HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG NĨI CHUNG: Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục tồn diện giúp mỗi học sinh cĩ sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TIỀN GIANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: PHAN MINH THÙY
ĐƠN VỊ: TỔ NGỮ VĂN
THÁNG 2 - 2014
Trang 2TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Tác giả: Phan Minh Thùy
PHẦN DẪN NHẬP
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xưa nay, việc chọn nghề là việc rất quan trọng đối với đời người Quan niệm ngày xưa của phương đơng nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng về nghề nghiệp
cĩ phần may rủi, ngẫu nhiên, cĩ tính chất định mệnh, số phận Cịn ở phương Tây (châu Âu), quan niệm về giáo dục hướng nghiệp bắt đầu cĩ từ năm 1849, và đến đầu thế kỉ XX thì bắt đầu xuất hiện ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển Ngày nay, giáo dục hướng nghiệp đã trở thành yếu tố khơng thể thiếu trong giáo dục trên tồn thế giới nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng Quan niệm của UNESCO cũng rất chú trọng giáo dục hướng nghiệp: “chuẩn bị cho giới trẻ tham gia chắc chắn vào đời sống xã hội, nghề nghiệp” Vì thế giáo dục hướng nghiệp thành một nội dung quan trọng trong việc giáo dục tồn diện cho học sinh ở nhà trường phổ thơng Ở độ tuổi cấp 3, học sinh đã đủ lý trí và nhận thức để cĩ thể chọn nghề nghiệp tương lai cho mình, đồng thời độ tuổi này cũng là thời gian khá vừa phải cho học sinh chuẩn bị tích lũy kiến thức chuyên mơn cũng như đời sống cho nghề nghiệp Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp các em định hướng nghề nghiệp chính xác, phù hợp với khả năng chuyên mơn, tâm lý, cá tính, sở thích của các em Đặc biệt, bộ mơn ngữ văn đối với học sinh lại là bộ mơn gần gũi mật thiết, gắn bĩ vừa rộng vừa sâu đối với cuộc sống xã hội, nên càng nên cĩ thêm chức năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh
II PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Trong phạm vi đề tài này, người viết khơng cĩ tham vọng khảo sát tồn bộ chương trình Ngữ văn trong nhà trường, mà chỉ chọn một khối lớp tiêu biểu là khối 10 Đặc trưng của khối 10 cĩ nhiều điểm cần lưu ý, nhưng theo ý kiến chủ
Trang 3quan của người viết thì cần lưu ý hai điểm quan trọng Trước hết, đây là năm đầu cấp, là thời điểm khá thích hợp để bắt đầu chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp Thứ hai, chương trình Ngữ văn khối 10 tuy cĩ nội dung là văn học dân gian và văn học viết trung đại, là nội dung tưởng chừng hơi xa vời với học sinh về mặt thời gian, lịch sử, nhưng thực chất trong đĩ vẫn cĩ nhiều điều cĩ thể ứng dụng hữu hiệu vào cuộc sống hiện đại Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp các em học sinh nhận ra điểm gần gũi và phạm vi ứng dụng hữu ích của một thành tựu văn học
mà các em thường hiểu lầm là xa xơi này
III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích, diễn giải, giới thiệu
PHẦN NỘI DUNG:
I HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG NĨI CHUNG:
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục tồn diện giúp mỗi học sinh cĩ sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân từ đĩ, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc khơng phù hợp với mình Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thơng, hoạt động
tư vấn nghề cĩ liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, thư viện, y tế, Trong đĩ, hiệu trưởng là người phụ trách chung
về các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, trong đĩ cĩ hoạt động tư vấn Hiệu trưởng cĩ trách nhiệm thơng qua và ký các quyết định về kế hoạch tiến hành các hoạt động tư vấn trong và ngồi trường Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm thu thập xử lý những thơng tin do các bộ phận cung cấp, đưa ra những nhận định, đánh giá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh Những thơng tin sau xử lý do ban
Trang 4hướng nghiệp thực hiện sẽ là những tài liệu bổ ích cho cán bộ làm công tác tư vấn khi tiến hành hoạt động này, làm cho nội dung tư vấn có tính sát thực, đáp ứng đúng nhu cầu định hướng nghề của đối tượng tư vấn Ban hướng nghiệp còn chịu trách nhiệm tham mưu cho hiệu trưởng đề xuất kế hoạch và tổ chức các hoạt động
tư vấn về nhân lực, cơ sở vật chất, phù hợp kế hoạch năm học của nhà trường trên từng loại đối tượng cụ thể Giáo viên bộ môn thu thập và cung cấp những thông tin có liên quan thái độ, năng lực học tập của từng học sinh đối với những môn học cụ thể Giáo viên chủ nhiệm cung cấp những thông tin phản ánh trình độ nhận thức xã hội, phẩm chất đạo đức, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng của mỗi học sinh do mình phụ trách Mỗi giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm tập hợp những thông tin do những bộ phận khác cung cấp để thiết lập các phiếu đánh giá
về xu hướng nghề đối với từng học sinh trong lớp làm cơ sở cho hoạt động tư vấn Ðoàn Thanh niên thu thập và cung cấp những thông tin về năng lực hoạt động xã hội, tập thể, về ý thức, thái độ, lối sống của mỗi thành viên trong tổ chức Ðáng chú ý, học sinh là đối tượng của hoạt động tư vấn đồng thời là chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin nghề do hoạt động tư vấn mang lại học sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể tư vấn cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với năng lực, sở trường, tình trạng sức khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của bản thân
Vì vậy, công tác hướng nghiệp cần giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung
và của địa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốc dân, của địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản thân để điều chỉnh động cơ lựa chọn nghề Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về các mối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để các em tích cực tham gia các hình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh
Trang 5thực tiễn, từ đó kết luận về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân Phải làm cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình
II HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN VĂN:
“Văn học là nhân học” (Maxim Gorki) Học văn chính là học làm người Nhiều người lầm tưởng rằng việc học văn chỉ dạy người ta cách cảm thụ cho hết cái hay cái đẹp của văn chương mà thôi Rộng hơn, tiến bộ hơn, có nhiều còn hiểu học văn gắn liền với việc rèn luyện nhân cách, nhân phẩm Ít ai để ý đến tác dụng hướng nghiệp của văn chương Nghề nghiệp cũng là một phần của cuộc sống, một phần của đời người Làm người chân chính còn có nhiệm vụ là thông qua nghề nghiệp của mình nuôi sống được bản thân, gia đình và có những đóng góp cần thiết, hoặc đáng kể cho xã hội Những tác phẩm văn chương còn có thể cung cấp cho chúng ta những tấm gương trong nghề nghiệp, hoặc cung cấp tư liệu, kiến thức
để chúng ta vận dụng vào nghề nghiệp Giáo viên bộ môn văn có thể thông qua bài học ngữ văn trong chương trình để cung cấp kiến thức cho học sinh về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn, hoặc định hướng cho các em thái độ sống và làm việc cho đúng lương tâm nghề nghiệp của một công dân tốt Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây cũng phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Qua đó, giáo viên Ngữ văn cần xác định nhiệm vụ cho mình là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về ngành nghề mà còn phải bồi dưỡng cho các em đạo đức nghề nghiệp để có thể tồn tại trong nghề lâu dài và cống hiến hữu ích cho
xã hội Giáo viên cần định hướng để học sinh nhận ra những bài học kinh nghiệp hoặc bài học kỹ năng cho bản thân qua những bài học cụ thể trong chương trình ngữ văn trên lớp
Qua mỗi bài học ngữ văn trên lớp, song song với việc truyền thụ kiến thức, hướng dẫn các em học sinh cảm thụ văn học, giáo viên có thể khéo léo xen vào đó
Trang 6những kiến thức về nghề nghiệp Giáo viên không nên tách bạch phần nội dung giảng dạy cần đạt của bài học và phần tích hợp giáo dục hướng nghiệp thành hai phần riêng rẽ, điều đó sẽ dễ gây nhàm chán đối với học sinh và dễ bị bỏ sót phần hướng nghiệp nếu giáo viên quá tham kiến thức Thay vào đó, việc xen lẫn các nội dung vừa khiến cho không khí buổi học tự nhiên hơn, đồng thời vẫn có thể đảm bảo nhiều nội dung (yêu cầu kiến thức bài học, tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tích hợp giáo dục môi trường, liên môn, giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục hướng nghiệp) trong thời lượng giới hạn của tiết dạy Giáo viên ngữ văn không nên xem nhẹ, xem thường những nội dung tích hợp
vì suy cho cùng, nó cũng nhằm mục đích trang bị những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của các em sau này, và cũng là một trong các chức năng quan trọng của văn học (học văn là học làm người) Những hình tượng con người trong tác phẩm là những tấm gương mà các em cần học hỏi trong nghề nghiệp hoặc nội dung của bài dạy có thể làm tư liệu cho các em vận dụng trong nghề nghiệp sau này, đó là điều gắn bó mật thiết không thể thiếu đối với nội dung bài giảng Giáo dục hướng nghiệp trong môn Ngữ văn khiến các em học sinh sẽ trở thành những công dân hoàn thiện hoàn mỹ hơn, thành công hơn trong cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với đất nước
Lâu nay trong các em học sinh còn tồn tại một quan niệm thực dụng và lệch lạc là môn ngữ văn là một môn học có tính chất thuần túy tinh thần, là một môn học có tính thưởng thức là chính, có tính xa xỉ, lãng mạn, “đi mây về gió” mà không hề hữu dụng, bám sát xã hội trong thời đại kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (so với những môn học khoa học tự nhiên khác đã trở thành thời thượng) Đó là một quan niệm cực kì thực dụng và sai lầm Văn học tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có đóng góp và ứng dụng rất lớn trong đời sống con người, giúp con người hoàn thiện hơn về mọi mặt Giáo dục hướng nghiệp trong môn ngữ văn sẽ góp phần đánh tan quan niệm sai lầm này trong suy nghĩ của các em học sinh, giúp các em nhận ra tính hữu dụng, tính thực tế của văn học, giúp tầm quan trọng của môn học càng được nâng cao
Trang 7III NHỮNG NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10:
1 Những kiến thức về ngành nghề có thể tích hợp qua một số bài học trong chương trình ngữ văn 10:
1.1 Giáo dục hướng nghiệp qua bài Tổng quan văn học Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XX, Tựa “Trích diễm thi tập”:
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo : Văn học (nghiên cứu văn học)
2
Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới
3
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí
và sáng tác, đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau
- Chuẩn đầu ra: Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có trình độ chuyên môn sâu, khả năng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành cao, có kiến thức nền tảng về lí luận văn học, lượng kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, lượng kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới; đồng thời, cử nhân chất lượng cao có lượng kiến thức mới, cập nhật, có tính chất phát hiện, khám phá về văn học
4
Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Đô, Đại học Cần Thơ
2 Mô tả
5
Phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói; giảng viên trong các trường Đại học hay giáo viên cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm công tác văn hoá, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã hội,…
1.2 Giáo dục hướng nghiệp nghề báo chí, phát thanh viên, quản lý văn hóa, công
tác xã hội qua bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo:
- báo chí, Phát thanh viên - Mã ngành: D320101
Trang 8- văn hóa học – mã ngành: D220340
- công tác xã hội – mã ngành: D760101
2
Phát thanh viên: là người làm nghề phát thanh, thường chỉ
những người biên tập trên đài phát thanh đồng thời chuyển tải từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin tới công chúng Cùng một tính chất công việc nhưng những người biên tập và chuyển tải thông tin tới công chúng ở đài truyền hình lại được gọi là biên tập viên
Quản lý văn hóa: đào tạo cử nhân khoa học có trình độ lý
luận và năng lực tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động văn hóa - nghệ thuật
Công tác xã hội: là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những
người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ) Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự
bất công và sự bất bình đẳng
3
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận báo chí, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác, kĩ năng quản lý văn hóa, kỹ năng công tác xã hội
- Chuẩn đầu ra: Đào tạo cử nhân báo chí, cử nhân văn hóa học, cử nhân công tác xã hội
4 Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TPCM
2 Mô tả
5
- Phát thanh viên: có thể làm việc ở các đài truyền thanh,
truyển hình
- Quản lý văn hóa: cán bộ quản lý văn hóa có thể học tập
các bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia hoặc giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý văn hóa - nghệ thuật
* Nơi làm việc:
+ Các thiết chế văn hóa: Trung tâm văn hoá (nhà văn
hóa) các cấp, câu lạc bộ nghệ thuật, khu vui chơi giải trí, các đơn vị tổ chức sự kiện,…
+ Các trường văn hóa nghệ thuật, các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật
- Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng,
viện nghiên cứu
Công tác xã hội: Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở
Việt Nam Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau
Trang 9thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội,… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ
hoạch định chính sách xã hội
1.3 Giáo dục hướng nghiệp nghề quản lý văn hóa qua bài Phú sông Bạch Đằng:
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo: Quản lý văn hóa
2 Như trên
3 Như trên
4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
2 Mô tả
5 Như trên
1.4 Giáo dục hướng nghiệp nghề báo chí qua bài Văn bản, Đặc điểm văn bản nói và văn bản viết:
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo: báo chí
Mã ngành: D320101
2 Như trên
3 Như trên
4 Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
2 Mô tả
5 Như trên
1.5 Giáo dục hướng nghiệp đạo diễn sân khấu và biên kịch qua Chiến thắng Mtao Mxây, Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy,
Uy-lít-xơ trở về, Rama buộc tội, Tấm Cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Thái phó Tô Hiến Thành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Hồi trống Cổ Thành, Tào Tháo uống rượu luận anh hùng, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nỗi sầu oán của người cung nữ, Truyện Kiều (4 đoạn trích):
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo:
- Đạo diễn sân khấu - Mã ngành: D210227
- Biên kịch - Mã ngành: D210233
2
Có vai trò quan trọng trong việc chuyển thể các tác phẩm văn học, kịch bản thành những vở diễn trên sân khấu để phục vụ khán giả
2 Mô tả
3
Phát huy khả năng quan sát vấn đề ở nhiều phương diện; tư duy sáng tạo và tưởng tượng
Chuẩn đầu ra: đảm bảo kiến thức chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, nắm vững Luật Bản quyền, Luật Điện ảnh
Trang 104 Trường Đại học Sân khấu và điện ảnh Hà Nội (và Thành phố
Hồ Chí Minh)
5
Đạo diễn, biên kịch làm việc trong các công ty sản xuất phim, truyền hình, băng đĩa nhạc , cho các nhà hát, sân khấu, hãng phim, đài truyền hình Không ít người trong số
họ cũng làm việc theo kiểu tự do Đây là một nghề có tính
cạnh tranh rất cao và đòi hỏi năng lực vượt trội
1.6 Giáo dục hướng nghiệp ngành ngôn ngữ học qua bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Khái quát lịch sử tiếng Việt, Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành phép tu từ phép điệp và phép đối:
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo: ngôn ngữ học
Mã ngành: D220320
2
- Vai trò: nghiên cứu về ngôn ngữ (nguồn gốc – đặc điểm, sự hình thành, phát triển của ngôn ngữ) Đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về phương tiện giao tiếp cơ bản, phổ biến của cộng đồng
- Giúp cộng đồng nắm rõ về phương tiện giao tiếp chung của
xã hội để vận dụng phù hợp cho nhu cầu bản thân
3
- Vận dụng kiến thức, hiểu biết khái quát về đặc điểm ngôn ngữ chung của xã hội, những nét riêng trong lời nói cá nhân trong giao tiếp
- Chuẩn đào tạo hoặc chuẩn đầu ra của ngành: nắm vững kiến thức để nghiên cứu và vận dụng chuyên sâu
4 Địa chỉ đào tạo: Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn TPHCM (Hà Nội)
2 Mô tả
5
Chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện ngôn ngữ; giảng dạy chuyên ngành ngôn ngữ tại các trường đại học, cao đẳng; hoặc viết sách về ngôn ngữ, viết bài cho các báo chuyên môn…Công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng, không ngừng tìm hiểu nghiên cứu
1.7 Giáo dục hướng nghiệp ngành âm nhạc học qua bài Ca dao than thân, yêu
thương, tình nghĩa:
1 Giới
thiệu 1
Ngành đào tạo: Âm nhạc học
Mã ngành: D210201
2 Mô tả 2
- Vai trò: nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu dân ca, âm nhạc có phong cách dân gian, quê hương