1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC

79 666 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC

Trang 1

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Hoàng

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thu Hà

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

Sinh viªn thùc hiÖn : Nguyễn Tuấn Hoàng

Chuyªn ngµnh : Kinh tế đầu tư

Gi¸o viªn híng dÉn : ThS Nguyễn Thu Hà

HÀ NỘI - 2010

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 7

TÀI CHÍNH 7

1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ VIỆT NAM 7

1.1.1 Khái niệm về công ty tài chính 7

1.1.2 Các hình thức của Công ty Tài chính 7

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 9

1.2.3 Phân loại Vốn: 10

1.2.3.1 Vốn đầu tư 10

1.2.3.2 Vốn sản xuất 11

1.2.4 Các nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung và của Công ty tài chính nói riêng 18

1.2.4.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp 18

1.2.4.2 Nguồn huy động vốn của Công ty Tài chính 20

1.3 HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 20

1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn 20

1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 22

1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 22

1.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 24

1.3.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chung 26

Trang 4

1.3.4.4 Các giảp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh

nghiệp 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 31

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVFC 31

2.1.2 cơ cấu cổ đông 33

2.1.3 công ty thành viên 35

2.1.4 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 37

2.1.4.1 Hoạt động đầu tư 37

2.1.4.2 Dịch vụ tài chính doanh nghiệp 37

2.1.4.3 Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp 39

2.1.4.4 Dịch vụ tài chính cá nhân 40

2.1.4.5 Kinh doanh tiền tệ 40

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 41

2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của PVFC qua một số năm 41

2.2.1.1 Nhận định về các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 41

2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 49

2.2.2 Hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 53

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng VCĐ 53

2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ 55

2.2.3 Các vấn đề rủi ro PVFC hay gặp phải 57

2.2.3.1 Rủi ro về lãi suất 57

2.2.3.2 Rủi ro về tín dụng 57

2.2.3.3 Rủi ro về hoạt động đầu tư 58

Trang 5

2.2.3.4 Rủi ro về hoạt động ngoại hối 58

2.2.3.5 Rủi ro về Thanh khoản 58

2.2.3.6 Rủi ro về hoạt động 58

2.2.3.7 Rủi ro về Luật pháp 58

2.2.3.8 Các rủi ro khác 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 62

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA PVFC TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 66

3.2.1 Tổ chức và thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu vốn kinh doanh 66

3.2.2 Tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động sản xuất 67

3.2.3 Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ 68

3.2.4 Chủ động thanh toán các khoản nợ phải trả để lành mạnh tài chính và nâng cao uy tín của Công ty 69

3.2.5 Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phải 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 6

VĐTCB: Vốn đầu tư cơ bản

VĐTSCL: Vốn đầu tư sửa chữa lớn

Công ty TNHH: Công ty Trách nhiệm hữu hạn

PVFC: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

UN: Liên hợp quốc

TD: Tín dụng

CK: Chứng khoán

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy biến động với nền kinh tế Việt Namtrong nhiều lĩnh vực do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, ghi nhậnnhững biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng Việt Nam Để thựchiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã đưa ra rất nhiều biện pháp can thiệp hành chính đối với hệ thốngNgân hàng Thương Mại (NHTM), đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức 24 -25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm Nhiều NHTM cho vaycầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năngtiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụngbước vào vùng thấp nhất trong năm Các hoạt động trong lĩnh vực chứngkhoán cũng gặp không ít khó khăn khi lần đầu tiên thị trường chứng khoánViệt Nam đã trải qua những diễn biến xấu nhất suốt hơn 8 năm đi vào hoạtđộng và sau một thời gian dài phát triển quá nóng thì thị trường bất động sản

đã đóng băng và trải qua đợt sụt giảm về giá nhanh chóng

Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam – PVFC, một trongnhững công ty tài chính được xem là có thế lực nhất hiện nay cũng khôngnằm ngoài tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kết thúc năm 2008, doanhnghiệp này công bố đây là một năm làm ăn không thuận lợi và gặp nhiều rủi

ro của mình Với các hoạt động đầu tư bị xemlà dàn trải vào các lĩnh vực nhưbất động sản, chứng khoán, các dịch vụ tiêu dùng đã làm cho công ty rởivào tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, tuy vẫn có lãi nhưng hiệu quả

sử dụng vốn chưa thực sự tốt

Từ nhận định thu được trong quá trình tìm hiểu về Công ty về tình hình

sử dụng vốn, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm

Trang 8

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC” làm Chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Nội dung của Chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý luận về Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong Công

ty tài chính

Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty Tài chính cổ

phần Dầu khí Việt Nam PVFC

Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC

Trang 9

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

TÀI CHÍNH

1.1 CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ VIỆT NAM

1.1.1 Khái niệm về công ty tài chính

Công ty tài chính là một loại hình doanh nghiệp với hoạt động chính làkinh doanh vốn Theo nghị định số 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ, Công tyTài chính được định nghĩa “là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, vớichức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để chovay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một

số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụthanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.”

1.1.2 Các hình thức của Công ty Tài chính

Để tiện cho việc quản lý và điều tiết các hoạt động của Công ty Tài chínhtrong thị trường tiền tệ, Công ty tài chính được chia ra thành các loại sau:

 Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tưvốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh

 Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cánhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dướihình thức Công ty cổ phần

Trang 10

 Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính

do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở

hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách phápnhân

bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng,doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổchức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh

thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nướcngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN

1.2.1 Khái niệm

Tư bản (hay vốn) trong Kinh tế học là khái niệm để chỉ những vật thể

có giá trị, có khả năng đo lường được sự giàu có của người sở hữu chúng Tưbản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay được tạo ra bởi xã hội Tuynhiên tư bản có nhiều định nghĩa khác nhau dưới khía cạnh kinh tế, xã hội,hay triết học

 Trong kinh tế học cổ điển, tư bản được định nghĩa là những hàng hóasẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất Với vai trò là yếu tố sản xuất, tưbản có thể là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà

cửa, bản quyền, bí quyết, v.v nhưng không bao gồm đất đai và lao

động.

 Trong Kinh tế học Tân cổ điển, tư bản (vốn) là một trong bốn yếu tốsản xuất Ba yếu tố còn lại là đất đai, lao động và doanh nghiệp

Trang 11

 Trong học thuyết kinh tế chính trị của Marx, tư bản lưu động là khoảnđầu tư của nhà tư bản vào lực lượng sản xuất, là nguồn tạo ra giá trịthặng dư Nó được coi là “lưu động” vì lượng giá trị mà nó tạo ra khácvới lượng giá trị nó tiêu dụng, có nghĩa là tạo ra giá trị mới Tư bản cốđịnh là khoản đầu tư vào yếu tố sản xuất không phải con người nhưmáy móc, nhà xưởng - những tư bản mà theo Marx, chỉ tạo ra lượng giátrị để thay thế chính bản thân chúng Nó được coi là cố định theo nghĩagiá trị đầu tư ban đầu và giá trị thu hồi ở dạng các hàng hóa do chúngtạo ra là không đổi.

Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp là những tổ chức được hìnhthành nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc một số các công đoạn của quátrình đầu tư từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ngoài thịtrường nhằm mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận Để tiến hành được cáchoạt động sản xuất kinh doanh nói trên doanh nghiệp cần phải có tư liệu laođộng (máy móc, nhà xưởng ) và đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sảnphẩm dở dang, thành phẩm…), và sức lao động Điều này đòi hỏi các doanhnghiệp phải có một lượng vốn nhất định để mua vật tư, máy móc, thuê laođộng…Do vậy vốn được coi là một điều kiện tiên quyết cho bất kì hoạt độngnào của doanh nghiệp Một cách tổng quan, “Vốn là toàn bộ giá trị tài sảnđược dùng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinhlời ”

1.2.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, các doanhnghiệp muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động cần phải có những sản phẩmtốt về chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh, đồng thời doanh nghiệp cũng

Trang 12

phải nắm bắt được nhu cầu luôn biến động của thị trường tiêu dùng để cónhững sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó Điều này đòi hỏi doanh nghiệpphải có các nguồn lực tốt để tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất kinhdoanh Trong các nguồn lực cần thiết thì vốn được coi là nguồn lực quantrọng nhất Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có vốn để tiến hành sảnxuất, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cácquyết định của các nhà quản lý Thực tiễn cho thấy những doanh nghiệp cóquy mô vốn lớn sẽ áp dụng được Khoa học Công nghệ (KHCN), mua sắmmáy móc, xây nhà xưởng mới, tăng cường hoạt động Marketing do đó năngsuất lao động tăng lên, chất lượng hàng hoá được cải thiện ngày một tốt hơn,

từ đó tăng cường được khả năng cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp Điều

đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thếchủ động trong kinh doanh và có lợi thế rất lớn trong môi trường cạnh tranhđầy biến động của thị trường hiện nay Do vậy, vốn xét trên phương diện hìnhthái hiện vật và hình thái giá trị, là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạtđộng của doanh nghiệp

1.2.3 Phân loại Vốn:

Do có vai trò quan trọng và thiết yếu trong qua trình hoạt động của cácdoanh nghiệp nên việc phân loại vốn theo các hình thức khác nhau sẽ giúpdoanh nghiệp đề ra được những giải pháp quản lý và sử dụng vốn sao cho cóhiệu quả Tuy có nhiều phương thức để phân loại nhưng cơ bản theo đặc điểmluân chuyển của vốn người ta chia thành vốn đầu tư và vốn sản xuất

1.2.3.1 Vốn đầu tư

Vốn đầu tư được chia thành vốn đầu tư tài sản cố định và vốn đầu tư tàisản lưu động Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm vốn đầu tư cơ bản(VĐTCB) và vốn đầu tư sửa chữa lớn (VĐTSCL)

Trang 13

VĐTCB làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bùđắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang, cònVĐTSCL không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản Vai trò kinh tế củaVSCL tài sản cố định cũng giống như vốn đầu tư cơ bản, là nhằm đảm bảothay thế tài sản bị hư hỏng.

1.2.3.2 Vốn sản xuất

Khái niệm vốn sản xuất được bắt nguồn từ quan niệm về tài sản quốcgia Tài sản quốc gia có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp.Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm

(1) tài nguyên thiên nhiên của đất nước

(2) các loại tài sản được sản xuất ra

(3) nguồn vốn con người

Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp là toàn bộ của cải vật chất do lao động sángtạo của con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử pháttriển của đất nước

Theo cách phân loại của Liên hợp quốc (UN), tài sản được sản xuất ralại chia thành 9 loại:

(1) công xưởng, nhà máy;

(2) trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng;

(3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải;

Trang 14

Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, 9 loại tàisản trên được chia thành hai nhóm:

làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọi là tàisản sản xuất Trong đó, 4 loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản

cố định (vốn cố định), còn lại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động(vốn lưu động) Tuy nhiên, trên thực tế trong các loại hàng tồn kho,ngoài các loại nguyên, nhiên vật liệu dự trữ cho sản xuất còn có cảnhững giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành phẩm chưa tiêu thụ,

vì vậy, cách hiểu ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối Sự khác nhau trênnguyên tắc về mặt kinh tế giữa tài sản cố định và tài sản lưu động làtính chất sử dụng nhiều lần của tài sản cố định và tính chất sử dụngđược một lần của tài sản lưu động, từ đó thời hạn phục vụ của tài sản cốđịnh thường được quy định kéo dài hơn một năm, còn thời gian phục

vụ của tài sản lưu động là dưới một năm

tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nên được gọi là tài sản phi sảnxuất (vốn phi sản xuất)

Vậy, vốn sản xuất là giá trị của những tài sản đựơc sử dụng làm

phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

a) Vốn cố định:

Để tiến hành hoạt động sản xuất các doanh nghiệp phải có đủ 3 yếu tố:Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong đó bộ phận chủyếu của các tư liệu lao động là các tài sản cố định (TSCĐ) Số lượng vốn tiền

tệ nhất định doanh nghiệp ứng ra để có được các tài sản cố định (TSCĐ) cầnthiết cho hoạt động kinh doanh được gọi là Vốn cố định (VCĐ) (Cũng có thể

Trang 15

nói VCĐ là bộ phận của Vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ) Có thể khái quátmột số nét đặc thù về sự vận động và chu chuyển của VCĐ trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như sau:

Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh sảnphẩm, đièu này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu

Những đặc điểm đó đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải luôn gắn với việcquản lý hình thái hiện vật là các TSCĐ của doanh nghiệp

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của chúng là

có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc điểmnhất định để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định.Hiện nay tài sản cố định thường được phân ra theo các đặc trưng sau:

 Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

(1) TSCĐ hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể

do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh TSCĐ hữu hình

Trang 16

bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,thiết bị, dụng cụ quản lý

(2) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượngkhác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình TSCĐ vô hình chỉđược thừa nhận khi xác định được giá trị của nó, thể hiện một lượnggiá trị lớn đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp, nó bao gồm quyền sử dụng đất, nhãn hiệuhàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy tính, bản quyền sángchế

dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng:

(1) Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh là những TSCĐ đangdùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sảnxuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp

(2) TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi…là những TSCĐ không mangtính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các hoạt độngphúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng

 Theo hình thái sử dụng: TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa cần dùng,TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý

Tuy nhiên trong thực tế doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp phânloại TSCĐ tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ

b) Vốn lưu động:

Trang 17

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các TSCĐ, doanh nghiệp cũngcần có các tài sản lưu động (TSLĐ) Lượng vốn tiền tệ nhất định đầu tư vàoTSLĐ được gọi là Vốn lưu động (VLĐ) (VLĐ là số vốn ứng ra để hình thànhTSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thường xuyên,liên tục VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toànbộ.) VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủtiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của VLĐ, khiến cho các hình tháinày có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau, tạo điều kiện cho quátrình chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuậnlợi Ngoài ra VLĐ còn là công cụ đánh giá, phản ánh quá trình vận động củavật tư VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư tiếtkiệm hay không, thời gian sản xuất là hợp lý hay không.

Để quản lý VLĐ cần phải phân loại dựa theo các tiêu thức khác nhau

Có thể phân loại VLĐ ra như sau:

 Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể chiaVLĐ thành vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho:

(1) Vốn bằng tiền gồm tiền mặt trong quỹ, tiền gửi tại NH và tiền đangchuyển

(2) Vốn về hàng tồn kho gồm vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang,vốn thành phẩm

Việc phân loại vốn theo cách này tạo điều kiện thuận lợi để xem xétđánh giá mức độ tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Bên cạnh đó thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huychức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ để định hướng điềuchỉnh hợp lý và có hiệu quả

Trang 18

 Dựa vào vai trò của VLĐ với quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ baogồm các loại sau

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:

 Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn: TSLĐ được tài trợ bởi hai nguồn đó làvốn chủ sở hữu và các khoản nợ (vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ một phầncho nguồn VLĐ của doanh nghiệp)

(1) Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối, và địnhđoạt về nguồn vốn đó, và tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ

sở hữu có nội dung cụ thể như Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước

Trang 19

(NSNN), Vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, Vốn góp cổ phần trongCông ty cổ phần…

(2) Các khoản nợ: là các khoản được hình thành từ vốn vay các Ngânhàng thương mại (NHTM) hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vaythông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ mà khách hàng chưathanh toán…và doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng các khoản nợ nàytrong một thời gian nhất định

Cách phân loại này cho thấy được kết cấu VLĐ của doanh nghiệp đượchình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp, hay từ các khoản nợ, từ đó

có các quyết định trong huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn, đảmbảo an ninh tài chính trong doanh nghiệp

sau

(1) Nguồn vốn điều lệ: là số vốn được hình thnàh từ các nguồn vốn điều

lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

(2) Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sungtrong quá trình sản xuất kinh doanh (như từ lợi nhuận của doanhnghiệp được tái đầu tư )

(3) Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn được hình thành từ vốn gópliên doanh của các bên tham gia liên doanh Vốn góp liên doanh cóthể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoảthuận của các bên liên doanh

(4) Nguồn vốn đi vay: là vốn vay của các NHTM hoặc tổ chức tín dụng,vốn vay từ người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệpkhác

Trang 20

(5) Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn thông qua việc phát hành cổphiếu, trái phiếu…

Việc phân chia VLĐ theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệpthấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kinh doanh từ đóxem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn củamình

TSLĐ là một nguồn tài sản của doanh nghiệp, thường có sự quay vòng nhanh hơn nhiều so với TSCĐ Việc quản lý TSLĐ là rất quan trọng đối với doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ ra làm hai loại:TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên,nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế; bán thành phẩm .đang trong qua trình dựtrữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩmhoàn thành đang chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trongthanh toán, các khoản chi phí kết chuyển, chi phí trả trước Trong quá trìnhsản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận độngthay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanhđược liên tục

1.2.4 Các nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung và của Công ty tài chính nói riêng

1.2.4.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp

khi thành lập doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồnvốn tự có là vốn đầu tư của NSNN Đối với công ty cổ phần hoặc công

ty Trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), nguồn vốn ban đầu do các

cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty Đối với các

Trang 21

Công ty cổ phần, vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc pháthành cổ phiếu Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ cóthể phát hành trái phiếu

 Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp), thì nguồnvốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trongngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời Tuynhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanhnghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích;quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuấtkinh doanh phải được lập bám sát thực tế nếu không vốn vay sẽ trởthành một gánh nặng đối với doanh nghiệp

 Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng làmột nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp Nguồn vốnnày xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cungcấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặckhông phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp cónguyên vật liệu, điện, nước, để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ rangay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra để có được sốnguyên vật liệu, điện, máy móc, để tiến hành sản xuất Như vậy,doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác.Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: nếu chiếm dụng quánhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó, nó sẽ ảnh hưởng đến uy tíncủa doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật,tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn

chậm thanh toán,

Trang 22

1.2.4.2 Nguồn huy động vốn của Công ty Tài chính

Các Công ty tài chính có thể huy động nguồn vốn bằng cách đi vay từcác tổ chức tín dụng trong hoặc ngoài nước, vay từ các NHTM, các trung giantài chính nhưng lại không được vay từ NHNN như các NHTM, hoặc cũng cóthể vay vốn từ Tập đoàn

Bên cạnh đó các Công ty tài chính còn có thể nhận uỷ thác đầu tư, nhậntiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định củaNgân hàng Nhà nước, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi vàcác loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành, tiếp nhận vốn uỷ tháccủa Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

1.3 HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn

Mục tiêu của các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất vàtham gia vào thị trường đó là tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu (tối đa hoá lợinhuận) Một trong những điều quan trọng ảnh hưởng đến mục tiêu này đóchính là “hiệu quả sử dụng vốn ” Câu hỏi đặt ra là “hiệu quả sử dụng vốn làgì?”

Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên chúng ta đi xem xét vấn đề về hiệuquả Bất kỳ một hoạt động nào do con người tiến hành cũng đều có mục đích

rõ ràng và việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt đượcđược hiểu là “hiệu quả.” (ví dụ một người muốn xây đươc một cái nhà, kếtquả là cái nhà mà anh ta muốn, còn hiệu quả sẽ xem xét xem để có đươc nhàanh ta mất bao nhiêu tiền, bao nhiêu thời gian? ) Trong sản xuất kinh doanh,hiệu quả xem xét mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra trong quá

Trang 23

trình sản xuất đó Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế là sự chênh lệch giữatổng lượng thu được và chi phí bỏ ra, sự chênh lệch này càng lớn thì hiệu quảcàng cao và ngược lại

Từ đó hiệu quả sử dụng vốn có thể được hiểu như sau: “Hiệu quả sử

dụng vốn là thước đo phản ánh tương quan so sánh giữa những chi phí về vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả đó.”

1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp coi nguồnvốn cấp phát từ nguồn NSNN đồng nghĩa với “cho không” nên không chútrọng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khi bị thua lỗ thì Nhà nước

sẽ là người đứng ra bù đắp, tình hình sản xuất kinh doanh gần như không có

sự quản lý, vốn dùng cho sản xuất hầu như bị lãng phí và thất thoát rất lớn.Theo con số thống kê cho thấy vốn sản xuất trong khu vực quốc doanh khôngnhiều, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, đối với các TSCĐ mới chỉ được sử dụng50% -60% công suất thiết kế vì vậy hệ số sinh lời của đồng vốn là vô cùngthấp

Chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp phải chuyển hướng theo cơ chếmới để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên gaygắt và trở thành quy luật tất yếu của thị trường Đây vừa là một thử thách đặt

ra cho các doanh nghiệp, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển Muốntồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải tận dụng triệt để nguồn lựccủa mình và của toàn xã hội để phục vụ sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để có thể chiếm lĩnh được thị trường đầy

Trang 24

tiềm năng nhưng cũng vô cùng khó tính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vàthực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽvừa đảm bảo cho sản xuất kinh doanh ổn định, vừa đảm bảo an toàn về tàichính cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được về việc huyđộng nguồn tài trợ, tăng khả năng thanh toán và khắc phục được phần lớn cácrủi ro trong quá trình kinh doanh Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽgóp phần nâng cao mức sống cho người lao động, tạo công ăn việc làm nhờ

mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ bảnthân, nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội, làm tăng các khoản thu choNSNN

Như vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất có ý nghĩa trong nền kinh

tế thị trường, không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp màcòn ảnh hưởng trực tiếp đến sựu phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nướcnói chung

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Số VCĐ bình quân sử dụng trong năm

Trong đó số VCĐ bình quân trrong kỳ được tính bằng phương phápbình quân số VCĐ đầu kỳ và cuối kỳ như sau

Trang 25

VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

VCĐBQ trong kỳ =

2

Trong đó số VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) được tính

Số VCĐ đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ - Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kỳ (cuối kỳ) (cuối kỳ) (cuối kỳ)

c) Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

Là chỉ tiêu phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập)

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =

Số VCĐbq trong kỳ

d) Hệ số hao mòn TSCĐ

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp sovới thời điểm đầu tư ban đầu Hệ số càng lơn chứng tỏ mức độ hao mònTSCĐ càng cao và ngược lại

Số tiền khấu hao luỹ kế

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

e) Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Trang 26

Là chỉ tiêu phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu hoặc doanh thu thuần Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sửdụng TSCĐ càng cao

f) Tỷ suất đầu tư TSCĐ

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sảncủa doanh nghiệp Nói cách khác, trong một đồng giá trị tài sản của doanhnghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ Tỷ suất này càng lớnchứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

Tổng tài sản

1.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

a) Tốc độ luân chuyển VLĐ

Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc

độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay chậm VLĐ luân chuyểncàng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngượclại

Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể được đo bằng hai chỉ tiêu Số làn luânchuyển (số vòng quay vốn) và Kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòngquay vốn)

Trang 27

Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay vốn được thực hiệntrong một thời kỳ nhất định, thường tính là một năm

Tổng doanh thu thuần

Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn

và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả

b) Mức tiết kiệm VLĐ và hàm lượng VLĐ

Mức tiết kiệm VLĐ là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp cóthể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăngkhông đáng kể quy mô VLĐ

Trang 28

M 1

V tk = x (K 1 – K 0 )

360

Trong đó Vtk : VLĐ tiết kiệm

Hàm lượng VLĐ (mức đảm nhận VLĐ) cho biết để có một đồng doanhthu thì phải cần bao nhiêu đồng VLĐ

VLĐbq trong kỳ

Hàm lượng VLĐ =

Tổng DTT

c) Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập) Tỷ suất lợi nhuận VLĐcàng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

VLĐbq trong kỳ

1.3.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chung

a) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hay còn gọi là hệ số lãi ròng)

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong

kỳ của công ty tài chính

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Hệ số lãi ròng =

Doanh thu trong kỳ

Trang 29

c) Tỷ suất lợi nhuận Vốn kinh doanh

Tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lờicủa đồng vốn Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sản xuất bình quân được

sử dụng trong kỳ tham gia vào kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước thuế (hoặc sau thuế) thu nhập

Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)

Tỷ suất lợi nhuận Vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh bình quân

d) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho cácchủ nhân của doanh nghiệp đó Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sởhữu bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế, giúp ta thấy được hiệu quả của vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp cao hay thấp

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

Trang 30

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình thành lập,phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp Sử dụng vốn có hiệu quả là khâuquan trọng quyết định quy mô huy động và tái tạo vốn Dưới đây là một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp:

a) Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ:

Để sử dụng có hiệu quả VCĐ trong hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp nên thường xuyên thực hiện các biện pháp không những để bảotoàn mà còn phát triển được VCĐ của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳkinh doanh Làm được điều đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng cácnguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được VCĐ để có biệnpháp xử lý thích hợp Có một số biện pháp chủ yếu sau:

 Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện phản ánh chính xáctình hình biến động VCĐ, bảo toàn quy mô vốn Điều chỉnh kịp thờigiá trị TSCĐ để tạo điều kiện tính đủ, tính đúng chi phí khấu hao,không làm thất thoát TSCĐ

không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vôhình

nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời

Trang 31

gian và công suất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đãhỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng

xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bấtthường gây thiệt hại dẫn đến ngừng sản xuất

trong kinh doanh để hạn chế tổn thất VCĐ do các nguyên nhân kháchquan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trướcchi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

cần thực hiện tốt cơ chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn VCĐ

b) Đối với VLĐ:

 Doanh nghiệp nên xác định đúng nhu cầu VLĐ cần thiết cho từng thời

kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn bổ sung,tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn gây lãng phí vốn

 Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ nhằm giảm bớt chi phí, góp phần

hạ giá thành sản phẩm

 Xác định mức dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý, tránh các rủi ro không cókhả năng thanh toán ngay hoặc làm mất khả năng mua chịu của nhàcung cấp

 Quản trị tốt các khoản phải thu phải trả, xem xét mức độ uy tín củakhách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổngthể của doanh nghiệp, giá trị tài sản dùng để đảm bảo tín dụng Bêncạnh đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán, cóchính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng, thường xuyên kiểmtra đối chiếu các khoản cần thanh toán với khả năng thanh toán của

Trang 32

doanh nghiệp, lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn vàhiệu quả nhất đối với doanh nghiệp

 Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ chu chuyển của VLĐ trong khâu sản xuất rútngắn chu kỳ sản xuất

c) Bên cạnh các nhóm giải pháp trên, còn có một số giải pháp như

mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào đổi mới sản xuất nhằm giảm tiêuhao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất, tăng tốc độ luân chuyển vốn…, nângcao trình độ của cấp quản lý và công nhân viên chức, tổ chức tốt công táchạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua số liệu, tàikiệu kế toán, nắm được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, cácnguồn hình thành và biến động tăng giảm Nhờ đó các doanh nghiệp đề ra cácgiải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính liên quan nhằm đảmbảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi Ngoài ra doanh nghiệpcũng nên tìm kiếm và mở rộng thị trường bằng các biện pháp như nghiên cứuthị trường tiêu thụ, nghiên cứu thị trường đầu vào

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVFC

Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC, tiền thân làCông ty Tài chính Dầu khí, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thành viên100% vốn điều lệ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầukhí quốc gia Việt Nam - PVC) PVFC được ra đời với phương châm hoạtđộng “vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, là mộtđơn vị hạch toán độc lập nhằm đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng đầu tư pháttriển của PVC và các đơn vị thành viên với chức năng của một tổ chức tíndụng phi ngân hàng để thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý sửdụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị tổ chức,

và các cá nhân trong PVC trên nguyên tắc sinh lời

Ngày 19/06/2000, PVFC chính thức được thành lập theo quyết định số903/QĐ-HĐQT của PVC Lễ khai trương PVFC đã diễn ra trọng thể ngày5/2/2001 tại Hà Nội Ngay sau đó, ngày 30/10/2001 các Phòng giao dịch số

11, 20, 30 lần lượt ra đời, Phòng giao dịch chứng khoán PVFC và website củaCty cũng làm lễ khai trương sau đó một năm PVFC đã nỗ lực không ngừng

và mỗi bước tiến đều để lại dấu ấn quan trọng:

là trái phiếu doanh nghiêp đầu tiên được phát hành tại Việt Nam Đồng

Trang 34

thời, cùng năm đó PVFC đã khai trương hoạt động của Công ty tàichính tại TP Hồ Chí Minh.

đồng, tổng tài sản đạt hơn 4000 tỷ, doanh thu trên 200 tỷ PVFC đãnhận được chứng chỉ Hệ thống quản lí chất lượng phù hợp tiêu chuẩnISO 9001:2000

các chi nhánh Công ty tại Vũng Tàu, nhận thêm một số giải thưởng nhưCúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu, Giải Sao vàng Đất Việt, là Công tyNhà Nước loại I, quy mô hoạt động đạt trên 8000 tỷ

khí, tăng vốn điều lệ thêm 1000 tỷ, khai trương chi nhánh tại Đà Nẵng

chi nhánh tại Cần Thơ, Sài Gòn, Nam Định , nhận Huân Chương LaoĐộng hạng II, là đơn vị duy nhất trong nghành Tài chính ngân hàngnhận giải “Nhà quản lý giỏi” và giải “Cúp vàng ISO 2007”, bán đấu giáthành công cổ phần với số lượng là 59.638.900 cổ phiếu Bên cạnh đó,năm 2007 PVFC cũng cho ra đời 3 công ty thành viên gồm: Công ty cổphần Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC LAND), Công ty Cổ phầnĐầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC INVESTMENT &CONSULTANCY), Công ty Truyền thông Dầu khí (PVFC MEDIA),không chỉ là cơ sở chuyển đổi PVFC theo hình thức Công ty MẸ_Công

ty CON mà còn góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh chính củaPVFC, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của PVFC trên thịtrường Ngày 22/8/2007, Công ty Tài chính Dầu Khí đã tiến hành cổphần hoá và đến nay đã hoàn tất các thủ tục theo nội dung:

Trang 35

- Tên công ty bằng tiến anh: PetroVietnam FINANCE JOINT STOCK CORPORATION

-Tên viết tắt của công ty: PVFC

- Logo của công ty :

-Địa chỉ liên hệ : 22 Ngô quyền,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.

-Điện thoại : (84) 04 3942 6800

Fax :(84) 04 3942 6796/97

-website : http://www.pfvc.com.vn/

-email : pvfc@pvfc.com.vn

2.1.2 cơ cấu cổ đông

Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 (năm ngàn tỷ đồng) ứng với

500.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng trong đó:

Số cổ phần của Nhà Nước: 390.000.000 cổ phần, chiếm 78% vốn điều lệ.

Trang 36

Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 50.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ.

Số cổ phần bán đấu giá ra ngoài: 59.638.900 cổ phần chiếm 11,93% vốn điều

lệ

Vốn điều lệ là 5000 tỷ trong đó Morgan Stanley là cổ đông chiến lượcnắm giữ 10% vốn điều lệ, nhận các giải thưởng như “Thương mại-Dịchvụ-Top Trade Services 2007”, giái “Ngôi sao Kinh doanh”, nhận Cờ thiđua của Chính Phủ

Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, PVFC đã trở thành một địnhchế Tài chính trọng yếu của PVC đồng thời là cầu nối thị trường vốn với Tậpđoàn Dầu khí và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng ViệtNam trong tiến trình hội nhập Từ ngày 14/2/2007, PVFC hoạt động với sốvốn điều lệ 3.000 tỷ đồng Cùng năm đó, PVFC đã hoàn thành xây dựng vàđược Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam chính thức phê duyệt chiến lượcphát triển đến năm 2015 và thực hiện lộ trình đến 2010 trở thành Tập đoànTài chính hàng đầu tại Việt Nam, vươn ra Quốc tế

Với chức năng chủ yếu là thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn, vận hànhsinh lời và hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính của nghành Dầu khí, tạo lậpcông cụ tài chính hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn, nhiều sản phẩmmang tính sáng tạo của PVFC đã ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưnggóp phần tạo nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ tháccho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư, tư vấn cổ phần hoá doanhnghiệp PVFC còn là một nhà tư vấn tài chính và chuyển đổi cấu trúc tàichính, đưa các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trườngvốn

Trang 37

2.1.3 công ty thành viên

• Nâng cao chất lượng đầu tư

và tư vấn năng lực của PVFC

•Chuyên ngành kinh doanh:

đầu tư; tư vấn tài chính và

quản lý vốn và tài sản

Thành lập: 9/2007

Vốn huy động: VND500 bil

• Là điểm nhấn của PVFC và PVN trong việc phát triển xây dựng và bất động sản

• Chuyên ngành kinh doang:Tư vấn và ma bán bất động sản,nghiên cứu tính khả thi của đầu tư dự án.

Thành lập: 6/2007 Vốn huy động: VND500 bil

• Nâng cao nguồn quản lý dự trữ & nâng cao năng lực quản lý của các lãnh đạo của pvfc

• Hướng kinh doanh: quản lý

dự trữ; bảo hộ đầu tự

Thành lập: 12/2007 Vốn huy động: VND100 bil

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFC đến thời điểm hiện nay là: Hội đồngQuản trị; Ban Kiểm soát ; Ban TGĐ và các phòng ban phân theo 2 khối là:

Khối quản lý: gồm 10 phòng, ban, có chức năng Tham mưu và giúp

TGĐ chỉ đạo công tác hoạch định kế hoạch và thị trường, công tác nhân sự,công tác tài chính kế toán, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi rotín dụng và đầu tư, thẩm định dự án (Phòng Kế hoạch & Thị trường; Phòng

Tổ chức nhân sự & Tiền lương; Phòng Kế toán; Phòng Kiểm tra, Kiểm soátnội bộ; Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; Văn phòng; Phòng Hànhchính quản trị; Phòng Thẩm định độc lập; Trung tâm Thông tin & Công nghệtin học; Trung tâm đào tạo)

Khối kinh doanh: gồm 06 phòng ban, có chức năng kinh doanh, tham

mưu và giúp TGĐ Công ty trong công tác đầu tư, quản lý dòng tiền, dịch vụtài chính, quản lý vốn ủy thác đầu tư, thu xếp vốn và tín dụng Phòng Thu xếpvốn & Tín dụng doanh nghiệp; Phòng Quản lý dòng tiền; Phòng Dịch vụ tài

Trang 38

chính; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư; Phòng Giao dịchTrung tâm Láng Hạ

Trang 39

Sơ đồ Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí

Việt Nam

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Bản cáo bạch Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 2/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2006 Khác
3/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2007 Khác
4/ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2008 Khác
5/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2006 Khác
6/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 2007 Khác
7/ Bản kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC năm 20088/ www.pvfc.com Khác
9/ Giáo trình Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế Quốc Dân) Khác
10/ Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ (Đại học Kinh tế Quốc dân) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: So sỏnh PVFC với một số Cụng ty Tài chớnh khỏc - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng So sỏnh PVFC với một số Cụng ty Tài chớnh khỏc (Trang 44)
Bảng 3: Tỡnh hỡnh cho vay của PVFC giai đoạn 2006- 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
Bảng 3 Tỡnh hỡnh cho vay của PVFC giai đoạn 2006- 2008 (Trang 48)
Bảng: Chứng khoỏn đầu tư và chứng khoỏn kinh doanh của PVFC giai đoạn 2006- 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Chứng khoỏn đầu tư và chứng khoỏn kinh doanh của PVFC giai đoạn 2006- 2008 (Trang 50)
Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 của PVFC - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 của PVFC (Trang 51)
Bảng: Một số chỉ tiờu Tài chớnh tổng hợp cơ bản của PVFC giai đoạn 2006 – 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Một số chỉ tiờu Tài chớnh tổng hợp cơ bản của PVFC giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 52)
Bảng: Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2006 – 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2006 – 2008 (Trang 55)
Bảng : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2006 –   2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại PVFC 2006 – 2008 (Trang 55)
Bảng: Cơ cấu VLĐ PVFC 2006 – 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Cơ cấu VLĐ PVFC 2006 – 2008 (Trang 57)
Bảng: Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng VLĐ giai đoạn 2006 – 2008 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng VLĐ giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 58)
Bảng: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010 (Trang 66)
Bảng : Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010 (Trang 66)
Bảng: Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 67)
Bảng : Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
ng Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 67)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w