3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán tính giá nguyên vật liệu không phản ánh đúng giá trị nguyên vật liệu thu về. Vì thế, cần phải tập hợp các chi phí thu mua không được tính vào chi phí trong kỳ phát sinh mua nguyên vật liệu mà tính trực tiếp vào giá nguyên vật liệu.
Kế toán hạch toán
Nợ TK 152: Chi phí thu mua.
Có TK 111; 112;331: Chi phí thu mua.
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi. Công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Nếu sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí trong kỳ, hạch toán như chính phẩm. Trường hợp hỏng ngoài định mức sẽ theo dõi trên TK 1831, sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được, thiệt hại thực về sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán.
3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Theo như cách trả lương theo thời gian như hiện nay của công ty không thúc đẩy được công nhân hăng say lao động, nâng cao năng suất, việc tính giá chưa thật chính xác, không thể hiện được yếu tố chi phí nhân công trên từng
sản phẩm. Tuy nhiên, do sản phẩm của công ty qua nhiều công đoạn khác nhau, việc tập hợp trực tiếp chi phí nhân công cho từng loại mặt hàng là không khả thi.
Vì vậy, theo em đối với chi phí nhân công trực tiếp trả theo thời gian có liên quan nhiều đối tượng và không thể hạch toán trực tiếp thì Công ty nên dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn để phân bổ hợp lý trong trương hợp này có thể là phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương định mức.
Các bước tiến hành cụ thể như sau:
• Xác định số giờ công định mức đối với từng loại sản phẩm
Thông qua năng suất công nhân làm trong một ngày ta có thể ước tính số giờ công định mức đối với các sản phẩm khác nhau.
• Xác định tổng số giờ công thực tế trong tháng
Tổng số giờ công thực
tế trong tháng
= Số ngày làm việc thưc tế trong tháng
X
Số lao động thực tế trong tháng
X trong ngày ( 8h )Số giờ làm việc
• Tính ra chi phí nhân công tính cho từng sản phẩm
Chi phí NCTT phân
bổ cho tổng
= Tổng chi phí NCTT trong tháng Tổng số giờ công thực tế trong
tháng
Công tác theo dõi chi phí nhân công chưa chi tiết cho tưng phân xưởng, Công ty nên theo dõi chi tiết hơn. Cụ thể, khi mở sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, kế toán chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất.
3.2.1.3 Chi phí sản xuất chung
Thứ nhất, Việc tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng và tính tròn tháng có độ chính xác không cao, mặt khác theo quy định hiện nay về việc trích khấu hao, kế toán nên tính khấu hao theo đường thẳng và chính xác ngày
Công thức tính theo phương pháp này như sau:
Khấu hao kỳ n = Khấu hao kỳ n-1 + Khấu hao tăng kỳ n - Khấu hao giảm kỳ n
Khấu hao tăng ( giảm) trong kỳ được tính theo ngày tăng (giảm), cụ thể
Khấu hao tăng
(giảm) theo ngày =
Số ngày tăng (giảm)
TSCĐ
x bình quân ngàyMức khấu hao
Khấu hao
bình quân = Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng x 12 tháng x Số ngày thực tế trong tháng
Thứ hai, về chi phí công cụ dụng cụ không được phân bổ mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kỳ kế toán có công cụ dụng cụ xuất dùng. Đây là điều không hợp lý, làm sai lệch giá thành sản phẩm và không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Công ty nên có biện pháp điều chỉnh cách tình chi phí công cụ dụng cụ như sau
Khi xuất dùng CCDC. Kế toán hạch toán
Nợ TK 142 (nếu CCDC dùng trong thời gian ngắn): Giá trị CCDC xuất dùng Nợ TK 242 ( nếu CCDC dùng trong thời gian dài): Giá trị CCDC xuất dùng Có TK 153: Giá trị CCDC xuất dùng
Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sản xuất trong kỳ Nợ TK 627: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Có TK 142/ TK 242: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Thứ ba, chi phí thu mua, bốc dỡ NVL không được tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ mà tính vào giá trị NVL ( như đã trình bày ở phần chi phí NVL trực tiếp).
Thứ tư, Chi phí quản lý phân xưởng bao gồm lương và các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng phải được tập hợp vào chi phí sản xuất chung
3.2.1.4 Sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi. Công ty nên xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Nếu sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí trong kỳ, hạch toán như chính phẩm. Trường hợp hỏng ngoài định mức sẽ theo dõi trên TK 1381, sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được, thiệt hại thực về sản phẩm hỏng được tính vào giá vốn hàng bán. Cụ thể như sau
• Kiểm kê phát hiện sản phẩm hỏng: Nợ TK 632: Sản phẩm hỏng trong định mức Nợ TK 1381: Sản phẩm hỏng ngoài định mức
Có TK 154: Số sản phẩm hỏng
• Xử lý số sản phẩm hỏng ngoài định mức Nợ TK 111, 112, 334: Số thu hồi được Nợ TK 632: Xử lý số thiệt hại
Có TK 1381: Số SP hỏng ngoài định mức.
3.2.2 Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Theo phương pháp tính giá thành hiện tại của công ty, chưa phản ánh đúng giá thành của từng sản phẩm. Các khoản mục phí trong giá thành các sản phẩm đều như nhau. Với phương pháp này, kế toán không nắm được thông tin chi phí ở mỗi khâu, mỗi bước.
Do công việc sản xuất ở Công ty có tính dây chuyền, kế thừa của nhau. Vì thế Công ty có thể sử dụng phương pháp tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có tính giá bán thành phẩm.
Công thức tính Giá thành bán thành = Dở dang đầu kỳ
bước 1 + VLCCP + biến bước CP chế
1 - Dở dang cuối kỳ bước 1 Số lượng bán thành phẩm bước 1 Giá thành bán thành = Dở dang đầu kỳ bước n + Giá thành bán TP bước n-1 + CP chế biến
bước n - Dở dang cuối kỳ bước n Số lượng bán thành phẩm bước n
Giá thành SP = xuất bước 1Chi phí sản + … + Chi phí sản xuất bước n
Khi thay đổi phương pháp tính giá thành sản xuất phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá kế hoạch cũng không còn.
3.2.3 Về tài khoản kế toán
Các tài khoản như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Công ty nên chi tiết theo từng phân xưởng và theo dõi các khoản mục này theo từng phân xưởng. Cụ thể
TK 622 có thể phân thành các tiểu khoản
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 1 TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 2 TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 3 TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 4
Tương tự như vậy cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
3.3. Điều kiện thực hiện
Để các giải pháp trên đây được đi vào thực hiện và có hiệu quả cần có sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban, chi nhánh, tổ đội trong Công ty, đồng thời có sự tạo điều kiện của Nhà nước. Tuy nhiên, trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng bản thân sự nỗ lực của doanh nghiệp mới lạ yếu tố quyết định.
Lãnh đạo của công ty cần có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí nói riêng và của việc hoàn thiện kế toán nói chung để từ đó có những hỗ trợ thích hợp và các chính sách quản lý, tài chính tương ứng.
Phòng Tài chính – kế toán của Công ty cần có những đề xuất thay đổi cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành cũng như tình hình của Công ty, chủ động phối hợp từ các phòng ban liên quan. Chất lượng và số lượng của kế toán viên trong phòng cũng là điều kiện thiết yếu để thực hiện được những giải pháp nói trên.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển hoà nhập vào vòng quay phát triển kinh tế thế giới. Với xu thế hợp tác và phát triển ngày càng chặt chẽ giữa các chủ thể kinh tế trong nước cũng như trên bình diện khu vực và toàn thế giới, không chỉ bản thân doanh nghiệp mà ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới và hoà nhập bằng chính năng lực thực sự của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ khác nhau để quản lý hiệu quả hoạt động SXKD, trong đó công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng luôn được coi là một công cụ sắc bén, hữu hiệu. Song để thực sự trở thành một công cụ có hiệu quả thì công tác kế toán phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện, phát huy hết vai trò và khả năng của mình.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty và đã nhận thấy bộ phận kế toán này của công ty có nhiều ưu điểm, bên cạnh đó còn tồn tại một số thiếu sót cần khắc phục. Với mong muốn giúp công ty phần nào khắc phục những nhược điểm đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp vào công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí – giá thành của công ty nói riêng. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để nhận thức của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán cũng như các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế hoạch- tài chính của công ty Cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Minh Hồng - đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010 Sinh viên
1. Bộ Tài Chính, Hệ thống kế toán Việt Nam, “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, NXB Lao động xã hội, 2006.
2. Bộ Tài Chính, “Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam văn bản mới hướng dẫn thực hiện”, NXB Thống kê, 2008.
3. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
4. Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. PGS.TS Đặng Thị Loan, "Giáo trình Kế toán Tài chính", Khoa Kế toán, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006.
6. Luật Kế toán Việt Nam năm 2003. 7. www.webketoan.com.vn
8. www.hatifarco.com.vn 9. www.kiemtoan.com.vn 10.www.tailieu.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ ...2
1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM...2
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM...4
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất...4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất...5
1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT...6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY...8
2.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY...8
2.1.1 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty...8
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...8
2.1.2.1 Nội dung...8
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng...9
2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết...10
2.1.2.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp...17
2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...20
2.1.3.1 Nội dung...20
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng...22
2.1.3.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết...23
2.1.3.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp...28
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung...31
2.1.4.1 Nội dung...31
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng...35
2.1.4.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết...36
2.1.4.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp...39
2.2 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG...41
2.2.1 Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang...41
2.2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất...44
2.2.2.1 Nội dung...44
2.2.2.2 Tàu khoản sử dụng...44
2.3 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY...47
2.3.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty...47
2.3.2 Quy trình tính giá thành...49
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ...52
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ... 52
3.1.1 Ưu điểm...52
3.1.2 Nhược điểm...55
3.1.2.1 Tình hình kế toán chung...55
3.1.2.2 Công tác kế toán chi phí và tính giá thành...
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện...57
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ...58
3.2.1 Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất...58
3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...58
3.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp...58
3.2.1.3 Chi phí sản xuất chung...60
3.2.1.4 Sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi...61
3.2.2 Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành...61
3.2.3 Về tài khoản kế toán...62
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN...63
KẾT LUẬN...64
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị NVL : Nguyên vật liệu CP : Chi phí TK : Tài khoản STT : Số thứ tự PX : Phân xưởng SX : Sản xuất ĐVT : Đơn vị tính ĐM : Định mức CP : Chi phí
SXKD : Sản xuất kinh doanh CPSX : Chi phí sản xuất BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHXH : Bảo hiểm xã hội TSCĐ : Tài sản cố định KH : Khấu hao CCDC : Công cụ, dụng cụ MMTB : Máy móc thiết bị SPDD : Sản phẩm dở dang SH : Số hiệu
TK đ/ư : Tài khoản đối ứng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Công ty . Error: Reference source not found
Biểu số 2.1 Phiếu Xuất kho ... Error: Reference source not found Biểu số 2.2 Phiếu kê sản phẩm chuyển giao giữa các phân xưởng
... Error: Reference source not found Biểu số 2.3 Sổ chi tiết chi phí theo khoản mục phí – TK 621 .... Error: Reference source not found
Biểu số 2.4 Bảng kê NVL dùng cho sản xuất Error: Reference source not found
Bảng 2.5 Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản – TK 621 ... Error: Reference source not found
Biểu số 2.6 Bảng phân bổ NVL, CCDC . . Error: Reference source not found
Biểu số 2.7 Số nhật ký chung ... Error: Reference source not found Biểu số 2.8 Sổ cái TK 621 ... Error: Reference source not found Biểu số 2.9 Bảng chấm công ... Error: Reference source not found Biểu số 2.10 Bảng tính lương và các khoản trích theo lương tháng 12/2009 ... Error: Reference source not found Biểu số 2.12 Sổ chi tiết theo khoản mục phí – TK 622 ... Error: Reference source not found
Biểu số 2.11 Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã Hội ... Error: Reference source not found
Biểu số 2.13 Sổ Tổng hợp chữ T của một TK – TK 622 ... Error: Reference source not found
Biểu số 2.14 Sổ nhật ký chung ... Error: Reference source not found