1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

30 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 458,02 KB

Nội dung

TIENCONGVU4 LEHONGPHONGĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --- DƯƠNG TUYẾT NHUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở H

Trang 1

TIENCONGVU4 LEHONGPHONG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

DƯƠNG TUYẾT NHUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÊ DANH TỐN

Hà Nội – 2008

Trang 2

Chương 1: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC XUẤT KHẨU

12

1.1 Xuất khẩu lao động và vai trò của nó đối với sự phát triển

kinh tế, xã hội của đất nước

12

1.3 Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu

36

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK VÀ HOẠT

ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP XKLĐ Ở HÀ NỘI

43

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội 43

Trang 3

2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa

bàn Hà Nội

43

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của các doanh nghiệp

XKLĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

59

2.3 Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn NLXK tại

các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

63

2.4 Đánh giá chung về chất lượng nguồn NLXK và hoạt động

nâng cao chất lượng nguồn NLXK tại các doanh nghiệp XKLĐ

ở Hà Nội

69

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP XKLĐ Ở HÀ NỘI

82

3.1 Bối cảnh mới và định hướng nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực xuất khẩu

82

3.1.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đối với hoạt động XKLĐ

của các doanh nghiệp Việt Nam

82

3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu 88

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn NLXK

tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

90

Trang 4

3

3.2.2 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyển chọn nguồn

NLXK

92

3.2.3 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, ngoại

ngữ cho người lao động

95

3.2.4 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục định hướng

cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

99

3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ tại

các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

101

3.2.6 Cải tiến công tác quản lý chất lượng nguồn NLXK tại các

doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

102

3.2.7 Giải pháp về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với

hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu

104

Phụ lục 1 Danh sách các doanh nghiệp XKLĐ đang hoạt động trên

địa bàn Thành phố Hà Nội

116

Phụ lục 2 Nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

XKLĐ là một hoạt động kinh tế có ý nghĩa chiến lược và là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc tế XKLĐ không chỉ tạo việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp, mang lại thu nhập cao cho người lao động mà XKLĐ còn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH

Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý Nhà

nước đối với hoạt động này” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – trang 244)

Sức lao động XK chính là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp XKLĐ Để sức lao động có thể thoả mãn nhu cầu của người sử dụng

và cạnh tranh được trên thị trường LĐXK, các doanh nghiệp XKLĐ cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp XKLĐ ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn chưa chủ động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

XK Chất lượng nhân lực XK thấp đang là rào cản lớn trong hoạt động XKLĐ và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp

Xuất phát từ thực tiễn đó, cần đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội, tìm ra những vẫn đề còn tồn tại để từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp Vì

vậy việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 6

xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội” vừa có ý nghĩa cấp

bách, vừa có ý nghĩa lâu dài cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Trong những năm gần đây, vấn đề XKLĐ nói chung, nguồn nhân lực xuất khẩu nói riêng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

và hoạch định chính sách, điển hình như:

- PGS TS Mạc Tiến Anh (2006), Phát triển nguồn nhân lực ở

Việt Nam phục vụ XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Tạp

chí Việc làm ngoài nước số 5/2006

- Phạm Công Bảy (2003), Tìm hiểu pháp luật kinh tế về xuất khẩu

lao động, NXB Chính trị Quốc gia

- Nguyễn Thị Hồng Bích, Hoàng Minh Hà, Phú Văn Hẳn (2007),

XKLĐ ở một số nước Đông Nam Á - kinh nghiệm và bài học, NXB

Khoa học Xã hội

- Nguyễn Tiến Dũng (2006), Một số biện pháp đẩy mạnh XKLĐ đi

Malaysia, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 2/2006

- Quỳnh Hoa (2006), Xuất khẩu lao động trong xu thế hội nhập

kinh tế quốc tế, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 4/2006

- Nguyễn Phúc Khanh (2004), Xuất khẩu sức lao động với chương

trình quốc gia về việc làm, thực trạng và giải pháp (đề tài nghiên cứu

khoa học)

- Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản

lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án Tiến

sỹ kinh tế

- PGS TS Cao Văn Sâm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp XKLĐ khi Việt Nam là thành viên WTO, Tạp chí

việc làm ngoài nước số 6/2006

- TS Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của

các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, NXB Lao động – xã hội

Trang 7

Các công trình trên đã phân tích thực trạng XKLĐ ở Việt Nam và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ ở một số khía cạnh như công tác tổ chức, quản lý, tài chính… Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ về cơ bản mới chỉ được đề cập đến như một vấn đề cần quan tâm trong các nghiên cứu chung về XKLĐ hoặc mới chỉ được xem xét ở từng khía cạnh Chưa có các công trình nghiên cứu chuyên biệt mang tính hệ thống về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp XKLĐ của cả nước nói chung và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung

về chất lượng nguồn nhân lực XK

+ Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực XK và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ đóng trên địa bàn Hà Nội

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực XK và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK

- Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng nguồn nhân lực XK của các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ XKLĐ và đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến 2007 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu XKLĐ phổ thông và lao động kỹ thuật, không nghiên cứu XKLĐ chuyên gia, nghiên cứu sinh

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 8

Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp thực chứng dựa trên những kết quả điều tra của ngành Lao động TBXH, của một số chuyên gia và báo cáo của các doanh nghiệp XKLĐ

6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn:

- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chất lượng nguồn nhân lực XK

- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK và rút ra những bài học hữu ích cho Việt Nam

- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực XK

và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

7 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: XKLĐ và chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

Trang 9

Chương 1

XKLĐ VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU

1.1 XKLĐ và vai trò của nó đối với sự phát triển KT-XH của đất nước

1.1.1 Xuất khẩu lao động

- XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động

- XKLĐ chính là quá trình trao đổi, mua bán sức lao động giữa hai đối tác của hai quốc gia khác nhau Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì sự chênh lệch về giá nhân công cùng với sự thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số quốc gia sẽ là động lực thúc đẩy sự di chuyển sức lao động từ nước này sang nước khác

- Nguồn cung lao động XK chủ yếu là ở các nước có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp Khi cung lao động thay đổi về mặt chất lượng sẽ tác động đến giá và cầu lao động Cầu lao động XK tuỳ thuộc vào thị trường lao động thế giới luôn biến động và có tính cạnh tranh cao Trên thị trường lao động quốc tế, giá nhân công phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu sử dụng lao động, khả năng cung ứng và chất lượng nguồn lao động

1.1.2 Vai trò của XKLĐ đối với các quốc gia

1.1.2.1 Đối với các quốc gia XKLĐ

- Hoạt động XKLĐ góp phần giải quyết việc làm trong nước, đặc biệt là lao động nông thôn, người chưa có việc làm

- XKLĐ không chỉ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hoá, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, thực hiện chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới, mà còn

là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia

Trang 10

- XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, tiết kiệm kinh phí đầu tư tạo chỗ làm việc cho người lao động, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh

1.1.2.2 Đối với các quốc gia nhập khẩu lao động

Nhập khẩu lao động góp phần bù đắp lượng lao động thiếu hụt ở một số ngành nghề, tận dụng được giá nhân công nước ngoài thấp, tiết kiệm chi phí đào tạo, thúc đẩy tiêu dùng trong nước

1.1.3 Hoạt động XKLĐ của Việt Nam từ năm 1980 đến nay:

- Giai đoạn hợp tác lao động với nước ngoài (1980-1990) là giai đoạn hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế quản lý hành chính bao cấp, với thị trường chủ yếu là các nước XHCN Nhà nước trực tiếp ký kết và thực hiện việc đưa lao động, chuyên gia Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động

- Giai đoạn hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường (từ năm 1991 đến nay): Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường XKLĐ dưới nhiều hình thức như chuyên doanh XKLĐ hoặc kinh doanh tổng hợp

1.2 Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu

1.2.1 Các khái niệm

- Nguồn NLXK của quốc gia là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng năng lao động, đã có việc làm hoặc chưa có việc làm,

có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động quốc tế

- Nguồn NLXK của doanh nghiệp là những lao động mà doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn được, đang trong quá trình đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề, giáo dục định hướng và hoàn chỉnh thủ tục để

đi làm việc ở nước ngoài

- Chất lượng nguồn NL XK là những đặc tính thoả mãn nhu cầu

và mục đích sử dụng của nhà nhập khẩu lao động trong giới hạn chi phí nhất định

1.2.2 Các tiêu thức đánh giá chất lượng nguồn nhân lực XK

Trình độ học vấn, tay nghề, ngoại ngữ, sức khoẻ và các yếu tố thuộc về thái độ, hành vi, phẩm chất đạo đức…

Trang 11

1.2.3 Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của Việt Nam

1.2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp XKLĐ

- Kinh tế thế giới phát triển, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học, công nghệ, tình hình biến động của thị trường lao động quốc tế và

sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, doanh nghiệp XKLĐ trong và ngoài nước

- Trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của quốc gia; Hệ thống chính sách, pháp luật; Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề

- Tầm vóc và thể lực, trình độ học vấn của người lao động

1.2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp XKLĐ:

Cơ sở vật chất, nguồn vốn, đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ, công tác tuyển chọn, đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và quản lý nguồn nhân lực XK

1.3 Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XK và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ khảo cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

XK của một số quốc gia như: Philippines, Thái Lan, Indonesia, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam

về nhanh chóng hoà nhập cộng đồng

- Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề mạnh phục vụ cho nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu Lập kế hoạch đào tạo những ngành nghề khác nhau để XKLĐ sang những thị trường mục tiêu

Trang 12

- Bố trí tuỳ viên lao động ở các cơ quan đại diện tại nước ngoài Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý điều hành về XKLĐ các cấp

1.3.2.2 Về phía doanh nghiệp XKLĐ:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực XKLĐ cũng như các lĩnh vực có liên quan

- Đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu, phát triển thị trường, nắm bắt nhu cầu từng thị trường về các nghề cần nhập khẩu lao động cũng như yêu cầu về chất lượng lao động

- Đặc biệt quan tâm đến công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu, công tác đào tạo, giáo dục định hướng cho người đi XKLĐ (theo từng nghề và từng thị trường), thực hiện nghiêm túc việc sát hạch, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của người lao động

- Triển khai mạng lưới quản lý lao động ở nước ngoài để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, đồng thời thực hiện chức năng nghiên cứu, phát triển thị trường

Trang 13

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK

VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XKLĐ Ở HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 62 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ (được cấp giấy phép XKLĐ), chiếm 50,4%

số doanh nghiệp có chức năng XKLĐ trong cả nước, trong đó:

- 45 doanh nghiệp trực thuộc các Bộ quản lý

- 8 doanh nghiệp do các tổ chức đoàn thể Trung ương thành lập

- 9 doanh nghiệp do Hà Nội quản lý (03 DN ngoài quốc doanh)

2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn Hà Nội:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý XKLĐ ở một số doanh nghiệp, thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến và chức năng tham mưu

2.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp XKLĐ

Bảng 2.1 Phân loại cán bộ làm công tác XKLĐ theo trình độ và kinh nghiệm tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

Trang 14

nước); Vốn huy động; Vốn tự bổ sung thu được từ lợi nhuận của hoạt động XKLĐ và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp)

- Trong số 62 doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội, chỉ có 22 doanh nghiệp có trụ sở cố định, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có ít nhất 1

cơ sở dạy nghề và giáo dục định hướng cho người lao động với trang thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy, quy mô đào tạo từ 400 đến 2.000 lao động/cơ sở/năm

2.1.3 Thị trường xuất khẩu lao động

Bảng 2.2 Số LĐXK của các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

từ năm 2002 - 2007 (chia theo từng thị trường)

Đơn vị tính: người

Loan

Hàn Quốc

nước khác

2.2 Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn TP Hà Nội:

Chất lượng nguồn LĐXK của các doanh nghiệp trong vài năm gần đây đã được nâng cao, tuy nhiên trình độ và tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động quốc tế về trình độ tay nghề và khả năng ngoại ngữ, khả năng thích ứng, hoà nhập về văn hoá

Trang 15

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và dạy nghề của Việt Nam chỉ bằng 1/3 các nước trong khu vực, 85% số lao động này chỉ được đào tạo ngắn hạn, nội dung đào tạo không sát với nhu cầu của phía sử dụng lao động

- Hầu hết người lao động khi đến với các doanh nghiệp XKLĐ đều không biết ngoại ngữ, khả năng tiếp thu, học ngoại ngữ rất hạn chế

do trình độ văn hoá thấp, trong khi đó người lao động chỉ được học ngoại ngữ trong một thời gian ngắn nên hiệu quả chưa cao

- Thể lực của nguồn nhân lực nước ta còn hạn chế so với nhiều nước trên thế giới, biểu hiện ở các chỉ tiêu như độ dẻo dai, chiều cao, cân nặng… Một số lao động không được phép tham gia vào lực lượng LĐXK vì bị mắc các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B…

- Nguồn LĐXK của các doanh nghiệp chủ yếu từ những vùng nông thôn Mặc dù những lao động này chăm chỉ, cần cù nhưng đã quen với cách sống và làm việc cá nhân, tự do, không quen làm việc với tác phong công nghiệp, làm việc theo nhóm Một số người quan niệm chủ thợ chưa đúng đắn, kỳ vọng quá lớn vào việc làm giàu từ XKLĐ nên khi phải làm việc với cường độ cao, kỷ luật nghiêm… dễ sinh chán nản, có tư tưởng chống đối và vi phạm kỷ luật

2.3 Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

2.3.1 Công tác tuyển chọn nguồn nhân lực xuất khẩu

Phần lớn các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn và tuyển chọn LĐXK Để khắc phục vấn đề này, các doanh nghiệp đã lập trang web để đưa các thông tin về XKLĐ của doanh nghiệp; gửi công văn đến UBND xã và các hội, đoàn thể đề nghị phối hợp thông báo, tuyển chọn LĐXK hoặc thiết lập mạng lưới trung gian môi giới (bạn bè, người thân…) để giới thiệu người đi LĐXK

2.3.2 Công tác đào tạo:

Một số doanh nghiệp XKLĐ đã xây dựng kế hoạch đào tạo lao động có chất lượng phục vụ xuất khẩu trên cơ sở kế hoạch phát triển

Ngày đăng: 17/03/2015, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w