Tƣ tƣởng đức trị của Nho giáo và tƣ tƣởng pháp trị của phái Pháp gia là cơ sở và nền tảng tƣ tƣởng để xây dựng và chỉ đạo việc thực thi bộ luật. Tuy nhiên, do mục đích chủ yếu của một bộ luật là công cụ để trừng phạt, ngăn ngừa tội phạm, “Quốc triều hình luật” không thể không chứa đựng tính chất khắc nghiệt, tàn khốc và nhiều yếu tố hạn chế, tiêu cực nhƣ nhiều bộ luật khác dƣới chế độ phong kiến. Nhƣng bên cạnh đó, trong bộ luật cũng có không ít những yếu tố mang tính nhân văn, nhân bản của Phật giáo, Nho giáo, đặc biệt là những giá trị tốt đẹp ấy lại là cái vốn có trong tinh thần truyền thống về đoàn kết dân tộc và phong tục, tập quán của ngƣời Việt Nam. Mặt khác, do những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đã đặt ra trong công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển đất nƣớc về mọi mặt; trong việc xây dựng chế độ phong kiến toàn thịnh và một nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền hùng mạnh lấy Nho giáo làm trụ cột hệ tƣ tƣởng chính trị. Do vậy, việc xây dựng và hoàn chỉnh bộ luật này cho phù hợp với đƣờng lối trị nƣớc thời Lê Sơ là cấp thiết thời bấy giờ.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, ngoài những hạn chế, tính chất cứng nhắc và tiêu cực, “Quốc triều hình luật” còn chứa đựng nhiều yếu tố, giá trị tích cực,
tiến bộ. Trong đó, cần phải nhấn mạnh và khẳng định đến một giá trị nổi bật là, tính chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc thể hiện tinh thần nhân ái trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Những quyền tối thiểu nhƣng cơ bản của con ngƣời (đặc biệt là của ngƣời dân) đã đƣợc thừa nhận, tôn trọng và đƣợc pháp luật bảo vệ. Những quyền ấy cùng những giá trị của nó không chỉ đƣợc thể hiện ở những tƣ tƣởng, đƣờng lối, chủ trƣơng mà còn ở cả việc chỉ đạo, hƣớng dẫn việc thực thi bộ luật này. Tất cả đều nhằm làm cho những quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc thực hiện có hiệu quả trong thực tế đúng theo tinh thần của Nho giáo mà các triều đại phong kiến Việt Nam lấy làm hệ tƣ tƣởng: Dân là gốc nƣớc, đây là nền tảng của chính trị.
Cách đây 2500 năm, Khổng Tử đã đề cập đến vấn đề con ngƣời và ông rất đề cao vai trò của con ngƣời. Học thuyết “Nhân” của ông là học thuyết về con ngƣời và đạo làm ngƣời. Triết lý của phƣơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là triết lý nhân sinh, triết lý của chính trị - đạo đức, mà hệ tƣ tƣởng của Nho giáo là một trong những hệ tƣ tƣởng tiêu biểu. Mặc dù không tránh khỏi những ảnh hƣởng về tính giai cấp, nhƣng những nhà làm luật triều Lê đã đƣa ra nhiều qui định bảo vệ các lợi ích cơ bản của con ngƣời trong xã hội đặc biệt là tầng lớp dƣới. Những qui định này giúp chúng ta thấy rõ đƣợc tính xã hội sâu sắc của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam.
Các điều luật trong “Quốc triều hình luật” quy định việc xử phạt rất nghiêm khắc đối với những kẻ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của ngƣời khác mà không phân cấp theo địa vị xã hội đối với những kẻ phạm tội. Điều 467 quy định: đánh nhau mà chết ngƣời thì phải tội giảo, lấy gƣơm giáo cố ý giết ngƣời
thì phải tội chém…Điều 470 quy định việc xử phạt kẻ lấy uy quyền, thế lực mà bắt trói ngƣời thì xử tội nhƣ tội đánh nhau, đánh ngƣời...
Bên cạnh đó, “Quốc triều hình luật” quy định việc bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con ngƣời trong xã hội. Đặc biệt là những hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của quan lại, những ngƣời thuộc hoàng tộc và họ hàng ruột thịt đều bị
áp dụng những hình phạt rất nghiêm khắc. Các điều 472 và 473 quy định xử phạt tội kẻ dƣới đánh, mắng nhiếc quan lại và quan lại đánh, mắng nhiếc lẫn nhau…
Tƣ tƣởng nhân văn, nhân đạo trong “Quốc triều hình luật” còn đƣợc thể hiện ở các qui định khoan hồng những án hình sự đối với ngƣời phạm tội là ngƣời già, ngƣời tàn tật, trẻ em và đối với ngƣời phạm tội tuy chƣa bị phát giác đã tự thú (trừ phạm tội thập ác hoặc giết ngƣời). Điều 16 qui định: những ngƣời từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những ngƣời bị phế tật, phạm tội từ tội
lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền (phạm tội thập ác thì không theo luật này). Điều 17 qui định: Khi phạm tội chƣa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật việc mới phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ mà già cả
tàn tật thì cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ. Các điều 18 và 19 quy định: Phàm phạm tội chƣa bị phát
giác mà tự thú trƣớc thì đƣợc tha tội. Phạm tội thập ác và giết ngƣời thì không
theo luật này. Phàm ăn trộm tài vật của ngƣời mà sau lại tự thú với ngƣời mất của thì cũng coi nhƣ là thú ở cửa quan.
Các điều 21, 22, 23, 24 trong “Quốc triều hình luật” qui định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không cho chuộc). Biện pháp này qui định trong “Quốc triều hình luật” mang tính chất nhân đạo để áp dụng cho những đối tƣợng đƣợc ƣu đãi và khoan hồng.
Đặc biệt hơn nữa, “Quốc triều hình luật” quy định mức hình phạt dành cho ngƣời phạm tội là phụ nữ và đặc biệt là đối với phụ nữ có thai cũng phản ánh tính chất nhân đạo. Điều 1 qui định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: Từ 60
cho đến 100 trƣợng, chia làm 5 bậc: 60 trƣợng, 70 trƣợng, 80 trƣợng, 90 trƣợng, 100 trƣợng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu. Qui định này đƣợc đánh giá rất
cao về sự tiến bộ của nó. Bởi vì, trong quan niệm phong kiến (chịu ảnh hƣởng lớn của tƣ tƣởng Nho giáo), địa vị của ngƣời phụ nữ thấp kém hơn so với ngƣời chồng trong gia đình.
Tính nhân đạo còn đƣợc thể hiện ở chỗ cho phép hoãn hình phạt đối với phụ nữ đang có thai và 100 ngày sau khi sinh con. Điều 680 quy định: Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chƣa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tƣ; ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhƣng chƣa đủ hạn 100
ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai
bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại
bị tội biếm hay tội phạt...
Ở phƣơng Tây, đến thế kỷ XVIII quyền con ngƣời mới đƣợc đề cập sâu sắc trong tƣ tƣởng của Rútxô và Môngtetxkiơ. Nho giáo không xác định một cách rõ ràng việc con ngƣời có những quyền gì nhƣ quan niệm ở phƣơng Tây nhƣng chứa đựng trong những tƣ tƣởng ấy chúng ta nhận thấy: để con ngƣời sống có đạo đức, đƣờng lối đức trị có thực thi đƣợc để tiến tới một xã hội đại đồng, hòa mục thì những quyền tối thiểu của con ngƣời phải đƣợc đảm bảo. Nho giáo đã thấy đƣợc mối quan hệ giữa điều kiện vật chất chi phối tới đời sống tinh thần, đời sống đạo đức của con ngƣời. Đặc biệt, nó có ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống chính trị. Vì vậy, nhìn tổng thể, các điều luật ở các chƣơng trong bộ luật đều khẳng định, tất cả những hành vi, hành động nào vi phạm đến quyền con ngƣời đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị nghiêm trị (nhƣng trừ nhà vua). Điều này đồng thời thể hiện tính chất tích cực và hạn chế của tƣ tƣởng pháp trị. Bởi, một mặt tƣ tƣởng pháp trị rất đề cao tinh thần trọng pháp và đòi hỏi mọi ngƣời phải tuân theo một cách nghiêm chỉnh. Nhƣng luật pháp là do nhà vua thiết lập, hủy bỏ. Nhà vua sẽ không bị xét xử, trừng phạt nếu vi phạm pháp luật vì ở đây nhà vua đứng trên pháp luật, pháp luật là của vua. Và điều này là trái với tinh thần thƣởng phạt nghiêm minh trong tƣ tƣởng pháp trị.
Nhiều điều luật, quy phạm cụ thể trong “Quốc triều hình luật” nhằm củng cố, duy trì trật tự, kỷ cƣơng, sự ổn định của chế độ phong kiến. Đồng thời, nó phù hợp với yêu cầu và lợi ích của giai cấp phong kiến. Nhƣng điều đó đã tạo ra môi trƣờng, thể chế, điều kiện,…để một số quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc
tôn trọng và đƣợc bảo vệ. Những quyền cơ bản của con ngƣời chỉ có thể đƣợc tôn trọng, bảo vệ và đƣợc thực tiễn hoá trong một xã hội, một chế độ xã hội có trật tự, kỷ cƣơng, ổn định. Quyền đƣợc sống, đƣợc chăm sóc và đƣợc bảo vệ là cái cốt lõi của quyền con ngƣời. Tất cả các quyền khác của con ngƣời chỉ đƣợc thực hiện, có ý nghĩa khi những quyền ấy đƣợc tôn trọng, bảo đảm trong thực tế và đƣợc thể chế hoá thành pháp luật.
Các điều luật trong “Quốc triều hình luật” còn có tính chất ràng buộc, bắt buộc mọi ngƣời kể cả nhà vua, tầng lớp quan lại tuân thủ theo đúng tinh thần của thuyết “Chính danh”: “vua ra vua, bề tôi ra bề tôi”, “cha ra cha, con ra con”, trên dƣới có trật tự,…để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Điều này đã tạo ra những tiền đề, những điều kiện hợp pháp để thực thi có hiệu quả quyền con ngƣời về phƣơng diện pháp luật.
Ngoài ra, nhiều điều luật nhằm điều chỉnh hành vi con ngƣời trong các mối quan hệ cơ bản của con ngƣời theo tinh thần của đạo “tu thân”, “tề gia”, “tam tòng tứ đức”, “trên dƣới có trật tự”,...Mặc dù, bộ luật không tránh khỏi tính chất cứng nhắc và khắc nghiệt của chế độ phong kiến, nhƣng rõ ràng, điều đó đã tạo ra điều kiện, tính chất hợp lý để quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng; các quyền đƣợc chăm sóc và đƣợc nuôi dƣỡng, đƣợc bảo vệ của ngƣời già cả, ốm yếu, ngƣời khó khăn, ông bà, cha mẹ, ngƣời trên đƣợc thực hiện.
“Quốc triều hình luật” quy định các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật và trái quy định đều đƣợc hiểu là những hành động xâm phạm đến nhân phẩm con ngƣời. Điều 501 quy định: Kẻ vu cáo tội mƣu phản loạn, mƣu đại nghịch thì xử tội nhẹ hơn tội nói trên một bậc. Hoặc là, kẻ vu cáo cho ngƣời khác thì bị xử nhƣ tội đã vu cáo nhƣng giảm đi một bậc (điều 502).
Ngƣời dân có quyền đƣợc sống bình yên, vì vậy, nếu quan lại quấy nhiễu ức hiếp dân, tự tiện bắt bớ, giam cầm ngƣời vô tội sẽ bị xử tội. Điều 636 quy định: Các quan cai quản quân dân mà thông đồng làm bậy, tự tiện bắt quân dân ở hạt mình đƣa lên phục dịch quan trên để nƣơng tựa mƣu cầu thì xử tội đồ…
Hoặc là, những tù phạm không đáng giam mà giam, không đáng gông cùm mà gông cùm thì ngƣời coi tù bị phạt 70 trượng (điều 658)
Ngục giám vô cớ hành hạ, đánh đập tù nhân bị thƣơng thì xử tội theo luật đánh ngƣời bị thƣơng, nếu bớt xén áo quần, cơm, đồ ăn thì chiểu theo số ăn bớt mà khép vào tội ăn trộm. Nếu vì sự đánh đập và ăn bớt đến nỗi tù phạm bị chết thì bị khép vào tội đồ hoặc tội lưu…(điều 707); Những quan giám lâm nhân việc
công cầm gậy đánh chết ngƣời hay dọa nạt bức tử ngƣời ta thì khép vào tội lầm lỡ giết ngƣời. Nếu lấy gậy lớn hay dùng tay chân đánh ngƣời bị thƣơng đến què gãy thì bị nhẹ hơn tội đánh nhau bị thƣơng hai bậc. Nếu cầm mũi nhọn sắc thì xử theo tội đánh nhau giết ngƣời hay làm bị thƣơng (điều 682). Những ngƣời đáng đƣợc nghị xét giảm tội nhƣ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống hay bị phế tật nếu phạm tội thì không đƣợc tra tấn, chỉ căn cứ vào lời khai của những ngƣời làm làm chứng mà định tội nếu quan hình ngục làm trái điều này thì coi nhƣ cố ý buộc tội ngƣời…(điều 665). Xử tội không đúng phép thì xử tội đánh 30 roi…(điều 679)
“Quốc triều hình luật” có những điều luật bảo vệ quyền làm dân tự do của dân đinh, và những hình phạt cụ thể nhằm chống lại sự vô lý đối với dân đinh và những thƣờng dân nói chung. Điều 165 quy định: Quan giám nô tự tiện thích chữ vào mặt nô tỳ thì xử phạt biếm ba tƣ; Các tƣớc vƣơng công và nhà quyền
quý tự tiện thích chữ vào dân đinh làm tôi tớ nhà mình cứ mỗi dân đinh thì xử
biếm ba tƣ (điều 168). Điều 365 cũng quy định: ngƣời thích chữ vào vợ, con trai,
con gái ngƣời khác và nô tỳ của ngƣời khác để bắt làm nô tỳ của mình thì xử tội
đồ, kẻ phạm lỗi trên không có quan chức thì xử tội lƣu và đều phải trả tiền 50
quan cho cho cha mẹ hoặc chồng ngƣời bị ép…Những thuộc quan của các vƣơng công hay công chúa mà tự tiện bắt dân đinh làm đầy tớ…thì bị phạt tiền và mất chức cai quản…(điều 302). Điều 453 quy định việc xử lưu đi châu xa đối với những kẻ bắt ngƣời đem bán làm nô tỳ, bắt ngƣời mà lại cƣớp của hay đồ vật thì xử tội giảo.
“Quốc triều hình luật” nghiêm trị những tên quan lại và những ngƣời lợi dụng quyền thế mà ức hiếp lƣơng dân, bắt ép để lấy con gái ngƣời dân. Các điều
336 và 338 quy định: Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lƣơng dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ. Do ảnh hƣởng của Nho giáo, tiết hạnh của
ngƣời phụ nữ đƣợc đề cao, bộ luật cũng quy định cụ thể việc xử phạt nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho ngƣời khác thì xử biếm ba tƣ (điều
320). Tất cả những hành động gian dâm đều bị xử tội rất nặng. Chẳng hạn, điều 401 quy định: Gian dâm với vợ ngƣời khác thì xử tội lưu hay tội chết…Quyến
rũ con gái chƣa có chồng thì xử nhƣ tội gian dâm thƣờng và phải nộp tiền
tạ…(điều 402), từ điều 405 đến điều 410 quy định rất cụ thể về tội gian dâm. Đáng lƣu ý là, các điều 403, 404, quy định, những hành động vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm con ngƣời, nhƣ hiếp dâm (kể cả gian dâm với trẻ em từ 12 tuổi
trở xuống đều xếp vào tội hiếp dâm), loạn luân (gian dâm trong nội bộ gia đình,
gia tộc) đều bị trừng trị với hình phạt rất nặng: lưu, chém.
Ngoài những quy phạm bảo vệ nhân phẩm con ngƣời, nhiều quyền tự do của con ngƣời cũng đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo vệ, nhƣ mọi ngƣời đều có các quyền: bình đẳng trong việc thực thi pháp luật, tự do hôn nhân, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của mình, quyền đƣợc bảo vệ tính mạng, tài sản,...Điều 687 quy định, mọi ngƣời đều đƣợc kêu oan khi cảm thấy bị bắt bớ, giam cầm vô cớ và khi bị xử phạt oan sai. Mọi ngƣời có quyền tố cáo quan lại thu thuế trái quy định, chiếm đoạt ruộng đất, của cải, tiền bạc,…của mình (các điều 206, 326, 335, 336, 338,…); kể cả việc thu tiền của quân dân để làm lễ vật cung phụng nhà vua (điều 300).
Về quyền tự do hôn nhân, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của con ngƣời, ngoài những điều luật cấm quan lại, ngƣời có quyền thế bắt ép để lấy con gái của lƣơng dân, ngăn cấm ngƣời ngoài nài ép những ngƣời vợ thủ tiết. “Quốc triều hình luật” còn đƣa ra nhiều điều luật để thực hiện và bảo vệ quyền tự do này. Điều 324 quy định: cấm anh, em, học trò lấy vợ của em, của anh, của thầy đã chết. Điều 294 quy định việc trừng trị những kẻ loạn luân, cùng tất cả những
hành động gả, bán vợ cho ngƣời khác khi không đƣợc sự đồng ý của ngƣời phụ