Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về hòa giải vụ việc dân sự, từ đó tìm ra những điểm vướng mắc, mâu thuẫn khi áp dụng các
Trang 1Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam
Lê Thị Bích
Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Dân Sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS Bùi Thị Huyền
Năm bảo vệ: 2013
Abstract Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hòa giải vụ việc dân sự như khái
niệm, đặc điểm của hòa giải vụ việc dân sự, cơ sở, nội dung của hòa giải vụ việc dân
sự Phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về hòa giải vụ việc dân sự, từ đó chỉ ra những điểm bất cập, không hợp lý, mâu thuẫn của các quy định đó Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về hòa giải vụ việc dân sự, từ đó tìm ra những điểm vướng mắc, mâu thuẫn khi áp dụng các quy định đó Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ việc dân sự và các biện pháp bảo đảm thực
hiện các quy định này
Keywords Luật dân sự; Hòa giải; Pháp luật Việt Nam; Tố tụng dân sự
Content
MỞ ĐẦU
1.Tình thế cấp thiết của đề tài
Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường Sự thay đổi đó tạo nên một “bộ mặt” mới cho nền kinh tế Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp, yêu cầu dân sự, thương mại, lao động cũng ngày càng gia tăng nhưng hầu hết mọi người đều tỏ ra e ngại khi phải đưa vụ kiện ra Tòa án Đa số họ thích hòa giải hơn là tranh tụng, đặc biệt là đối với các tranh chấp dân sự Điều này được lý giải là do Việt Nam cùng với một số nước Châu
Trang 2Á khác chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử và Đạo Phật, ở đó hòa giải trở thành một truyền thống tốt đẹp trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp và hòa giải được xem là một biện pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu được ưa chuộng hơn cả Biện pháp này góp phần phòng ngừa tội phạm phát sinh và tranh chấp phát triển phức tạp, gìn giữ sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho làng xóm, trật tự kỷ cương an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng Truyền thống này đã tồn tại và phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội Nếu như tranh chấp bị xem như những biểu hiện tiêu cực là sự phá vỡ sự hòa thuận và bình yên của cộng đồng thì hòa giải lại được xem như mặt tích cực, là sự gìn giữ, củng cố trật tự công cộng Hiện nay, nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải trong tố tụng tư pháp, như một biện pháp giải quyết tranh chấp bởi nó có nhiều ưu điểm hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác
Hiện nay, chế định hòa giải đã được quy định khá đầy đủ, chi tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và đã trở thành một phương thức hữu hiệu khi giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Bộ luật này trong những năm qua cho thấy một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự cũng như vấn đề hòa giải đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn
có những cách hiểu khác nhau Do đó, ngày 29/3/2011 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2011 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự trong giai đoạn hiện nay
Với nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố
tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình Với ý nghĩa là một bộ
phận của khoa học luật tố tụng dân sự, hòa giải vụ việc dân sự đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan tâm Nhiều công trình về hòa giải đã được nghiên cứu
Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành có các công trình sau đây nghiên cứu
về vấn đề này:
- Khóa luận tốt nghiệp năm 1995 của Nguyễn Thị Thu Hà về Hòa giải vụ án dân sự
- Luận án Thạc sĩ Luật học: “Hòa giải trong tố tụng dân sự, thực tiễn và hướng hoàn
thiện” của Bùi Đăng Huy, 1996
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải vụ án dân sự” của Đỗ Quốc Chung, Hà Nội, 1997
Trang 3- Luận án tiến sĩ Luật học: “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn” của Trần Văn Quảng, Hà Nội, 2004
Và sau khi Bộ luật tố tụng dân sự ban hành thì có các công trình sau đây:
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của
Nguyễn Kiều Oanh, Hà Nội, 2010
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của La Phương Na, Hà Nội, 2011
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về hòa giải đối với vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự ban hành cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hòa giải vụ án sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hòa giải vụ việc dân sự
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về hòa giải vụ việc dân sự như khái niệm, đặc điểm của hòa giải vụ việc dân sự, cơ sở, nội dung của hòa giải vụ việc dân sự
- Phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành
về hòa giải vụ việc dân sự, từ đó chỉ ra những điểm bất cập, không hợp lý, mâu thuẫn của các quy định đó
- Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về hòa giải vụ việc dân sự, từ đó tìm ra những điểm vướng mắc, mâu thuẫn khi áp dụng các quy định đó
- Đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ việc dân sự và các biện pháp bảo đảm thực hiện các quy định này
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn: là các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước về hòa giải vụ việc dân sự, đồng thời nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về hòa giải vụ việc dân sự tại các Tòa án từ năm 2005 đến nay
Trang 4Hòa giải vụ việc có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một thủ tục tố tụng, một hoạt động tố tụng, một chế định của pháp luật tố tụng dân sự Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ luật học, tác giả nghiên cứu hòa giải vụ việc dân sự dưới góc độ là một chế định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện chế định này tại một số Tòa án của Việt Nam
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về hòa giải vụ việc dân sự
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất những kiến nghị về hoàn thiện quy định của pháp luật về hòa giải vụ việc dân sự
5 Bố cục của khóa luận
Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam
Chương 2: Hòa giải vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa liên bang Nga (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội
3 Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10 của Chủ tịch nước về việc tạm thời
sử dụng bộ luật cũ, trừ một số điểm thay đổi được ấn định trong sắc luật này
4 Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01 của Chủ tịch nước về tổ chức Tòa
án và quy định các ngạch Thẩm phán
5 Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/04 của Chủ tịch nước về thẩm quyền các Tòa án Việt Nam đối với mọi công dân
Trang 56 Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05 của Chủ tịch nước về việc cải cách văn bản pháp luật
7 Đỗ Quốc Chung (1997), Hòa giải vụ án dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội
8 TS Nguyễn Văn Cường, TS Trần Anh Tuấn, Th.S Đặng Thanh Hoa (chủ biên)
(2012), Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, Nxb Lao động Xã Hội,
Hà Nội
9 Dự án VIE/95/017 (2000), Kỷ yếu về pháp luật tố tụng dân sự, (Tăng cường năng lực
xét xử tại Việt Nam), Hà Nội
10 Nguyễn Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Nga, Vũ Mạnh Thông (1999), Tìm hiểu ngành luật
tố tụng dân sự, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau
11 TS Lê Thu Hà (2006), Bình luận Khoa học Một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân
sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội
12 Dương Quỳnh Hoa (2011), "Hòa giải một phương thức giải quyết tranh chấp thay
thế", Nghiên cứu lập pháp, (23), tr.47 – 55
13 Lương Thị Hợp (2010), “Một số vấn đề trong Bộ luật tố tụng dân sự cần được sửa đổi,
hướng dẫn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (21), tr 9-12
14 Bùi Đăng Huy (1996), “Hòa giải trong tố tụng dân sự, thực tiễn và hướng hoàn
thiện”, Luận án Thạc sĩ Luật học
15 Bùi Thị Huyền (2008), “Phiên tòa sơ thẩm dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội
16 TS Bùi Thị Huyền (2008), “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội
17 Phùng Hải Hiệp - Trưởng phòng nghiệp vụ, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao
(2012), Một số sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,
tài liệu tập huấn Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS, tr.98 - 99
18 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2005/NQ - HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004, Hà Nội
19 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ - HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm”, Hà Nội
20 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (1990), Nghị quyết số 03/1990/NQ - HĐTP hướng dẫn áp dụng Quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự, Hà Nội
Trang 621 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 05/2006/NQ - HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ
án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội
22 Trần Huy Liệu (1999), “Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở”, Thông
tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội
23 Nguyễn Thị Liên - Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
(2010), "Hòa giải trong vụ án dân sự - Những khó khăn vướng mắc", bài Tham luận
tại Hội thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS tại Sa Pa, Lào cai
24 Nguyễn Hồng Nam (2012), Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, "Một số sai sót cần
rút kinh nghiệm trong công tác xét xử, giải quyết các vụ án dân sự", Tài liệu tập huấn
Luật sửa đổi bổ sung, Hà Nội
25 La Phương Na (2011), “Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội
26 Nguyễn Kiều Oanh (2010), “Hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội
27 Trương Kim Oanh (1997), “Một số vấn đề xung quanh việc áp dụng chế định hòa
giải”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03), tr.9 – 12
28 Trương Kim Oanh (1997), “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả của biện pháp hòa
giải”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (06), tr.10 – 14
29 Quốc Hội (2005), Bộ luật dân sự năm 2005, Hà Nội
30 Quốc Hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Hà Nội
31 Quốc Hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Hà Nội
32 Quốc Hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội
33 Quốc Hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Hà Nội
34 Quốc Hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội
35 Trần Văn Quảng (2004), “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
– Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội
36 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb CAND,
Hà Nội
37 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), "Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải
quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp", Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Hà Nội
38 Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Hội thảo Pháp luật tố tụng dân sự tại Nhà Pháp
luật Việt Pháp diễn ra tại Hà Nội
Trang 739 Phạm Văn Tuấn (1996), “Sự hình thành và phát triển một số chế định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận án Thạc sĩ Luật học, Hà Nội
40 Tòa án nhân dân Tối cao (1961), Pháp lệnh tổ chức Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức Tòa án nhân dân địa phương năm 1961, Hà Nội
41 Tòa án nhân dân Tối cao (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm
1989, Hà Nội
42 Tòa án nhân dân Tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm (2007 – 2011) và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm (2008 – 2012) của ngành Tòa án, Hà Nội
43 Tòa án nhân dân Tối cao (2012), “Tham luận về công tác xét xử ngành TAND thành
phố Hà Nội”, Báo cáo tham luận của Phòng Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội
44 Tòa án nhân dân Tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật Tố tụng dân
sự, Hà Nội
45 Tòa án nhân dân Tối cao (2002), Công văn số 81/TANDTC ngày 10/6/2002, về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, Hà Nội
46 Tòa án nhân dân Tối cao (2006), Công văn 107/KHXX ngày 23/6/2006, về việc thông báo đính chính mẫu biên bản hòa giải thành, Hà Nội
47 Tòa án nhân dân Tối cao (1974), Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974, hướng dẫn việc hòa giải trong tố tụng dân sự, Hà Nội
48 Tòa án nhân dân Tối cao (1961), Thông tư số 1080/TC ngày 25/9/1961 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, Hà Nội
49 Tòa Kinh Tế (2013), Báo cáo tham luận, "Một số bài học rút ra từ việc giải quyết các
vụ án kinh doanh, thương mại" của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị
triển khai công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội
50 Viện Ngôn ngữ, (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
51 TrangWeb
http://phapluattp.vn/2011091210358320p0c1063/uy-quyen-ve-tai-san-trong-an-ly-hon.htm
52.TrangWeb
http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/phap-luat-58/Can-sua-doi-khoan1-khoan2-BLTTDS-921.html