1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phân tích bể trầm tích sông hồng và cửu long

11 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 268,39 KB

Nội dung

Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể trầm tích, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chịu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam.. - Đới nâng phía Đông:

Trang 1

MỤC LỤC CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ CƠ CHẾ TẠO THÀNH

BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG 2

1.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất bể trầm tích Cửu Long 3

1.1.1 Các đơn nghiêng 4

1.1.2 Các trũng sâu 4

1.1.3 Các đới nâng 5

1.1.4 Các đới phân dị 6

1.2 Đặc điểm các hệ thống đứt gãy 6

1.2.1 Hệ thống đứt gãy Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam: 6

1.2.2 Hệ thống đứt gãy Tây – Tây Bắc/Đông – Đông Nam: 7

1.3 Cơ chế hình thành bể trầm tích Cửu Long 7

1.3.1 Thời kì trước tạo rift 8

1.3.2 Thời kì đồng tạo rift 8

1.3.3 Thời kì sau tạo rift 9

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ CƠ CHẾ TẠO THÀNH BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG 10

2.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất bể trầm tích Sông Hồng 11

2.1.1 Phần Bắc và Đông Bắc bể trầm tích Sông Hồng 11

2.1.2 Phần trung tâm bể trầm tích Sông Hồng 13

2.1.3 Phần Nam bể trầm tích Sông Hồng 15

2.2 Đặc điểm các hệ thống đứt gãy 16

2.2.1 Các đứt gãy thuận 16

2.2.2 Các đứt gãy nghịch 17

2.3 Cơ chế hình thành bể trầm tích Sông Hồng 17

Trang 2

1.1.1 Các đơn nghiêng

- Các đơn nghiêng Tây Bắc

Kéo dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam còn có tên là cánh Tây Bắc hay là địa lũy Vũng Tàu – Phan Rang là đới rìa Tây, Tây Bắc của bể Đơn nghiêng bị cắt

xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Tây Bắc – Đông Nam, tạo thành các mũi nhô Trầm tích Kainozoi của bồn trũng ở khu vực Tây Bắc này có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi

- Các đơn nghiêng Đông Nam

Dải sườn bờ Đông Nam của bồn trầm tích, tiếp giáp với đới nâng Côn Sơn, qua hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam gần như dọc theo đới nâng Côn Sơn Trầm tích của đơn nghiêng này có xu hướng vát nhọn và gá đáy với chiều dày dao động từ 1km đến 2.5km

1.1.2 Các trũng sâu

Các trũng quan trọng thường là những cấu trúc lõm sâu nhất của bề mặt móng Chúng thường là các địa hào hình thành do quá trình tách dãn trong Oligocene, sau

đó bị oằn võng mạnh trong Miocene, một số có thể là kế thừa từ các trũng Mesozoi Các trũng sâu bao gồm:

- Trũng chính bể Cửu Long

Là phần lún chìm chính của bể trầm tích, chiếm tới ¾ diện tích của bồn Theo đường đẳng dày 2 km thì trũng chính của bể trầm tích Cửu Long thể hiện rõ nét là một bồn khép kín có dạng trăng khuyết với vòng cung hướng ra về phía Đông Nam Cấu trúc của trũng trung tâm được chia ra thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như một trũng độc lập bao gồm: Trũng Đông Bắc, trũng Tây Bạch Hổ, trũng Đông Bạch Hổ

- Trũng Đông Bắc

Đây là trũng sâu nhất, chiều dày trầm tích có thể đạt tới 8km Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể trầm tích, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chịu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam

- Trũng Tây Bạch Hổ

Nằm kề ngay sát rìa của vòm nâng trung tâm Cấu trúc này có bề dày trầm tích đạt tới 7.5km Cấu trúc phát triển theo hướng của đứt gãy chính Đông Bắc – Tây Nam Đây có thể là đới tích tụ trầm tích Mesozoi với đáy của mặt cắt là các thành tạo sét – vôi, phiến sét

- Trũng Đông Bạch Hổ

Phát triển theo hướng đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam, nằm ở phía Đông vòm nâng trung tâm Trũng Đông Bạch Hổ bị phức tạp hóa bởi đứt gãy phương Đông

Trang 3

gồm các cấu tạo dương và có liên quan đến những khối nâng cổ của móng trước Kainozoi (Bạch Hổ, Rồng)

- Đới nâng phía Tây Bắc:

Nằm về phía Tây Bắc của trũng Đông Bắc và được khống chế bởi các đứt gãy chính phương Đông Bắc – Tây Nam Về phía Tây Bắc đới nâng bị ngăn cách với đơn nghiêng Tây Bắc bởi một địa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6km Đới nâng bao gồm các cấu tạo Vừng Đông và dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc

- Đới nâng phía Đông:

Chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, phía Tây Bắc ngăn cách với trũng Đông Bắc bởi hệ thống đứt gãy có phương á vĩ tuyến và Đông Bắc – Tây Nam, phía Đông Nam ngăn cách với đới phân dị Đông Bắc bởi võng nhỏ, xem như phần kéo dài của trũng Đông Bạch Hổ về phía Đông Bắc Trên đới nâng đã xuất hiện các cấu tạo dương như: Rạng Đông, Phương Đông và Jade

1.1.4 Các đới phân dị

- Đới phân dị Đông Bắc:

Phần đầu Đông Bắc của bể trầm tích, nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý

và đơn nghiêng Tây Bắc Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bị phân dị mạnh bởi các hệ thống đứt gãy có đường phương Đông Bắc – Tây Nam, á kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào, địa lũy nhỏ theo bề mặt móng

- Đới phân dị Tây Nam:

Nằm ở phía Tây Nam của trũng chính Khác với đới phân dị Đông Bắc, đới này bị phân dị mạnh bởi hệ thống những đứt gãy với đường phương chủ yếu là á vĩ tuyến tạo thành những địa hào, địa lũy, hoặc bán địa hào, bán địa lũy xen kẽ nhau

1.2 Đặc điểm các hệ thống đứt gãy

Hệ thống đứt gãy được phân ra thành các hướng sau:

1.2.1 Hệ thống đứt gãy Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam:

Bao gồm hai hệ thống đứt gãy cùng phương Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam Chúng khống chế các hướng cấu tạo phía Đông và Trung Tâm bể Cửu Long

- Các đứt gãy chờm nghịch Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam:

Được sinh thành do các pha nén ép địa phương xảy ra vào cuối Oligocene sớm, đầu Oligocene muộn, chúng tiếp tục hoạt động trong suốt thời kì Oligocene muộn, cho đến đầu Miocen sớm Hệ thống đứt gãy này nằm ở cánh phía Tây của cấu tạo Rồng và Bạch Hổ, chúng được hình thành muộn hơn so với các đứt gãy cùng hướng

ở cánh phía Đông của khu vực

Trang 4

- Các đứt gãy thuận cùng phương cánh phía Đông – Đông Bắc:

Một số lớn các đứt gãy có nguồn gốc dưới sâu và được hình thành trong thời

kì móng bị dập vỡ vào cuối Mesozoi Một số đã ngừng nghỉ hoạt động ngay từ trong móng, còn lại đại bộ phận thì tiếp tục hoạt động trong quá trình tạo rift cùng với các đứt gãy hình thành trong thời kì này Đến gần cuối Oligocene muộn thì hầu hết các đứt gãy đều ngừng nghỉ hoạt động (cuối chu kì tạo rift)

1.2.2 Hệ thống đứt gãy Tây – Tây Bắc/Đông – Đông Nam:

Hệ thống đứt gãy này phát triển chủ yếu ở vùng nâng Trung tâm và phân chia cấu tạo Bạch Hổ thành những khối khác nhau Đồng thời làm phức tạp các cấu trúc địa phương ở phía Bắc của bể trầm tích Hệ thống đứt gãy này hình thành vào đầu thời kì tạo rift và tiếp tục hoạt động trong suốt quá trình đó và ngừng nghỉ vào cuối Miocen muộn

- Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến:

Hệ thống đứt gãy hoạt động theo phương á kinh tuyến, được phát hiện ít ở khu vực mỏ phía Bắc Rồng và phần trung tâm của cấu tạo Bạch Hổ Các đứt gãy này hoạt động chủ yếu vào giai đoạn đầu tạo rift, sau đó thì ngừng nghỉ hoạt động

- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến:

Hệ thống đứt gãy này chủ yếu phân bố ở phía tây của bể, đặc biệt là ở lô 16 và

lô 17, biên độ đứng thường chỉ đạt 200 – 400m đến 1000 – 1200m vào trước Oligocen muộn và tăng lên 400 – 600m đến 1600m vào đầu Oligocene muộn, giảm xuống vào thời kì Miocen

Tóm lại, các hệ thống đứt gãy Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam, Tây – Tây Bắc/Đông – Đông Bắc, á kinh tuyến và á vĩ tuyến đều là những đứt gãy thuận đồng trầm tích, được hình thành sớm hơn rất nhiều so với hệ thống đứt gãy chờm nghịch Đông – Đông Bắc/Tây – Tây Nam ở cánh phía Tây – Tây Nam cấu tạo Bạch Hổ, các đứt gãy đồng trầm tích đều được các vật liệu vụn trầm tích lấp đầy và “ trám kín” trở thành các màn chắn ngăn cản không cho Hydrocacbon dịch chuyển từ khối này qua khối khác Còn các đứt gãy chờm nghịch ở cánh phía Tây được hình thành do pha nén ép, là những đới phá hủy và trở thành đường dẫn cho Hydrocacbon dịch chuyển

từ nơi sinh thành và tích tụ lại trong đá móng nứt nẻ

1.3 Cơ chế hình thành bể trầm tích Cửu Long

Bồn trũng Cửu Long là bồn trũng kiểu rift nội lục điển hình Bồn trũng được hình thành và phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi (thường được gọi là bề mặt móng) Lịch sử tiến hóa của bể được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:

Trang 5

1.3.1 Thời kì trước tạo rift

Trước Đệ Tam, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleocen là thời gian thành tạo và nâng cao đá móng magma xâm nhập (các thành tạo nằm dưới các trầm tích Kanozoi

ở bồn trũng Cửu Long) Các đá này gặp rất phổ biến ở hầu hết các lục địa Việt Nam

Do ảnh hưởng của quá trình va chạm mảng Ấn Độ vào mảng Âu Á và hình thành đới hút chìm dọc cung Sunda (50 - 43.5 triệu năm) Các thành tạo đá xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn – Kanozoi sớm và trầm tích cổ trước đó đã trải qua các thời kì dài bóc mòn, giập vỡ khối tảng, căng giãn khu vực hướng Tây Bắc – Đông Nam Sự phát triển các đai mạch lớn, kéo dài có hướng Đông Bắc – Tây Nam thuộc phức hệ

Cù Mông và Phan Rang tuổi tuyệt đối từ 60 – 30 triệu năm là bằng chứng cho điều

đó Đây là giai đoạn san bằng địa hình trước khi hình thành bồn trầm tích Cửu Long Địa hình bề mặt bóc mòn của móng kết tinh trong phạm vi khu vực bồn lúc này không hoàn toàn bằng phẳng, có sự đan xen giữa các thung lũng và đồi núi thấp Chính hình thái địa hình mặt móng này đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển trầm tích lớp phủ kế thừa vào cuối Eocen, đầu Oligocen

1.3.2 Thời kì đồng tạo rift

Được khởi đầu vào cuối Eocen, đầu Oligocen do tác động của các biến cố kiến tạo với hướng căng giãn chính là Tây Bắc – Đông Nam Hàng loạt đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam đã được sinh thành do sụt lún và căng giãn Các đứt gãy chính là các đứt gãy dạng gàu xúc, cắm về Đông Nam Còn các đứt gãy hướng Đông Tây lại do tác động của các biến cố kiến tạo khác Vào đầu Kanozoi do sự va mạnh ở góc hội

tụ Tây Tạng giữa các mảng Ấn Độ và Á – Âu làm vi mảng Indosinia bị thúc trồi xuống Đông Nam theo các đứt gãy trượt bằng lớn như đứt gãy Sông Hồng, Sông Hậu – Ba Tháp, với xu thế trượt trái ở phía Bắc và trượt phải ở phía Nam tạo nên các trũng Đệ Tam trên các đới khâu ven rìa, trong đó có bồn trũng Cửu Long Kết quả là

đã hình thành các hệ thống đứt gãy khác có hướng gần Đông Bắc – Tây Nam Như vậy, trong bồn trũng Cửu Long bên cạnh hướng Đông Bắc – Tây Nam còn có hệ thống đứt gãy có xu hướng cận kề chúng

Trong Oligocen quá trình tách giãn đáy biển theo hướng Bắc – Nam tạo Biển Đông bắt đầu từ 32 triệu năm Trục giãn đáy biển phát triển lấn dần xuống Tây Nam

và đổi hướng từ Đông – Tây sang Đông Bắc – Tây Nam vào cuối Oligocen Các quá trình này đã làm gia tăng các hoạt động tách giãn và đứt gãy ở bồn trũng Cửu Long trong Oligocen và nén ép vào cuối Oligocen

Hoạt Động nén ép vào cuối Oligocen muộn đã đẩy trồi các khối móng sâu, gây nghịch đảo trong trầm tích Oligocen ở trung tâm các trũng chính, làm tái hoạt động đứt gãy thuận chính ở dạng ép chờm, trượt bằng và tạo nên các cấu trúc “trồi”, các cấu tạo âm dương/âm hình hoa, phát sinh các đứt gãy nghịch ở một số nơi như trên cấu tạo Rạng Đông, phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và một số khu vực mỏ Rồng Đồng thời xảy ra hiện tượng bào mòn và vát mỏng mạnh các trầm tích thuộc hệ tầng Trà Tân trên Sự kết thúc hoạt động của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh hợp góc rộng lớn ở nóc trầm tích Oligocen đã đánh dấu sự kết thúc thời kì đồng tạo rift

Trang 6

1.3.3 Thời kì sau tạo rift

Vào Miocen sớm, quá trình giãn đáy Biển Đông theo phương Tây Bắc – Đông Nam đã yếu đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Miocen sớm (cách đây 17 triệu năm), tiếp theo là quá trình nguội lạnh vỏ Trong thời kì đầu Miocen sớm các hoạt động đứt gãy vẫn còn xảy ra yếu và chỉ chấm dứt hoàn toàn vào Miocen giữa đến hiện tại Các trầm tích của thời kì sau rift có đặc điểm chung là: Phân bố rộng rãi, không bị biến vị, uốn nếp và gần như nằm ngang Tuy nhiên, ở bồn trũng Cửu Long các quá trình này vẫn gây ra các hoạt động tái căng giãn yếu, lún chìm từ từ trong Miocen sớm và hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc biệt là phần Đông Bắc bồn trũng Vào cuối Miocen sớm trên phần lớn diện tích bồn trũng với sự tạo thành tầng “sét Rotalia” biển nông rộng khắp và tạo nên tầng đánh dấu địa tầng và tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bộ bồn trũng Cuối Miocen sớm toàn bồn trũng trải qua quá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu Vào Miocen giữa, lún chìm tiếp tục gia tăng và biển đã có ảnh hưởng rộng lớn tới hầu hết các vùng quanh Biển Đông Cuối thời kì này có một pha nâng lên, dẫn tới sự tái thiết lập điều kiện môi trường sông ở phần Tây Nam bồn trũng, còn ở phần Đông, Đông Bắc thì điều kiện ven bờ vẫn tiếp tục được duy trì

Miocen muộn được đánh dấu bằng luồng chìm mạnh ở Biển Đông và phần rìa của nó, khởi đầu quá trình thành tạo thềm lục địa hiện đại Đông Việt Nam Núi lửa hoạt động tích cực ở phần Đông Bắc của bồn trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất liền Nam Việt Nam

Pliocen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ vùng Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển Các trầm tích hạt mịn hơn được vận chuyển vào vùng bồn trũng Cửu Long và đi xa hơn sẽ tích tụ vào bồn trũng Nam Côn Sơn trong điều kiện nước sâu lớn hơn

Trang 7

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ CƠ CHẾ TẠO THÀNH

BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG

Bể Sông Hồng nằm trong khoảng 105°30’-110°30’ kinh độ Đông, 14°30’- 21°00’ vĩ độ Bắc Về vị trí địa lý, bể Sông Hồng có một phần nhỏ diện tích nằm trên đất liền thuộc đồng bằng Sông Hồng, còn phần lớn diện tích thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định

Hình 2.1: Cấu trúc đơn giản thềm lục địa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Trang 8

Đây là một bể có lớp phủ trầm tích Đệ Tam dày hơn 14 km, có dạng hình thoi kéo dài từ miền võng Hà Nội (MVHN) ra vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung Dọc rìa phía Tây bể trồi lộ các đá móng Paleozoi-Mesozoi Phía Đông Bắc tiếp giáp bể Tây Lôi Châu, phía Đông lộ các đá móng đảo Hải Nam-TQ, Đông Nam là bể Đông Nam Hải Nam-TQ và bể Hoàng Sa-Việt Nam, phía Nam giáp bể trầm tích Phú Khánh

Trong tổng số diện tích cả bể khoảng 220.000 km2, bể Sông Hồng phía Việt Nam chiếm khoảng 126.000 km2, trong đó phần đất liền MVHN và vùng biển nông ven bờ chiếm khoảng hơn 4.000 km2, còn lại là diện tích ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và một phần ở biển miền Trung Việt Nam

2.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất bể trầm tích Sông Hồng

Bể sông Hồng là một bể trầm tích có lịch sử phát triển địa chất phức tạp từ Paleocen đến nay với nhiều pha căng giãn-nén ép, nghịch đảo kiến tạo, nâng lên-hạ xuống, bào mòn-cắt xén, uốn võng do nhiệt kèm theo sự thăng giáng mực nước biển

vì thế theo không gian và thời gian, cấu trúc địa chất và môi trường lắng đọng không đồng nhất mà biến đổi từ Bắc vào Nam, từ đất liền ra biển, từ móng Đệ Tam đến trầm tích hiện đại Cũng vì thế, bể Sông Hồng bao gồm nhiều đơn vị cấu trúc khác nhau, ẩn chứa tiềm năng dầu khí khác nhau

2.1.1 Phần Bắc và Đông Bắc bể trầm tích Sông Hồng

Phần Bắc và Đông Bắc là đới thành hệ cấu trúc phân bố rộng vùng Đông Bắc

hệ đứt gãy Sông Lô với các cấu trúc móng trước Kainozoi Các trầm tích đệ tam mỏng và lộ rõ vùng Đồng Ho và đảo Bạch Long Vĩ Hệ thống đứt gãy chính khống chế cấu trúc của vùng phát triển chủ yếu theo hướng Tây Băc-Đông Nam Các đứt gãy này chia cắt khối nền thành địa lũy và bán địa hào nhỏ hình thành các bể Đệ Tam Bạch Long Vic và Beibu Wan

Móng của các bể Đệ Tam phân bố rộng rãi đơn vị thành hệ cấu trúc Caledonian các khối nên fcoor với các thành tạo biển Telhys sau Calendo vài nơi các thành tạo trầm tích Triat muộn chứa than và các lớp màu đỏ kiểu molas trước núi chủ yếu là các thành tạo cacbonat tuổi Paleozoi muộn

Cấu trúc Đệ Tam gồm bán địa hào nhỏ Oligocen kề áp hướng của gãy Sông

Lô (hình 2.2) tách giãn kiểu trượt sụt bậc trọng lực do tách giãn thụ động gây ra các bán địa hào các tập trầm tích vụn Mặt gián đoạn cơ sở Miocen kết thúc địa hào nhỏ hẹp để mở ra các bồn trũng oàn võng Miocen kề gối lên các bán địa hào, trầm tích Miocen độ phân giải rõ biển tiến trải rộng đều khắp khu vực mực biển dừng cao Đông Bắc đứt gãy Sông Lô, trầm tích Miocen ít biểu hiện các dấu vết phức tạp liên quan với kênh rạch nhỏ thủy triều ít có biến dạng uốn nếp mật độ đứt gãy cũng khá nhiều Tích tụ chậm và bình ổn liên tục trong cả Pliocen và Đệ Tứ, trầm tích do oằn võng phân nhịp rõ, không dày biểu thị thế biển tiến với tốc độ lắng đọng thấp, trầm tích mịn thể hiện quá trình hủy hoại (hình 2.3)

Trang 9

- Biển tiến vào trũng oằn võng các tập trầm tích Miocen có độ phân giải ổn định kề gối lên mặt bào mòn của tập Oligocen và cổ hơn

2.1.2 Phần trung tâm bể trầm tích Sông Hồng

Nằm xen giữa hai hệ đứt gãy sông Lô và hệ đứt gãy Sông Hồng, sông Chảy, sông Mã Cấu trúc các đới hướng Tây Bắc – Đông Nam, cấu trúc Khoái Châu, Phù

Cừ, Tiên Hưng, Kiến Xương và Tiền Hải có nhiều giếng khoan, chỉ có một tới móng trầm tích Kainozoi 5000 – 6000 m Trầm tích trước Kainozoi tài liệu địa chấn chưa thể phân biệt được, trầm tích Đệ Tam lộ trên đất liền phân bố thành đới dài dọc theo đứt gãy hướng Tây Bắc – Đông Nam từ Yên Bái đến Đoan Hùng, Sơn Tây đặc trưng trầm tích khác hẳn trầm tích phần Đông Bắc và phần Nam bể Sông Hồng

Móng là phần kéo dài của đới khâu sông Hồng cấu trúc Paleozoi Mesozoi từ Vĩnh Phú tới Nam Định chìm sâu phía ở trung tâm bồn cổ nhất thành tạo biến chất Protezoi thuộc đới khâu sông Hồng phân bố thành dải hẹp lộ ra núi Con Voi Nam Định được phát hiện trong một giếng khoan Đứt gãy sông Hồng xảy ra vào Oligocen Trầm tích biển nông sau Varixit tuổi Paleozoi muộn phân bố hạn chế chưa có phát hiện xác minh Mesozoi trong giếng khoan Phù Cừ gấm đá phun trào Rhyolit và tuff thành tạo vụn thô màu đỏ có tuổi tạm coi là Crêta – Eocen kề gối lên móng Mesozoi phát hiện trong cùng giếng khoan Phần ngoài phơi móng chìm quá sâu không phát hiện được

Mặt cắt trầm tích Đệ Tam rất dày 15.000 – 16.000 m, trầm tích lục nguyên phát triển lấn biển nhanh Các trầm tích phát hiện giếng khoan 104 là trầm tích Olistostone tuổi Oligocen biểu hiện tách giãn thụ động phát hiện tại vết lộ cầu qua Sông Hồng (Yên Bái) Mặt cắt trầm tích phần dưới Pliocen bị đứt gãy chia cắt mạnh

mẽ khó định cấu trúc nguyên thủy (hình 2.4) Dự đoán trầm tích Oligocen phần trung tâm bể hình thành trong các địa hào lớn tách giãn hướng Tây Băc – Đông Nam kể cả trong đất liền và trung tâm vịnh Bắc bộ Đây là cấu trúc tách giãn chính bể sông Hồng chuyển xoay theo chiều kim đồng hồ khối Đông Dương ép phần này vào khối cứng của rìa Tây địa hào Trầm tích Miocen bị biến dạng uốn nếp và cắt cụt trên nóc Miocen Miocen không còn biến vị uốn nếp đứt gãy

Trang 10

Độ vào mảng Âu-Á thời kỳ Eocen-Oligocen sớm và sinh ra hàng loạt các hệ thống đứt gãy cổ có phương khác nhau Trong vùng nghiên cứu đáng chú ý nhất là các đứt gãy có phương TB-ĐN, đó là những đứt gãy lớn như: Đứt gãy Sông Lô, Sông Chảy, Thái Bình, Hưng Yên, Sông Cả Những đứt gãy này về sau tái hoạt động trong thời

kỳ tạo rift Ngoài các đứt gãy trên trong khu vực nghiên cứu còn phát hiện hàng loạt các đứt gãy phương ĐB-TN tập trung chủ yếu ở phần Đông Các đứt gãy khác có phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến thì chúng được hình thành và phát triển chủ yếu trong thời kỳ tạo rift Eocen-Oligocen-Miocen sớm ít xuất hiện trong khu vực nghiên cứu

2.2.2 Các đứt gãy nghịch

Các đứt gãy nghịch là những đứt gãy được sinh thành do sự nén ép tạo nên, những đứt gãy này tập trung chủ yếu trong hai đới chính phía Tây Bắc và Đông Bắc

bể Sông Hồng Sự hình thành của các đứt gãy nghịch trong hai khu vực trên vào hai thời kỳ khác nhau và có thể được hiểu như sau:

Khu vực nghịch đảo kiến tạo quanh đảo Bạch Long Vỹ đã diễn ra pha nén ép kiến tạo cục bộ vào cuối Oligocen và gây nên một pha chuyển động kiến tạo nghịch đảo, đồng thời xuất hiện hàng loạt các đứt gãy chờm nghịch, những đứt gãy ở đây phát triển chủ yếu theo hướng ĐB-TN là những đứt gãy phát triển không lớn về chiều dài, chỉ vài km đến hàng chục km Còn tại khu vực Tây Nam đứt gãy Vĩnh Ninh lại xảy ra pha nén ép kiến tạo vào gần cuối Miocen muộn Hầu hết các đứt gãy ở đây đều phát triển theo hướng TB-ĐN, trong chúng đáng chú ý nhất là các đứt gãy Vĩnh Ninh, Thái Bình Đây là những đứt gãy cổ, ban đầu cũng là các đứt gãy thuận nhưng sau này do nén ép các thành tạo được hình thành từ trước bị nâng trồi và trở thành các đứt gãy nghịch, đồng thời cũng do sự nén ép nên trong khu vực đã xuất hiện nhiều cấu tạo dạng hình hoa

2.3 Cơ chế hình thành bể trầm tích Sông Hồng

Bể Sông Hồng là một bể trầm tích Đệ Tam được hình thành từ một địa hào dạng kéo toác có hướng Tây Bắc-Đông Nam, được khống chế ở hai cánh bằng các đứt gãy thuận trượt bằng ngang Sự khởi đầu hoạt động của các đứt gãy này là do va chạm của các mảng Ấn Độ vào mảng Á-Âu vào thời kỳ Eocen-Oligocen sớm Hoạt động trượt bằng trái và kéo toác chính là yếu tố địa động lực chủ yếu bể Sông Hồng Sau quá trình nghịch đảo kiến tạo trong Miocen giữa-muộn, bể trầm tích tiếp tục trải qua quá trình sụt lún nhiệt cho đến ngày nay

Bể trầm tích Sông Hồng có thể đã được bắt đầu hình thành từ cuối Eocen trong quá trình tạo rift do sự tách giãn của đáy bể bắt nguồn từ những va đập của mảng Ấn

Độ vào mảng Âu-Á Trong quá trình tạo rift này, ngoài địa hào chính ở vùng trung tâm của bể trầm tích, ở các vùng rìa phía bắc cơ sở ban đầu của các địa hào hẹp cũng được hình thành Chúng được treo trên hệ thống đứt gãy Sông Hồng xen giữa các địa lũy nằm theo hướng TB-ĐN Các địa hào nguyên thủy này được lấp đầy rất nhanh bằng các trầm tích hạt vụn do bào mòn và được mang từ những nơi khác đến

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w