đạo đức, pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Trong lịch sử nhân loại, đạo đức xuất hiện trƣớc pháp luật, nó có từ xã hội nguyên thủy còn pháp luật chỉ đƣợc hình thành khi xã hội đã có sự phân hóa thành những giai cấp đối kháng và đi liền với nó là sự xuất hiện của nhà nƣớc. Từ đó đến nay, đạo đức và pháp luật luôn là bạn đồng hành, đạo đức là cơ sở của pháp luật, cùng hƣớng tới tạo lập sự ổn định cho xã hội. Tuy nhiên, chúng khác nhau về phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Nhìn chung, pháp luật đƣợc hình thành bằng cách luật hóa một số chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất. Vì vậy, những chuẩn mực pháp luật tiến bộ không đối lập mà về căn bản còn tƣơng đồng với những chuẩn mực đạo đức.
Trong lịch sử, dù theo khuynh hƣớng đức trị hay pháp trị thì những ngƣời cầm quyền ở các nƣớc phƣơng Đông cũng đều phải dùng đến cả pháp luật lẫn đạo đức, chỉ có điều khác nhau ở chỗ yếu tố nào đƣợc coi là cơ bản và mối quan hệ giữa chúng nhƣ thế nào? Đức trị và pháp trị đều có ƣu và nhƣợc điểm, khắc phục nhƣợc điểm của tƣ tƣởng này bằng cách bổ sung ƣu điểm của tƣ tƣởng kia là biện
pháp hữu hiệu nhất trong điều hành và quản lý xã hội. Đối với Việt Nam, đức trị vẫn có sức mạnh riêng của nó, nếu biết kết hợp chặt chẽ với pháp trị sẽ trở thành một sức mạnh tổng hợp tạo thế vững chắc cho Đảng cầm quyền. Sự kết hợp tƣ tƣởng đức trị và pháp trị trong đƣờng lối cai trị đất nƣớc thời kỳ phong kiến đã phát huy đƣợc tác dụng tích cực và đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp thiết trong việc thiết lập ổn định xã hội. Nó có ảnh hƣởng sâu sắc tới các lĩnh vực của đời sống và tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong xã hội ngày nay, tình trạng kỷ cƣơng bị buông lỏng, pháp luật chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm minh trong những năm qua. Điều này không chỉ do ý thức pháp luật của ngƣời dân chƣa đƣợc nâng cao, do dân ta chƣa quen “sống và làm việc theo pháp luật” mà còn do sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự suy thoái phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Vì vậy, việc xem trọng giáo dục đạo đức cho các thế hệ nƣớc ta hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
“Quốc triều hình luật” là một bộ luật của chế độ phong kiến, do vậy không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhƣng bên cạnh những hạn chế thì bộ luật mang nhiều ý nghĩa và có giá trị to lớn trong đối với lịch sử và đƣơng đại. Bộ luật không chỉ mang những giá trị và ý nghĩa tích cực về pháp luật mà cả về phƣơng diện đạo đức; về sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong quản lý xã hội. Đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.
Trƣớc hết, cần định hƣớng xây dựng các chuẩn mực đạo đức và pháp luật trên nguyên tắc giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời bảo đảm phù hợp với nhu cầu đổi mới, phát triển của xã hội.
Gắn quản lý xã hội bằng pháp luật với việc tăng cƣờng giáo dục đạo đức trên nguyên tắc “Đức là gốc” thông qua hệ thống trƣờng học, các tổ chức xã hội,…Đối với ngƣời dân, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức. Đối với cán bộ, công chức cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, những nhà lãnh đạo cần
phải luôn tu dƣỡng đạo đức, làm gƣơng cho cấp dƣới và làm việc đúng với bổn phận, chức trách của mình (“Chính danh”), chống thái độ hách dịch, lạm quyền. Đặc biệt, pháp luật cần đƣợc đẩy mạnh trong việc chống tham ô, tham nhũng. Khi có vi phạm nghiêm trọng về đạo đức cần phải áp dụng biện pháp xử lý bằng pháp luật. Trong công cuộc xây dựng và quản lý xã hội phải “gạn đục khơi trong” để kế thừa những bài học có giá trị và khắc phục những hạn chế của lịch sử để lại.
“Quốc triều hình luật” thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong quản lý xã hội, trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi của con ngƣời. Vai trò này thể hiện qua nhiều chƣơng, điều trong bộ luật. Việc định ra và hƣớng dẫn thi hành, thƣởng phạt nghiêm minh trong bộ luật nhằm giáo dục và nâng cao ý thức, tự giác, tinh thần trách nhiệm, giáo dục đạo đức cho mỗi ngƣời. Đồng thời, pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa, thu hút ngƣời ngƣời dân tham gia vào cuộc đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện là ý chí của quần chúng nhân dân đƣợc thể hiện và cụ thể hóa thành luật lệ. Nó trở thành công cụ mang tính quyền lực, bắt buộc mọi ngƣời tuân theo. Pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng, dân chủ, công khai…
Trong xã hội, các quy phạm pháp luật có mối quan hệ biện chứng với các chuẩn mực, quy phạm đạo đức. Để phát huy vai trò tích cực của các giá trị đạo đức, các chuẩn mực, quy phạm đạo đức phải đƣợc gắn với luật pháp. Có nhƣ vậy, đạo đức mới có tác dụng tích cực, góp phần khắc phục những hạn chế và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy đạo đức trong xây dựng pháp luật sẽ làm cho pháp luật tiến bộ hơn, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Điều đó sẽ giúp cho đạo đức và pháp luật có sức sống lâu bền.
Nghiên cứu, vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa đạo đức và pháp luật trong việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật, chúng ta có thể tham khảo việc tiếp thu, vận dụng những giá trị và đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng, thực thi pháp luật trong quá khứ. Đồng thời, đề cao nhân tố hợp lý trong đạo đức Nho giáo
Việt Nam truyền thống sẽ góp phần làm cho xã hội có tôn ti, trật tự, lễ nghĩa. Đó là một trong những yếu tố, biện pháp chủ yếu để duy trật tự, kỷ cƣơng của xã hội.
Bên cạnh đó, chúng ta cần khai thác những yếu tố tích cực, hợp lý của phong tục, tập quán và những giá trị tốt đẹp của truyền thống trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội hết sức phức tạp ở Việt Nam hiện nay. Văn hóa truyền thống là cơ sở vững chắc để pháp luật hiện đại thực hiện vai trò to lớn của nó. Từ đó, nó có sức mạnh mãnh liệt để hƣớng con ngƣời và xã hội tới tƣơng lai. Pháp luật chỉ có hiệu lực thực sự khi đƣợc ngƣời dân nhận thức, tiếp nhận và thực hiện một cách tự giác.
“Quốc triều hình luật” rất đề cao đạo đức Nho giáo với mục đích thiết lập, duy trì một xã hội có trật tự, kỷ cƣơng và ổn định. Tƣ tƣởng Nho giáo mang trong nó rất nhiều nội dung khắc nghiệt nhƣng bên cạnh đó cũng chứa đựng những yếu tố, giá trị nhân văn. Đối với xã hội hiện nay, đạo đức Nho giáo vẫn còn có giá trị to lớn. Tuy nhiên, nó cần đƣợc bổ sung, phát triển về nội dung, tính chất mới cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng xã hội và con ngƣời mới ở nƣớc ta hiện nay.
Một ý nghĩa to lớn của “Quốc triều hình luật” còn để lại đó là việc quy định một cách rõ ràng trách nhiệm về mặt pháp lý các thành viên trong gia đình. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có trật tự, kỷ cƣơng thì xã hội mới có trật tự, kỷ cƣơng. Để có đƣợc điều đó thì trƣớc hết mọi ngƣời phải làm tròn trách nhiệm của mình. Trách nhiệm này thể hiện trƣớc hết là trách nhiệm pháp lý giữa cha mẹ với con cái, nếu con cái (đặc biệt là trẻ em) phạm tội thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Hơn thế nữa, việc đề cao trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với việc giáo dục nhằm ngăn chặn con cái vi phạm pháp luật, phải kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật trong môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội…Việc xây dựng gia đình văn hóa tạo ra môi trƣờng tốt cho mọi thành viên trong biết tôn trọng, đề cao đạo đức và pháp luật.
Đối với chúng ta ngày nay cần học tập, tiếp thu tính nghiêm minh của “Quốc triều hình luật” trong việc xử lý, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật,
đặc biệt là những hành vi xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia, vi phạm trật tự, kỷ cƣơng xã hội, vi phạm đạo đức, các hành vi tham ô, tham nhũng, các tệ nạn xã hội…Để làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tiễn và đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh của nó cần đƣa ra những quy định cụ thể, những chế tài rõ ràng, minh bạch kết hợp với giáo dục ý thức pháp luật sâu rộng và sức mạnh của dƣ luận xã hội. Trong xét xử phải công bằng, công khai trƣớc dân chúng để làm gƣơng cho thiên hạ. Ngoài ra, việc soạn thảo pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cần đƣợc diễn đạt một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ vận dụng. “Quốc triều hình luật” đã có sự sắp xếp các chƣơng, các điều luật khá hợp lý, khoa học, nội dung những điều luật cùng những quy định và hƣớng dẫn thi hành một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng.
Tính chất nhân văn, nhân đạo vì con ngƣời là bản chất, mục đích của nền pháp luật xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện. Việc thực hiện chính sách khoan hồng trong việc trừng trị tội phạm là biểu hiện sinh động, cụ thể bản chất và tính ƣu việt của nền pháp luật ấy. Vì mục đích chủ yếu của chính sách đó là răn đe, giáo dục, tạo cơ hội cho ngƣời phạm tội từ bỏ con đƣờng tội lỗi…
“Quốc triều hình luật” mô phỏng pháp luật Trung Quốc, chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo. Nhƣng bên cạnh tính chất khắc nghiệt, bộ luật lại có những điều luật thể hiện sự quan tâm đến ngƣời phụ nữ. Một số điều luật trong bộ luật thể hiện tinh thần và thái độ thừa nhận, bênh vực vị trí, vai trò và quyền lợi của ngƣời phụ nữ. Đây là một điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam mà chúng ta không tìm thấy trong pháp luật Trung Quốc. Những yếu tố tích cực, tiêu cực, bình đẳng, bất bình đẳng giữa nam và nữ, chồng và vợ tồn tại đồng thời trong bộ luật. Nó có sự tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội, cùng những hành vi và thói quen ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, tất cả làm cho việc thực thi quyền bình đẳng của ngƣời phụ nữ không đƣợc dễ dàng.
Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nguyên tắc bình đẳng giới đòi hỏi quan điểm bình đẳng giới phải đƣợc đƣa vào hoạt động lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.
Trong đó chúng ta phải thừa nhận rằng, “Quốc triều hình luật” với nhiều tƣ tƣởng tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ vẫn còn có ý nghĩa đƣơng thời. Xây dựng pháp luật để bảo vệ ngƣời phụ nữ, quyền của ngƣời phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng giới chúng ta nên dựa trên nền tảng giá trị truyền thống nói chung và tiếp thu, vận dụng những giá trị trong “Quốc triều hình luật” nói riêng. “Quốc triều hình luật” là sản phẩm của chế độ phong kiến nhƣng giá trị của nó là rất lớn, nhiều điều khoản của nó đã đi vào quần chúng nhân dân nhƣ là phong tục, tập quán. Bộ luật đƣợc xây dựng trên nền tảng của hệ tƣ tƣởng Nho giáo, nhƣng việc bênh vực ngƣời phụ nữ là một điểm bứt phá thể hiện tinh thần tự chủ. Đó là điểm chúng ta có thể học tập trong hoạt động lập pháp và thực thi pháp luật về quyền con ngƣời nói chung và quyền của ngƣời phụ nữ nói riêng.
Xây dựng luật bình đẳng giới trong xã hội ta hiện nay cần phải có quan điểm kết hợp các giá trị tiến bộ của thời đại và các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc. Giải quyết vấn đề về bình đẳng giới từ góc độ đạo đức, pháp luật để đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng thực chất. Trong hoạt động lập pháp cũng nhƣ hành pháp, bên cạnh những quan điểm chung trong vấn đề bình đẳng giới cũng cần có những biện pháp tạm thời để giải quyết vấn đề bình đẳng giới đối với đối tƣợng đặc biệt, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt, nhƣ ngƣời già, ngƣời cô đơn không nơi nƣơng tựa, phụ nữ ngƣời dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi…
Ngoài việc bênh vực ngƣời phụ nữ, bộ luật cũng đƣa ra những điều luật quy định việc bảo vệ một số trƣờng hợp khác, trong đó có ngƣời già và trẻ em (đối tƣợng phạm tội dƣới 15 tuổi). Vận dụng tƣ tƣởng này trong “Quốc triều hình luật” với việc ban hành, thi hành pháp luật bảo vệ trẻ em. Trong việc xây dựng pháp luật, các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật ở nƣớc ta hiện nay nên hạn chế những quy định, chế tài mang tính hình sự, cực hình mà nên áp dụng các biện pháp mang tính giáo dục, tuyên truyền, cảnh báo, ngăn chặn trẻ em phạm tội. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ tổ chức, lôi kéo, xúi giục trẻ em vào con đƣờng phạm tội. Gắn trách nhiệm cho cha mẹ, ngƣời đỡ đầu hoặc giao cho chính quyền quản lý.
Tinh thần nhân đạo của dân tộc thể hiện trong “Quốc triều hình luật” cần đƣợc vận dụng để hoàn thiện đạo đức và pháp luật hiện nay. Từ hình thức đến nội dung, “Quốc triều hình luật” thể hiện tính nghiêm minh, đề cao pháp luật, hƣớng tới việc giáo dục là chủ yếu và trừng trị kẻ phạm tội. Tuy nhiên, trong “Quốc triều hình luật” cũng có nhiều điều luật thể hiện tính nhân văn, nhân đạo đối với ngƣời phạm tội. Qua đó chúng ta thấy đƣợc sự chi phối, ảnh hƣởng tƣ tƣởng đức trị của Nho giáo và đạo lý truyền thống văn hóa dân tộc. Bộ luật đã đề cập tới một số đối tƣợng đƣợc hƣởng sự khoan hồng của pháp luật (những ngƣời thuộc diện “Bát nghị”, trẻ em dƣới 15 tuổi, ngƣời già, ngƣời tàn tật, phụ nữ mang thai…). Tinh thần này phản ánh, phù hợp với những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo và đạo lý, truyền thống dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện thái độ coi trọng tình nghĩa, kính già, yêu trẻ, bênh vực kẻ yếu hèn trong xã hội. Đó là đạo lý mang đậm tính nhân văn, nhân đạo của con ngƣời, dân tộc Việt Nam. Trong việc hoàn thiện, thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải tiếp tục và đẩy mạnh việc nghiên cứu, vận dụng tinh thần này.
KẾT LUẬN
1. Đức trị và pháp trị là học thuyết về đƣờng lối trị nƣớc đƣợc ra đời bởi các triết gia Trung Quốc cổ đại. Giá trị khoa học lớn nhất của cả hai học thuyết này là thấy đƣợc vai trò to lớn của đạo đức và pháp luật đối với việc điều chỉnh hành vi của con ngƣời nên họ chủ trƣơng nó với tính cách là công cụ để thiết lập
và ổn định trật tự xã hội. Do ý nghĩa thực tiễn của nó, những tƣ tƣởng đó đã du nhập sang nhiều nƣớc phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do những đặc điểm về văn hóa, lịch sử, xã hội ở nƣớc ta nên khi tiếp thu tƣ tƣởng đức trị, pháp trị, các triều đại phong kiến đã cải biến,
phát triển cho phù hợp với quốc gia, dân tộc mình trong từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, đức trị và pháp trị ở Việt Nam có màu sắc, đặc điểm riêng, rất phong phú, đa dạng. Có thể nói rằng, trong suốt chiều dài lịch sử nƣớc ta, đức trị chiếm