1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình hóa tầng chứa dầu khí trên cơ sở phân tích các thuộc tính địa chấn và tài liệu địa vật lý giếng khoan trong trầm tích mioxen, mỏ bạch hổ (bồn trũng cửu long)

27 871 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN XUÂN TRUNG MÔ HÌNH HÓA TẦNG CHỨA DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC THUỘC TÍNH ĐỊA CHẤN VÀ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN TRON

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN XUÂN TRUNG

MÔ HÌNH HÓA TẦNG CHỨA DẦU KHÍ TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC THUỘC TÍNH ĐỊA CHẤN VÀ TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN TRONG TRẦM TÍCH MIOXEN, MỎ BẠCH HỔ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Bộ môn Địa chất dầu khí, Khoa Dầu khí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Lê Hải An - Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội

2 TS Hoàng Ngọc Đang - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

8 giờ 30’ ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia, Hà Nội hoặc thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.

Trang 3

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của luận án

Mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long, đã phát hiện dầu khí cả ở trong

đá móng trước Kainozoi và trầm tích Paleogen và được đưa vào khai thác hơn

20 năm Trong giai đoạn tận khai thác hiện nay, với số lượng giếng khoan thăm dò và khai thác không nhỏ, đối tượng chứa dầu khí trong trầm tích Mioxen hạ đang được các nhà nghiên cứu tập trung đánh giá lại Luận án

“Mô hình hóa tầng chứa dầu khí trên cơ sở phân tích các thuộc tính địa chấn

và tài liệu địa vật lý giếng khoan trong trầm tích Mioxen, mỏ Bạch Hổ (bồn trũng Cửu Long)” là công trình tổng kết các đóng góp của nghiên cứu sinh

(NCS) trong việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng tầng chứa của trầm tích Mioxen Nghiên cứu này đã tổng hợp kết quả phân tích tài liệu địa chấn, đặc biệt là áp dụng các công nghệ hiện đại sử dụng các thuộc tính địa chấn và tiếp cận mới về các đơn vị dòng chảy (hydraulic flow units - HU) trong phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK – mẫu lõi nhằm cung cấp các thông tin có độ tin cậy cao hơn để xây dựng mô hình tầng chứa dầu khí

2 Mục đích của luận án

Mục đích chính của luận án là nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích thuộc tính địa chấn, phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK để xây dựng mô hình địa chất mới cho tầng chứa dầu khí trầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tầng chứa dầu khí từ 23-27 trong trầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong phần diện tích 400km2 tài liệu địa chấn 3D PSDM của mỏ Bạch Hổ, nơi có cấu trúc địa chất không quá phức tạp và có tài liệu khá đầy đủ, có chất lượng để áp dụng các phương pháp nghiên cứu trong luận án

4 Nội dung nhiệm vụ của luận án:

 Tổng hợp tài liệu địa chất, địa vật lý của mỏ Bạch Hổ nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc địa chất của trầm tích Mioxen

 Nghiên cứu khả năng áp dụng phân tích các thuộc tính địa chấn và phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK, mẫu lõi, thử vỉa nhằm xác định các đơn vị

Trang 4

dòng chảy cũng như phân bố của chúng trên toàn bộ trầm tích Mioxen, mỏ Bạch Hổ

 Mô hình hóa các tầng chứa dầu khí của trầm tích Mioxen trên quan điểm mới

và đánh giá tính chính xác và khả năng ứng dụng của mô hình địa chất đó

 Đề xuất quy trình phân tích xử lý tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp của trầm tích Mioxen của mỏ Bạch Hổ và định hướng cho phát triển và quản lý mỏ trong giai đoạn tiếp theo

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

a Ý nghĩa khoa học

Làm sáng tỏ khả năng áp dụng các phương pháp phân tích địa chấn hiện đại, kiểm chứng cách tiếp cận mới trong phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan nhằm xây dựng mô hình tầng chứa dầu khí trong điều kiện địa chất mỏ Bạch Hổ, bể Cửu Long Việt Nam

6 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu

a Cơ sở tài liệu

 Tài liệu địa chấn 3D (400km2

PSDM)

 Tài liệu địa vật lý giếng khoan, đo kiểm tra khai thác, thử vỉa

 Tài liệu mẫu lõi, phân tích thạch học, PVT

b Phương pháp nghiên cứu

 Phân tích tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý

 Phân tích thống kê đơn biến, đa biến và mạng nơ-ron

 Phân tích các thuộc tính địa chấn, phương pháp xác định các đơn vị dòng chảy được nhiều nhà khoa học trên thế giới đang quan tâm nghiên cứu

 Mô hình hóa địa chất nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và đánh giá một cách hiệu quả hệ tầng chứa dầu khí Mioxen hạ

Trang 5

7 Các điểm mới của luận án

 Minh giải chi tiết 2 tầng phản xạ SH-5, SH-7 và hệ thống hóa lại toàn bộ các đứt gãy Minh giải mới tầng phản xạ SH-6, bất chỉnh hợp trong trầm tích Mioxen hạ, tương ứng với nóc vỉa 24 Xây dựng các bản đồ phân bố các tầng sản phẩm trong Mioxen hạ tạo cơ sở cho xây dựng mô hình địa chất 3D

 Lựa chọn các tham số phù hợp cho áp dụng tính toán các thuộc tính địa chấn biên độ trung bình bình phương (RMS) và tổng biên độ dương (SPA) để xác định diện phân bố của các thân cát trong hệ tầng chứa sản phẩm Mioxen hạ

 Tích hợp tài liệu ĐVLGK và mẫu lõi để xác định và lựa chọn mô hình 4 đơn vị dòng chảy sử dụng phương pháp phân tích thống kê và mạng nơ-ron nhằm đánh giá chất lượng tầng chứa bất đồng nhất của trầm tích Mioxen hạ

 Ứng dụng các phương pháp địa thống kê xây dựng mô hình 3D tướng đá,

mô hình 3D đơn vị dòng chảy (HU) cũng như các mô hình 3D độ thấm, độ rỗng để chính xác hóa phân bố và chất lượng của các thân dầu, cung cấp thông tin chi tiết hơn cho công tác điều hành và phát triển mỏ

 Đề xuất quy trình phân tích xử lý tổng hợp tài liệu địa chất - địa vật lý phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp của trầm tích Mioxen hạ và cung cấp thông tin để định hướng cho công tác phát triển mỏ trong giai đoạn tiếp theo

8 Các luận điểm bảo vệ

 Lựa chọn hệ phương pháp kết hợp phân tích thống kê, mạng nơ-ron, địa thống kê, phân tích tài liệu địa chất-địa vật lý, nghiên cứu các thuộc tính địa chấn và phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK để xây dựng và chính xác hóa mô hình tầng chứa dầu khí trên cơ sở đơn vị dòng chảy cho trầm tích Mioxen phù hợp với điều kiện địa chất phức tạp của mỏ Bạch Hổ

 Các kết quả mô hình địa chất 3D: mô hình 3D tướng đá, mô hình 3D độ rỗng, mô hình 3D độ thấm và mô hình 3D đơn vị dòng chảy (HU) đã xác định định lượng sự phân bố và đặc tính các tầng chứa dầu khí trong trầm tích Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ

9 Bố cục của luận án

Trang 6

Hình 1: Sơ đồ vị trí mỏ Bạch Hổ

(theo LDVN)

Luận án gồm 3 chương, không kể mở đầu và kết luận Toàn bộ nội dung luận án được trình bày trong 146 trang, trong đó phần viết gồm 84 trang, 107 hình vẽ và 21 biểu bảng

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HỆ TẦNG SẢN PHẨM MIOXEN HẠ,

MỎ BẠCH HỔ 1.1 Các đặc điểm chung về mỏ Bạch Hổ

Vị trí địa lý và lịch sử nghiên cứu

Mỏ Bạch Hổ nằm trên thềm lục địa phía

nam Việt Nam, cách thành phố cảng

Vũng Tàu 120km về phía đông nam, nơi

có các cơ sở căn cứ kỹ thuật, sản xuất

của Liên doanh Việt-Nga (LDVN)

“VietsovPetro” (Hình 1)

Mỏ Bạch Hổ được đưa vào khai

thác từ tháng 6 năm 1986 Dầu được

khai thác từ các thân dầu trong móng,

các vỉa cát trong trầm tích Oligoxen và Mioxen hạ

Thăm dò địa chấn

Năm 1992, Công ty Geco-Prakla tiến hành thu nổ địa chấn 3D trên khu vực mỏ Bạch Hổ với khối lượng 400km2 (25x16km)

Năm 2005, công ty Golden Pacific đã tiến hành xử lý lại toàn bộ 400km2

tài liệu địa chấn thu nổ theo phương pháp PSDM bằng việc sử dụng tài liệu VSP ở 21 giếng khoan Kết quả cho thấy rõ hình ảnh các khe nứt cũng như các đứt gãy ở trong móng hơn các tài liệu PSTM trước đó

Công tác khoan thăm dò và khai thác:

Tính đến ngày 01-01-2006 trên mỏ Bạch Hổ đã khoan 274 giếng, trong

đó 17 giếng thăm dò, 6 giếng khai thác sớm và 242 giếng khai thác

1.1.1 Địa tầng

Lát cắt địa chất của mỏ Bạch Hổ gồm móng kết tinh trước Kainozoi và trầm tích lục nguyên Móng gồm đá macma granitoid kết tinh cùng các đai mạch diaba và bazan-andesite poocfia có tuổi Jura – Creta

Trang 7

Trầm tích Kainozoi được chia làm 6 điệp từ Oligoxen - Đệ tứ từ già đến trẻ lần lượt là: Điệp Trà Cú - P31tc, Trà Tân - P32tt, Bạch Hổ - N 1 1 bh, Côn

Đặc điểm đứt gãy

Cấu tạo bị nhiều các đứt gãy kiến tạo phân chia, đi lên phía trên theo lát cắt tần suất bắt gặp cũng như biên độ của chúng giảm đi Số lượng các đứt gãy nhiều nhất ghi nhận được ở trong móng theo SH-BSM, tiếp sau đó là ở phức hệ trung gian thể hiện trên bình đồ SH-11 và SH-10, cuối cùng là trong tầng kiến trúc nền theo SH-5 Các đứt gãy có thể được xếp theo tuổi - trước Kainozoi, Paleogen (Oligoxen) và Neogen, theo kiểu đứt gãy - thuận, nghịch

Cấu tạo Bạch Hổ được chia thành ba khối nhỏ là Bắc, Trung tâm và Nam Ranh giới giữa chúng được vạch ước lệ vì không có biểu hiện rõ ràng theo địa mạo của bề mặt móng

Nhìn chung bình đồ cấu trúc SH-5, SH-7 gần giống nhau Đó là các cấu tạo nhỏ, thoải, có biên độ nhỏ Các đứt gãy thuận nhỏ phản ánh thời kỳ phát triển nền ổn định của cấu tạo

Bình đồ các tầng SH-10, SH-11 khác biệt nhau bởi cấu trúc địa chất có biên độ lớn trên mặt địa hình và các đứt gãy có biên độ dịch chuyển lớn

Trang 8

1.2 Đặc điểm thạch học đá chứa dầu khí hệ tầng sản phẩm Mioxen hạ

1.2.1 Cấu trúc chung

- Trầm tích Mioxen hạ của mỏ Bạch Hổ nói riêng và bể Cửu Long nói chung

là bề mặt bất chỉnh hợp tiêu biểu cho trầm tích Kainozoi Việt Nam

- Tập sét Rotalit của tầng dày hơn 150m là tầng chắn khu vực rất tốt

- Trầm tích Mioxen phân bố không đều, chiều dày giảm từ vòm Nam xuống vòm Bắc

- Hệ thống đứt gãy chủ yếu kế thừa từ móng và nén ép do trọng lực Càng lên trên biên độ càng giảm và hầu như tắt hẳn khi tới nóc của Mioxen hạ

1.2.2 Đặc điểm thạch học - trầm tích

- SH-5 - SH-3, có tập sét Rotalit dày tới 200m thành phần chủ yếu là montmorilonit, kaolinit, thủy mica và các vật liệu cacbonat và là tầng chắn khu vực rất tốt

- SH-7 - SH-5 là tầng chứa sản phẩm chính (23-27) với thành phần là cát kết, bột kết màu xám, môi trường ven biển (tiền châu thổ và doi cát cửa sông)

1.3 Đặc trƣng vật lý thạch học đá chứa

1.3.1 Chiều dày

Đá chứa sản phẩm trong trầm tích Mioxen hạ phát triển trên toàn diện tích của mỏ, chủ yếu ở vòm Bắc và vòm Trung Tâm Vòm Bắc chiều dày đá chứa từ 11,6-57,6m trung bình là 30,4m Chiều dày hiệu dụng chứa dầu từ 0,5-22,4m, trung bình là 11,3m (Hình 2)

Hình 2: Mặt cắt liên kết các thân dầu Mioxen (theo LDVN 2006)

Trang 9

yếu là nằm trong các môi trường

tiền châu thổ và doi cát cửa sông

Do sự biến đổi phức tạp của độ

thấm ở đơn vị trầm tích này, mặc dù

trữ lượng dầu khí lớn nhưng hệ số

thu hồi rất nhỏ Hệ số tương quan giữa độ rỗng và độ thấm thấp R2= 0,47 Trong hệ tầng sản phẩm Mioxen hạ, do sự biến tướng thạch học của đá chứa (mức độ sét hóa) rất phức tạp làm cho độ thấm của hệ tầng biến đổi không theo quy luật

1.3.3 Cấu trúc các tầng sản phẩm Mioxen hạ

Hệ tầng chứa sản phẩm tuổi Mioxen hạ phát triển trên toàn diện tích mỏ với chiều sâu thế nằm từ 2795 - 2998m Trong thành phần của nó gồm các tầng sản phẩm tính từ trên xuống dưới là 23, 24, 25, 26 và 27, tập trung ở vòm Bắc và vòm Trung Tâm Các tầng sản phẩm này được giới hạn bởi hai mặt phản xạ địa chấn SH-5 và SH-7

Hình 4: Sơ đồ phân bố các tầng sản phẩm trong Mioxen hạ

Phân bố của các tầng sản phẩm trong Mioxen hạ theo kết quả khoan và phân tích tài liệu ĐVLGK được trình bày trên Hình 4a-4e Nhìn chung 2 tầng

Hình 3: Quan hệ độ rỗng và độ thấm trên mẫu lõi (theo LDVN 2006)

Trang 10

23 và 24 có diện phân bố toàn bộ mỏ, các tầng 25-27 thì có diện tích phân bố nhỏ và phân bố theo dạng sông ngòi

Do những đòi hỏi cấp bách của việc nghiên cứu tỉ mỉ và chính xác phân bố của các thân dầu cũng như đánh giá chất lượng đá chứa trong khu vực mỏ Bạch Hổ nói riêng và bể Cửu Long nói chung, xây dựng các mô hình 3D cấu trúc, tướng đá và các mô hình 3D độ rỗng, độ thấm theo đơn vị dòng chảy (HU) là hết sức cần thiết Điều này được NCS đề cập tiếp trong chương 2 và chương 3 của luận án này

Chương 2 - PHÂN TÍCH THUỘC TÍNH ĐỊA CHẤN VÀ PHÂN

TÍCH TỔNG HỢP TÀI LIỆU ĐVLGK

Như đã trình bày trong chương 1, các vỉa dầu từ 23 - 27 chỉ xuất hiện ở phần dưới của trầm tích Mioxen (Mioxen hạ) Do đó trong luận án này NCS chỉ xây dựng mô hình 3D cấu trúc cũng như mô hình đặc tính rỗng thấm theo đơn vị dòng chảy (HU) cho hệ tầng sản phẩm trong trầm tích Mioxen hạ NCS đã thu thập và tiến hành minh giải, phân tích thuộc tính trên diện tích 400km2 địa chấn 3D (PSDM) và phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK của hơn

50 giếng khoan nhằm xác định độ rỗng và đơn vị dòng chảy (HU) trong vùng nghiên cứu để phục vụ cho việc xây dựng mô hình

NCS đã lựa chọn 2 thuộc tính biên độ là tổng biên độ dương (SPA) và biên độ trung bình bình phương (RMS) để xác định các thân cát chứa dầu trong hệ tầng sản phẩm Mioxen hạ NCS đã sử dụng các thuật toán thống kê (mạng nơ-ron) để phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK phân chia vỉa chứa dầu khí thành 4 đơn vị dòng chảy (hydraulic flow units) để xây dựng mô hình dự báo độ thấm cho các tầng chứa dầu trong Mioxen hạ

2.1 Phân tích thuộc tính địa chấn

2.1.1 Minh giải địa chấn

Do mục đích nghiên cứu chỉ tập trung vào hệ tầng sản phẩm Mioxen hạ,

2 tầng phản xạ SH-5 (bất chỉnh hợp trong Mioxen hạ, hệ tầng Bạch Hổ) và SH-7 (bất chỉnh hợp ở nóc Oligoxen trên) đã được minh giải chi tiết với mật

độ 10x10 (mỗi 10 Inline x 10 Cross line) Ngoài ra để xác định chính xác diện phân bố của tầng sản phẩm 24 NCS đã minh giải thêm tầng phản xạ SH-6

Trang 11

tương ứng với nóc tầng sản phẩm 24 Tất cả đứt gãy cũng đã được hiệu chỉnh

và hệ thống hóa lại thành 43 đứt gãy để thuận tiện khi xây dựng mô hình cấu trúc

2.1.2 Phân tích thuộc tính địa chấn

Sau khi thử nghiệm với nhiều loại thuộc tính địa chấn khác nhau để xác định diện phân bố của các thân cát chứa dầu trong hệ tầng sản phẩm, NCS đã lựa chọn hai thuộc tính là tổng biên độ dương (SPA) và trung bình bình phương (RMS)

Trong hình 5a thấy rằng theo các dị thườngthuộc tính SPA trong tầng 23

có phân bố rộng ở dạng ở vòm Bắc và vòm Trung Tâm có dạng cát ven bờ và bar cát, còn vòm Nam chi có dạng thấu kính môi trường hồ nước ngọt phù hợp với phân tích môi trường của giếng khoan 1203 Còn đối với các tầng sản phẩm từ 24 đến 27 thì các dị thường này phân bố không lớn, chỉ tập trung chủ yếu ở phần cao nhất của mỏ tại vòm Bắc và Trung Tâm.Ngoài ra còn thấy một

số dị thường SPA còn xuất hiện ở rìa phía đông của mỏ, nhưng khi tổ hợp với thuộc tính RMS thì chỉ có 1 số ít kênh rạnh nhỏ ở các tầng 24 -27, ở tầng 23 thì không thấy các dị thường này

Như vậy, thuộc tính SPA cho phép xác định phân bố của các tầng thân cát trong Mioxen hạ và những nơi có dị thường của thuộc tính RMS sẽ có tiềm năng cho sản phẩm cao hơn

Trong tầng sản phẩm 23, các thân cát tập trung ở phần nâng của mỏ và diện phân bố theo chiều ngang lớn nhất ở vòm Bắc và nhỏ dần về phía Nam

có hướng á kinh tuyến Đối với các tầng sản phẩm 24 - 27 chỉ thấy có phân bố khá lớn khu vực giếng 15, còn lại là dạng kênh rạch ở chạy dọc theo đứt gãy ở phía tây vòm Bắc đến đỉnh vòm Trung Tâm và sát rìa diện tích thu nổ ở phía đông Đối tượng được tập trung khi xử lý địa chấn PSDM là đá móng nên tín hiệu phần trên mặt cắt không đủ tốt nên việc sử dụng các thuộc tính địa chấn

Trang 12

khi xây dựng mô hình 3D tướng đá cho hệ tầng chứa sản phẩm Mioxen hạ trong luận án này

Hình 5: Sơ đồ thuộc tính địa chấn SPA (a, b) và RMS (c,d) cho các tầng sản phẩm

2.2 Phân tích tổng hợp tài liệu ĐVLGK

2.2.1 Khái niệm đơn vị dòng chảy

Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Ebank đã đưa ra khái niệm đơn vị dòng chảy hay đơn vị thủy lực Một đơn vị dòng chảy được định nghĩa là một khối đại diện cơ bản của đá chứa mà trong đó các đặc tính địa chất và tính chất vật lý thạch học ảnh hưởng đến dòng chảy của chất lưu là không đổi và khác với các đặc tính và tính chất của các khối khác Amaefule và nnk (1993) lần đầu tiên đưa ra các khái niệm về chỉ số chất lượng vỉa chứa (RQI), chỉ số vùng chảy (FZI) và độ thông thoáng của vỉa chứa (z) và chỉ ra rằng mối quan hệ độ thấm - độ rỗng theo phương trình hồi quy trên đồ thị bán logarit là không chặt chẽ và đã đưa ra một phương pháp xác định quan hệ độ thấm - độ rỗng thiết lập trên cơ sở rằng đặc tính thủy lực của đất đá phụ thuộc vào kiến trúc hình học của lỗ rỗng FZI có ý nghĩa là tham số duy nhất mà kết hợp được các thuộc tính địa chất của kiến trúc hạt và khoáng vật để phân biệt các tướng kiến trúc lỗ rỗng khác nhau (các đơn vị dòng chảy)

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định các đơn vị dòng chảy, chủ yếu dựa trên tài liệu đo ghi độ thấm, độ rỗng và các tham số khác trên mẫu lõi Nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được các nhà nghiên cứu ứng dụng để xác định đơn vị dòng chảy dựa trên quan hệ giữa độ rỗng và độ thấm bao gồm các phương pháp đồ họa sử dụng đồ thị trực giao giữa RQI và z, vẽ biểu đồ tần suất tích lũy của FZI, vẽ biểu đồ phân bố của FZI, phương pháp phân tích

Trang 13

thống kê sử dụng thuật toán Ward, phương pháp R35 sử dụng phương trình Windland, Các phương pháp này đều có chung mục đích là phân chia các mẫu thành các nhóm khác nhau, dựa trên các quan hệ của các tham số được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về đơn vị dòng chảy

2.2.2 Ứng dụng của đơn vị dòng chảy

Đơn vị dòng chảy đã được sử dụng nhiều để đánh giá chất lượng và mô hình hóa tầng chứa dầu khí cho các mỏ ở Châu Phi và Siberia Đặc biệt ở Siberia trữ lượng dầu tại chỗ tăng lên 70% khi sử dụng đơn vị dòng chảy để mô hình hóa tầng chứa

2.2.3 Xác định mô hình dự báo độ thấm cho hệ tầng sản phẩm Mioxen hạ,

mỏ Bạch Hổ

Hầu hết các tiếp cận sử dụng đồ thị và số

các nhóm mẫu phụ thuộc nhiều vào người

phân tích đồ thị, do vậy mà số lượng nhóm

mẫu cũng như ranh giới giữa các nhóm

không chắc chắn và độ tin cậy thấp Phương

pháp phân tích nhóm dựa trên thuật toán

Ward là phương pháp tiếp cận không sử dụng

đồ thị để xác định số các nhóm mẫu được

NCS sử dụng để xác định các đơn vị dòng chảy trong nghiên cứu này Cơ sở của phương pháp là tất cả các mẫu được nhóm lại tuần tự với nhau, cho đến khi đạt được số nhóm cần thiết Số lượng của các nhóm là một tham số đầu vào của thuật toán Ưu điểm của thuật toán Ward là sự phân tán của các mẫu trong các nhóm được giảm tối đa Trong nghiên cứu này, số đơn vị dòng chảy được thay đổi từ 3 đến 8 để tính toán độ nhạy của mô hình độ thấm Như đã trình bày trong chương 1, quan hệ rỗng - thấm của hệ tầng chứa sản phẩm Mioxen hạ là khá thấp (R2=0,47) nên độ thấm được xác định theo quan hệ đó

sẽ cho kết quả kém tin cậy (Hình 6) Do đó, NCS đã sử dụng phương pháp phân chia tầng chứa thành các đơn vị dòng chảy để xây dựng mô hình dự báo

độ thấm chính xác hơn

Hình 6: Crossplot độ

rỗng-độ thấm (Mioxen hạ)

Ngày đăng: 29/01/2015, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w