1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Viêm phổi thuỳ : nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, điều trị

4 911 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,03 KB

Nội dung

Viêm phổi thuỳ là một bệnh tổn thương phổi do nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ lớn và người lớn do nhiều loại vi khuẩn, virus và có thể cả kí sinh trùng gây nên nhưng thường gặp nhất là do phế cầu. Vì vậy viêm phổi thuỳ còn gọi là viêm phổi do phế cầu. NGUYÊN NHÂN VÀ DỊCH TỄ HỌC BỆNH SINH TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LUỢNG BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ

Trang 1

Viêm phổi thuỳ

Viêm phổi thuỳ là một bệnh tổn thương phổi do nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ lớn và người lớn do nhiều loại vi khuẩn, virus và có thể cả kí sinh trùng gây nên nhưng thường gặp nhất là do phế cầu Vì vậy viêm phổi thuỳ còn gọi

là viêm phổi do phế cầu

1 NGUYÊN NHÂN VÀ DỊCH TỄ HỌC

Viêm phổi thuỳ do phế cầu thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi, gặp nhiều vào mùa đông xuân (thời kì có tỉ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cao nhất)

Người lành mang phế cầu ở họng không có triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong việc gieo rắc các typ vi khuẩn gây bệnh hơn cả bản thân người bệnh Hiện nay người ta đã phân lập được nhiều typ phế cầu gây bệnh nhưng ở trẻ

em hay gặp nhất là các typ 14, 16 và 19 Các typ này có thể có sẵn trong mũi họng trẻ hoặc do xâm nhập từ bên ngoài vào, khi gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể suy yếu, nhiễm virus, thời tiết lạnh ) sẽ gây bệnh

Viêm phổi do phế cầu có thể xảy ra thành “dịch” ở các nhà nuôi dưỡng trẻ, mẫu giáo, trường học hoặc cũng có thể mắc bệnh lẻ tẻ, rải rác

2 BỆNH SINH

Đa số các tác giả nhận xét viêm phổi thuỳ là bệnh nhiễm khuẩn phổi có tính chất dị ứng Lúc đầu trẻ mắc một số đợt nhiễm khuẩn do phế cầu khu trú ở mũi họng hay phế quản, dần dần gây cho cơ thể một tình trạng mẫn cảm, nhất là sau những đợt viêm đường hô hấp trên do virus Sau vài tuần nếu cơ thể mệt nhọc, điều kiện vệ sinh, ăn uống kém hoặc do lạnh đột ngột, một đợt nhiễm khuẩn mới của phế cầu đường hô hấp làm cho cơ thể trẻ xuất hiện phản ứng

dị ứng viêm, thể hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng rầm rộ, đột ngột của viêm phổi thuỳ

Phế cầu xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp là do hít phải các dịch tiết ở họng, phế quản gây nhiễm khuẩn phù nề xuất tiết các phế nang và tổn thương lan rộng vào các phần phổi kế cận Thuỳ phổi bị tổn thương đông đặc lại rất sớm, các bạch cầu đa nhân, tơ huyết, nước phù viêm, hồng cầu và phế cầu khuẩn tràn ngập đầy phế nang làm cho phổi có một khối đông đặc màu đỏ tím Đây là giai đoạn "gan hoá đỏ”

Sau đó các sợi tơ huyết lắng đọng trong phế nang cùng với bạch cầu đa nhân nơi mà hiện tượng thực bào đang xảy

ra nhanh chóng, các mao mạch giữa các phế nang không có máu nữa Đây là giai đoạn “gan hóa xám”

Cuối cùng là “giai đoạn tiêu tan” - giai đoạn khỏi Số lượng đại thực bào ngày càng tăng trong các phế nang, bạch cầu đa nhân trung tính thoái hoá và hoại tử, nhung sợi tơ huyết bị tiêu huỷ và biến mất, tổ chức phổi hồi phục dần Quá trình này diễn biến từ 1 - 3 tuần, tổn thương có thể khỏi hẳn

3 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1 Thời kì khởi phát

Thường khó chẩn đoán vì triệu chứng không điển hình

Trang 2

Bệnh thường xuất hiện đột ngột bằng triệu chứng sốt cao 39 - 40oC, trẻ rùng mình, rét run hoặc có các hiểu hiện:

- Rối loạn tiêu hoá: Nôn, đau bụng thường là đau phía bên phải vùng thấp nên dễ nhầm với viêm ruột thừa

- Vật vã kích thích, có thể lên cơn co giật toàn thân nhất là ở trẻ nhỏ, nhưng chọc dò tuỷ sống nước não tuỷ bình thường về phương diện sinh hóa cũng như tế bào

- Các triệu chứng hô hấp về cơ năng cũng như thực thể chưa biểu hiện rõ, trẻ mới có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên (sốt, ho nhẹ và chảy nước mũi )

3.2 Thời kì toàn phát

Sau 2 - 3 ngày biểu hiện viêm long đường hô hấp trên Trẻ sốt cao 30 - 40oC, khó ngủ, tình trạng kích thích vật vã khó chịu Trẻ có thể hốt hoảng, co giật toàn thân, mặt đỏ, khó thở, tím tái Các triệu chứng hô hấp ngày càng rõ về

cơ năng và thực thể

- Cơ năng:

+ Ho nhiều, ho từng cơn, ho khan sau đó có thể có đờm.

+ Trẻ có thể kêu đau ngực, nằm nghiêng về phía bên tổn thương, đầu gối co lên ngực.

+ Khó thở, nhịp thở nhanh, tím tái quanh môi, biểu hiện tình trạng kích thích đôi khi lại mê sảng, lì bì.

- Thực thể: Hội chứng đông đặc

+ Gõ đục nhẹ một vùng.

+ Rung thanh tăng khu trú.

+ Nghe có tiếng vang phế quản hoặc tiếng thổi ống.

Ngoài ra có thể nghe ran ẩm to, nhỏ hạt

- Xét nghiệm:

+ X quang phổi: Biểu hiện sớm hơn triệu chứng thực thể vì vậy nên chụp chiếu phổi sớm để chẩn đoán kịp thời Điển

hình là mờ hình tam giác, đỉnh ở phía trong (phía rơn phổi), đáy ở phía ngoài (phía nách) hoặc là hình mờ đậm, đều

có bờ rõ khu trú ở một phân thuỳ hay một thuỳ phổi Vì vậy trên phim chụp X quang phổi có thể thấy những đám mờ

hình thể khác nhau: hình chữ nhật, hình thang, băng dài hoặc hình ê - ke Cần soi hoặc chụp nghiêng để xác định

tổn thương khu trú từng thuỳ, phân thuỳ

Ở trẻ nhỏ hình ảnh mờ tam giác có khi không điển hình, có khi chỉ là một đám mờ thâm nhiễm tại một vùng của phổi

Ít khi có hình ảnh phản ứng màng phổi

Hình ảnh X quang nói chung xuất hiện sớm sau 24 giờ đầu Khi thoái triển hình ảnh X quang có thể mất hẳn nhanh chóng hoặc vỡ từng mảnh rồi mất dần hoặc bóng mờ nhạt dần và sáng đều cả phế trường

Nếu được điều trị kịp thời hình ảnh X quang mất hẳn sau 4 - 8 ngày điều trị, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 2 - 3 tuần

+ Các xét nghiệm khác:

· Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng nhiều từ 15000 - 40000/mm3

Trang 3

Tỉ lệ đa nhân trung tính tăng cao 70 - 80% Nếu bạch cầu giảm dưới 5000/mm3 là tiên lượng xấu.

· Tỉ lệ huyết sắc tố bình thường hoặc giảm nhẹ

· Sợi huyết tăng cao (6 - 7g) nhất là trong thời kì toàn phát

· Vi khuẩn: Nuôi cấy dịch tị hầu, tốt nhất là dịch phế quản để xác định phế cầu khuẩn Khoảng 20% viêm phổi do phế cầu có nhiễm khuẩn huyết nhưng nói chung cấy máu thường âm tính

4 TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LUỢNG

- Nếu được điều trị sớm bệnh tiến triển thuận lợi, nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng cơ năng, thực thể giảm nhiều

và khỏi bệnh nhanh trong khoảng 7 - 10 ngày, tuy vậy trẻ còn mệt mỏi biếng ăn một vài ngày sau

- Nếu không được điều trị kịp thời sốt sẽ kéo dài 1 - 2 tuần, ho, khó thở, tím tái, mạch nhanh, huyết áp giảm, nhiệt độ

cơ thể tăng cao rồi đột ngột hạ thấp, trẻ ra mồ hôi nhiều, đái nhiều Sau một vài ngày bệnh thoái lui

Nói chung tiên lượng viêm phổi thuỳ ở trẻ em diễn biến tốt, tỉ lệ tử vong thấp Tuy nhiên cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

5 BIẾN CHỨNG

Hiện do sử dụng kháng sinh rộng rãi, phế cầu còn nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường nên tỉ lệ biến chứng ít gặp Một số trường hợp có thể gặp viêm tai giữa, áp xe phổi, viêm màng phổi mủ, viêm màng ngoài tim, viêm màng não mủ

6 ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung giống như điều trị viêm phế quản phổi (xem bài Viêm phế quản phổi)

6.1 Chống nhiễm khuẩn

Kháng sinh tốt nhất đối với phế cầu khuẩn là penicillin Thường dùng benzyl penicillin tiêm bắp thịt vời liều 100.000 - 200.000 đơn vị/kg/ngày chia làm 2 - 4 lần tiêm

Ngoài ra có thể dùng ampicilin, amoxicilin, cotrimoxazol Nếu dị ứng với penicillin, ampicilin có thể dùng

erythromycin Trường hợp có biến chứng có thể dùng benzyl penicillin phối hợp gentamicin hoặc dùng

chloramphenicol tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch

6.2 Chống suy hô hấp

Trong trường hợp khó thở, tím tái nặng bằng cách cho thở oxy, trợ tim mạch

6.3 Điều trị triệu chứng

Trẻ sốt cao trên 39oC có thể dùng paracetamol hạ nhiệt, nếu trẻ kích thích, co giật có thể dùng thuốc an thần

6.4 Nâng cao thể trạng

Chủ yếu là đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, ăn uống tốt (ăn lỏng dễ tiêu nhất là trong thời kì toàn phát, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả)

Trang 4

Cuối cùng cần chú ý điều trị tốt những ổ nhiễm khuẩn do phế cầu ở họng và đường hô hấp trên, mặc đủ ấm nhất là khi thời tiết lạnh, tiêm chủng phòng bệnh kịp thời đúng lịch

Ngày đăng: 19/03/2015, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w