Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý ngân sách cấp nhà nước

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng Ninh (Trang 52)

QUẢNG NINH

3.3Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý ngân sách cấp nhà nước

Về nhận thức, việc chống thất thoát, lãng phí là một mệnh lệnh của Đảng và của nhân dân, là giảm bội chi ngân sách, tăng tốc độ tăng trưởng GDP, tăng chất lượng của phát triển.

Tỷ lệ thất thoát, lãng phí là quan trọng, cần được đánh giá, nhưng quan trọng hơn là nhận diện mối quan hệ giữa đầu tư dàn trải, kéo dài, nợ đọng, thất thoát và lãng phí, để giải quyết một cách căn cơ và đồng bộ.

Chống lãng phí, thất thoát cũng chính là chống tiêu cực và tham nhũng. Qua giám sát, càng thấy rõ tham nhũng và tiêu cực có địa chỉ cụ thể lộ ra nguyên hình với những chỗ ẩn nấp của chúng. Chống tham nhũng và chống lãng phí thất thoát tuy hai mà một, và là một trong những nhiệm vụ khả thi mà chúng ta nên thực hiện.

Tiêu cực, thất thoát trong công tác đấu thầu, trong thực tế có khá nhiều các hình thức gian xảo như chạy thầu, vay thầu, quân xanh, quân đỏ... mà nạn nhân cuối cùng là ngân sách nhà nước phải gánh chịu.

Chống tiêu cực trong khâu đấu thầu được không? Ở một số địa phương, UBND tỉnh không sử dụng phương thức chỉ định thâçu mà đưa ra đấu thầu công khai, từ khâu chọn khảo sát, thiết kế đến thi công, giám sát... mặc dù công trình nằm trong diện được phép chỉ định. Nhờ vậy nhiều công trình đã được xây dựng chẳng những đạt chất lượng mà còn tiết kiệm được vốn nhà nước.

Chính phủ cần có những quy định chặt chẽ hơn, toàn diện hơn để đấu thầu không đồng nghĩa với móc ngoặc và tiêu cực, để trả lại cho đấu thầu ý nghĩa tích cực của nó, tìm ra những nhà thầu nghiêm túc, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, thời gian... Với vốn bỏ thầu có lợi nhất cho ngân sách nhà nước đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao nhất.

"Cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế chính sách theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh trong xây dựng ở từng bộ, từng tỉnh, thành phố và tất cả các khâu". Đồng thời sớm tách quản lý Nhà nước với tách quản lý doanh nghiệp Nhà nước; tách quản lý Nhà nước với tách quản lý chủ đầu tư.

Cần đổi mới những cơ chế quản lý đã làm phát sinh tư tưởng cục bộ,

trong quy hoạch cũng như trong sản xuất kinh doanh, đã khuyến khích các địa phương hướng về trung ương để xin chính sách “đặc thù” thay vì khuyến khích các địa phương liên kết với nhau để phát huy thế mạnh của nhau và của vùng để cùng phát triển. Đổi mới những cơ chế này sẽ góp phần không nhỏ giải quyết sự dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản và bội chi ngân sách.

Trong giai đoạn khó khăn này, cần nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, khơi thông thị trường mới, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường kinh doanh bình đẳng… Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính như nghị quyết của Quốc hội đã nêu để tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng ổn định nguồn thu.

Mở rộng danh mục thu đặc biệt là khoản thu ngân sách hưởng 100% tại huyện, xã. Khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại huyện đồng thời cần có chính sách thu hút, giữ chân cán bộ lao động làm việc tại cơ quan nhà nước

KẾT LUẬN

Tóm lại, quản lý NSNN có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện với mục tiêu là tính hiệu lực, minh bạch, rõ ràng của các cấp quản lí. Hình thức khoán chi, định mức thu đang được áp dụng đang phần nào nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống nhân dân theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.

Với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo quản lý, các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ quản lí ngân sách cấp địa phương của mình. Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quản lí ngân sách, các khoản thu đã tăng lên qua các năm song vẫn còn một số tồn tại, hạn chế gặp phải. Em mong rằng những đề xuất giải pháp mà mình nêu sẽ góp một phần vào hoàn thiện công tác quản lý ngân sách một cách có hiệu quả gốp phần đưa tỉnh Quảng Ninh hội nhập được với kinh tế toàn cầu và các vùng miền trên cả nước. Cũng từ đó, tỉnh phải tích cực quản lí tốt hơn nữa, cán bộ công chức phải hoạt động một cách hiệu quả hơn trong việc quản lí làm tăng thu, giảm chi cho NSNN tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất tạo tiền đề phát triển cho tỉnh Quảng Ninh.

Do điều kiện về thời gian nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế nhất định. Em mong được các thầy cô giúp đỡ tạo điều kiện để em có thể hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài của mình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Tỉnh Quảng Ninh (Trang 52)