Điều kiện kinh tế, chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 34)

Thời đại Lê Sơ là thời kỳ có nhiều chuyển biến trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và điều đó đã có tác động to lớn đến pháp luật thời kỳ đó. Với tƣ cách là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, một hình thái của ý thức xã hội, “Quốc triều hình luật” cũng đƣợc nảy sinh, tồn tại trên một cơ sở hạ tầng và một tồn tại xã hội nhất định, trong một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

Lĩnh vực kinh tế:

Trên lĩnh vực kinh tế thời Lê Sơ, vấn đề sở hữu ruộng đất có một số

chuyển biến mạnh mẽ. Chế độ quốc hữu ruộng đất vẫn còn tồn tại trên phạm vi rộng lớn, nhƣng trong đó, chế độ tƣ hữu về ruộng đất với kinh tế địa chủ phát triển mạnh mẽ, chiếm ƣu thế trong nền kinh tế xã hội. Tầng lớp địa chủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và trở thành một lực lƣợng tiến bộ của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Nhà nƣớc phong kiến Lê Sơ luôn bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của giai cấp địa chủ với việc ban hành nhiều chính sách bảo vệ ruộng đất tƣ. Nhƣng mặt khác, nhà nƣớc cũng ra sức bảo vệ ruộng đất công - tài sản của nhà nƣớc phong kiến. Vấn đề tƣ hữu ruộng đất là một nét thay đổi trong thời Lê Sơ. Điều này đã có tác động trực tiếp đến sự hình thành kiến trúc thƣợng tầng xã hội trong đó đặc biệt là “Quốc triều hình luật”.

Trong xã hội Lê Sơ tồn tại chế độ lộc điền là việc ban cấp ruộng đất của nhà nƣớc phong kiến cho tầng lớp quan cận thần trong triều đình và những ngƣời thân gần gũi với nhà vua. Chế độ lộc điền biểu hiện tính độc quyền của tầng lớp thống trị đối với ruộng đất. Thực chất của chế độ này là việc phân chia quyền lợi của giai cấp thống trị, nhằm củng cố bộ máy quan liêu, phát triển giai cấp địa chủ.

Ngoài việc ban cấp lộc điền, hằng năm số ruộng đất công của xã thôn đƣợc phân cấp theo định kỳ cho mọi ngƣời từ quan viên đến ngƣời cô quả,

ngƣời tàn tật, vợ phạm nhân…gọi là chế độ quân điền. Phạm vi chia không giới hạn nhƣng khẩu phần thì lại chênh lệch tùy vào tƣớc phẩm, thứ hạng trong xã hội của ngƣời đƣợc ban cấp. Chế độ này có tác dụng tích cực góp phần đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế nƣớc ta lúc bấy giờ nhƣng mặt khác nó đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Càng về sau khi chế độ phong kiến khủng hoảng, suy đồi thì biện pháp này trở thành một công cụ trong tay giai cấp thống trị nhằm trói buộc, cột chặt nông dân vào ruộng đất, vào tổ chức thôn xã, ngăn cản sự phát triển hàng hóa.

Nhà Lê đặc biệt chú trọng mở rộng diện tích canh tác, đẩy mạnh phát triển nông nhgiệp, đề cao chính sách trọng nông. Để phát triển nông nghiệp, ngoài các biện pháp trên, nhà nƣớc Lê Sơ còn thi hành chính sách Ngụ binh ư nông. Ở thời kỳ này, thƣơng mại bị hạn chế (ức thƣơng), nhà nƣớc Lê Sơ kiểm soát rất chặt chẽ ngoại thƣơng trên biên giới cũng nhƣ miền duyên hải. Chính sách hạn chế ngoại thƣơng xuất phát từ việc ngăn ngừa, cảnh giác với kẻ thù ngoại bang lợi dụng thƣơng nghiệp để điều tra tin tức, âm mƣu xâm lƣợc nƣớc ta. Nhìn chung, những chính sách đó là chính sách truyền thống của chế độ phong kiến phƣơng Đông trong đó có Việt Nam. Những chính sách ấy bắt nguồn từ quyền lợi của giai cấp phong kiến lấy việc bóc lột địa tô của nông dân làm cơ sở. Khi các triều phong kiến còn có vai trò tích cực, tiến bộ thì chính sách trọng nông đã có tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính sách “ức thƣơng” của nhà nƣớc phong kiến là một cản trở lớn đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa.

Tất cả những nhân tố vừa mới hành thành ở thời kỳ Lê Sơ đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng kiến trúc thƣợng tầng phong kiến, một nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền. Nó là cơ sở hình thành, là mục đích và nội dung của kiến trúc thƣợng tầng xã hội, trong đó có pháp luật. Những nhân tố đó là cơ sở, nền móng cho sự ra đời “Quốc triều hình luật”. Với tƣ cách là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, “Quốc triều hình luật” là sự phản ánh cơ sở hạ tầng sinh ra nó. Đồng thời, nó có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong hàng loạt các điều luật trong “Quốc triều hình luật”.

Lĩnh vực chính trị - xã hội:

So với thời Lý, Trần, thời Lê Sơ đã có nhiều chuyển biến trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Cơ cấu và quan hệ giai cấp có sự phân hóa lớn, giai cấp địa chủ đã trở thành giai cấp nắm giữ vị trí quan trọng trong nhà nƣớc phong kiến Lê Sơ. Trong xã hội phong kiến Lê Sơ, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính trong xã hội. Tiếp theo là tầng lớp thợ thủ công nghiệp, thƣơng nhân chiếm số lƣợng không nhiều và chƣa trở thành lực lƣợng quan trọng trong xã hội. Nói chung, đời sống của nhân dân dƣới thời Lê Sơ so với các triều đại phong kiến ở Việt Nam trƣớc đó là tƣơng đối ổn định và đƣợc đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 34)