Lý do chọn đề tài: Trước sự biến đổi to lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay, thì việc đổi mới hệthống pháp luật về kinh tế, tài chính, ngân sách Nhà nước, hệ thống kế toán Nhà nướcnói
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THỊ HIỀN
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THẠNH
Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp
Long Xuyên, tháng 12 năm
2010
Trang 2KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
CỦA TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THẠNH
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Họ và tên sinh viên: Cao Thị Hiền
Lớp: DT3KTTC Mã số sinh viên: DKT079198 Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Kim Khôi
Long Xuyên, tháng 12 năm
2010
Trang 3Người hướng dẫn : Trần Thị Kim Khôi
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : ………(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : ………(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Trang 4
Tân Châu, ngày 28 tháng 12 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1
Trang 5
Long Xuyên, ngày tháng năm
Ký tên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2
Trang 6
Long Xuyên, ngày tháng năm
Ký tên
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian hơn 3 tháng thực tập tại trường, em luôn nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy, cô, anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp cácthông tin, tài liệu có liên quan đến chuyên đề tốt nghiệp của em
Em rất cảm ơn các thầy, cô, anh chị tại trường và bộ phận tổ văn phòng … đãnhiệt tình giúp đỡ em Trong quá trình thực tập nếu có gì sơ suất mong các thầy, cô, anhchị bỏ qua cho em Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô, anh chị
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cácthầy cô hướng dẫn nhất là cô Trần Thị Kim Khôi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnhsửa sai sót khi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn
Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học An Giang dồi dào sức khỏe để tiếptục công việc giảng dạy của mình Chúc đơn vị Trường Mẫu Giáo Long Thạnh ngàycàng có những bước đi vững chắc để đạt được những thành công hơn nữa trong tươnglai
Em xin chân thành cảm ơn.Sinh viên thực tập : Cao Thị Hiền
Trang 8MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Khái niệm kế toán hành chính sự nghiệp 3
2.2 Bản chất của kế toán 3
2.3 Vai trò của kế toán 3
2.4 Nhiệm vụ kế toán 3
2.5 Yêu cầu kế toán 4
2.6 Chức năng của kế toán 4
2.7 Đối tượng kế toán 4
2.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán 4
2.9 Kế toán thu 5
2.9.1 Kế toán các khoản thu 5
2.9.2 Kế toán các khoản thu chưa qua ngân sách 6
2.10 Kế toán chi 8
2.10.1 Nội dung chi 8
2.10.2 Tài khoản sử dụng 9
2.10.3 Phương pháp hạch toán 9
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THẠNH 11
3.1 Giới thiệu khái quát về trường Mẫu Giáo Long Thạnh 11
3.2 Tổ chức bộ máy của Đơn vị 11
3.3 Tình hình hoạt động của trường 12
3.4 Phân tích tình hình thu- chi của trường năm 2008 – 2009 12
3.5 Tổ chức kế toán của trường 14
Trang 93.5.1 Hoạt động của kế toán 14
3.5.2 Chứng từ ghi sổ và sổ sách kế toán 14
3.5.3 Nội dung và trình tự ghi sổ 15
3.6 Định hướng chủ yếu về công tác kế toán 20
CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THẠNH 21
4.1 Dự toán ngân sách tại trường 21
4.2 Các hoạt động liên quan sử dụng ngân sách Nhà nước 28
4.3 Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương 28
4.3.1 Kế toán tiền lương 28
4.3.2 Kế toán các khoản nộp theo lương 29
4.4 Kế toán các khoản phí, lệ phí 31
4.4.1 Kế toán thu học phí 31
4.4.2 Kế toán chi học phí 31
4.5 Thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước 32
4.6 Báo cáo quyết toán 34
4.6.1 Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước 34
4.6.2 Bảng cân đối tài khoản 36
4.6.3 Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí 40
4.7 Nhận xét chung 42
4.8 Một số giải pháp 42
4.8.1 Về nguồn lực, nhân lực 42
4.8.2 Về chuyên môn 42
4.8.3 Về cơ sở vật chất 42
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 43
5.1 Kiến nghị 43
5.1.1 Đối với ban lãnh đạo nhà trường 43
5.1.2 Đối với cơ quan tài chính 43
5.1.3 Đối với Kho bạc Nhà nước 43
5.1.4 Đối với Cơ quan Giáo dục và Đào tạo 43
5.1.5 Đối với chính quyền địa phương 43
5.2 Kết luận 43
5.2.1 Về đội ngũ nhân viên kế toán 43
5.2.2 Về việc áp dụng và ghi chép sổ sách kế toán 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo tóm tắt hiện trạng cơ sở vật chất của trường 12 Bảng 3.2: Bảng So Sánh Về Các Khoản Thu Của Trường Mẫu Giáo Long Thạnh 13 Bảng 3.3: Bảng So Sánh Về Các Khoản Chi Của Trường Mẫu Giáo Long Thạnh.13 Bảng 3.4: Hệ thống tài khoản kế toán trường đang áp dụng: 19 Bảng 4.1: Dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2010 21 Bảng 4.2: Bảng chiết tính lương 28 Bảng 4.3: Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước Quý II năm 2010 34 Bảng 4.4: Bảng cân đối tài khoản quý II/2010 36 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng Quý
II năm 2010 40
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Kế toán các khoản thu 7
Sơ đồ 2.2: Kế toán chi hoạt động 10
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của trường 11
Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ Nhật ký – Sổ cái: 15
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổng hợp kinh phí hoạt động 17
Trang 12CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trước sự biến đổi to lớn của nền kinh tế nước ta hiện nay, thì việc đổi mới hệthống pháp luật về kinh tế, tài chính, ngân sách Nhà nước, hệ thống kế toán Nhà nướcnói chung và chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp nói riêng đã không ngừng được hoànthiện và góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng hiệu quảngân sách Nhà nước
Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước làm sao
có hiệu quả, kịp thời, không lãng phí là một trong những vấn đề rất cần được quan tâm
Để làm được điều này, kế toán hành chính sự nghiệp là một trong những công cụ hổ trợđắc lực giúp khai thác tối đa những tài sản công cũng như nguồn vốn từ ngân sách Nhànước được sử dụng đúng mục đích, phù hợp từng đơn vị, và nhất là tối đa hóa việc sửdụng nguồn vốn sao cho phù hợp với từng đối tượng
Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo ngành Kế toán doanh nghiệp, môn Kếtoán ngân sách là một trong những môn nghiên cứu về lĩnh lực Kế toán Nhà nước nóichung, Kế toán HCSN nói riêng Quá trình hạch toán và quản lý tổ chức kế toán trongcác đơn vị Hành chính sự nghiệp, từ bước lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toánngân sách luôn thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của đất nước ta Đểtìm hiểu tốt hơn về môn học này và là tiền đề cho công việc của tôi trong tương lai đểhoàn thành tốt những công việc được giao trong cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinhtại đơn vị cũng như thủ tục, chứng từ khi báo cáo hay quan hệ với các cơ quan như:Phòng giáo dục - đào tạo, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan thuế, Bảo hiểm xã hội, Ngân
hàng trong thực tế, cho nên tôi chọn chuyên đề “Hoạt động kế toán Hành chính sự
nghiệp của Trường Mẫu Giáo Long Thạnh” là chuyên đề thực tập tốt nghiệp của tôi.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu hoạt động, cũng như những cơ sở lý thuyết đã học giúp cho tôi hiểu rõtrình tự trong hạch toán kế toán mà cụ thể là kế toán HCSN của trường Mẫu Giáo LongThạnh
- Với những gì thực tế thấy được, kết hợp với những kiến thức đã học để rút ranhững sự khác nhau cơ bản giữa thực tế và lý thuyết Đồng thời qua đó nhận định đánhgiá rút ra ưu khuyết điểm và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống hoạt động
kế toán HCSN của trường Mẫu Giáo Long Thạnh
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi chỉ tập trung về thu – chi học phí và chi hoạtđộng cho con người , ngoài ra chủ yếu nghiên cứu về số liệu liên quan đến hoạt động
kế toán HCSN của trường Mẫu Giáo Long Thạnh với kỳ kế toán quí I + II/ 2010
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp với kế toán để tìm hiểu về phương pháphạch toán và hoạt động kế toán mà nhà trường đang áp dụng
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu qua các báo cáo, tài liệu, sổ sách kế toán
mà nhà trường cung cấp
Trang 13Bên cạnh đó tham khảo thêm một số sách liên quan tới đề tài để tham khảo, cácchuẩn mực kế toán và các đề tài các khoá trước làm tài liệu tham khảo cho đề tài tốtnghiệp.
- Phương phương xử lý số liệu:
Dùng phương pháp tổng hợp các số liệu có liên quan đến hoạt động kế toán củatrường Mẫu Giáo Long Thạnh
Đồng thời vận dụng công cụ phân tích số hiệu hoạt động kế toán của trường quacác năm
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa cho thấy là khi nghiên cứu đề tài này giúp tôi mở rộng được kiến thức
về cách hạch toán và cách trình tự ghi sổ, lập dự toán thu - chi và chấp hành về quy địnhtrong chuẩn mực kế toán
- Bên cạnh đó giúp cho tôi hiểu được thêm rất nhiều trong thực tiễn về hoạt độnghành chính sự nghiệp
Trang 14CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm kế toán hành chính sự nghiệp:
Kế toán hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhànước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có hệ thống về tìnhhình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước Kế toán hành chính sự nghiệp khôngnhững có vai trò quan trọng trong quản lý ngân sách hoạt động mà còn rất cần thiết vàquan trọng trong quản lý ngân sách quốc gia.(Ths Tô Thiện Hiền.2006 Tài liệu giảngdạy Kế toán ngân sách.)
2.2 Bản chất của kế toán:
Nước Việt Nam là một nước Xã hội Chủ nghĩa, là người đại diện pháp lý củanhân dân, nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu có khả năng và nhiệm vụ tổchức và quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô cả nước, có nhiệm vụ tổ chức và quản
lý thành phần kinh tế quốc doanh cũng như quản lý thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
Để thực hiện được sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế, bảođảm thi hành nghiêm chỉnh pháp luật và thể chế pháp lý ở các cấp, các ngành và cơ sởnhằm “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII – trang 21)
Bên cạnh việc xây dựng chương trình kế hoạch, chiến lược kinh tế - xã hội , banhành pháp luật, Nhà nước còn tăng cường sử dụng các công cụ quản lý như kế toán đểkiểm tra, kiểm soát, quản lý và lãnh đạo nền kinh tế quốc dân phát triển theo một kếhoạch thống nhất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế nhằm phục vụ lợi ích của quầnchúng nhân dân lao động
2.3 Vai trò của kế toán:
Đối với Doanh nghiệp, kế toán cung cấp những tài liệu, những thông tin kinh tế
đã và đang diễn ra trong doanh nghiệp làm cơ sở để doanh nghiệp hoạch định chươngtrình hành động và phương hướng hoạt động trong tương lai
Đối với Nhà nước, kế toán giúp cho Nhà nước thực hiện công tác quản lý cácdoanh nghiệp tốt hơn từ đó quản lý tốt nền kinh tế vĩ mô, đề ra các chủ trương chính sáchcùng với sự phát triển của dật nước
2.4 Nhiệm vụ kế toán: (Điều 5 Nhiệm vụ kế toán của Luật kế toán)
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Luật kế toán quy định, nhiệm vụ kế toán được cụ thể như sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kếtoán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toánnợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngănngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêucầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
Trang 152.5 Yêu cầu kế toán: (Điều 6 Yêu cầu kế toán của Luật kế toán)
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ
kế toán và báo cáo tài chính
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán
- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp
vụ kinh tế, tài chính
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kếtthúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị
kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể sosánh được
2.6 Chức năng của kế toán:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện mỗi khoản vốn, quỹ, kinh phí,tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị
- Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán, nội dung và phương pháptính toán
- Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu cho các nhà quản lý có nhữngthông tin cần thiết về tình hình tài chính ở đơn vị
- Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả
2.7 Đối tượng kế toán: (Điều 9 Đối tượng kế toán của Luật kế toán)
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sựnghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
2.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán:
- Nguồn nhân lực;
- Trình độ chuyên môn
- Sự am hiểu về chế độ kế toán, luật kế toán;
- Trình độ tin học hỗ trợ;
Trang 16- Nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp;
- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kế toán;
- Nguồn thông tin, tài liệu về kế toán bị hạn chế cũng ảnh hưởng đượcđến hoạt động kế toán;
- Sự hợp tác của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong môi trường làmviệc;
- …
2.9 Kế toán thu:
- Tài khoản sử dụng:
* 111 – Tiền mặt (1112 – tiền mặt học phí)
* 112 – Tiền gửi Ngân hàng – Kho bạc (1121 – Tiền gửi học phí)
* 511 – Các khoản thu (5111 – Thu phí, lệ phí)
* 461 – Nguồn kinh phí hoạt động (461221 – Nguồn kinh phí
* 521 – Thu chưa qua ngân sách
2.9.1 Kế toán các khoản thu:
- Thu sự nghiệp là các khoản thu gắn với nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ theochức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của chế độ tài chính mà không phải là cáckhoản phí, lệ phí quy định trong pháp lệnh phí, lệ phí và không phải là các khoản thu từhoạt động sản xuất kinh doanh
- Các khoản thu về phí và lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí đượcNhà nước giao theo chức năng của từng đơn vị như: học phí, viện phí, thu phí phát thanhtruyền hình, phí kiểm định, phí phân tích…)
- Các khoản thu khác như: Thu lãi tiền gửi, cho vay vốn thuộc các chương trình,
dự án viện trợ; thu thanh lý, nhượng bán tài sản,… của đơn vị, không phân biệt hìnhthành từ nguồn kinh phí hoặc nguồn vốn kinh doanh khác có liên quan
- Khi thu phí, lệ phí các đơn vị phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ tài chính pháthành hoặc được Bộ tài chính (Tổng Cục Thuế) chấp thuận cho in và sử dụng
- Tất cả các khoản thu của đơn vị Hành chính sự nghiệp phải được phản ánh đầy
đủ, kịp thời vào bên Có tài khoản “Các khoản thu” Sau đó căn cứ vào chế độ tài chínhhiện hành mà kết chuyển sang các tài khoản khác có liên quan
- Kế toán phải mở sổ chi tiết các khoản thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý củatừng ngành để theo dõi các khoản thu của từng loại theo từng hoạt động
Trang 173 Cuối kỳ kết chuyển số nộp, ghi:
Nợ TK 5111 – Thu học phí
Có TK 461221 – Nguồn kinh phí quỹ học phí
2.9.2 Kế toán các khoản thu chưa qua ngân sách:
- Các đơn vị Hành chính sự nghiệp chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sáchtheo quy định của chế độ tài chính khi tiếp nhận tiền, hàng viện trợ;
- Cuối kỳ kế toán, đơn vị Hành chính sự nghiệp chưa có chứng từ ghi thu, ghi chingân sách đối với các khoản phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chitheo quy định của chế độ tài chính
- Toàn bộ các khoản tiền, hàng viện trợ và các khoản phí, lệ phí phải nộp ngânsách nhưng được để lại chi chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định thìkhông được ghi tăng nguồn kinh phí Đồng thời, đơn vị không được xét duyệt quyết toánngân sách năm các khoản chi từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí phảinộp ngân sách được để lại chi nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản tiền, hàng viện trợ và sổ phí, lệphí phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chingân sách
- Phương pháp hạch toán:
1 Cuối kỳ, kế toán xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp NSNN được để lại chi theo quy định nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu ghi chi ngân sách, ghi:
Nợ TK 511 – Các khoản thu
Có TK 521 – Thu chưa qua ngân sách
2 Sang kỳ kế toán sau, khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản phí, lệ phí đã thu của kỳ trước phải nộp ngân sách được để lại chi, ghi:
Nợ TK 521 – Thu chưa qua ngân sách
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
- Toàn bộ công tác kế toán thu được thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:
Trang 18Sơ đồ 2.1: Kế toán các khoản thu
111, 112
635
6) Chi trực tiếp hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác
7a) Chi phí thực tế của khối lượng
công việc hoàn thành theo đơn đặt
hàng nghiệm thu thanh toán333
lại đã ghi thu ghi chi NS
12) K/C chênh lệch thu > chi theo
ĐĐH khi nghiệm thu thanh
toán
13) P, LP và thu khác phải nộp cấp trên
9) Cuối kỳ, k/c phí, lệ phí để lại đơn vị chưa có chứng từ ghi thu
ghi chi NS8) Phí, lệ phí phải nộp NSNN
1) Khi thu phí, lệ phí bằng tiền
2) Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay
3) Thu thanh lý, nhượng bán
4) Thu hoạt động sự nghiệp và
thu khác 5c) Thu thêm do số phải thu >
số tạm thu 311
5a) Tạm ứng5b) K/c số tạm
thu thành số thu
465
7b) k/c ĐĐH được nghiệm thu thanh toán
111, 112
Trang 192.10 Kế toán chi:
2.10.1 Nội dung chi: Chi con người, chi hoạt động sản xuất kinh doanh, chi
theo đơn đặt hàng của Nhà nước, chi hoạt động, chi mua sắm sửa chữa, chi dự án
Kế toán chi phải tổ chức hạch toán chi tiết từng loại hoạt động theo từng nội dungchi và theo dự toán được duyệt, theo mục lục ngân sách Nhà nước Đối với chương trình,
dự án, đề tài đồng thời phải hạch toán theo từng khoản mục chi theo quy định của từng
dự án hoặc theo từng khoản mục chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết, giữacông tác hạch toán với việc lập dự toán chi về nội dung và phương pháp tính toán các chỉtiêu…
Phải tổ chức hạch toán chi tiết theo từng năm (năm trước, năm nay và năm sao)Riêng đối với các khoản chi của chương trình, dự án thì phải hạch toán các khoảnchi lũy kế từ khi bắt đầu thực hiện chương trình, dự án cho đến khi kết thúc chương trình,
dự án được phê duyệt quyết toán bàn giao sử dụng
+ Chi hoạt động chủ yếu là tại đơn vị:
- Chi hoạt động dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt độngthường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt như: Chi dùng chocông tác nghiệp vụ, chuyên môn và quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan Nhànước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể,… do ngân sách Nhànước cấp, do thu phí, lệ phí hoặc do các nguồn tài trợ, viện trợ, thu hội phí và các nguồnkhác đảm bảo
- Phải mở sổ kế toán chi tiết chi hoạt động theo từng nguồn kinh phí, theo niên
độ kế toán và theo mục lục ngân sách Nhà nước
- Hạch toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán vàđảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, giữa sổ
kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính Các khoản chi hoạt động phải thực hiện đúngcác quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng theo đúng quyđịnh của chế độ tài chính Trong kỳ, các đơn vi Hành chính sự nghiệp được tạm chia thunhập tăng thêm cho Công chức, viên chức và tạm trích các quỹ để sử dụng từ số tăng thu,tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định của chế độ tài chính
- Những khoản cho thuộc kinh phí hàng năm của đơn vị, bao gồm cả nhữngkhoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên như chi tinh giảm biênchế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ…
- Đơn vị phải hạch toán theo mục lục ngân sách Nhà nước các khoản chi hoạtđộng phát sinh từ các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ sổ thu phí, lệ phí đã thuphải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngânsách theo quy định của chế độ tài chính
- Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạtđộng trong năm được chuyển từ tài khoản “Chi hoạt động năm nay” sang “Chi hoạt độngnăm trước” để theo dõi cho đế khi báo cáo quyết toán được duyệt Riêng đối với số chi
Trang 20trước cho năm sau thì sang đầu năm sau được chuyển sang năm nay để tiếp tục chi hoạtđộng trong năm sau:
- Hoạt động trong năm nay
2.10.2 Tài khoản sử dụng:
* 66121 – Chi hoạt động
* 334 – Phải trả công chức, viên chức
* 332 – Các khoản phải nộp theo lương (3321, 3322, 3323)
* 111 – Tiền mặt (1111 – Tiền mặt ngân sách)
* 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc
* 461 – Nguồn kinh phí hoạt động ……
2.10.3 Phương pháp hạch toán:
1 Xác định tiền lương, phụ cấp… phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức tính vào chi hoạt động:
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
2 Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi hoạt động, ghi
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
4 Cuối kỳ kết chuyển các khoản hoạt động phí, lương và các khoản trích theo lương vào ghi:
Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 661 – Chi hoạt động
- Toàn bộ công tác kế toán chi được thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:
Trang 21Sơ đồ 2.2: Kế toán chi hoạt động
6) Phân bổ chi phí trả trước vào
9a) Rút dự toán chi hoạt động
14) Lỗ tỷ giá hối đoái 13) Lãi tỷ giá hối đoái
413
111, 11210) Thu giảm chi hoạt động
11) Xuất toán phải thu hồi
311(8)
4612112) K/C chi thường xuyên ghi giảm nguồn kinh phí khi quyết toán được duyệt
Trang 22CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO
LONG THẠNH
3.1 Giới thiệu khái quát về trường Mẫu Giáo Long Thạnh:
- Tên trường: Trường Mẫu Giáo Long Thạnh
- Mã trường: 380507022317
- Địa chỉ: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm Long Thị D, Phường Long Thạnh, Thị
Xã Tân Châu, Tỉnh An Giang
Được thành lập đầu tiên năm 1990, lúc đầu trường ở tại địa chỉ ấp Long Thị A,thịtrấn Tân Châu nhưng do sạt lở nên di dời về ấp Long Thị D thị trấn Tân Châu, hiện tại
địa chỉ đường Tôn Đức Thắng, khóm Long Thị D, phường Long Thạnh, Thị xã Tân
Châu Lúc trước trường chỉ gồm 03 phòng học (6 lớp), 01 phòng BGH, 01 phòng thư
viện – thiết bị Tất cả đều là phòng cấp 4 Đến nay, trường được sự quan tâm của Thị xã
và chính quyền địa phương, trường được xây dựng tổng số 13 phòng, trong đó 9 phòng
bán kiên cố và 4 phòng lắp ghép Tổng diện tích của trường là 1.484 m2
Trường Mẫu Giáo Long Thạnh là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc loại hình cônglập, hoạt động dưới sự quản lý của Phòng GD-ĐT Tân Châu Lúc mới thành lập trường
có 11 nhân sự (BGH: 02; Nhân viên: 03; Giáo viên: 06), tổng số học sinh là 250 chia ra
06 lớp Năm học 2007 trường được công nhận là “Trường Đạt Chuẩn Quốc Gia” do
UBND Tỉnh An Giang cấp
3.2 Tổ chức bộ máy của Đơn vị:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của trường
BCH
Hội PHHS
Phó Hiệu Trưởng
BCHCông Đoàn
Chủ tịchChủ tịch Bí thư
Phó Hiệu Trưởng
Trang 23Bảng 3.1: Báo cáo tóm tắt hiện trạng cơ sở vật chất của trường
3.3 Tình hình hoạt động của trường :
Hiện nay tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường là 27 (7 Đảngviên) tính đến tháng 06 năm 2010, trong đó BGH: 03; giáo viên: 15; nhân viên: 09 Tổng
số 10 lớp có 427 học sinh
Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của ngành, sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địaphương, các bậc cha mẹ học sinh và sự nổ lực hết mình của tập thể giáo viên nhà trườngcho nên các năm qua, tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi (trong đó: cấp trường 6 cô, cấpthị xã 5 cô, cấp tỉnh 4 cô), hội thi viết SKKN (trong đó: đạt 2 giải A, 2 giải B, 6 giải Ccấp thị xã), hội thi sáng tác cho bé (trong đó: đạt 3 giải A, 4 giải B, 2 giải C), còn các emhọc sinh tham gia các hội thi như hội thi cô và cháu múa hát dân ca đạt giải nhì toàn đoàn
và hội thi an toàn giao thông và màu xanh của bé đạt giải nhất toàn đơn vị
3.4 Phân tích tình hình thu- chi của trường năm 2008 – 2009.
Trang 24Bảng 3.2: Bảng So Sánh Về Các Khoản Thu Của Trường Mẫu Giáo Long Thạnh
ra khoản thu khác tăng so với năm 2008 là 9.096.000 đồng tương đương 104,5%
- Nguyên nhân giảm là do năm 2009 miễn giảm học phí cho đối tượng hộ nghèo,
hộ khó khăn… Từ đó cho thấy tổng thu năm 2009 giảm nhiều so với tổng thu năm 2008
Bảng 3.3: Bảng So Sánh Về Các Khoản Chi Của Trường Mẫu Giáo Long Thạnh
Trang 25Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tổng chi năm 2009 là 146.419.351 đồng giảm hơn năm
2008 là 154.406.675 đồng giảm tương đương 48.7% Trong đó: chi từ nguồn học phínăm 2009 giảm so với năm 2008 là 160.383.275 đồng tương đương 46,7%, ngoài ra chi
cơ sở vật chất năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.080.500 đồng tương đương153,3%.Từ đó cho thấy tổng chi năm 2009 giảm rất nhiều so với năm 2008, nguyên nhângiảm cũng do đơn vị thực hiện Chỉ Thị của Chính Phủ về việc thực hành tiết kiêm chốnglảng phí
3.5 Tổ chức kế toán của trường:
Trong việc thu,chi các hoạt động ở đơn vị sự nghiệp giáo dục thì việc thu, chi mộtcách hiệu quả với tình hình thực tế sẽ giúp cho đơn vị đảm bảo được nguồn kinh phí hoạtđộng do cấp trên cấp thì làm được điều đó kế toán cần phải tuân thủ các nguyên tắc tàichính cũng như trình tự thủ tục trong việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đượcthể hiện ở sơ đồ tổng hợp kinh phí hoạt động sau:
3.5.1 Hoạt động của kế toán:
- Ghi chép phản ánh chính xác khoản kinh phí do ngân sách cấp cho đơn vị vàtình hình sử dụng kinh phí đó Các khoản tiền ký gởi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục rútkinh phí tiền gởi vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào ngân sách
- Mở đầy đủ các loại sổ theo quy định của chế độ cấp phát hạn mức kinh phí mỗitháng quyết toán một lần
- Lập kế hoạch phân phối tại đơn vị và bộ phận văn phòng sử dụng sử dụng theotừng tháng để đảm bảo kinh phí hoạt động được thường xuyên
- Tập hợp hết tất cả các chứng từ tiến hành lên bảng cân đối kiểm tra sổ sách hồ
sơ quyết toán
- Quyết toán xong thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, công khai tài chính, cập nhật sổtheo quy định
- Thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành dự toán thu, chi tình hình thực hiện cácchỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước,
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí vốn quỹ ở đơn vị
3.5.2 Chứng từ ghi sổ và sổ sách kế toán:
- Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2-02/NS)
- Uỷ nhiệm thu (Mẫu số C4-01/KB)
- Giấy nộp tiền vào tài khoản (Mẫu số C4-09/KB)
- Giấy rút tiền mặt (Mẫu số C4-10/KB)
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán lẻ
- Nhật ký sổ cái
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ quỹ tiền gởi
- Sổ theo dõi nguồn kinh phí
- Sổ chi tiết chi hoạt động
Trang 26- …
3.5.3 Nội dung và trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ Nhật ký – Sổ cái:
- Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán) đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái
Số liệu của mỗi chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán) được ghi trênmột dòng ở cả hai phần Nhật ký và phần Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán đượclập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, …) phát sinh nhiều lần trong mộtngày
- Chứng từ kế toán sau khi đã được dùng ghi sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng đểghi sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào sổ Nhật ký - Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu củacột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái
để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và
số phát sinh tháng này, tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối tháng này Căn cứvào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng, kế toán tính ra số dư cuối tháng củatừng tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ cái
Sau khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng trong sổ Nhật ký - Sổ cái phải đảmbảo các yêu cầu sau:
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, sốphát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khóa sổcủa các đối tượng chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số liệu trên
Chứng từ kế toán
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp Chứng từ kế toán toán chi tiếtSổ, thẻ kế
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu
cuối tháng
Trang 27“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dưcuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ cái.
- Số liệu trên sổ Nhật ký - Sổ cái, trên sổ, thẻ kế toán chi tiết và “Bảng tổng hợpchi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu, nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập
“Bảng cân đối tài khoản” và báo cáo tài chính
Trang 28Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổng hợp kinh phí hoạt động
336
342
(21)(19)(7a)
(6a)(1) (6b) (2b) (7b)
(6d) (6c)
4211
(9a)