và ngoài nước Do đó, vốn đầu tư phát triển khôngngừng được tăng lên, các nguồn vốn huy động tham gia đầu tư ngày càng trởnên đa dạng Việc triển khai sử dụng vốn đầu tư cũng được nhà nước ta quantâm, chú trọng nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển
Đầu tư Xây dựng cơ bản (XDCB) được chú ý đầu tiên trong công cuộcđầu tư, vốn cho đầu tư Xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốnđầu tư phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư XDCB đối với
sự phát triển , những năm gần đây vốn cho đầu tư Xây dựng cơ bản ngày mộttăng lên, quy mô đầu tư cho từng công trình cũng như số lượng các công trìnhđầu tư khá lớn Vấn đề đáng xem xét là lượng vốn này đã và đang được sử dụngnhư thế nào, có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng của nước ta hay không(?), có những hạn chế nào cần phải khắc phục
Để hiểu sâu hơn về tình hình sử dụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản, em
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB
ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong thời gian tới”.
Trang 6Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Những lý luận chung về đầu tư XDCB.
Phần II: Tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB ở Việt Nam giai đoạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Liên
Trang 7PHẦN INHỮNG LÝ LUẬN CHUNG
I ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển.
1.1.Khái niệm.
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, hay nói rõhơn là kết quả mong muốn và kỳ vọng đạt được khi ta phải bỏ ra, phải hy sinhnhững lợi ích trước mắt chúng ta có cách hiểu về đầu tư (còn gọi là hoạt độngđầu tư).Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớnhơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tàinguyên thiên nhiên, là sức lao động là trí tuệ những kết quả đó có thể là sự tăngthêm các tài sản tài chính( tiền vốn) tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các củacải vật chất khác ) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn khoa học kỹthuật ) Và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng xuất cao hơntrong nền sản xuất xã hội
Trong kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là những tài sản vật chất,tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng mọi lúc mọinơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế, những kếtquả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng
Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia hoạt động sử dụng cácnguồn lực trực tiếp ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồnlực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực
sẵn có thuộc phạm trù đầu tư hay phạm trù đầu tư phát triển Vậy đầu tư phát
Trang 8triển là hoạt động sử dụng các nguồn lưc tài chính, ngồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sư hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống cả mọi thành viên trong xã hội (theo giáo trình Kinh tế Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân).
1.2.Đặc điểm.
Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để trong suốt quátrình thực hiện đầu tư, đây là cái giá phải trả của đầu tư phát triển
Thời gian để tiến hành một công việc đầu tư cho đến khi các thành quả của
nó phát huy hết tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy
ra đó là các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội
Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra với các cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và
do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tốkhông ổn định về tự nhiên, xã hội kinh tế chính trị
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dàinhiều năm có khi hàng trăm năm thậm chí là những công trình vĩnh viễn như cáccông trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (kim tư tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành-Trung Quốc, Angcovat-Campuchia ) điều này nói lên giá trị lớn lao của cácthành quả đầu tư phát triển
Các thành quả của hoạt đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt độngngay nơi mà nó được tạo dựng nên Do đó các điều kiện về địa hình tại đó có
Trang 9ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này củacác kết quả đầu tư.Ví dụ: Đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong hoạtđộng đầu tư xoá đói giảm nghèo ở Thanh Hóa thì phải xây dựng ở Thanh Hoáchứ không phải ở một nơi nào khác rồi mới mang đến Thanh Hoá đặt được.Thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiềucủa yếu tố không ổn định về thời gian và điều kiện địa lý không gian.
2- Vai trò của đầu tư.
2.1 Trên giác độ nền kinh tế của đất nước.
2.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
Về mặt cầu đầu tư là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh
tế Theo số liệu của WB, đầu tư thường chiếm khoảng 24%-28% trong cơ cấutổng cầu của tất cả các nước trên thế giới
Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn, với tổng cung chưa kịpthay đổi sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằngtăng theo và giá cả của các đầu vào đầu tư tăng
Về mặt cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng,các năng lực mới
đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theosản lượng tiềm năng tăngvà giá cả giảm Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phéptăng tiêu dùng Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa.Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản đẻ tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xãhội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viêntrong xã hội
2.1.2.Đầu tư tác động hai mặt đến sự tăng trưởng và ổn định kinh tế.
*Tích cực:
Trang 10- Tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đường
sự phát triển kinh tê xã hội của đất nước
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khi đầu tư phải sử dụng đến côngnghệ cần phải chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ làm cho chúng ta
có khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề củacông nhân, trình độ quản lý của cán bộ, đẩy nhanh sự phát triển của khoa học kỹthuật đất nước
Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Là đất nước có 80% dân sốlàm nông nghiệp xu hướng hiện nay nước ta đang chuyển dịch cơ cấu sang côngnghiệp và dịch vụ Điều này thể hiện thông qua tỷ lệ tăng thêm của mỗi khu vựctheo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dần theohướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng củakhu vực nông nghiệp trong khi đó vẫn duy trì được tốc độ tăng của tấta cả cáckhu vực và các ngành kinh tế
*Tiêu cực:
- Khi tăng đầu tư cầu của các yếu tố của đầu tư làm cho giá của các hànghoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động ,vật tư ) đến mộtmức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ,
Trang 11đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấphơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại.
- Tiếp đến nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề mà rất nhiều quốc giađặc biệt quan tâm hiện nay Thực tế cho thấy những năm gần đây khi đầu tư tăngthì ô nhiễm môi trường ở nước ta càng tăng chính vì vậy mà các cơ quan nhànước có thẩm quyền phải xem xét kĩ lưỡng trước khi thẩm định cấp giấy phépđầu tư cho các nhà đầu tư, đầu tư mà mất cân đối sai chủ trương chính sách sẽgây tình trạng lãng phí tiền của sức lực và không hiệu quả
2.1.3 Đầu tư có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thểtăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9% – 10% ) là tăng cường đầu tưnhằm tạo ra sư phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và du lịch Đối với cácngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinhhọc để đạt được tốc độ tăng trưởng là 5 % – 6% là rât khó khăn
Về cơ chế đầu tư cũng có nhiếu biến đổi qua các thời kì :
-Từ 1975 –1986, đầu tư theo cơ chế tập trung, bao cấp phân bổ vốn chocác ngành, lĩnh vực, đặc điểm cơ bản của cơ chế này là ít chú ý đến hiệu quảkinh tế Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế thời kỳ này là rất thấp
- Từ 1986 đến nay chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có chiến lược phát triển đề ra:
+ Chiến lược thay thế
+ Chiến lược hướng tới xuất khẩu
Trang 12Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏitình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên ,địa thếkinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn kéo theo
- Trực tiếp: Tăng vốn đầu tư làm tăng số lượng của nền kinh tế và ngược
lại làm giảm vốn đầu tư sẽ làm giảm số lượng của nền kinh tế
- Gián tiếp: Thông qua việc đầu tư vào L,T,R để tác động ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
3 Nguồn vốn đầu tư.
3.1 Vốn trong nước.
Đối với các nước nghèo để thoát khỏi cảnh nghèo và phát triển kinh tế làmột vấn đề nan giải, ngay từ đầu là thiếu vốn gay gắt và từ đó dẫn tới thiếunhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ tầng
Trang 13Nguồn vốn trong nước có vai trò mang tính chất quyết định, khối lượngvốn đầu tư trong nước có thể huy động được phụ thuộc vào các nhân tố:
- Quy mô và tốc độ tăng GDP
- Quan hệ tích luỹ và tiêu dùng của nhà nước ở các nước chậm phát triển
Tỉ lệ tích luỹ vốn thấp, tỉ lệ tiêu dùng cao
- Tiết kiệm của dân cư: ở nhiều nước, tiền tiết kiệm của dân cư chiếm một
bộ phận lớn, với tỉ lệ ngày càng tăng trong tổng các khoản tiết kiệm của cả nước.Mức tiết kiệm của dân cư một mặt phụ thuộc vào mức thu nhập của họ mặtkhác phụ thuộc vào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chính sách ổn định tiền tệcủa nhà nước
Vốn đầu tư trong nước hình thành từ các nguồn vốn sau:
- Vốn nhà nước (tiết kiệm của chính phủ) nguồn vốn này bao gồm vốnngân sách, vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn của các doanh nghiệp nhà nước.Nguồn vốn ngân sách được hình thành từ các khoản thu phí, lệ phí, các loạithuế và tận thu thuế
Để có được lượng vốn này lớn cần tiết kiệm chi ngân sách bằng cách tiết kiệmchi phí thường xuyên bộ máy hành chính sự nghiệp từ trung ương đến địaphương.Tiết kiệm và chi phí hợp lý các khoản chi hành chính khác liên quanđến nhà đất, chi phí đi lại, giao tiếp, điện thoại, chống thất thoát trong đầu tưXây dựng cơ bản
- Vốn tiết kiệm của dân cư: Nếu muốn có lượng vốn này lớn thì thu nhậpcủa dân cư phải lớn, lãi suất tiết kiệm phải cao mới thu hút được người dân gửitiền vào ngân hàng, làm tăng khả năng tích luỹ vốn để dầu tư Tiết kiệm của dân
cư được huy động thông qua hệ thống ngân hàng nhà nước
Trang 14- Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: được lấy từ lợi nhuận của doanh nghiệp,quĩ khấu hao và tiết kiệm chi tiêu.
3.2 Nguồn vốn nước ngoài.
Bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp
- Vốn gián tiếp (ODA): Là vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, tổ chức
phi chính phủ được thực hiện dưới hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, việntrợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cả hìnhthức cho vay thông thường Một trong những hình thức phổ biến của đầu tư giántiếp tồn tại dưới loại hình ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nướccông nghiệp phát triển Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh
và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa nước nhận đầu tư Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với
sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng cóhiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay
- Vốn đầu tư trực tiếp( FDI): Là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quátrình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra Vốn này thường không đủ lớn để giảiquyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên, vớivốn đầu tư trực tiếp nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng cóđược công nghệ (do người đầu tư mang góp vốn và sử dụng), trong đó có cảcông nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương, vì lý do cạnh tranh haycấm vận nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làmviệc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trườngthế giới, nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhàđầu tư
Trang 15II ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.
1 Khái niệm và vai trò của đầu tư Xây Dựng Cơ Bản.
1.1 Khái niệm.
1.1.1.Khái niệm Đầu tư Xây Dựng cơ Bản.
Là một bộ phận của hoạt đông đầu tư nói chung, đầu tư Xây dựng cơ bản
là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản tái sản xuấtgiản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thôngqua các hình thức xây mới mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định.Đầu tư xây dựng cơ bản không phải là hoạt động sản xuất vật chất mà làphạm trù kinh tế tài chính xuất hiện trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định
1.1.2 Nội dung và đặc điểm của Xây Dựng Cơ Bản.
* Nội dung
Nội dung của Xây dựng cơ bản bao gồm khảo sát thiết kế và xây lắp côngtrình Khảo sát thiết kế thuộc lĩnh vực Xây dựng cơ bản bao gồm khảo sát vềmặt kinh tế và kỹ thuật có chức năng mô tả hình dáng kiến trúc, nội dung kỹthuật và tính kinh tế của công trình thích ứng với năng lực sản xuất
Xây lắp công trình là quá trình xây dựng và lắp đặt nhằm tạo nên nhữngsản phẩm Xây dựng cơ bản theo như thiết kế
Kết quả của hoạt động xây lắp là các công trình, hoạt động sửa chữa lớnnhà cửa vật kiến trúc, hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị, hoạt động khảo sátthăm dò thiết bị phát sinh trong quá trình xây lắp
Trình tự đầu tư xây dựng một công trình Xây dựng cơ bản gồm ba giaiđoạn:
Trang 16+ Chuẩn bị đầu tư.
+ Thực hiện đầu tư
+ Kết thúc xây dựng và đưa dư án vào hoạt động
Mua sắm vật liệu máy móc là quá trình chủ đầu tư bỏ tiền ra mua sắm vậtliệu máy móc đây cũng được coi là xây dựng cơ bản Nó nằm trong quá trìnhthực hiện đầu tư
*Đặc điểm của xây dựng cơ bản.
Loại hình sản suất trong xây dựng cơ bản là loại hình sản xuất đơn chiếc,
tính chất sản phẩm không ổn định, mang tính thời vụ, không lặp lại Các yếu tốđầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm không cố định và thườngxuyên phải di chuyển vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó đảm bảo, điềunày phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá trình thicông công trình
Do sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp nên hoạtđộng sản xuất trong Xây dựng cơ bản là quá trình hợp tác sản xuất của nhiềunghành, nhiều bộ phận để tạo ra sản phẩm cuối cùng Do đó quá trình sản xuất,quản lý, điều phối giữa các khâu, giữa các bộ phận đòi hỏi tính cân đối, nhịpnhàng, liên tục cao Quá trình sản xuất thi công Xây dựng cơ bản thường phảitiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậutại nơi thi công Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn nên thời gian thicông kéo dài, trong thời gian thi công toàn bộ khối lượng vốn đầu tư vào dự án
bị ứ đọng
1.2 Vai trò của Đầu tư Xây Dựng Cơ Bản.
Trang 17Để đảm bảo cho xã hội không ngừng phát triển điều trước tiên và cần thiết
là phải đầu tư Xây dựng cơ bản Trong một nền kinh tế xã hội, đối với bất kỳmột phương thức sản xuất nào cũng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tươngứng.Việc đảm bảo tính tương ứng đó là hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản.Đầu tư Xây dựng cơ bản là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả cácngành kinh tế quốc dân và thay đổi tỉ lệ giữa chúng Những năm qua, nước ta dotăng cường đầu tư Xây dựng cơ bản, cơ cấu kinh tế đã có những biến đổi quantrọng Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế vốn có như cơ khí chế tạo,luyện kim, hoá chất, vận tải nhiều ngành kinh tế mới đã bắt đầu xuất hiện như:Bưu điện, hàng không…nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng kinh tế mới đã,đang được hình thành
Đầu tư Xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sảnxuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triểnsức sản xuất xã hội, tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trongnước, tăng tích luỹ, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngườilao động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản về chính trị, xã hội
Đầu tư Xây dựng cơ bản tạo nên một nền tảng cho việc áp dụng nhữngcông nghệ mới, nó góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sáchkinh tế nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay
2 Vốn đầu tư XDCB.
2.1 Khái niệm.
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí dã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư,bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí
Trang 18chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán (theo Niên giám thống kê 2000).
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểnnền kinh tế, nó là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở vật chấtcho nền kinh tế, vốn đầu tư Xây dựng cơ bản góp phần đưa các thành tựu khoahọc kỹ thuật vào xây dựng và cải tiến công nghệ từ đó nâng cao được năng lựcsản xuất và phục vụ
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các tài sản cố định cho nền kinh tế Cần lưu ý có một số khoản mục mà xét
về mặt tính chất lẫn nội dung thì nó là hoạt động Xây dựng cơ bản nhưng chiphí của chúng thì lại không được tính vào vốn đầu tư Xây dựng cơ bản Đó lànhững hoạt động sau đây:
- Hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc
- Chi phí khảo sát, thăm dò tài nguyên, địa chất nói chung trong nền kinh tế
mà không liên quan trực tiếp đến công trình nào cả
2.2 Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB.
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ các nguồn vốn sau:
-Vốn ngân sách Nhà nước: bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địaphương Vốn ngân sách được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế và được nhànước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các côngtrình thuộc ngân sách Nhà nước
Trang 19-Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: Vốn của ngân sách Nhà nước dùng để chovay, vốn huy động của các đơn vị trong nước và các tầng lớp dân cư Vốn vaydài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiều bào ở nước ngoài.-Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thànhphần kinh tế, đối với xí nghiệp quốc doanh, vốn này được hình thành từ lợinhuận( sau khi nộp thuế cho Nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh
lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước
-Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này của các tổ chức, cá nhânnước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nàođược Chính Phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp táckinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
-Vốn vay nước ngoài bao gồm: Vốn do Chính Phủ vay theo hiệp định ký
kết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay
của các tổ chức, cá nhân ở nứơc ngoài và vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đivay
-Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài (ODA)
-Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động
2.3.Cấu thành vốn đầu tư XDCB.
Vốn đầu tư XDCB bao gồm:
- Vốn dùng cho việc khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa, vật kiến trúc…
- Vốn dùng để mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất
và hoàn thiện tài sản cố định
Trang 20- Phí tổn xây dựng khác có liên quan phát sinh trong quá trình sản xuất vàhoàn thiện tài sản cố định.
Để hiểu sâu hơn nội dung và kết cấu của vốn đầu tư Xây dựng cơ bảnchúng ta xem xét các yếu tố cấu thành cuả nó bao gồm:
2.3.1.Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt.
Vốn đầu tư xây dựng là các chi phí để xây dựng mới, mở rộng và khôiphục các loại nhà cửa, vật kiến trúc (có thể sử dụng lâu dài hoặc tạm thời) có ghitrong dự toán xây dựng
Vốn lắp đặt là chi phí cho việc lắp đặt máy móc vào nền, bệ cố định (gắnliền với công dụng của tài sản cố định mới tái tạo, kể cả chạy thử để kiểm trachất lượng máy.Trong vốn này không bao gồm giá trị thiết bị và chi phí chạythử để kiểm tra thiết bị ttrước khi lắp đặt)
Phần vốn xây dựng và lắp đặt chỉ có tác dụng tạo nên phần vỏ bao che chocông trình, nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm cho xã hội Vì vậy ta có thể tìmmọi biện pháp hợp lý trong thiết kế quy hoạch mặt bằng, hình khối kiến trúc,giải pháp kết cấu và sử dụng các loại vật liệu xây dựng có hiệu quả để giảmphần vốn này đến mức tối đa
2.3.2 Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho đối tượng xây dựng.
Đó là phần vốn để mua sắm, vận chuyển và bốc dỡ các máy móc thiết bị,các công cụ sản xuất của công trình từ nơi mua đến tận chân công trình Chonên việc tăng tỷ trọng của phần vốn thiết bị trong vốn đầu tư Xây dựng cơ bản làmột phương hướng tích cực nhất trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
2.3.3 Những chi phí XDCB khác làm tăng giá trị tài sản cố định.
Trang 21Là những phần vốn chi cho các công việc có liên quan đến xây dựng côngtrình như: chi phí thăm dò khảo sát, thiết kế công trình, chi phí thuê mua hoặcthiết kế, mua đất, đền bù hoa màu, di chuyển vật kiến trúc, chi phí chuẩn bị khuđất để xây dựng, chi phí cho các công trình tạm loại lớn phục vụ cho thi công(lán trại, kho tàng, điện và nước), chi phí đào tạo cán bộ công nhân vận hành sảnxuất sau này, chi phí lương chuyên gia (nếu có), chi phí chạy thử máy có tải, thửnghiệm và khánh thành.
Trong những khoản chi của vốn kiến thiết cơ bản khác, có một số khoảnchi khi quyết toán công trình được ghi vào giá trị tài sản cố định của công trìnhnhư các chi phí phục vụ cho thiết kế, mua đất xây dựng, còn lại các chi phí khác
là những chi phí không tạo nên tài sản cố định nên không được tính vào vốn đầu
tư Xây dựng cơ bản Đó là một số khoản sau đây:
- Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định có tính chất sản xuất do vốn khấu haosửa chữa lớn đài thọ
- Các chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực tiếp đến việc
xây dựng một công trình cụ thể
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản là căn cứ để xác định giá trị tài sản cố định.Quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mô của tài sản cố định trong nềnkinh tế quốc dân Thực hiện vốn đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ làm tăng quy mô tàisản cố định cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quyết định cho việc tăng nănglực sản xuất và tăng năng xuất lao động xã hội
3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mởrộng các tài sản cố định cho nền kinh tế Do đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản là
Trang 22một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và cần thiết để xây dựng cơ sởvật chất cho nền kinh tế, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật xây dụng cảitiến, quá trình công nghệ đó được nâng cao năng lực sản suất và phục vụ
Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất cần thiết, giúp nâng cao và sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giúp cho việc quản lý được thuậntiện tránh thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Có thể phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ba hướng tiêu thức:Thứ nhất phân loại theo nguồn hình thành, thứ hai là phân loại theo yếu tốcấu thanh và cuối cùng là phân loại theo hình thức xây dựng
-Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản theo nguồn hình thành bao gồm:Vốn ngânsách nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi, vốn của doanh nghiệp nhà nước, vốncủa dân cư và tư nhân, Vốn đầu tư nước ngoài, các nguồn vốn khác
-Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản theo yếu tố cấu thành bao gồm: vốn xâydựng và lắp đặt, vốn mua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thiết xây dựng cơ bảnkhác
-Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản theo hình thức xây dựng bao gồm:vốn choxây dựng mới, vốn khôi phục, vốn cho mở rộng
4 Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB.
4.1- Kết quả hoạt động đầu tư XDCB.
Kết quả hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản biểu hiện dưới dạng sản phẩm,nghiệm thu đưa và sử dụng.Trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm Xây dựng cơbản hay kết quả của vốn đầu tư Xây dựng cơ bản được nghiên cứu theo chủ đềsau:
Trang 234.1.1.Khối lượng vốn thực hiện.
*Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền thực tế đã chi
để tiến hành các hoạt động đầu tư Đó là các chi phí cho công tác đầu tư xâydựng nhà cửa và cấu trúc cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị máy móc để tiếnhành công tác Xây dựng cơ bản và chi phí khác theo giai đoạn thiết kế dự ánđược ghi trong dự án đầu tư thực hiện
Công thức tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
- Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng:
+
Đơngiá dựtoán
+
Phụphí +
Lãiđịnhmức
- Vốn đầu tư thực hiện của công tác lắp đặt máy móc thiết bị:
+
Đơngiá dựtoán
+
Phụphí +
Lãiđịnhmức
*Khi tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện phải tuân thủ một số nguyên tắcsau:
Đối với các công cụ đầu tư quy mô lớn, thời gian dài thì vốn đầu tư đượctính là thực hiện từ khi từng hoạt động, từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư
đã hoàn thành
Đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn
thì số vốn bỏ ra được tính vào vốn đầu tư thực hiện khi toán bộ công việc của
quá trình đầu tư kết thúc
Trang 24Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ để số vốn bỏ ra được tínhvào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình đầu tư phải đạtđược các tiêu chuẩn quy định và được tính theo:
- Đối với công tác xây dựng vốn đầu tư thực hiện được tính theo phươngthức đơn giá định mức và phải căn cứ vào bảng đơn giá dự toán của Nhà nước
- Đối với công tác lắp đặt máy móc thiết bị, thiết bị trên nền bệ thì phươngpháp tính khối lượng vốn đầu tư lắp đặt hoàn toàn như công tác xây dựng
Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị cần lắp, vốn đầu tư được tínhcăn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận (khocủa đơn vị sử dụng) chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đối vớithiết bị có kỹ thuật lắp giản đơn nhưng được lắp song song nhiều chiều một lúchoặc thiết bị có kỹ thuật lắp phức tạp) hoặc cả chiếc (đối với thiết bị có kỹ thuậtlắp giản đơn)
Đối với công tác mua sắm máy móc thiết bị không cần lắp: Khối lượng vốnđầu tư thực hiện được tính căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vân chuyển đếnkho của đơn vị sử dụng
Đối với công tác Xây dựng cơ bản và các chi phí khác:
- Đối với những công tác đã có đơn giá thì áp dụng đơn giá như đối vớicông tác xây và lắp trên
- Đối với những công tác chưa có đơn giá thì vốn đầu tư được tính theophương pháp thực thanh, thực chi
Đối với những công cuộc đầu tư vay vốn tự có của dân cư thì các chủ đầu
tư căn cứ vào định mức đơn giá chung của nhà nước, căn cứ vào điều kiện thực
Trang 25hiện đầu tư và hoạt động cụ thể của mình để tính mức vốn đầu tư thực hiện củađơn vị, cơ sở của từng dự án, từng công trình xây dựng trong từng điều kiện.
4.1.2 Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
Tài sản cố định huy động là từng công trình hay hạng mục công trình, đốitượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xâydựng, lắp đặt mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng và có thể đưavào hoạt động được ngay
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuấtphục vụ của tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra cácsản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ quy định được ghi trong dự ánđầu tư
Huy động bộ phận: Là việc huy động từng hạng mục, đối tượng công trình
và hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định
Huy động toàn bộ: Là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng hạngmục không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc trong dự án không dựkiến cho phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình mua sắm và sẵn sàng
sử dụng được ngay
Nói chung đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn có nhiều đối tượng,hạng mục có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì được quy định áp dụng hìnhthức huy động bộ phận, còn đối với các công cuộc đầu tư quy mô nhỏ thời gianngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả đối tượng hạng mục đãkết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt
Trang 26Đối với một công cuộc đầu tư Xây dựng cơ bản thì các tài sản cố định huyđộng và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm thì chính là số cuối cùng của lĩnhvực này.
- Các chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật như số lượng các tài sản cố định huyđộng: trường học, bệnh viện… hoặc công suất hay năng lực phát huy tác dụngcủa tài sản cố định như căn hộ, số chỗ ngồi (trường học, rạp chiếu phim) hoặc
mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong một đơn vị thời gian.
- Các chỉ tiêu giá trị: Các tài sản cố định huy động được tính theo giá dựtoán hoặc giá thực tế tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chúng trong công tácnghiên cứu kinh tế hoặc quản lý hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản
+ Giá dự toán được sử dụng trong những trường hợp :
Để xác định giá thực tế của tài sản cố định
Để lập kế hoạch vốn đầu tư và tính khối lượng vốn đầu tư Xây dựng cơ bảnthực hiện, làm cơ sở để tiến hành thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và đơn vịnhận thầu
+ Giá trị thực tế được sử dụng:
Để kiểm tra việc thực hiện dự toán đối với công cuộc đầu tư ngân sách đi
vào bảng cân đối tài sản cố định của cơ sở, được sử dụng là cơ sở để tính khấu hao háng năm và phục vụ công tác hạch toán kinh tế của cơ sở Sử dụng chỉ tiêu
giá trị cho phép đánh giá một cách tổng hợp toàn bộ khối lượng các tài sản cốđịnh được huy động thuộc các ngành khác nhau, đánh giá tổng hợp tình hình kếhoạch và sự biến động tài sản cố định được huy động ở mọi cấp độ khác nhau
Sự kết hợp giữa hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả đầu tư Xây dựng
cơ bản sẽ đảm bảo cung cấp một cách toàn diện những luận cứ nhằm xem xét và
Trang 27đánh giá tình hình thực hiện đầu tư Trên cơ sở đó, có thể đề ra biện pháp đẩymạnh tốc độ Xây dựng cơ bản Tập trung hoàn thành dứt điểm, đưa nhanh côngtrình vào hoạt động, đồng thời việc sử dụng hai chỉ tiêu này phản ánh kịp thờiquy mô tài sản cố định tăng lên trong các ngành và toàn bộ nền kinh tế quốcdân.
Nếu chỉ nghiên cứu kết quả đầu tư thì chưa đủ, nó mới chỉ phản ánh đượcmặt lượng Để nghiên cứu được mặt chất của quá trình sử dụng vốn đầu tư phảinghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh tế của hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản
Và trong bài viết này em xin trình bày hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu
tư Xây dựng cơ bản
4.2-Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư XDCB.
Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là hiệu quảkinh tế biểu hiện bởi mức lợi nhuận có thể thu được, là hiệu quả trong lĩnh vựcsản xuất và công nghệ biểu hiện bằng mức tăng năng suất lao động, khả năngchuyển sang sử dụng các công nghệ tiên tiến Là hiệu quả xã hội - các chỉ tiêu
an toàn lao động, tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ cho cán bộ côngnhân viên Hiệu quả trong lĩnh vực quản lý đó là khả năng nâng cao trình độquản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức sản xuất để sử dụng tối ưu nhất vốn sảnxuất kinh doanh và cuối cùng là hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường-giảm tốid đa mức ảnh hưởng xấu của quá trình sản xuất xây dựng đến môitrường xung quanh
Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản nhằm mục tiêu tái sản xuất tài sản cốđịnh đòi hỏi chi phí lớn và chỉ mang lại kết quả trong thời gian dài Do đó , điềuquan trọng đối với xã hội nói chung cũng như đối với nhà đầu tư nói riêng làphải biết tiền vốn bỏ ra lúc nào thì vốn đầu tư sẽ được hoàn lại Vấn đề sử dụng
Trang 28hợp lý, nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở xem xét chỉtiêu và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá tài chính của hoạt động đầu tư Xây dựng cơbản ở các giai đoạn kế hoạch hoá, nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật cải tạo vàtrang bị các xí nghiệp hiện có Nhiệm vụ tính toán hiệu quả tài chính ở giai đoạnthiết kế và chọn các phương án tối ưu xây dựng các xí nghiệp, các công trình.Xác định hiệu quả ở giai đoạn lập kế hoạch đối với các bộ và các ngành giúpcho việc chọn đúng hướng đầu tư Xây dựng cơ bản, đảm bảo phát triển có kếtquả cho nền kinh tế quốc dân, tăng phúc lợi vật chất và đời sống tinh thần củanhân dân Phương án được chấp nhận cần phải mang lại hiệu quả cao nhấtkhông chỉ cho ngành đó, hoặc đối với từng doanh nghiệp mà còn phải nâng caohiệu quả tài chính đầu tư XDCB vừa tính toán ở khâu cơ sở - nơi dự kiến thựchiện đầu tư vốn, đồng thời cũng được xem xét ở các ngành liên quan.
Hiệu quả sử dụng vốn xác định bằng kết quả đạt được nhờ sử dụng cácnguồn vốn đã bỏ ra Cần phân biệt hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối củavốn đầu tư Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và theo từng ngành nóiriêng, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế (tuyệt đối) là mối quan hệ giữa tăng thu nhậpquốc dân so với tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất đã mang lại hiệuquả đó hoặc là mức độ đáp ứng nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội đặt ra thực hiệnđầu tư Kết quả của đầu tư rất đa dạng do đó để phản ánh hiệu quả tài chính củahoạt động đầu tư phải dùng một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá và phân tích Mỗichỉ tiêu phản ánh một khía cạnh hiệu quả và được sử dụng trong những điềukiện nhất định
Vì hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản là một phần của hoạt động đầu tưnên một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư cũng được
áp dụng cho hoạt động đầu tư XDCB, bao gồm:
Trang 29-Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư): Chỉ tiêunày phản ánh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị đầu tư được thựchiện, ký hiệu là RR:
+Nếu tính cho từng năm hoạt động
npv =
Ivo
NPV: tổng thu nhập thuần của cả một dự án đầu tư tính ở mặt bằng thờigian khi kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng
- Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu
tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành cáccông cuộc đầu tư của các cở sở không được ngân sách tài trợ Nếu vốn phải đi
Trang 30vay ít, tổng tiền trả laĩ vay ít tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao và ngược lại Ta
-trong đó : Ei là vốn tư có trong năm i
Epv là vốn tư có bình quân của cả một thời kỳ đầu tư tính ở mặt bằng thờigian khi công cuộc đâù tư bắt đầu phát huy tác dụng
-Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư :là thời gian mà các kết quả của quátrình đầu tư cần hoạt động để thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thuần thu được.Công thức tính như sau :
Trang 31T là thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tháng, quí hoặc năm.
- Số lần quay vòng của vốn lưu động: vốn lưu động quay vòng càng nhanh,càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư Trong những điều kiện kháckhông đổi thì tỷ suất sinh lợi vốn đầu tư càng cao Nó được tính bằng công thứcsau:
Oi
LWc =
Wci
Trong đó: OI là doanh thu thuần năm i
Wci Là vốn lưu động bình quân năm i
- Chỉ tiêu mức chi phí thấp nhất trong trường hợp các điều kiện khác nhưnhau:
Tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư:
IRR >= IRR định mức
Trang 32IRR định mức có thể là lãi suất đi vay nếu phải vay vốn đầu tư, có thể là tỷsuất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định, có thể là mức chi phí cơ hội nếu
sử dụng vốn tự có để đầu tư
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế, hiệuquả vốn đầu tư được biểu hiện bằng hệ số hiệu quả
E = ( V+M )/K
Hệ số hiệu quả đầu tư XDCB được tính bằng chỉ tiêu:
( V+M) là mức tăng hàng năm giá trị tăng thêm
Trong đó: E là hệ số hiệu quả vốn đầu tư
K là số vốn đầu tư XDCB thực hiện
Đối với từng công trình, để đơn giản người ta có thể tính hệ số hiệu quả là
tỷ số giữa lợi nhuận với số vốn đầu tư XDCB đã bỏ ra
Đó là các chỉ tiêu:
+Lợi nhuận thuần/ vốn đầu tư XDCB
+Nộp ngân sách/ vốn đầu tư XDCB
+Tổng giá trị sản xuất/ vốn đầu tư XDCB
Chỉ tiêu hiệu quả xã hội biểu hiện ở:
- Mức tăng lương cho công nhân, thu nhập của dân
- Mức tăng nghiệp vụ chuyên môn của công nhân viên chức
- Thoả mãn nhu cầu về đời sống văn hoá cho công nhân viên chức
- Cải thiện điều kiện lao động, an toàn lao động
Trang 33Hiệu quả xã hội chỉ mang tính chất bổ sung và có thể đánh giá bằng phươngpháp giám định.
Chỉ tiêu hiệu quả trong lĩnh vực quản lý: được thể hiện qua các yếu tố
- Hoàn thiện tổ chức lao động, sắp xếp hợp ký thời gian làm việc
- Hoàn thiện tổ chức ản xuất
- Tạo điều liện sản xuất liên tục không bị ngắt quãng và sử dụng một cáchtối ưu công cụ sản xuất
Hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đây là một điều kiện bắt buộc đối vớimỗi dự án đựoc cấp giấy phép đầu tư Để đạt được diều này trong quá trình thựchiện đầu tư Xây dựng cơ bản cần phải chú trọng vào hai hướng Đó là sử dụngnguyên vật liệu và công nghệ sản xuất không độc hại không gây ảnh hưởng xấuđến môi trường xung quanh và việc thiết kế xây dựng các công trình cần phảiđược tính toán dựa trên ciư sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên Hiệu quảtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường được đánh giá trên cơ sở kết luận củacác chuyên gia giám định
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ:
-Mức tăng khối lượng sản xuất xây dựng nhờ sự tăng của năng suất laođộng
- Mức tăng khối lượng sản xuất xây dựng của tài sản cố định
III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.
Trang 341 Khả năng huy động và phân bổ nguồn vốn theo cấu thành vốn đầu tư Xây dựng cơ bản.
Vốn đầu tư chỉ được sử dụng có hiệu quả khi khả năng huy động vốn đạtmức cao nhất, chỉ huy động tốt nguồn vốn đầu tư thì mới sử dụng được nguồnvốn ấy và có được hiệu quả mong muốn Chúng ta không thể nói đến hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư khi khả năng huy động vốn đầu tư thấp Nguồn vốn đầu tưcủa nước ta được huy động từ hầu hết các bộ phận trong toàn xã hội: bao gồmvốn trong nước và nước ngoài Nhà nước ta cũng đã và đang đưa ra nhiều ưu đãi
để huy động tối đa nguồn vốn này Đồng thời thị trường vốn cũng có ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nó là nơi diễn ra hoạt động thu hút vốn và đưanguồn vốn được thu hút ấy đến chủ đầu tư Thông qua thị trường vốn chứngkhoán được mua đi bán lại dễ dàng thuận tiện nên giúp cho quá trình tự điềuchỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu và đến những nơi sử dụng có hiệu quả Có thểcoi thị trường vốn như cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi kém hiệuquả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn Trên thị trường vốn các chi phí giao dịchgiảm do sự hỗ trợ của các trung gian tài chính, người cho vay không phải lựachọn người đi vay và người đi vay cũng không phải tìm người cho vay
Khi đã huy động được khối lượng vốn cần thiết cho việc đầu tư thì điều quantrong là phân bổ khối lượng vốn theo cấu thành cho hợp lý và giảm tối đa chiphí vốn bỏ ra là ít nhất và doanh thu thu về là lớn nhất Trong vốn đầu tư Xâydựng cơ bản phân chia theo cấu thành bao gồm vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết
bị và vốn cho Xây dựng cơ bản khác Trong vốn đầu tư Xây dựng cơ bản phầnkhông thể giảm (hay có thể giảm một phần rất nhỏ) đó là vốn mua sắm thiết bị,phần vốn này hầu như không thể giảm được, nó là một khoản cố định ngoại trừkhi giá cả thị trường thay đổi theo hướng giảm đi hay do đổi mới công nghệ mà
Trang 35giá cả máy móc thiết bị giảm xuống làm cho khối lượng vốn này giảm Như vậy
để giảm chi phí xuống thấp hơn chỉ còn có thể giảm ở phần vốn xây lắp và vốncho Xây dựng cơ bản khác Sự giảm bớt khối lượng hai loại vốn này khiến tổngkhối lượng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản giảm và dẫn tới tăng hiệu quả khi sửdụng vốn đầu tư Xây dựng cơ bản này Sở dĩ như vậy bởi hầu như sự lãng phí vàthất thoát vốn đầu tư Xây dựng cơ bản chủ yếu nằm ở hai khâu này
2 Cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Các cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lýhoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản Đồng thời là các cơ quan có thẩm quyềnquyết định đối với khả năng thực hiện của dự án Một dự án đầu tư đạt hiệu quảtốt khi nó được chuẩn bị tốt các khâu trong quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bịđầu tư đến thực hiện đầu tư và cuối cùng là vận hành kết quả đầu tư Các cơquan quản lý có quyền ra quyết định cho phép đầu tư khi đã thực hiện thẩmđịnh dự án đầu tư Nếu dự án đầu tư đạt các điều kiện về tính hợp lý, tính khảthi và tính hiệu quả thì mới được ra quyết định đầu tư Ngược lại khi thẩm địnhthấy dự án không đạt được điều kiện trên mà vẫn ra quyết định đầu tư hoặc trongquá trình thẩm định không phát hiện ra những thiếu sót của dự án mà vẫn quyếtđịnh đầu tư thì dự án không những không đạt hiệu quả mà còn gây lãng phí mộtlượng vốn khá lớn của Nhà nước Đồng thời các cơ quan quản lý cũng có chứcnăng phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữacác vùng và khu vực sao cho hiệu quả đạt được là đồng đều giữa thành thị vànông thôn giữa đồng bằng và miền núi, miền biển…
Các cơ quan Nhà nước cũng chính là cơ quan ban hành luật, các cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng và cá văn bản khác có liên quan như quy chế đấu thầu, thông tư thẩm định, các điều lệ bổ sung… việc đưa
Trang 36ra các quy định này góp phần quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong Xây dựng cơ bản.
3.Trong quá trình đầu tư.
Trong quá trình đầu tư khâu chuẩn bị đầu tư có vai trò rất quan trọng, mọihoạt động đầu tư đều cần thiết phải được chuẩn bị theo một kế hoạch, một chiếnlược cụ thể không thể ngẫu hứng tuỳ tiện đầu tư khi chưa có sự nghiên cứu tìmhiểu kĩ lĩnh vực đầu tư cũng như những điều kiện cần thiết để thực hiện đượctính khả thi của dự án Trong Xây dựng cơ bản thì khâu chuẩn bị xây dựng chiếnlược là rất quan trọng Cần phải nghiên cứu kỹ địa hình nơi diễn ra hoạt độngđầu tư ví dụ xây dựng cầu cảng thì không phải chỗ nào có sông có biển đều xâydựng được ngay mà phải nghiên cứu địa hình nơi đó có thuận tiện cho việc Xâydựng không ? Sau khi xây dựng có ảnh hưởng gì đến đời sống người dân vùng
đó không?Vị trí xây dựng ở nơi nào thì tốt hơn, chi phí ít hơn, hiệu quả caohơn? Tổng hợp tất cả các vấn đề đã xem xét để cho ra kết quả hợp lý Giai đoạnchuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giaiđoạn sau, ở giai đoạn này vốn đầu tư chhi phí là từ 0,5 đến 15% vốn đầu tư của
dự án Làm tốt công tác chuẩn bị sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 85-99,5%vốn đầu tư của dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư Tạo cơ sở cho quá trình hoạtđộng của dự án được thuận lợi, nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dựkiến
Trang 38PHẦN IITÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB Ở
NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1991-2000
I-THỰCTRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1991-2000.
Như chúng ta đã biết vốn đầu tư phát triển của cả nước bao gồm vốn đầu tưXây dựng cơ bản và vốn đầu tư phát triển khác Chính vì là một bộ phận của vốnđầu tư nên chúng ta nghiên cứu tình hình huy động vốn đầu tư phát triển để qua
đó thấy được tình hình huy động vốn đầu tư Xây dựng cơ bản
1 Khối lượng vốn thực hiện.
Những năm gần đây, do có những chính sách và cơ chế quản lý mới được
áp dụng mà nguồn vốn đầu tư đựơc huy động từ mọi thành phần kinh tế, cảtrong nước và ngoài nước ngày càng tăng Trong thời gian 5 năm 1991-1995vốn đầu tư phát triển thực hiện được 232,5 nghìn tỷ đồng (tính theo mặt bằnggiá năm 1995) tương đương 20,9 tỷ đô la, bằng 3,5 lần vốn đầu tư thực hiệntrong thời kỳ 1986-1990 (vốn đầu tư thời kỳ 1986-1995 khoảng 65 nghìn tỷđồng theo mặt bằng giá năm 1995,tương đương 5,9 tỷ đô la) Tốc độ tăng vốnđầu tư bình quân hàng năm được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 1
Tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư giai đoạn 1991-1995
Trang 39Vốn NSNN tăng bình quân 23,7%
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 35,5%
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 54,8%
Nguồn: Bộ KH&ĐT
Trong giai đoạn này vốn đầu tư phát triển tăng liên tục với tốc độ cao, khảnăng huy động vốn lớn, nhất là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thời kỳ tăngnhanh do có những quy định cụ thể của nhà nước về luật đầu tư nước ngoài vớinhiều ưu đãi và giảm nhẹ các thủ tục hành chính Vốn đầu tư của các doanhnghiệp Nhà nước cũng tăng với tỷ lệ cao, cho thấy sự phát triển mạnh của nềnkinh tế Đầu tư đúng hướng và có hiệu quả của các doanh nghiệp trong cơ chếthị trường cạnh tranh gay gắt
Giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển có xu hướng chậmlại,( nguyên nhân là do trong năm 1998 có cuộc khủng hoảng tài chínhcủa cácnước trong khu vực), tổng vốn đầu tư phát triển khoảng 400 nghìn tỷ đồng,tương đương 36 tỷ đô la tăng 1,72 lần thực hiện thời kỳ 1991-1995, tốc độ tăngbình quân hàng năm 6,6% trong đó ngân sách nhà nước tăng bình quân 7,5%,vốn tín dụng dầu tư tăng 43,2%( do có nguồn vốn ODA cho vay khoảng 3 tỷđôla), vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,2%, vốn đầu tư của dân
cư và tư nhân tăng 2,6%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 6,2%
Trang 40Như vậy so với thời kỳ 1991-1995, độ tăng của vốn đầu tư giảm đi đáng kểnhất là vốn FDI không những không tăng mà còn giảm Vốn ngân sách tăng vớitốc độ chậm chỉ 7,5% trong khi giai đoạn 1991-1995 là 23,7%.
Tuy nhiên tính chung 10 năm 1991-2000 vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế đãđược thực hiện khoảng 632 nghìn tỷ đồng (tương đương 57 tỷ đô la), tăng bìnhquân hàng năm thể hiện qua biểu trong đó tốc độ tăng bình quân thể hiện quabiểu:
Biểu 2
Tốc độ tăng bình quân các nguồn vốn giai đoạn 1991-2000
Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước 23,3%
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 20,5%
Nguồn: Bộ KH&ĐT
So với năm 1990 thì vốn đầu tư năm 2000 bằng 414,0% Tỷ trọng vốn đầu
tư giai đoạn 1996-2000 chiếm trong GDP bình quân khoảng 27,8% năm, trong
đó năm 1995 chiếm 29,7%, năm1996 chiếm 29,2%, năm 1997 chiếm 30,9%, năm 1998 chiếm 27,0% năm1999 chiếm 25,9% năm2000 chiếm 27,2%
Nhìn chung tốc độ phát triển của các nguồn vốn đầu tư qua các năm củagiai đoạn 1991-2000 là theo chiều hướng tích cực Trong số các nguồn vốn cấuthành nên tổng nguồn vốn đầu tư thì vốn Nhà nước năm 2000 gấp 6,4 lần so vớinăm 1990 Vốn tín dụng đầu tư gấp 8,2 lần, Doanh nghiệp nhà nước 4,9 lần,dân cư và tư nhân1,4 lần Vốn FDI gấp 5,9 lần Tổng số vốn đầu tư giai đoạn