1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thử bàn về tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng

13 4,1K 47
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Xuất phát điểm từ một sự tò mò hứng thú khi đọc tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng, người viết bắt gặp một số lượng lớn và mật độ khá dày đặc từ lóng được sử dụng, và nảy ra ý đị

Trang 1

THỬ BÀN VỀ TIẾNG LÓNG TRONG TIỂU THUYET “BI VO”

CUA NHA VAN NGUYEN HONG

Phan Hoài Nam

K45-Khoa Van hoc

GVHD: TS Ha Van Ditc

A LY DO CHON DE TAI

Ngôn ngữ là yếu tố chất liệu đầu tiên để tạo nên tác phẩm văn học Ngôn ngữ của tác phẩm văn học là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ toàn dân Nhân vật văn học muốn “sống” được trong lòng độc giả thì phải có

cá tính độc đáo, có chân dung riêng, phương thức hành động riêng Ngoài ra yếu tố ngôn ngữ nhân vật phải đạt đến trình độ điêu luyện, tự nhiên, mang hơi thở ngồn ngộn của cuộc sống, của cuộc đời

Xuất phát điểm từ một sự tò mò hứng thú khi đọc tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng, người viết bắt gặp một số lượng lớn và mật độ khá dày đặc từ lóng được sử dụng, và nảy ra ý định khảo sát về tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ và chọn đề tài “Thử bàn uề tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ uỏ của nhà uăn

Nguyên Hồng” với tư cách là một yếu tố thuộc về nghệ

Trang 2

thuật sử dụng ngôn từ, tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học này

Xung quanh tiếng lóng còn có nhiều vấn đề gây tranh cãi như vấn đề nguồn gốc, đặc điểm, cấu trúc, chức năng, môi trường, hoàn cảnh và chủ thể sử dụng cũng như những quan điểm nhìn nhận khác nhau về tiếng lóng.Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, sau khi tiến hành khảo sát một cách khá kỹ lưỡng về tiếng lóng,

có chú giải, đối chiếu với một vài tác phẩm văn học khác

và soi chiếu nó dưới nhiều góc độ, người viết muốn

khẳng định lại một cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối

với tiếng lóng, đặc biệt là tiếng lóng với tư cách là một yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học Thêm vào đó, người viết còn có ý định sử dụng tiếng lóng như một cầu nối, một phương tiện để tiếp cận đặc

sắc phong cách ngòi bút nhân đạo chủ nghĩa của nhà

văn Nguyên Hồng; để tìm hiểu rõ thêm về bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám;

về vốn sống, sự từng trải và đặc biệt là tấm lòng nhân

đạo cao cả, tha thiết mà thấm đẫm chất trữ tình của

ngòi bút nhà văn Nguyên Hồng - một trong những nhà

văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất đầu thế ky XX

B GIGI THIEU NHA VAN NGUYEN HONG VA TIEU THUYET "BI VO"

+ Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc trong giai đoạn 1930-1945 Ông

Trang 3

là nhà văn của những người khốn khổ Tuổi thơ khốn cùng, lăn lộn ở các bến tàu, vườn hoa, cổng chợ, rồi lớn lên chung sống với những người khốn khổ nhất ở thành thị nên ông có một vốn sống rất phong phú, đặc biệt về

tầng lớp thợ thuyền, phu phen và dân nghèo thành

thị.Tác phẩm của ông bao giờ cũng thấm đượm một tỉnh

thần nhân đạo sôi nổi mãnh liệt Do tiếp thu nhiều ảnh

hưởng trực tiếp của phong trào vô sản nên tác phẩm của Nguyên Hồng là cái gạch nối độc đáo giữa văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng trong giai đoạn

1930-1945

+ Bỉ vỏ là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng

của Nguyên Hồng trước cách mạng Đây là tác phẩm đầu tay, ông viết khi ông vừa tròn 18 tuổi Bỉ vỏ kế về

cuộc đời chìm nổi của nhân vật Tám Bính, từ một cô gái quê hiền lành trong trắng, do su xô đẩy của hoàn cảnh

xã hội mà trở thành một bỶ uỏ nổi tiếng giang hồ Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu

sắc

C KHẢO SÁT VÀ BÀN VỀ TIẾNG LÓNG TRONG

TIEU THUYET "Bi VO" CUA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG

I- Gidi thuyét vé tiéng Long

Theo từ điển tiếng Việt, “Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng, trong một tầng lớp, một nhóm xã hội nào

đấy, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi”

Trang 4

Như thế, tiếng lóng là một phương ngữ xã hội Chúng được các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ với nhau, một thứ ngôn ngữ giao tiếp không chính thức, dùng trong phạm vị hẹp, chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá nhóm xã hội đó.Tiếng lóng thường gắn với

xã hội phi pháp, bất lương Nó mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng mà cũng mất đi nhanh chóng, tôn tại lẩn lút trong phạm vi hẹp của xã hội như chính chủ nhân sử dụng chúng

Bởi tiếng lóng là thứ ngôn ngữ “bí hiểm”, lại chỉ

thường tôn tại trong các nhóm xã hội đen, trong các băng đảng, vì thế, từ trước nay, có rất nhiều người “dị nghị” với tiếng lóng, xem tiếng lóng như một thứ ngôn ngữ đáng ghê sợ, tìm cách xa lánh, loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học Vậy chúng ta nên

có thái độ như thế nào với tiếng lóng và các nhà văn có

nên sử dụng tiếng lóng làm chất liệu xây dựng cho tác phẩm của mình hay không? Trả lời cho câu hỏi này

người viết đi vào phần:

II- Khảo sát về tiếng lóng trong "Bỉ vỏ" của nhà văn Nguyên Hồng

Sau khi đọc Bỉ vỏ, người viết đã tiến hành một cuộc khảo sát khá kỹ về hiện tượng sử dụng tiếng lóng

trong cuốn tiểu thuyết này và nhận thấy nhà văn đã

351 lượt có sử dụng tiếng lóng.Với một số lượng từ lóng

khá lớn như thế, rõ ràng đây là một điều chưa ai dám

Trang 5

làm và làm được một cách thành công như thế.Có một điều lạ là nó không hề tạo ra cảm giác tăm tối, rối rắm

trong ngôn ngữ mà trái lại nó như ẩn chứa một điều gì

mới mẻ, lạ lẫm, làm người đọc phải thích thú, phải tìm

tòi

Ngôn ngữ tiếng lóng trong Bỉ vỏ bao gồm cả ngôn

ngữ nhân vật và ngôn ngữ nhà văn.Trong đó ngôn ngữ

đối thoại của nhân vật, của những kẻ chuyên hành nghề

trộm cắp, cờ bạc, đi điếm chiếm tới 3/4 tổng số lượt từ

lóng được sử dụng cho thấy một hiểu biết rất phong phú

của nhà văn về tầng lớp lưu manh, cặn bã trong xã hội

lúc bấy giờ

Về cấu trúc, mô hình của những câu văn có sử

dụng tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ vẫn được xây dựng trên mô hình câu văn tiếng Việt, chỉ khác là trong

đó có xuất hiện một số từ lóng với tư cách là mã khoá

của ngôn ngữ mà người ngoài cuộc không thể hiểu được

Về đặc điểm chức năng, tiếng lóng là ngôn ngữ giao tiếp của tầng lớp lưu manh để che giấu mục đích, ý

nghĩ, hành động của chúng và nó thể hiện đặc trưng

ngôn ngữ-văn hoá của các nhóm xã hội đó, như những

từ chỉ thành viên của các nhóm xã hội và các hành động liên quan đến nghề trộm cắp như: bỉ vỏ, yêu tạ, vỏ lõi,

tiểu yêu, hiếc, khai, mõi, trõm ; những từ chỉ những

người đại diện cho pháp luật như cớm chùng, cớm tẩy, cớm cộc so phụ cớm ; những từ chỉ tiền bạc, đồ vật, đối

tượng ăn cắp như cá, so khọm, Khanh vot, khong bet

Trang 6

Về nguồn gốc tạo từ lóng, có 3 nguồn chính: Những

từ “mới nguyên” do xã hội lưu manh ấy trong quá trình tôn tại đã tạo ra; những từ vốn là từ vựng tiếng Việt được cấp thêm nghĩa mới trên cở sở những mắt xích liên tưởng, và thứ 3 là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài

Về mật độ sử dụng tiếng lóng,với 351 lượt từ lóng xuất hiện thì có đến 157 từ đã được sử dụng Trong đó những từ lóng liên quan đến hành vi, nghề nghiệp ăn

cắp là xuất hiện nhiều hơn cả như trõm (9lần), chạy

vỏ(11 lần), cớm(20 lần), tiểu yêu (9 lần), mõi(6 lần), so

(16 lần) Điều đó cho thấy một vốn sống, sự từng trải

của nhà văn Nguyên Hồng

Có một điều khó khăn cho người viết khi tiến hành

khảo sát chính là ranh giới không được rạch ròi giữa tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng lóng với từ địa phương và tiếng lóng với thuật ngữ chuyên ngành cũng như tính chất lâm thời của tiếng lóng cho nên quá trình khảo sát

chắc chắn sẽ-không tránh khỏi sự lẫn lộn Hy vọng sau này có điều kiện sẽ bàn bạc kỹ hơn

Sau khi có một ít hiểu biết về nguôn gốc, đặc điểm, chức năng, môi trường sử dụng tiếng lóng người viết muốn đi sâu vào việc luận bàn về tiếng lóng với tư cách là một yếu tố thuộc về nghệ thuật ngôn từ

đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học này và vai trò của nó trong việc thể hiện vốn sống, tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng Để

Trang 7

có thể luận bàn được điều này người viết xin phép được

triển khai vấn đề theo hai hướng, đó cũng là 2 cách nhìn nhận xưa nay về tiếng lóng, quyết định trực tiếp đến “số phận” của tiếng lóng trong việc tham gia xây

dựng tác phẩm văn học

III- Bàn về tiếng lóng trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng

1 Tiếng lóng - tiếng nói của bọn lưu manh

Xưa nay, nhiều người vẫn cho rằng, tiếng lóng là

một thứ biệt ngữ chỉ dành riêng cho đám người làm

nghề bất lương Nó là một thứ ngôn ngữ “bí hiểm”, lại thường gắn với các nhóm xã hội đen, các băng đảng như bọn cướp của, giết người, cờ bạc, đĩ điếm cho nên nó ẩn chứa, che giấu bao nhiêu ý nghĩ, hành động đen tối, mờ

ám trong đó Chính vì thế, trong suy nghĩ của con người

xưa nay, kể cả các nhà văn, họ vẫn cho tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ không lành mạnh, không những không làm giàu cho ngôn ngữ mà trái lại càng làm cho

ngôn ngữ dân tộc thêm tối tăm.Vì thế nhiều nhà văn xa

lánh, không dám sử dụng tiếng lóng, tìm cách tiêu diệt, loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá và ngôn ngữ văn

Xưa nay, vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau

về tiếng lóng Víchto Huygo cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ thổ âm hèn hạ, nhầy nhụa bùn nhơ, một thứ

ngữ vựng mưng mủ tiếng lóng từ muôn đời là một thứ

Trang 8

ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, có nọc, ác độc, ám muội, đê hèn của kẻ khốn cùng” Những trang văn như thế làm cho người đọc dường như cũng cảm nhận được cái gớm ghiếc, ghê rợn của tiếng lóng - toà nhà ngầm dưới đất do những kẻ khốn cùng xây nên.Thứ ngôn ngữ ấy hoàn toàn xa lạ với những người lương thiện, những con người luôn đứng trong cánh cửa văn minh Họ chỉ có thể tri giác được những câu hỏi và những lời đáp mà không thể hiểu được nó “một tiếng rì

rầm, gớm ghiếc vang lên hầu như giọng người nhưng

gần với tiếng rú hơn là giọng nói.” Vậy thực chất tiếng lóng có đáng ghê sợ như thế không? Tiếng lóng có phải như căn phòng treo áo trong đó ngôn ngữ đến để nguy trang khi phải làm điều xấu không?.Trả lời cho câu hỏi này, người viết lại đi vào một quan điểm nhìn nhận

hoàn toàn khác về tiếng lóng:

2 Tiếng lóng - tiếng nói của những người khốn khổ

Ở phần này, người viết nhìn nhận tiếng lóng ở một

khía cạnh hoàn toàn khác,nhìn nhận với tư cách là một yếu tố thuộc về nghệ thuật sử dụng ngôn từ tạo nên sự

thành công cho tác phẩm văn học, đồng thời là một nét đặc sắc trong việc thể hiện đặc sắc ngòi bút nhân đạo chủ nghĩa của nhà văn Nguyên Hồng

Với việc sử dụng tiếng lóng với một số lượng lớn và một mật độ khá dày đặc trong tiểu thuyết Bỉ vỏ,

Trang 9

Nguyên Hồng đã tái hiện lại một cách chân thực bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX Qua đó Nguyên Hồng cất lên tiếng nói tố cáo tính chất lang sói

của chủ nghĩa dân thực dân phong kiến thối nát, thâm hiểm và tàn bạo đã đày đoạ vùi dập bao người dân lương thiện như Tám Bính vào con đường tha hoá, sa

đoạ nhân cách, từ một cô gái quê hiền lành, trong trắng trở thành một Bỉ vỏ nổi tiếng giang hồ

Việc sử dụng tiếng lóng cũng trở thành một yếu tố

nghệ thuật khá đắc dụng thuộc về nghệ thuật sử dụng

ngôn từ trong việc khắc hoạ tính cách và hoàn cảnh

sống của nhân vật Hệ thống nhân vật trở nên rất

“sống” không chỉ bởi tính cách, ngoại hình, phương thức hành động riêng mà còn có một thứ ngôn ngữ riêng mang hơi thở ngồn ngộn của cuộc sống,của cuộc đời.Qua

đó còn thể hiện vốn sống, sự từng trải, đồng cảm, chia

sẻ của nhà văn Nguyên Hồng đối với những người khốn

khổ

Việc sử dụng tiếng lóng góp phần thể hiện đặc sắc

phong cách ngòi bút nhân đạo chủ nghĩa của nhà văn

Nguyên Hồng Nếu như xưa nay, người ta thường xa

lánh, ghê sợ tiếng lóng thì đối với nhà văn Nguyên Hồng, đó là cầu nối đưa nhà văn đến với những người

khốn khổ Đó là tiếng nói của những cô gái điếm ở phố

Hạ Lý - những mảnh đời đầy đắng cay, nhơ nhớp, tui nhục Đó là tiếng nói của những đứa trẻ khốn cùng, mới

ở cái tuổi trứng nước đã bị ném ra đường phố, tự kiếm

Trang 10

ăn bằng đủ mọi thứ nghề hèn mọn, trở thành những tiểu yêu, vỏ lõi sành sói Đó là tiếng nói của những người dân quê hiền lành như Tám Bính bị xô đẩy vào con đường lưu manh, tha hoá trở thành bỉ vỏ nổi tiếng giang hồ

Viết về thế giới lưu manh cặn bã không phải để

miêu tả những câu chuyện ly kỳ trong thế giới tội phạm

mà nó thể hiện tấm lòng nhân đạo tha thiết, sôi nổi, mãnh liệt của ngòi bút nhà văn Không phải ngẫu nhiên

mà Nguyên Hồng đặc tả tiếng hát lóng của những kẻ

lưu manh, bằng một cái giọng “lờ lờ và từ từ như giòng nước xanh rêu nhờn nhụa chảy vào vũng tối” nó gợi nên trong lòng người đọc bao nỗi ám ảnh, day dứt, xót

xa về số phận con người Ta có thể bắt gặp rất nhiều, rất nhiều những trang văn thấm đẫm tình thương của

nhà văn như thế khi miêu tả cuộc sống của những con người dưới đáy cùng xã hội Những trang văn như thế cũng đưa nhà văn lên vị trí là nhà văn của những người

khốn khổ, nhất là đối với người phụ nữ và trẻ em,

những thân phận đáng thương, đáng chở che nhất trong

xã hội lang sói của chủ nghĩa thực dân Phải chăng đó

cũng là đặc sắc cảm động nhất của chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn?

Viết về những con người dưới đáy cùng của xã hội

như bọn cờ bạc, lưu manh, đi điếm Nguyên Hồng đã

phát hiện nâng niu những khoảng sáng trong tâm hồn

Ngày đăng: 17/03/2015, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w