Nâng cao chất lượng và đào tạo cán bộ quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

QUẢNG NINH

3.2.2 Nâng cao chất lượng và đào tạo cán bộ quản lý ngân sách

Từ kinh nghiệm của các nước ở Đông Á, trong thời gian tới cần phải đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ chủ quản cần tập trung vào khâu quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo để giữ vững các chuẩn mực về chương trình, hàm lượng kiến thức và quy trình đào tạo. Cần thiết phải có các chuẩn quốc gia trong các kỳ thi tốt nghiệp đại học. Tránh tình trạng trường đào tạo và thi cử, bộ cấp bằng và chứng chỉ như hiện nay. Chính phủ, các địa phương phải có chính sách khuyến khích đưa học sinh ra nước ngoài học nghề, học các ngành kỹ thuật gắn với yêu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, mời gọi người tài phục vụ đất nước, đặc biệt là cơ chế tuyển dụng và đề bạt cán bộ có tài trong cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, nên có cơ chế hỗ trợ hoặc cho người lao động vay tiền để đầu tư phát triển kỹ năng.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng cần phải đánh giá xem: tham nhũng và lãng phí, vấn đề nào nghiêm trọng hơn và đánh giá phải có định lượng. Lãng phí là nghiêm trọng hơn tham nhũng, mặc

dù tham nhũng liên quan phạm trù đạo đức. Mặt khác, đánh giá vấn đề này phải đặt trong phạm vi kinh tế - chính trị để có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Tiến hành thi tuyển đối với các vị trí công chức nhà nước nhằm đáp ứng mới nhu cầu tuyển dụng của vùng khó khăn đồng thời thay thế đội ngũ cán bộ công chức không đáp ứng được về trình độ, chuyên môn, đạo đức. Đối với những cán bộ có năng lực,tỉnh nên tổ chức nhiều buổi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiến hành theo dõi liên tục, sát sao để có thể điều động tăng cường hoặc luân chuyển cán bộ tạo đỉều kiện ổn định bộ máy và chất lượng đội ngũ công chức theo yêu cầu phát triển của tỉnh. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải đảm bảo yêu cầu sát với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thực thi công vụ của từng đối tượng cụ thể; chú trọng đào tạo văn hoá, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước ở lĩnh vực mà công chức đang đảm nhiệm, không đào tạo, bồi dưỡng tràn lan. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp phải từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.

Tập trung chú ý đến việc đánh giá cán bộ công chức, quá trình này phải diễn ra hàng năm và đột xuất nếu xuất hiện nhu cầu bổ nhiệm và tái bổ nhiệm nhằm bảo đảm tính công bằng, khách quan, tin cậy. Chính vì vậy phải xây dựng hệ thống chuẩn mực cụ thể rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và mức hoàn thành công việc trong đó lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm. Đồng thời phải đánh giá đúng được tiềm năng của nhân viên, tạo điều kiện đào tạo nên những cán bộ chủ chốt sau này. Kết quả đánh giá phải được công khai, công bố rõ ràng và phải có giải thích khi cán bộ có yêu cầu. Công việc giám sát, đánh giá không phải chỉ bên trong tổ chức mà còn cần có sự tham gia đông đảo của nhân dân nhằm phát hiện những sai phạm để có những biện pháp xử lí kịp thời.

Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện làm việc theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện cho cán bộ tỉnh phát huy hết sự sáng tạo trong công việc. Đổi mới cơ chế quản lí theo hướng phân định rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan quản lí với nguyên tắc cơ quan nào được nắm thông tin nhiều nấht quản lí tốt nhất thì giao cho cấp đó quản lí.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w