Thời kỳ đấu tranh giành độc lập, xây dựng vương triều Lê Sơ (1407 1527)

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 26)

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã mở ra một giai đoạn mới - giai đoạn độc lập tự chủ. Nhà nƣớc Lê Sơ tập trung vào việc xây dựng một nhà nƣớc phong kiến tập quyền lấy Nho giáo làm hệ tƣ tƣởng chính thống. Để đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử và phát huy sức mạnh của nhà nƣớc phong kiến tập quyền, nhà nƣớc Lê Sơ từng bƣớc ban hành và thực thi những chính sách nhằm khôi phục kinh tế, ổn định xã hội trên mọi mặt sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc. Đứng trƣớc tình hình đất nƣớc nhƣ vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà nƣớc Lê Sơ lúc này là lựa chọn đƣờng lối trị nƣớc để một mặt đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc vừa mới giành đƣợc mặt khác để phát triển kinh tế xã hội sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.

Lê Thái Tổ - vị vua đầu tiên của triều đại Lê Sơ đã kết hợp tƣ tƣởng đức trị và pháp trị ngay từ khi ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhằm tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Ông thấm nhuần tƣ tƣởng của các bậc quân vƣơng là trị nƣớc phải dựa vào

pháp luật, hơn nữa đây là giai đoạn đất nƣớc vừa thoát chiến tranh loạn lạc nên còn rất nhiều tệ nạn, phép tắc chƣa nghiêm minh. Do đó, ông đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng pháp luật. Ông cho rằng: “Từ xƣa đến nay trị phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xƣa đặt ra pháp luật, để dạy các tƣớng hiệu, quan lại, dƣới đến dân chúng trăm họ, biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì làm, chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp”[26; 291]. Lê Thái Tổ rất coi trọng pháp luật trong đƣờng lối trị nƣớc nhƣng bên cạnh đó, ông cũng đặc biệt chú ý đến tƣ tƣởng đức trị. Ông tập trung vào những nội dung, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo là tu thân, sủa đức, chăm lo cho đời sống của dân, khoan dung đối với kẻ thù…Ông hiểu nỗi thống khổ của ngƣời dân sống trong vòng áp bức, bóc lột tàn khốc của kẻ thù. Vì vậy, ông luôn thể hiện tƣ tƣởng khoan dung và tinh thần yêu thƣơng dân chúng. Đời sống của ngƣời dân đƣợc ông đƣợc biệt quan tâm, chú ý tới.

Đƣờng lối trị nƣớc dựa vào sự kết hợp giữa tƣ tƣởng đức trị và pháp trị đƣợc tiếp tục trong các triều đại của nhà Lê Sơ. Đến thời Lê Thánh Tông thì sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong đƣờng lối trị nƣớc của vƣơng triều Lê Sơ đã lên đến đỉnh cao và trở thành triều đại nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến nƣớc ta. Đƣờng lối trị nƣớc của Lê Thánh Tông là sự kế thừa, phát triển đến đỉnh cao những quan điểm chính trị của triều Lê Sơ trƣớc ông. Trong suốt 38 năm ở ngôi vua (1460 - 1497), đƣờng lối trị nƣớc của Lê Thánh Tông khá nhất quán. Điều đó thể hiện vai trò của một vị minh quân, tài năng điều hành một bộ máy nhà nƣớc quân chủ hùng mạnh, thịnh trị cùng với tinh thần tự tôn dân tộc.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là một trong những nhà tƣ tƣởng vĩ đại của dân tộc. Ông tiếp thu và phát triển tƣ tƣởng Nho giáo phù hợp với bối cảnh lịch sử nƣớc ta lúc bấy giờ và chủ trƣơng thực hành đƣờng lối đức trị. Tiếp nối quan điểm “khoan thƣ sức dân” của Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi đã phát triển và đƣa tƣ tƣởng “thân dân” lên một tầm cao mới. Trong tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, quân sự của ông, “nhân nghĩa” là một phạm trù trung tâm, cốt lõi và xuyên suốt. Theo ông, tiền đề của chính sách nhân nghĩa là ở cái tâm, cái đức của ngƣời cai

trị. Nếu nhà vua không thật sự thƣơng yêu dân chúng thì không thể có đƣợc chính sách cai trị nhân nghĩa. Nguyễn Trãi đã tiếp thu khái niệm “nhân nghĩa” từ tƣ tƣởng của Mạnh Tử. Nhƣng trong tƣ tƣởng của ông, nội dung của khái niệm ấy có phát triển mới với những sắc thái riêng. Đối với vua quan, ông cho rằng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”[104; 77]. Yên dân là mục tiêu của việc làm nhân nghĩa, nhằm giúp cho dân đƣợc an cƣ lạc nghiệp, hƣớng tới nền “thái bình muôn thuở”[104; 82]. Ông nêu trách nhiệm của ngƣời trị nƣớc phải mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân chúng. Đồng thời, ông phê phán lối sống xa hoa, phung phí của bọn quan lại, triều thần, làm cho dân chúng càng thêm khốn khổ. Đối với Nguyễn Trãi, dân chủ yếu là “dân đen” và “con đỏ”, là những ngƣời dƣới đáy của xã hội phải chịu nhiều đắng cay, gian khổ. Họ luôn bị tầng lớp phong kiến thống trị, coi thƣờng. Trong thời chiến cũng nhƣ thời bình, ông luôn đề cao vai trò của dân. Nguyễn Trãi đòi hỏi vua quan phải nhớ ơn những ngƣời lao động - những ngƣời đã nuôi sống xã hội và là ân nhân của vua quan. Ông khẳng định vai trò to lớn của dân đối với nƣớc, đối với sự tồn vong của một triều đại: “Mến ngƣời có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”[104; 203]. Ông nhận thấy rằng, một triều đại có bền vững hay không là phụ thuộc vào quan hệ vua - dân. Mối quan hệ này các vua quan cần quan tâm củng cố. Vì vậy, ông cho rằng cứu nƣớc là cứu dân và chỉ có dựa vào dân mới cứu đƣợc nƣớc. Nguyễn Trãi rất tin vào mệnh trời, nhƣng ông quan niệm ý trời

và lòng dân là thống nhất.

Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, việc dùng pháp luật, hình phạt chỉ là điều bất đắc dĩ, so với bạo lực thì nhân nghĩa mạnh hơn. Do đó, ông chủ trƣơng: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cƣờng bạo”[61; 219]. Chính nhờ chính sách nhân nghĩa mà Lê Lợi đã tập hợp đƣợc nghĩa quân thành một lực lƣợng hùng mạnh và làm nên chiến thắng oanh liệt, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của giặc ngoại xâm.

Trong thời bình, Nguyễn Trãi lấy: “Nhân nghĩa duy trì thế nƣớc an”[104; 290]. Ông cho rằng, dùng nhân nghĩa hơn dùng pháp lệnh và ông kiên quyết

chống lại việc lạm sát, coi rẻ sinh mệnh con ngƣời. Ông không phủ nhận việc dùng vũ lực để trừ gian, diệt bạo nhằm bảo vệ dân chúng và chống giặc ngoại xâm: “Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo”[26; 282]. Việc làm “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngƣợc”[26; 440] lại trở thành nhân nghĩa. Ngƣợc lại nếu lẩn tránh, không dám đƣơng đầu chống lại cái ác để bảo vệ dân chúng sẽ trở thành bất nhân, bất nghĩa. Nhƣng trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác vẫn phải luôn thi hành chính sách nhân nghĩa. Ông rất coi trọng sinh mệnh của con ngƣời và ông cho rằng: giết ngƣời chỉ là việc làm bất đắc dĩ. Nếu còn khả năng giáo dục thì không đƣợc giết, chỉ giết ngƣời khi không còn khả năng giáo dục và điều đó cũng phù hợp với nguyện vọng của muôn dân.

Nguyễn Trãi không phủ nhận vai trò của pháp luật, ông cho rằng: “Từ xƣa tới nay, trị nƣớc phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xƣa, đặt ra pháp luật là để dạy các tƣớng hiệu, quan lại, dƣới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ đến nỗi phạm pháp”[26; 291]. Nhƣng ở đây, Nguyễn Trãi lại không nhấn mạnh đến chức năng trừng trị của pháp luật mà đề cao vai trò giáo dục điều thiện ngăn ngừa điều ác.

Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, không những đòi hỏi nhà vua phải là ngƣời có đức mà cả đội ngũ quan lại thừa hành mệnh lệnh của nhà vua cũng phải là ngƣời có đức, có tài. Trong quan niệm của Nho giáo, ngƣời hiền là những ngƣời vừa có đức vừa có tài nhƣng đức là yếu tố quan trọng hơn.

Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một đỉnh cao trong lịch sử tƣ tƣởng dân tộc, nó thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân và trở thành lẽ sống, là biểu tƣợng cao đẹp trong bản sắc dân tộc. Dƣới góc độ chính trị, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là đƣờng lối, chính sách trị nƣớc mang đầy tính nhân văn. Chính Lê Lợi là ngƣời đã phần nào thi hành chính sách nhân nghĩa này và đã tập hợp đƣợc sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp cứu nƣớc và dựng nƣớc.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều hình luật (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)