Sự quy phạm hóa những chuẩn mực đạo đức Nho giáo trong “Quốc triều hình luật”

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 54)

đức đƣợc thừa nhận và thực hiện nhƣ một chế tài pháp luật. Bộ luật tập trung bảo vệ những những giá trị đạo đức xã hội mà nền tảng của nó là đạo đức Nho giáo.

“Quốc triều hình luật” là sản phẩm của sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, một nền pháp luật đƣợc xây dựng trên nền tảng văn hóa đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống. Điều này tạo nên giá trị và sức sống bền vững cho bộ luật trong lịch sử và đƣơng đại.

2.2.1. Sự quy phạm hóa những chuẩn mực đạo đức Nho giáo trong “Quốc triều hình luật” triều hình luật”

“Quốc triều hình luật” đƣợc xây dựng chủ yếu trên nền tảng tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo, vì vậy, nó bị chi phối và ảnh hƣởng sâu sắc bởi những tƣ tƣởng đó. Trong bộ luật có rất nhiều điều luật bảo vệ những tín điều luân lý, chuẩn mực đạo đức, luân lý trong gia đình, gia tộc, xã hội…

2.2.1.1. Tư tưởng trung quân, tôn quân quyền và đề cao đạo đức người cầm quyền của Nho giáo thể hiện trong “Quốc triều hình luật”.

Nho giáo chủ trƣơng theo đƣờng lối đức trị, với quan niệm, sự an - nguy, hƣng - phế, trị - loạn trong một xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực, tƣ cách đạo đức của nhà cầm quyền. Đội ngũ quan lại là những ngƣời phụ tá đắc lực giúp nhà vua thực thi quyền lực trong mọi lĩnh vực. Mọi chủ trƣơng, chính sách cai trị do nhà vua đề xuất và ban hành thực thi đƣợc đến đâu là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, tƣ cách đạo đức của đội ngũ quan lại. Mặt khác, quan lại còn đƣợc coi là “dân chi phụ mẫu”, đóng vai trò thay thế vua trong việc bảo ban, dạy dỗ dân chúng làm theo kỷ cƣơng, phép nƣớc. Bởi vậy, để xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung thành với triều đình, vừa có tƣ cách đạo đức và năng lực để thực hiện các mục tiêu cai trị

của nhà nƣớc, pháp luật phải quy định chặt chẽ những yêu cầu, trách nhiệm của quan lại trong từng cƣơng vị cụ thể.

Trƣớc hết, quan lại phải có nghĩa vụ tận trung với vua. Trong hệ thống

luân lý Nho giáo, “Trung” là một trong những khái niệm đóng vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt là từ Hán Nho trở về sau, xuất phát từ quan niệm “ngũ luân” của Mạnh Tử: “phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trƣởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (cha con có tình thân, vua tôi có nghĩa, vợ chồng có phân biệt, anh em có trật tự, bè bạn có thành tín), Đổng Trọng Thƣ đã hệ thống hóa thành “tam cƣơng” (ba rƣờng mối cơ bản trong xã hội), trong đó “quân vi thần cƣơng, phu vi thê cƣơng, phụ vi tử cƣơng” (vua làm rƣờng cột cho tôi, chồng làm rƣờng cột cho vợ, cha làm rƣờng cột cho con). Trong “tam cƣơng” thì quan hệ vua tôi là quan trọng nhất. Các nhà nho Việt Nam từ trƣớc cũng đều coi trọng đức tính “trung”. “Trung” là nền tảng cho trật tự xã hội phong kiến, góp phần tạo nên ổn định xã hội. Chính vì nó có tầm quan trọng nhƣ vậy nên các nhà nho thƣờng gắn “trung” với “hiếu”, nhƣ Nguyễn Trãi đã khẳng định trong bài “Thuật hứng - 24”: “Bui có một lòng trung mấy hiếu, mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”. Dựa trên quan niệm luân lý Nho giáo cơ bản này, “Quốc triều hình luật” đã đƣa các quy phạm về đức tính “trung” vào các điều luật, làm cho nó vừa mang tính luật pháp, vừa khẳng định một giá trị cơ bản trong xã hội đƣơng thời. “Quốc triều hình luật” quy định rất rõ: trong ngày hội minh (ngày hội thề tận trung với vua) mà quan lại nào không đến sẽ bị xử tội đồ hoặc lưu

(điều 107). Hoặc quan lại ở kinh đô hay địa phƣơng mà mƣu kết bè đảng thì bị tội lƣu, mƣu phản nghịch thì bị tội chém (điều 103). Ở thời kỳ này, tinh thần

“trung quân” đòi hỏi đi kèm với “ái quốc”, vì vậy, trong “Quốc triều hình luật” cũng quy định việc trừng phạt các quan chánh phó sứ và nhân viên sứ đoàn phạm tội tiết lộ công việc nội bộ trong nƣớc với ngƣời nƣớc ngoài là ngang với tội mưu phản nghịch của quan lại (điều 79).

“Quốc triều hình luật” đã dành hẳn một chƣơng (chƣơng “Vệ cấm” với 47 điều) và nhiều điều luật ở các chƣơng khác nhằm bảo vệ tuyệt đối thân thể, tính

mạng, quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Ngoài ra, trong bộ luật còn nhiều chƣơng, nhiều điều khác quy định tất cả những hành vi, hành động vi phạm và làm nguy hại đến những chuẩn mực đạo đức và trật tự xã hội phong kiến theo quan điểm Nho giáo: “tôn quân”, “trung quân”, “tam cƣơng, ngũ thƣờng”, trật tự đẳng cấp…tất thảy đều đƣợc coi là vi phạm nghiêm trọng địa vị, quyền lực tối thƣợng của nhà vua. Sự xâm hại đến lợi ích, đến sự tồn tại của giai cấp phong kiến, nhà nƣớc phong kiến đều đƣợc xem là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Quan lại phải có bổn phận kính cẩn với vua, điều này đƣợc thể hiện trong việc tôn kính, quy phục vua từ lời nói đến việc làm. Viên quan nào tỏ ra bất kính trong lời nói, tâu việc gì mà lầm phạm đến tên vua hoặc tên húy của vua thì bị phạt đánh roi; viết phạm vào tên húy của vua thì bị đánh trƣợng, còn đặt tên tự hay tên chính phạm vào chữ húy thì bị tội lưu hoặc tội tử hình (điều 125). Khi

tâu vua không xƣng là “thần” mà lại xƣng “tôi” thì bị phạt năm quan tiền; viết lầm phạt 50 roi, biếm một tƣ (điều 126). Những ngƣời có những câu đùa bỡn, động chạm đến nhà vua, tỏ ra bất kính thì phải tội đồ hay lưu (điều 216). Khi có chiếu lệnh của triều đình ban xuống, mà các quan ty không sao lục và niêm yết ra để cho quân dân biết rõ đức ý của vua, lại coi thƣờng chiếu lệnh ấy là lời hão, thì bị phạt, bị biếm hay bị bãi chức (điều 220)

Tƣ tƣởng đức trị yêu cầu vua, quan phải nêu tấm gƣơng sáng về đạo đức cho dân chúng noi theo. Yêu cầu đó đƣợc pháp luật thể chế hóa thành những điều luật cụ thể quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quan lại, đó là nghĩa vụ phải giữ mình thanh liêm, nghiêm cẩn, không đƣợc phép lạm quyền mà ức hiếp, sách nhiễu dân chúng. Những điều này đƣợc quy định gián tiếp thông qua các điều khoản trong “Quốc triều hình luật” nhằm trừng trị các quan có hành vi tƣ lợi hoặc ăn hối lộ trong khi thực hiện công vụ. Việc ăn hối lộ bị trừng trị rất nặng, nhận hối lộ 20 quan tiền đã bị xử chém, còn trốn thuế 300 quan trở lên bị tội lưu. Điều 326 quy định: Quan coi việc thu thuế, nếu để quá hạn rồi mà không nộp vào kho thì xử tội biếm hay phạt. Nếu ngoài các lƣơng thuế đã quy định, quan coi kho

yêu sách lấy của dân thì phải tội biếm hay đồ và phải bồi thƣờng gấp đôi trả cho

dân số tiền sách nhiễu. Điều 327 cũng quy định về tội thu tiền thuế mà không nộp đúng hạn, quá 2 đến 3 tháng thì bị coi là tội giấu giếm, quá 4 tháng trở lên bị coi là tội ăn trộm sẽ bị xử biếm hoặc lưu và phải bồi thƣờng gấp đôi. Không những

thế, bộ luật còn nghiêm trị những quan lại có hành vi sách nhiễu, vay mƣợn, chiếm đoạt tài sản của dân chúng. Điều 632, 638 và 639 quy định rõ: Các quan cai quản quân dân các hạt, vô cớ mà đi đến các làng xã trong hạt hay là cho vợ cả, vợ lẽ, ngƣời nhà đi lại mƣợn việc mua bán làm cớ để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén thì xử tội biếm hay bãi chức. Ngƣời tố cáo đúng sự thực thì đƣợc thƣởng tùy theo việc nặng nhẹ. Những quy định trên cho thấy, “Quốc triều hình luật” đã quy định chi tiết, chặt chẽ và trừng trị nghiêm khắc các hành vi tham ô, ăn hối lộ của các quan lại nhằm xây dựng đội ngũ quan chức trong sạch vì đó là yếu tố quyết định để đảm bảo sức mạnh và hiệu quả hoạt động của nhà nƣớc. Đồng thời, bộ luật cũng đã chú ý đến việc thƣởng nhằm khích lệ, cổ vũ, động viên ngƣời có công trong việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, bộ luật còn trừng trị những biểu hiện gian dối trong công việc. Các quan có nghĩa vụ báo cáo trung thực dù bằng lời nói hay bằng văn bản về công việc đƣợc giao, nếu báo cáo sai sự thực sẽ bị tội biếm hoặc tội đồ. Điều 120 quy

định: Viên quan sai đi công cán, xem xét việc gì khi về tâu trình không đúng sự thực thì phải tội biếm hay đồ; nếu vì thân tình hay thù oán thì mà cố ý làm sai sự

thực thì sẽ chiếu theo sự tình nặng nhẹ mà tăng thêm tội; nếu ăn tiền hối lộ thì xử tội thêm 2 bậc. Các điều 211, 236 và 520 cũng quy định rất rõ về vấn đề này.

Các điều khoản trong “Quốc triều hình luật” không những điều chỉnh về chức trách, quyền hạn trong công việc mà bộ luật còn vƣơn tới trừng trị các biểu hiện về tƣ cách đạo đức và những hành vi không đúng chuẩn mực, phép tắc của các quan lại. Lễ trong tƣ tƣởng đức trị của Nho giáo rất đƣợc đề cao, lễ đối với từng cá nhân là sự khắc kỷ, tiết dục, tu thân; là cách đối nhân xử thế để giữ trọn đạo cƣơng thƣờng. Điều 129 quy định: Các viên quan làm việc mà ngồi đứng không đúng phép thì xử tội biếm hay phạt. Điều 239 quy định: Những vị quan

trong khi ngồi hội họp bàn việc ở công đƣờng mà nói càn, không hợp lễ, cƣời đùa ồn ào, làm rối trật tự, xét lỗi nhẹ thì bị trượng hay phạt, lỗi nặng thì bị xử biếm hay bãi chức. Điều 637 quy định: Các quan ty ham mê tửu sắc, để phƣơng hại đến việc quan thì xử tội biếm hay bãi chức. Những việc làm đó còn đƣợc quy định cụ thể trong các điều: 240, 323.

“Quốc triều hình luật” còn quy định việc đối xử giữa các quan lại với nhau sao cho hòa mục, kính trên nhƣờng dƣới. Bởi vì, quan lại là tầng lớp trên, có văn hóa trong xã hội và theo theo tiêu chí chính danh định phận của Nho giáo. Đây cũng là lễ nghi, phép tắc chốn quan trƣờng. Quan chức cùng làm việc một nơi mà bất hòa với nhau, lăng mạ hoặc đánh nhau (không làm đúng tƣ cách của một vị quan) thì bị tội phạt, biếm hoặc đồ (điều 620, 472, 473).

2.2.1.2. “Quốc triều hình luật” thể hiện tư tưởng “ái dân” của Nho giáo và từ đó bộ luật quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân chúng.

Tƣ tƣởng “ái dân” xuất phát từ chủ trƣơng của đƣờng lối đức trị trong Nho giáo. Điều này đã đặt ra cho quan lại - với tƣ cách là phụ mẫu của dân, là ngƣời thay vua chăm nuôi dân, trách nhiệm rất nặng nề. Vì vậy, nhà cầm quyền đặt ra cho mình nghĩa vụ phải “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Trƣớc hết, quan lại có nghĩa vụ phải chăm lo cho dân nhƣ cha mẹ, thƣơng xót và phải có trách nhiệm cứu giúp đỡ dân chúng đặc biệt là đối với những ngƣời kém may mắn trong xã hội. Các quan có nghĩa vụ thi hành và thực hiện tấm gƣơng đạo đức để dân chúng noi theo. Đồng thời, các quan còn có nghĩa vụ giáo hóa dân để ngƣời dân sống theo “lễ”. “Quốc triều hình luật” quy định các quan lại đối với dân chúng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ diệt trừ trộm cƣớp, đảm bảo trật tự xã hội giúp dân yên ổn để làm ăn. Các quan ty làm việc ở ngoài nếu không biết làm việc lợi, trừ việc hại, để dân trăm họ phải phiêu bạt đi nơi khác, hộ khẩu bị hao hụt và có trộm cƣớp tụ tập ở trong hạt thì xử tội bãi chức

hay tội đồ, nếu không bắt trộm cƣớp và không tâu trình thì phải xử tội tăng thêm một bậc. Nếu có phản nghịch ẩn nấp trong hạt mà không mật tâu và truy bắt thì

bị tôi nhẹ hơn tội phản nghịch một bậc (điều 284). Điều 458 quy định: Ở các phố phƣờng hay ngõ trong kinh thành (làng xã cũng vậy) xẩy ra việc cƣớp…ngƣời trong phƣờng hay quân lính không đi cứu thì xử tội trượng hay biếm.

Quan chức các địa phƣơng phải khuyến khích, chăm lo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chia ruộng công cho dân kịp thời vụ (điều 347). Các quan có nghĩa vụ quản lý, giữ gìn, tôn tạo và đắp đê. Quan lộ phải năng đến xem xét, quan coi đê phải chăm lo, đốc thúc việc đắp, sửa đê hàng ngày nếu không xong đúng hạn thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm (điều 181). Việc giữ đê không vững

vàng hoặc quan giám không ra sức giữ gìn để cho nƣớc lụt làm vỡ đê, làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám bị xử biếm hai tƣ, bãi chức…(điều 182).

Ngoài ra, quan lại còn có nghĩa vụ bảo vệ dân chúng khỏi sự hà hiếp, quấy nhiễu của các gia đình quyền thế. Điều 296 quy định: Đầy tớ nhà quyền thế làm hại dân mà xã quan bỏ qua không trình báo thì bị xử biếm một tƣ, đã có

trình báo mà quan lộ, huyện không tâu lên để trị tội thì xử tội biếm.

2.2.1.3. “Quốc triều hình luật” đề cao và bảo vệ đạo đức trong gia đình.

Triều Lê đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, coi gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để tạo lập kỉ cƣơng và ổn định xã hội. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này cũng hƣớng đến việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình. Mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân và gia đình trong “Quốc triều hình luật” là nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo. Bộ luật hƣớng đến việc điều chỉnh những quan hệ cơ bản về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và cũng là bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Pháp luật thời kỳ Lê Sơ cho phép ngƣời trong gia đình đƣợc che chở lẫn nhau, nghiêm cấm sự tố cáo ông bà, cha mẹ. Đó là đạo hiếu truyền thống đƣợc thể chế hoá vào trong luật. Trong tâm hồn của mỗi ngƣời Việt Nam, ngay từ thủa lọt lòng đã đƣợc giáo dục và ứng xử theo nguyên tắc hiếu - kính, con cái trong gia đình phải kính trọng, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, biết “kính trên

nhƣờng dƣới”, ngƣời Việt quan niệm rằng: hiếu là nhân cách con ngƣời, là gốc của nhân luân, là một giá trị xã hội cao quí.

“Quốc triều hình luật” thể hiện sinh động các phạm trù đạo đức của Nho giáo. Xét dƣới góc độ quản lý, Nho giáo đã xây dựng một mô hình quản lý nhà nƣớc theo cách quy giản tất cả các mối quan hệ xã hội thành các quan hệ gia đình (quan hệ huyết thống). Đạo đức gia đình trở thành nền tảng của quan hệ xã hội và đạo đức xã hội. Chính vì thế, một phạm trù đạo đức của quan hệ huyết thống đƣợc Nho giáo rất đề cao, đó là “hiếu”. “Hiếu” trở thành hạt nhân then chốt để duy trì các mối quan hệ của Nho giáo. “Hiếu” trở thành chuẩn mực quan trọng để xác định con ngƣời theo đúng nghĩa đối với Nho giáo. Từ chỗ coi “hiếu” là nền tảng đạo đức cho việc xây dựng xã hội, Nho giáo cho rằng: nếu ngƣời dân bình thƣờng biết thực hiện trọn đạo làm con thì chắc chắn sẽ biết trung thành với ông vua của mình, với chế độ. Với cách hiểu nhƣ vậy, “hiếu” đƣợc hiểu rộng hơn là “trung”. Khi ông vua đạt tới bậc “nội Thánh ngoại vƣơng”, trong xã hội ngƣời trên kẻ dƣới lấy tu thân làm gốc thì xã hội sẽ đầm ấm nhƣ gia đình lớn, trên dƣới hòa mục, đó chính là trạng thái “xã hội đại đồng”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)