1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về công ty tài chính trên thị trường tài chính

33 1,3K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 63,75 KB

Nội dung

Nghiên cứu về công ty tài chính trên thị trường tài chính

NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 1. Bùi Thị Minh Tâm 030124080769 2. Nguyễn Thị Hồng Vân 030124081099 3. Vũ Tiến Đạt 030124080179 4. Huỳnh Thị Tuyết Hương 030124080358 5. Trần Cao Minh Tuấn 030124081062 6. Trương Ngọc Hiển 030124080277 7. Huỳnh Tường Vy 030124081480 8. Nguyễn Thị Như Ý 030124081483 9. Nguyễn Thị Thu Yến 030124081484 10.Bùi Thị Hải Yến 030124081149 11. Nguyễn Thị Thanh Phượng 030124080703 1 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC 2 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM MỤC LỤC Lời mở đầu .6 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH .7 1.1 Khái niệm về công ty tài chính 7 1.2 Đặc điểm của công ty tài chính 7 1.2.1 Bản chất và phạm vi hoạt động 7 1.2.2 Mức vốn pháp định 7 1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động 9 1.2.4 Thời gian hoạt động .9 1.2.5 Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại 9 Chương 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 12 2.1 Hoạt động huy động vốn 12 2.2 Hoạt động tín dụng .13 2.2.1 Hoạt động tín dụng của công ty tài chính tại Việt Nam .14 2.2.1.1 Hoạt động cho vay .14 2.2.1.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác 14 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam .15 2.3. Hoạt động đầu tư 17 2.3.1 Đầu tư dự án 17 2.3.2 Ủy thác đầu tư 18 2.3.3 Nghiệp vụ trái phiếu .19 2.3.4 Mua bán kỳ hạn chứng từ có giá 19 2.4 Hoạt động bảo lãnh .20 2.4.1 Khái niệm .20 2.4.2 Các loại bảo lãnh 20 2.4.3 Hình thức phát hành bảo lãnh 21 4 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh 21 2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC .22 2.4.6 Quyền và nghĩa vụ của CTTC thực hiện bảo lãnh .22 2.4.7 Ưu điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 23 2.4.8 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh .23 2.4.9 Thực trạng hoạt động bảo lãnh các công ty tài chính ở nước ta nói chung và công ty tài chính dầu khí nói riêng 23 2.5 Hoạt động khác 25 2.5.1 Các nghiệp vụ khác được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành .25 2.5.2 Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 25 Chương 3: THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 27 3.1 Thành tựu .27 3.2 Tồn tại 28 3.3 Nguyên nhân 29 3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 29 3.3.2 Nguyên nhân khách quan 29 Chương 4: KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .31 4.1 Đối với các công ty tài chính 31 4.1.1 Phải định hướng rõ ràng về mô hình và cơ chế hoạt động của công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế .31 4.1.2 Giải pháp về phát triển hoạt động 31 4.2 Đối với nhà nước .32 4.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước .32 4.4 Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính .32 Kết luận đề tài 33 5 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động của các CTTC trên thế giới đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Tính ưu việt của các CTTC này đã tạo nên một kênh dẫn vốn rất quan trong đến các doanh nghiệp và thực tế cho thấy hoạt động của các CTTC là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển ở các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng được ban hành vào năm 1997 và chúng đã được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ-NHNN) cũng như một số văn bản khác đã tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì lại tương đối yếu thế hơn do không chỉ bởi họ thua kém hẳn giới ngân hàng về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời. Theo đó, nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty tài chính” được CP ban hành ngày 4/10/2002 là một bước ngoặt để các CTTC phần nào đủ sức cạnh tranh với chính khối ngân hàng. Thêm một thuận lợi nữa, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, nước ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của TTCK, tạo điều kiện cho DN và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nó sinh ra một nhu cầu lớn về vốn. Khi đó, các Ngân hàng với những điều kiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, điều kiện giải ngân . sẽ rất khó đáp ứng hết được nhu cầu vốn lớn này. Sự ra đời của các công ty tài chính là một bước phát triển tất yếu của thị trường tài chính. Nhận định về tương lai về tương lai của các công ty tài chính tại Việt Nam, phát biểu với giới báo chí, một qquan chức cấp cao của công ty quản lý quỹ Prudential cho biết: "Đa số doanh nghiệp Việt Nam thuộc khối tư nhân, hoạt động đầu tư trong thời gian tới sẽ còn rất sôi nổi và giàu tiềm năng. Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp sẽ bắt tay với các công ty tài chính để cùng phát triển theo hướng đôi bên cùng có lợi”. Một xu hướng mới sắp hình thành? Hay sẽ có một cuộc đại chiến mới trên thị trường tín dụng? Tuy nhiên hoạt động của các CTTC ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một 6 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Các CTTC đều mong muốn có một hành lang pháp lý rộng rãi sát với thực tiễn hiện nay. Để cho CTTC hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của CTTC ở VN , nhóm đã chọn đề tài này. Bố cục chia làm 4 phần: Chương 1: Công ty tài chính Chương 2: Hoạt động của công ty tài chính Chương 3: Thàh tựu và tồn tại và nguyên nhân Chương 4: Kiến nghị và giải pháp 7 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về công ty tài chính. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.( Điều 2, chương 1 , nghị định số 79/2002/NĐ-CP) 1.2. Đặc điểm của công ty tài chính. Tại VN, hiện có đầy đủ các tổ chức trung gian tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư . tuy nhiên do độ mở nền kinh tế ,việc các tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển các loại hình dịch vụ đã làm cho việc phân biệt các loại hình này trở nên khó khăn đặc biệt là giữa CTTC và NHTM . Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động của CTTC gần giống như ngân hàng chỉ có một số hạn chế như không có dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm . Tuy nhiên, việc phân định 2 loại hình này ta có thể dựa vào điểm khác biệt về đặc điểm theo quy định của Chính phủ. 1.2.1. Bản chất và phạm vi hoạt động. Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.2.2. Mức vốn pháp định. Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính 8 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng. Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng. 1.2.3 Loại hình tổ chức hoạt động. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn thích hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại được chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. 1.2.4. Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng lại không bị hạn chế. 1.2.5. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. 9 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, .v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chínhcông cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. Tại Việt Nam, hiện có tới 18 công ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước., các Tập đoàn lớn của Việt Nam đều có các công ty Tài chính riêng như Tập đoàn Dầu khí có Tổng CTCP Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC), Tập đoàn điện lực có Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN Finance), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam có Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam (CMF)…Ưu điểm của các công ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm từ đó thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động theo chiều sâu của tổng công ty.Trong đó phải kể đến công ty tài chính dầu khí VN (PVFC). Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC). Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19-6-2000, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ra đời với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của tập đoàn dầu khí VN .Sau mười năm xây dựng và phát triển, PVFC đã trở thành một định chế tài chính lớn, có uy tín cao ở trong nước và quốc tế. PVFC là công ty 100% vốn nhà nước, khởi nghiệp với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chỉ sau 7 năm vốn điều lệ tăng trưởng 30 lần, đạt tới 3.000 tỷ đồng, trên cơ sở đó đã thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí với con số đáng khâm phục là 6.700 tỷ đồng! Hoàn thành xuất sắc sứ mệnh hàng đầu và nhiệm vụ trung tâm là bảo đảm nguồn vốn cho sự phát triển vượt bậc của PVN, cho công cuộc hiện đại hoá và nâng cao vị thế Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 19-10-2007 tổ chức đấu giá thắng lợi 59.639.900 cổ phần với giá đấu thành công đạt 69.974 đồng/cổ phần, mang về cho ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỷ 10 [...]... trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các Công ty tài chính • 4.4 Đối với các Tổng công ty chủ quản của các công ty tài chính • • • • • • Thấy rõ được chức năng nhiệm vụ của các Công ty tài chính trong cơ cấu Tổng Công ty là: Cầu nối giữa Tổng Công ty và các thành viên giữa Tổng Công ty và các tổ chức tài chính, thị trường tài chính Uỷ thác cho Công ty tài chính đại diện trong huy động... phẩm dịch vụ tài chính của mình nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong vai trò là một tổ chức tài chính trung gian 11 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Các công ty tài chính có nhiều hoạt động, mỗi công ty có những nét giống và những nét đặc trưng riêng biệt của công ty mình Các hoạt động chủ yếu thường thấy ở công ty tài chính là: hợp... mối về thanh toán và quản lí tín dụng • Quy định về phát triển mạng lưới đối với các công ty tài chính khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhưng ở mức độ chưa cao và có nhiều tồn tại cần khắc phục 30 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH... định rõ về vai trò, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các công ty tài chính, theo đó sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của công ty tài chính Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn định nền kinh tế, phát triển các yếu tố cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tài chính phát triển như: hoàn thiện thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường. .. lực của các Tổng Công ty tài chính Hoàn chỉnh chiến lược phát triển của các Tổng Công ty, tích cực triển khai mô hình tập đoàn kinh tế trong đó có xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Công ty tài chính 32 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Tuy nhiên, quan điểm về tập đoàn kinh tế nói chung và nhất là quan điểm về hình thành công ty tài chính trong tập... không phải thành lập ra công ty tài chính chỉ đơn thuần cho vay các đơn vị thành viên trong ngành mà còn đóng vai trò “ vốn mồi” thu hút nguồn vốn khác vào các dự án đầu tư của tập đoàn Hành lang pháp lí cho tổ chức và hoạt động của các công ty tài chính chưa hoàn chỉnh Công ty tài chính chưa được thành lập công ty quản lí nợ và khai thác tài sản Về huy động vốn: công ty tài chính không được huy động... tựu Công ty tài chính tuy mới chỉ được thành lập khoảng 10 năm cho tới nay nhưng công ty tài chính đã mang lại những thành tựu đáng kể cho thị trường tài chính cũng như góp phần hoàn thiện hơn nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hội nhập như ngày nay Chúng ta có thể kể đến những thành tựu mà công ty tài chính đã mang lại như sau: Thứ nhất: Với nghiệp vụ huy đông vốn và cho vay các công ty tài chính. .. thác cho Công ty tài chính quản lý nguồn vốn tự tích lũy Giao cho Công ty tài chính xây dựng các phương án huy động vốn phát hành trái phiếu và các nghiệp vụ liên quan Tạo lập cơ chế điều hòa vốn nhàn rỗi giao cho Công ty tài chính xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, từng bước giao cho Công ty tài chính quản lý các quỹ, phân tiền tạm thời nhàn rỗi Tăng vốn cho Điều lệ cho các Công ty tài chính nhằm... nhân tài trong ngành tài chính • Xây dựng văn hoá công ty góp phần nâng cao bộ mặt công ty chỉ chuyên về lĩnh vực tài chính Văn hóa công ty được tập thể nhân viên xây dựng và đồng • 31 NHÓM 6 LỚP T06 [TIỂU LUẬN CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình công việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính 4.2 Đối với Nhà nước Tạo ra môi trường. .. là mô hình rất mới cả về lí luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam, hiện còn nhiều ý kiến tranh luận Do vậy công ty tài chính trong tập đoàn kinh tế sẽ hoạt động thế nào và với khuôn khổ pháp lí ra sao thì vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu chung nhất về công ty tài chính, nhóm chúng tôi đã trình bày về lí luận và thực tiễn hoạt động của công ty tài chính ở Việt Nam, cũng . 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc. CHÍNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về công ty tài chính. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi

Ngày đăng: 02/04/2013, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w