Một số nội dung tƣ tƣởng thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong “Quốc triều hình luật”.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 52)

trong “Quốc triều hình luật”.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa đức trị và pháp trị trong “Quốc triều hình luật” không đơn giản là nói đến vấn đề đức trị hay pháp trị một cách tách biệt nhau. Ở thời đại nào cũng vậy, đạo đức và pháp luật luôn nằm trong mối quan hệ tƣơng hỗ, bổ sung, tác động lần nhau. Cơ sở đạo đức của pháp luật mang tính quy luật, là tinh thần cơ bản của mọi nền pháp luật. Pháp luật đƣợc xây dựng phải thể hiện bản chất và mục đích của đạo đức, bảo vệ nền tảng đạo đức xã hội đƣơng thời. “Quốc triều hình luật” là một bộ luật lớn của triều đại Lê Sơ, nó cũng không nằm ngoài quy luật và tính chất này. Cơ sở đạo đức của “Quốc triều hình luật” đƣợc bắt nguồn từ nhiều yếu tố: Đạo đức Nho giáo - hạt nhân của hệ tƣ tƣởng thống trị đƣơng thời, giá trị đạo đức truyền thống, luật tục, lệ làng…đƣợc trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Không những thế, nó còn là trí tuệ, đạo đức của các nhà lập pháp vĩ

đại trong đó tiêu biểu là Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh của triều đại Lê Sơ. Trong 38 năm cầm quyền, đứng đầu bộ máy nhà nƣớc phong kiến, Lê Thánh Tông đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xây dựng và chỉ đạo nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền, quân chủ chuyên chế, bảo vệ sự thống nhất và chủ quyền quốc gia, phát triển nền văn hóa dân tộc với tƣ tƣởng trọng pháp. Đồng thời, ông thực hiện chính sách trọng dân, lấy dân làm gốc. Xuất phát từ đó, Lê Thánh Tông đã kết hợp đức trị và pháp trị một cách hợp lý trong đạo trị quốc, an dân của mình.

“Quốc triều hình luật” là một bộ luật đƣợc đánh giá là tiến bộ nhất, hoàn chỉnh nhất và nó là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều giá trị và nội dung tƣ tƣởng rộng lớn, là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nhà nƣớc phong kiến thịnh trị thời Lê Sơ. Bộ luật thể hiện tinh thần nhất quán bảo vệ vƣơng triều, bảo vệ nhà vua, tinh thần tự tôn dân tộc, độc lập, tự chủ. “Quốc triều hình luật” có những quy định thƣởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Nhiều điều luật đề cao đạo đức, lễ nghĩa theo tinh thần Nho giáo, thể hiện tƣ tƣởng đức trị. Đồng thời, có nhiều điều luật mang nội dung pháp trị hết sức nghiêm khắc, gò bó xã hội trong khuôn phép. Thông qua các điều luật trong “Quốc triều hình luật” chúng ta thấy rõ tinh thần trọng pháp nhƣng không lạm dụng hình phạt (đặc biệt là tử hình). Quan điểm chi phối việc xây dựng và thực thi bộ luật này về cơ bản vẫn nằm trong phạm vi “lễ trị” của hệ tƣ tƣởng Nho giáo chính thống.

Sự kết hợp đức trị và pháp trị trong “Quốc triều hình luật” còn đƣợc thể hiện rõ ở chỗ, nó đã minh định một cách tƣơng đối mối quan hệ tƣơng hỗ giữa pháp luật và đạo đức. Trong khuôn khổ của đạo đức Nho giáo, bộ luật đã đề ra nhiều điều khoản bênh vực và bảo vệ tôn ti trật tự từ gia đình đến xã hội và phong tục tập quán của dân tộc. Từ những phạm trù, chuẩn mực, quy phạm đạo đức đến những phạm trù, chuẩn mực, quy phạm pháp luật là một khoảng cách rất nhỏ, có lúc chúng giao thoa, hòa quyện vào nhau. Điều đó thể hiện sâu sắc sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong bộ luật. Nếu pháp luật điều chỉnh, quản lý con

ngƣời, xã hội bằng sức mạnh pháp lý thì đạo đức lại điều chỉnh con ngƣời bằng lƣơng tâm và sức mạnh của dƣ luận xã hội. Những chuẩn mực, phạm trù của Nho giáo nhƣ: trung, hiếu, nghĩa…là những phạm trù của đạo đức nhƣng trong bộ luật nó lại thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Giữa chúng có cách điều chỉnh

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)