Trên bình diện xã hội, bình đẳng bao hàm sự ngang bằng nhau giữa người và người về một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chính trị , kinh tế, văn hóa, dân tộc… Bình đẳng xã
Trang 1I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Bình đẳng và bất bình đẳng xã hội
“Bình đẳng” được hiểu trên 2 bình diện có quan hệ mật thiết với nhau : bình diện
tự nhiên và bình diện xã hội
Trên bình diện tự nhiên, bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều có năng lựcthể chất và tinh thần như nhau, nhưng đó là những con người mà không phải làđộng vật hay cây cối
Trên bình diện xã hội, bình đẳng bao hàm sự ngang bằng nhau giữa người
và người về một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị , kinh
tế, văn hóa, dân tộc…)
Bình đẳng xã hội: là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về
một hay một số phương diện xã hội nào đó
Ví dụ:sự ngang bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội,
về khả năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, v.v
Bất bình đẳng xã hội: là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội
hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhómtrong xã hội
Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiêngiữa các cá nhân trong xã hội.Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hộikiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.Qua những xã hội khác nhau đã tồntại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau Bất bình đẳng xã hội là một
Trang 2vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sựphân tầng trong tổ chức xã hội
Ví dụ:
1,sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn thể hiện rõ hơn Theo thống
kê, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 17,4%, cao gấp 2,5 lần ở thành thị Ngoài ra, cácvùng miền núi tỷ lệ nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác: 39% ở Tây Bắc
và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây Nguyên
2, bất bình đẳng cơ hội: cơ hội phát triển vốn con người thông qua giáo dục Báochí thường ca ngợi những em học sinh nhà nghèo, nhưng vượt khó học rất giỏi vàthành đạt Nhưng hiện tượng phổ biến lại là con nhà nghèo thì đầu tư vào giáo dụcthường ít hơn, với nhiều thách thức hơn và ít cơ hội hơn, đồng thời cũng dễ bỏ họchơn Trong thực tế, những năm qua hiện tượng bỏ học của học sinh vùng nôngthôn và miền núi, khi ồ ạt khi âm ỉ, vẫn chưa hề giảm sút
2.Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng xã hội:
Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt Trong xãhội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so vớitrong các xã hội giản đơn Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với nhữngnguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc,tôn giáo, lãnh thổ, v.v Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đadạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về baloại căn bản - Đó là:
-Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện
chất lượng cuộc sống Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải,tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh
Trang 3xã hội Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vậtchất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên củanhóm có nhận thức được điều đó hay không Trong một xã hội cụ thể, một nhómngười có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là nguyên nhânkhách quan của bất bình đẳng xã hội;
-Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về
địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhậnchúng Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm
xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sựtrong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v Bất kể với nguyên nhân như thế nào,địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó vàcác nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó;
- Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn
nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao.Thực tế, bản thânchức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộcsống.Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị
Qua phần trên, có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trênmột trong ba loại ưu thế; và chính vì vậy, gốc rễ của sự bất bình đẳng xã hội có thểnằm trong:
• Mối quan hệ kinh tế;
• Địa vị xã hội;
• Mối quan hệ thống trị về chính trị
Trang 4II THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG
2.1 Thực trạng bất bình đẳng toàn cầu
Ngày 6/3/2001, Ngân hàng Thế giới (WB) và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN đã công bốbáo cáo của WB: "Đưa vấn đề giới vào phát triển" Theo đó, sự phân biệt về giới xuất hiện phổ biến trong mọi lĩnh vực của xã hội và trên khắp thế giới
Ở các nước đang phát triển, nữ giới không có quyền bình đẳng với nam giới về luậtpháp, xã hội và kinh tế Lương của chị em ở các nước công nghiệp chỉ chiếm 77% mức thu nhập so với đồng nghiệp nam, còn ở các nước đang phát triển là 73%
Sự bất bình đẳng về giới có xu hướng diễn ra gay gắt trong nhóm người nghèo và gây nhiều hậu quả cho xã hội như: làm giảm năng suất lao động trong các nông trại
và doanh nghiệp, suy yếu khả năng quản lý nhà nước của các quốc gia
Cũng trong ngày này, tại Hội nghị Y khoa do Viện Nhân đạo Pháp tổ chức, trong bản báo cáo “Phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình và vai trò của giới y khoa”, GSRoger Henrion đã đưa ra kết luận “Bạo lực gia đình là một trong số những nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ Pháp”
Nhóm nghiên cứu của GS Roger Henrion đã điều tra 7.000 phụ nữ trong độ tuổi 20-59 và đưa ra kết quả bất ngờ Có đến 60% người thường xuyên hứng chịu những cú đấm đá, chửi bới, cưỡng dâm Ngoài những chấn thương thể xác, các nạnnhân còn bị tổn thương tinh thần, dẫn đến tình trạng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy hoặc thuốc an thần Phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hưởng hơn cả Họ rất dễ bị sẩy thai
Trang 5hoặc biến chứng trong quá trình mang thai Sau khi sinh con, sự trầm uất và lo sợ của người mẹ làm cho đứa trẻ sơ sinh bị thiếu sự quan tâm chăm sóc.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, cứ 15 ngày lại có 3 trường hợp phụ nữ tử vong
do bạo lực trong gia đình Đa số kẻ bạo hành là những người có chút quyền lực trong xã hội và hầu như tất cả đều có vấn đề về bia rượu Bản báo cáo của GS Roger Henrion cũng cho biết, phụ nữ rất ngại tố cáo với cảnh sát mà luôn cố gắng chịu đựng vì lo sợ hoặc xấu hổ Họ thường kể với bác sĩ riêng của mình Về phía bác sĩ họ đang gặp khó khăn vì nếu thực hiện đúng luật bảo mật y khoa thì lại phạm tội không cứu giúp người gặp nguy hiểm
2.2 Thực trạng bất bình đẳng xã hội tại Việt Nam
Xã hội Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất bình đẳng xã hội, mà nguyên nhân chủ yếu là do: sự khác biệt về cơ hội trong cuộc sống, khác nhau về địa vị xã hội, khác nhau về ảnh hưởng chính trị Thực trạng về bất bình đẳng ở nước ta có thể thấy rõ qua những bất bình đẳng sau:
2.2.1 Bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng
Trong giai đoạn 2004-2010, chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20%
hộ khá giả nhất với20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độtăng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9% trong khi tốc độtăng thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là4%) Các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS)ngày càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngàycàng tập trung trong các nhóm DTTS Nếu như năm 1998 ngườiDTTS chiếm 29%trong tổng số người nghèo thì đến năm 2010 người DTTS chiếm đến 47% trongtổng số người nghèo tại Việt Nam Còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lệch giàunghèo) ở Việt Nam là 34, 4 lần
Trang 6Theo tỷ lệ thu nhập, khoảng cách thu nhập giữa người dân nông thôn vàthành thị liên tục giảm qua các năm Thu nhập bình quân một người một thángnăm 1993 ở khu vực thành thị tương ứng gấp khu vực nông thôn là 2,34 Đến năm
2010 thu nhập bình quân của người dân thành thị là 2.130.000 đồng/người/tháng,trong khi người dân nông thôn là 1.070.000 đồng/người/tháng
Vùng Mức lương tối thiểu
có xu hướng tăng chậm Ngoài ra, dự đoán chệnh lệch nói chung giữa thành thị vànông thôn xét trên tổng thể nhiều lĩnh vực như tài sản, giáo dục, y tế, đầu tư, cơhội… vẫn rất lớn và tương lai chưa thể thu hẹp ngay khoảng cách này được
Thực vậy, cách biệt về chi cho giáo dục giữa nhóm 20% thu nhập cao nhất
và nhóm 20% thấp nhất là 6 lần, chi cho văn hóa giải trí gấp 123 lần
Trang 7Đáng chú ý, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn thể hiện rõhơn Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 17,4%, cao gấp 2,5 lần ở thànhthị Ngoài ra, các vùng miền núi tỷ lệ nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác:39% ở Tây Bắc và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây Nguyên.
Hệ quả của bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị
Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã tác động đến sự phân
bố dân cư giữa nông thôn và thành thị Do mong muốn có một công việc ổn định,lương cao, nhiều người ở nông thôn đã di cư đến thành thị, dẫn đến dân số tăng cơhọc nhanh đẩy các đô thị lớn, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và thành phố HồChí Minh vào tình trạng tắc nghẽn giao thông, thiếu điện, thiếu nước, thiếu nhà ở,gây sức ép nặng nề đối với công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội, vệ sinh an toànthực phẩm, môi trường đô thị, cung cấp dịch vụ.Nhưng điều đáng ngại nhất là kéotheo mâu thuẫn xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa tầng lớp giàu có và lớpdân nghèo hình thành từ dân di cư, hay đặc biệt là việc nới rộng khoảng cách giàunghèo
Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị
* Sự chênh lệch về cơ hội Người dân nông thôn luôn phải chịu thiệt thòi vìkhông có điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt tình hình và tham gia thị trường, để
có việc làm đúng năng lực và thu nhập cao, được tiếp tục học lên cao
* Chính sách đất đai cho nông nghiệp còn quá nhiều bất cập, chậm được sửađổi, dẫn đến việc tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều năm qua vẫn ở mức thấp
* Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn giảm dần
* Chính sách công nghiệp cho nông thôn không được quan tâm đúng mức Đầu tư sản xuất tập trung vào những ngành thu hút đầu tư nước ngoài mạnh và
Trang 8được bảo hộ cao như ô tô, xemáy, hàng điện tử tiêu dùng… trong khi thị trườngmáy móc, vật tư nông nghiệp phục vụ nông thôn gần như bỏ ngỏ
* Chính sách, pháp luật về thuế thu nhập chưa được hoàn thiện Việc banhành các quy định về đánh thuế thu nhập với người có thu nhập cao mới được nhànước ban hành từ năm 2008, chúng ta mới trong giai đoạn đầu thực hiện và cònnhiều bất cập trong các quy định cũng như tính thực tiễn không cao
* Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh nghiệp bình đẳng, thôngtin thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số người giầu lên nhờ đầu cơ (đất đai,chứng khoán…), buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế…
2.2.2 Bất bình đẳng giới
Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giảnnhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với concái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà."
Tại Việt Nam, bất đẳng giới còn tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực
1 Nghèo đói và an sinh xã hội
- Chênh lệch giới tính trong tình trạng nghèo đói là nhỏ, nhưng phụ nữ lớntuổi, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, lại chiếm đa số trong người nghèo
- Khoảng cách về giới tại cấp giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ và nữ giới đãbắt kịp, thậm chí còn vượt qua nam giới trong giáo dục sau phổ thông, trừ ở một sốnhóm dân tộc thiểu số Nhưng vẫn còn sự phân biệt lớn về giới về các ngành học
- Các chỉ số sức khỏe của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhữngvấn đề về HIV và AIDS và bạo lực trên cơ sở giới vẫn ở mức cao
2 Việc làm và sinh kế
Trang 9- Chênh lệch giới về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập đã đượccải thiện đáng kể Thù lao của phụ nữ hiện bằng 75% của nam giới – chênh lệchnày thấp hơn nhều nước Đông Á khác Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khác biệt vềgiới và có thể gây rủi ro cho phụ nữ.
- Phụ nữ thường làm các công việc dễ bị tổn thương hơn, như công việc tự
do và việc gia đình không được trả lương – hai loại công việc được xem là “khôngphải việc làm tử tế”
3 Tham gia hoạt động chính trị
- Mặc dù tỷ lệ đại diện của nữ giới trong Quốc hội khá cao so với chuẩn khuvực và có một ủy viên nữ trong Bộ Chính trị, nhưng có những dấu hiệu cho thấyphụ nữ không có tiếng nói ngang bằng trong các diễn đàn xã hội
- Không chỉ nhiều nam giới có thái độ phản đối khi phụ nữ nắm giữ các vị trílãnh đạo mà ngay cả nữ giới cũng có thái độ này
- Cam kết bình đăng giới chỉ được thể hiện bằng lời nói nhưng không bằngbiện pháp cụ thể Quy định tuổi về hưu của nữ giới là 55 so với 60 của nam giớikhông chỉ buộc phụ nữ phải chấp dứt sự nghiệp sớm hơn nam giới mà còn có tácdụng dây chuyền đến các phương diện khác của nghề nghiệp
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả hết sức tiêu cực: 87,5% số vụ gây tổnhại về sức khỏe, thể chất; 89% gây tổn thương về tâm lý, tinh thần, 90% gây tan vỡgia đình; 89% gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội; 91% ảnh hưởng đến sự pháttriển của trẻ em, gây mất niềm tin vào gia đình, dẫn đến chán học, dễ sa ngã vào tệnạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật
Trang 10Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởngtrọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Trướcđây những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng Khichuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đãghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh.Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp nàychiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.
Sáng 19/10/2013, bà Lê Thị Liên (sinh năm1959), ngụ tại số nhà 361Trương Định (Q Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị 4 đối tượng cầm theo hung khí xôngvào nhà hành hung dã man Theo gia đình, bà Liên bị chém vào đầu, bị đạp, đánhvào bụng, lưng, ngực… đến mức trọng thương, phải cấp cứu tại bệnh viện Các đốitượng này được nạn nhân xác định là người có họ hàng với chồng bà Liên, ôngNguyễn Đình Tiến (1956), là giáo viên dạy Toán tại trường THCS Nguyễn PhongSắc Đáng nói hơn, đây không phải là lần đầu bà là nạn nhân của bạo hành Cáchđây gần 1 năm, bà Liên cũng là nạn nhân bị chính chồng và con trai mình hànhhung đến mức phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch Và đây cũng chỉ là mộtthực tế tồn tại rất nhiều tại nước ta Bạo lực phụ nữ - về cả thể xác và tinh thần -vẫn diễn ra một cách dai dẳng và công khai ở xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn.Việt Nam có đến 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình 5% phụ nữđược hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên 82% hộ dân nông thôn và80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những giađình khá giả ở mức cao,76%.ở nước ta đã có hiện tượng mất cân bằng giới tính khisinh Theo báo cáo đánh giá năm năm thực hiện Luật Bình đẳng giới cho thấy, “bấtbình đẳng giới vẫn còn tồn tại trên các lĩnh vực và phần lớn thiệt thòi vẫn nghiêng
về phía phụ nữ”
Bạo lực thể xác
Trang 11Có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trongđời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây Có sự khác biệt giữacác khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn thì tỷ
lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn và trong sốnhững phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạolực cũng cao hơn Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thểxác trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thaicao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường
Bạo lực tình dục
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục sovới những trải nghiệm bạo lực thể xác Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tìnhdục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp Tuy nhiên, trongcác phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dụctrong đời và 4% trong 12 tháng qua Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại khôngthay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn củaphụ nữ
Bạo lực tinh thần và kinh tế
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lựctình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục vàthể xác Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ cho biết
đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thầntrong 12 tháng qua Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%
Kết hợp bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần