THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
Trang 11 Phần 1 ….
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích hoạt động tài chính
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, là tất cả các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của công ty, chúng tồn tại khách quan trong quá trình tái sản xuất của công ty Chính vì thế việc phân tích tài chính
là việc tiến hành phân tích các số liệu cụ thể của các báo cáo tài chính nhằm đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và đề ra biện pháp giải quyết cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.Đồng thời cho phép đánh giá hiệu quả nhiều mặt hoạt động, xem xét cụ thể các loại vốn và nguồn vốn của công ty, mối quan hệ giữa công ty với cơ quan chủ quản, ngân sách Nhà nước, giữa công ty với các đơn vị kinh tế khác và trong nội bộ của công ty
1.1.2 Vai trò
Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tình hình tài chính là tạo ra những giá trị vô hình khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp các thông tin tài chính cần thiết và các lời khuyên bổ ích cho các nhà đầu tư và cho các doanh nghiệp
Vai trò thứ hai là giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh
Vai trò thứ ba là cung cấp những thông tin mang tính hệ thống và hiệu quả cho việc phân tích các hoạt động kinh doanh
Vai trò thứ năm là góp phần kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch
Vai trò cuối cùng là kết quả của phân tích tình hình tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự hưng thịnh của các công ty
Trang 21.1.3 Ý nghĩa
• Giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu để củng cố phát huy, khắc phục công tác quản lý
• Phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp trên thị trường, khai thác tối
đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
• Phân tích tình hình tài chính giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong quá trình hoạt động kinh doanh
1.1.4 Nhiệm vụ
• Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân trong ngành và các chỉ tiêu trên thị trường
• Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch
• Phân tích hiệu quả phương án đầu tư hiện tại và các phương án đầu tư dài hạn ở tương lai
• Phân tích khả năng dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp
• Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị các báo cáo được thể hiện thành lời văn, bảng biểu và bằng các đồ thị hình tượng thuyết phục
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính phải nắm vững những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận dụng nhuần nhiễn các quy luật, các phạp trù của phép biện chứng duy vật
để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
• Xem xét sự kiện kinh tế một cách toàn diện trong quá trình vận động và phát triển của chúng
• Xem xét sự kiện kinh tế trong mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện
Trang 3• Xem xét sự kiện kinh tế phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
• Xem xét các sự kiện kinh tế phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn và tìm ra các biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn đó
1.2.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tài chính và thường được thực hiện ở bước đầu của việc phân tích Việc sử dụng phương pháp so sánh nhằm các mục đích:
• Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ
Tuy nhiên, vấn đề cần chú ý là khi thực hiện phép so sánh là các số liệu đưa
ra phải đảm bảo các điều kiện sau:
• Cùng nội dung kinh tế
1.2.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều nhân
tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc nhận thức được
Trang 4các nhân tố và xác định được mức độ ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu kinh
tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phân tích.Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp hiệu số phần trăm, phương pháp cân đối, phương pháp chỉ số Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong phân tích:
1.2.2.1 Phương pháp thay th ế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sauđây:
Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân
tố đến chỉtiêu kinh tế
Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không
đổi trong cả quá trình phân tích Theo quy ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị.Trường hợp có nhiều nhân tốsố lượng cùng ảnh hưởng thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu
Thứ ba, xác định đối tượng phân tích.Đối tượng phân tích là mức
chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch, hoặc nămtrước)
Thứ tư, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:Ở bước này,
ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế.Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó.Kết quả củaphép trừ này là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế
Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố Tổng mức độ ảnh
hưởng củacác nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích:
1.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thếliên hoàn Về mặt toán học, phương pháp số chênh lệch là hình
Trang 5thức rút gọn củaphương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung Vì vậy, khi thực hiệnphương pháp số chênh lệch phải tuân thủ đầy
đủ nội dung, các bước tiến hành củaphương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp số chênh lệch chỉ khác phương phápthay thế liên hoàn ở bước thứ tư
1.2.2.3 Phương pháp cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh đã hình thành nhiều mối quan
hệ cânđối Cân đối là sự cân bằng giữa các yếu tố với quá trình kinh doanh
Ví dụ như cân đối giữa vốn (tài sản) với nguồn vốn, cân đối giữa nguồn thuvới chi hay cân đối giữa nguồn cung cấp vật tư với sử dụng vật tư
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch vàtrong phân tích kinh tế để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối trong quá trình kinhdoanh, trên cơ sở đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động
Khác với các phương pháp trên, phương pháp cân đối được sử dụng để xácđịnh ảnh hưởng của các nhân tố trong điều kiện các nhân tố có quan hệ tổng (hiệu)với chỉ tiêu phân tích Như vậy, xét về mặt toán học, mức
độ ảnh hưởng của từngnhân tố là độc lập với nhau
1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính
1.3.1 Tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Các khoản mục trong bản cân đối kế toán được săp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần
1.3.1.1 Cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản
Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong qua trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được chia ra như sau:
Tài sản ngắn hạn:Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
Trang 6nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một năm hoặc môt chu kỳ kinh doanh.
Tài sản dài hạn: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên một năm
1.3.1.2 Cơ cấu vốn và chi phí sử dụng vốn
Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp Nguồn vốn được chia ra:
Nợ phải trả: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời
điểm báo cáo
Nợ ngắn hạn:Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn
phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo
Nợ dài hạn: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài
hạn của doanh nghiệp – những khoản nợ có thời hạn trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh
Nguồn vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn
vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và các phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách nhà nước cung cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên
1.3.2 Tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.1 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và lợi nhuận trước thuế
Qua mức chênh lệch về số tiền và tỷ lệ của chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế trên bảng phân tích, ta có thể thấy được mức tăng, tốc độ tăng của chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế giữa các kỳ kinh doanh.
Tổng lợi nhuận trước thuế là kết quả tổng hợp của 2 loại hoạt động trong kỳ và được tính theo công thức sau:
Tổnglợinhuận trướcthuế = Lợinhuậnthuầntừ hoạtđộngkinhdoanh+Lợi nhuậnkhác
Từ mối quan hệ trên, ta có thể xác định được sự ảnh hưởng của mỗi loại hoạt động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận lợi nhuận được tạo ra từ kết quả của hoạt động chính của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Để tăng lợi nhuận thuần, doanh nghiệp hoặc là phải tăng doanh thu
Trang 7thuần, doanh thu hoạt động tài chính hoặc giảm chi phí bao gồm chi phí hoạt động tài chính, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.3.2.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Mức tăng và tỷ lệ tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh mức tăng và tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của doanh nghiệp Doanh thu của doanh nghiệp tăng là xu hướng tốt Các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh, trước hết cần phải mở rộng qui mô hoạt động Trường hợp doanh thu thuần giảm do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng cần phải xem xét tìm nguyên nhân và các biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, trong thời kỳ giá cả có biến động lớn, ta cần đánh giá mức tăng trưởng thực của các hoạt động bằng cách loại trừ tác động của yếu tố giá cả.
Doanh thu xuất khẩu thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch
vụ của công ty trên thị trường nước ngoài Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp ra nước ngoài.
1.3.2.3 Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí
Nhìn chung, nếu tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thì đó là xu hướng tốt trong việc quản lý các chi phí.
Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần thể hiện doanh nghiệp đã quản lý tốt các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.
Tốc độ tăng của chi phí quản lý, chi phí bán hàng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần chứng tỏ hiệu suất quản lý đã được nâng cao, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí phục vụ cho công tác tiêu thụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.4 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận
1.3.3 Tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp 1.3.3.1 Đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính
a Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hê giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Độ lớn đoàn bẩy kinh doanh rất lớn ở những doanh nghiệp nào có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi (chi phí cố định chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp)
Trang 8Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí hoạt động cố định làm kiểm tra Đòn bẩy kinh doanh chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) do sự thay đổi của doanh thu Bởi vì hệ số nợ không ảnh hưởng đến đòn bẩy kinh doanh.
b Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu vốn đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu (EPS) khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) hoặc tỷ suất sinh lời vốn chủ sử hữu
1.3.3.2 Độ nghiên của đòn bẩy kinh doanh
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) của một doanh nghiệp được định nghĩa là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định Cụ thể hơn, DOL có thể được tính như phần trăm thay đổi trong lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) do một phần trăm thay đổi trong doanh thu (sản lượng)
DOLtạiX= PhầntrămthayđổitrongEBIT Phầntrămthayđổitrongdoanhthu
1.3.3.3 Độ nghiên của đòn bẩy tài chính
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) của một doanh nghiệp được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do phần trăm thay đổi cho sẵn trong EBIT lượng)
DFLtạiX= PhầntrămthayđổitrongEPS PhầntrămthayđổitrongEBIT
1.3.3.4 Độ nghiên của đòn bẩy tổng hợp
Độ nghiên đòn bẩy tổng hợp (DTL) của một doanh nghiệp bằng tích số của độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh và độ nghiêng đòn bẩy tài chính Hai loại đòn bẩy này có thể kết hợp theo nhiều cách để đạt được một độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp (DTL) cho sẵn Tổng khả biến của EPS ở doanh nghiệp là một kết hợp của rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
DTLtạiX= PhầntrămthayđổitrongEPS Phầntrămthayđổitrongdoanhthu
1.3.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
1.3.4.1 Các tỷ số khả năng thanh toán
a Tỷ số thanh toán hiện hành
Hệsốkhảnăng
thanh
¿ánhiệnhành¿ =Tàisảnngắnhạn
Nợngắnhạn
Trang 9Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hang tồn kho và tài sản lưu động khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác
Hệ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi
để đảm bảo thah toán cho các khoản nợ ngắn hạn Đây là công cụ đo lường khả năng có thể trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả.Nếu một doanh nghiệp dự trữ quá nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao Mà ta đã biết hang tồn kho là tài sản kho chuyển đổi thành tiền nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất Vì thế trong nhiêu trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp
b Tỷ số thanh toán nhanh
2. Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng ta thường gọi là “tài sản nhanh”, tài sản nhanh bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho
Hệsốkhảnăng thanh
¿ánnhanh¿Tàisảnlưuđộng−Hàngtồnkho Nợngắnhạn
1.3.4.2 Các tỷ số về hoạt động
a Số vòng quay các khoản phải thu
Sốvòngquay cáckhoảnphảithu=
Doanhthu Cáckhoảnphảithu
Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chư thu tiền do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán…
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cản thận các khoản phải thu… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn
Trang 10của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiên bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao thi giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ quá hạn trả và có biện pháp xử lý
b Số vòng quay hàng tồn kho
Sốvòngquay hàngtồnkho=
Doanhthuthuần Hàngtồnkho
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng hóa tồn kho trong kỳ hay
là thời gian hàng hóa nằm trong kho, trước khi bán ra Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển giá thành tiền của hàng tồn kho ngày càng nhanh
c Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Trang 11Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm của tổng tài sản được tài trợ bằng vốn vay.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty
c Tý số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
ROE= Lợinhuậnròng
Vốnchủsởhữu∗100
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu
tư vào công ty
2
THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PYMEPHARCO
Trang 122.1 Sơ lược về công ty cổ phần Pymepharco
2.1.1 Giới thiệu về công ty
- Biểu tượng của công ty
- Tên Công ty : Công ty Cổ phần Pymepharco
- Trụ sở : 166 – 170 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa, Phú Yên
- Vốn điều lệ đăng ký : 85.000.000.000 đồng (Tám mươi lăm tỷ đồng)
- Vốn điều lệ hiện tại : 24.599.760.000 đồng (Hai mươi bốn tỷ năm trăm chín mươi chín triệu bảy trăm sáu mươi ngàn đồng)
- Số cổ phiếu phổ thông mà công ty đã phát hành: 6.040.024 cổ phiếu
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
+ Sản xuất thuốc tân dược
+ Kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp: thuốc tân dược, vật tư, hóa chất và trang thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thuốc thú y
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng dinh dưỡng
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Pymepharco được thành lập vào năm 1989 với nhiệm vụ sản xuất dược phẩm, kinh doanh thuốc & vật tư thiết bị y tế
Năm 1993, Công ty thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Ngày 21/09/1993 Công ty được Bộ thương mại cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên ngành về y dược.Đây là mốc quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng quan hệ quốc tế.Công ty hoạt động
Trang 13trong cả nước với các trung tâm và cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất hiệu quả.Liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng thị phần trong nước và xuất khẩu.Công ty có quan hệ thương mại với các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm có uy tín của trên 20 quốc gia trên thế giới.
Đầu tháng 10/2003, Nhà máy dược phẩm Pymepharco đạt tiêu chuẩn GMP chính thức đi vào hoạt động với 3 phân xưởng Beta–lactam, Non–Beta lactam, Viên nang mềm Với phương châm chính sách chất lượng cao, ổn định và đồng nhất, Pymepharco hướng tới hiệu quả tối ưu, do đó đã đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến, cũng như tập trung một lực lượng cán bộ khoa học đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao Pymepharco là nhà sản xuất nhượng quyền cho các sản phẩm kháng sinh Cephalosporin của các công ty dược phẩm có uy tín như Orchid – Ấn Độ, SamchunDang – Hàn Quốc… và đặc biệt là công ty Stada – CHLB Đức Nhà máy hiện có hơn 140 SP được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành với sự phong phú về chủng loại và hình thức sản phẩm Ngày 17/01/2006, Nhà máy được cấp giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP)
Tháng 5/2006 Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phầnPymepharco, tên giao dịch Pymepharco, viết tắt PMP LABS Việc chuyển đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, đem lại nhiều thuận lợi cho khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cấp Nhà máy theo tiêu chuẩn GMP Châu Âu (EU-GMP) mà Công ty đặt ra trong năm 2006 Song song đó, Pymepharco đang xúc tiến đầu tư một nhà máy thuốc tiêm và xây dựng chi nhánh R & F của Công ty STADA – CHLB Đức tại Việt Nam nhằm nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngành y tế Cùng với các sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm chất lượng cao do Pymepharco sản xuất đã đáp ứng cho nhu cầu ngành y tế, góp phần vào sự phát triển ổn định của ngành dược Việt Nam Với những phấn đầu không ngừng, Công ty đã đạt được những thành quả đáng khích lệ:
- Là thành viên chính thức của Phòng TM công nghiệp Việt nam (VCCI)
- Là thành viên chính thức của Hiệp hội sản xuất kinh doanh Dược Việt nam
- Là một trong những nhà sản xuất Dược phẩm Việt nam tiên phong
Trang 14trong việc áp dụng tiêu chuẩn WHO-GMP
- Chính phủ trao tặng cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua
- Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III cùng nhiều cờ khen thưởng của Bộ Y tế và tỉnh Phú Yên
Với kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua và tiềm lực vốn có, Công
ty đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều đối tác trong và ngoài nước.Thương hiệu Pymepharco đã tạo được thế vững chắc và có uy tín trên thị trường trong
và ngoài nước.Phát huy những thành quả đã đạt được, công ty tiếp tục đẩy mạnh dòng sản phẩm Cephalosporin trong hệ thống cơ cấu sản phẩm.Công
ty đang hoạch định những bước đi cần thiết, phát triển thương hiệu Pymepharco cũng như hướng tới việc cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm có chất lượng cao và xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Trang 152.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
PHÒNG NGHIÊN
C U Ứ PHÁT TRI N Ể
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG TIN
H C Ọ VÀ PTDL
PHÒNG THI T Ế
B C Ị Ơ
I N
Đ Ệ
PHÒNG M ĐẢ
B O Ả
CH T Ấ
L ƯỢ NG
NHÀ MÁY THU C Ố VIÊN
H I Ộ ĐỒ NG
QU N TR Ả Ị
NHÀ MÁY THU C Ố TIÊM
HỆ
TH NG Ố CHI NHÁNH
Trang 162.1.3.2 Diễn giải
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổđông gồm tất cả các cổđông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đềđược Luật pháp vàđiều lệ Công ty quy định Đặc biệt, các cổđông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và Ngân sách tài chính cho năm tiếp theo
Hội đồng Quản trị :
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên
Các Giám đốc và phòng ban chức năng:
Chịu trách nhiệm điều hành trực triếp và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hỗ trợđắc lực cho Ban Tổng Giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụđược giao một cách trung thực, vì lợi ích của Công ty và cổđông
o Phòng Tổ chức – Nhân sự:
Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh, và
bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản lý hồ sơ lí lịch của công nhân viên; quản lý lao động tiền lương; xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ; đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy
o Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh:
Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch
Trang 17sản xuất kinh doanh hàng năm; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty; kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt; và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh
o Phòng Kế toán:
Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; tổ chức bộ máy kế toán; thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản; thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư
• Nhà máy dược phẩm:
Trực thuộc Công ty CP PYMEPHARCO hiện có 06 phòng chức năng và 04 phân xưởng sản xuất Các phòng ban và xưởng sản xuất chịu sự điều hành trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất, có quyền và trách nhiệm sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của WHO-GMP và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh
2.1.4 Định hướng phát triển của công ty
Phương châm hoạt động của công ty là vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vì đây là cơ sở chiến lược cho sự phát triển bền vững
Mở rộng thị trường miền Trung: Bình định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng … và thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, Cà Mau, Bến Tre Bên cạnh đó củng cố
và mở rộng địa bàn hoạt động trên các tỉnh Tây Nguyên
Trang 182.2 Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Pymepharco
2.2.1 Tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Bảng 1
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (2007-2008-2009) (1.000.000 VND) STT Tên chỉ tiêu MS
2 Các khoản tương đương tiền 112
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
12 0 III Các khoản thu ngắn hạn
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4 Phải thu theo tiến độ KH HĐXD
13 4
5 Các khoản phải thu khác
13
6 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
13 9
Trang 19Nguyên giá 22
Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -22.657 -29.633 -53.151
2 Tài sản cố định cho thuê tài chính
22 4
3 Tài sản cố định vô hình
22
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
23
III Bất động sản đầu tư
24 0
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn