1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CÂU hỏi QUẢN lý NHÀ nước về đô THỊ

27 5,1K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 230 KB

Nội dung

Ông Trần Ngọc Chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: các đôthị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng t

Trang 1

MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ

Câu 2 : Anh(chị) hãy phân tích vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với doanh nghiệp và cộng đồng trong công tác quản lý đô thị ?lấy ví dụ để dẫn chứng?

- Thứ ba, nhà nước đóng vai trò là cầu nối để kết nối giữa công và tư trong phốihợp tăng trưởng và phát triển

- Thứ tư, nhà nước giữ vai trò là người phân phối lại thu nhập, điều hòa lợi íchgiữa các nhóm dân cư trong đô thị thông qua các chính sách như thuế, chính sách phúclợi xã hội…

- Thứ năm, nhà nước sẽ là người đứng ra giải quyết các tranh chấp phát sinhtrong quá trình hoạt động trên địa bàn đô thị nhằm đam bảo quyền và lợi ích hợp phápcủa người dân doanh nghiệp và cộng đồng

Câu 4: Anh, chị hãy phân tích đực trưng đô thị hoá theo vùng miền ở Việt Nam và những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý đô thị trong quá trình này đối với vùng đô thị hoá anh chi đang sinh sống?

Trả lời:

Đô thị hoá: là quá trình chuyển đổi phương thức sống từ nông thôn sang thành

thị

Đo bằng tỷ lệ dân số đô thị trong khu vực tính

Tăng trưởng là tăng trưởng dân số

Hình thức cơ bản: mở rộng không gian và chuyển đổi đất sang phát triển đô thịBản chất là chuyển đổi lao động và tổ chức cuộc sống định cư kiểu đô thị

Đô thị hóa tại Việt Nam - nghịch lý đảo ngược

Gần 150 năm trước, trào lưu đô thị hoá bắt đầu ở phương Tây rồi lan sang Mỹnhững năm cuối thế kỷ XIX và châu Á là những thập niên 60, 70 thế kỷ XX, đều là hệquả tự nhiên của quá trình hiện đại hoá đất nước thông qua các cuộc cách mạng côngnghiệp Trước đó nữa, sự chuyển biến các chức năng đô thị trong thời kỳ giao lưu hànghoá, tiền tệ phát triển mạnh làm xuất hiện hàng loạt nhà ga, hệ thống hạ tầng giao thông,điện nước, các phương thức xây dựng mới bằng vật liệu bê tông, sắt, thép làm thay đổi

bộ mặt của đô thị, kiến trúc thế giới Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyểngần 80% - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong

đô thị hiện nay lên 50% dân số của thế giới (khoảng hơn 3 tỉ người chỉ trong một thếkỷ) Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã làm thay đổi diện mạo của cả khuvực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc, hình thành nên hệ thống kiến trúc hiện đại,nếp sống văn minh đô thị tại các nước phát triển trên thế giới

Trang 2

Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa lại xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghiệp hóa, khiến cho mô hình và tư duy đô thị gặp nhiều khủng hoảng Nghịch lý này có thể

bắt nguồn từ nguyên nhân do sức ép nhà ở sau chiến tranh và tình trạng đầu cơ đất Sựphát triển ngược trên khiến hệ thống đô thị ở Việt Nam ngày càng lộ rõ những yếu kém,

đi liền với các hệ quả, có thể được gọi là "căn bệnh đô thị" như: kiến trúc thiếu đồng bộ,giao thông tắc nghẽn, nước thải sinh hoạt, di dân tự do và các vấn đề xã hội nan giảikhác Quy hoạch ngày càng xa rời mục đích gốc - vốn phải phục vụ nhu cầu và thói

Các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có tới hàng chục vạn ngườisống chen chúc trong các ngõ hẻm chật chội, thiếu các nhu cầu tối thiểu về nước sạch,

hạ tầng kỹ thuật, chưa nói đến các nhu cầu về việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,môi trường sống Các khu đô thị mới được phát triển mạnh ở khu vực ven đô thường làcác dự án nhỏ lẻ, không đồng bộ, hầu như chỉ xây nhà ở để bán, xa nơi làm việc, trườnghọc, bệnh viện, chợ và các trung tâm giao tiếp nên cư dân vẫn đổ vào trung tâm cũ theogiao thông hướng tâm Điều này càng trở nên nan giải khi dòng người nhập cư khôngchính thức từ nông thôn ra thành phố tăng song hành với quá trình đô thị hoá phát triểnnhanh hiện nay ở Việt Nam

Bước ra vùng ngoại vi thành phố, có thể cảm nhận thấy một sự đứt gãy, phá vỡlớn trong cảnh quan khu vực ven đô, vốn có cấu trúc rất đẹp, tạo dựng nên từ sự phốikết hợp hài hòa của không gian kiến trúc nông thôn truyền thống Tình trạng bê-tônghóa ven lộ, ven đê, ven đường cao tốc và trong các làng bộc lộ rõ sự không theo kịp củaviệc quy hoạch nông thôn hiện nay Trong khi đó, theo các số liệu của Hiệp hội Đô thịViệt Nam, tháng 9-2006, các tổ chức quốc tế dự báo tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đến

2020 đạt 60% chứ không phải là 45% như trong chiến lược phát triển đô thị dự kiến

Đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở nước ta:

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp:

(- Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta,

là kinh đô của nhà nước Âu Lạc Trong thời kỳ phong kiến, một số đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi

- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi đến các đô thị : Phú Xuân, Hội An, Đà Nẳng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII

- Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự Đến năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…

- Từ sau Cách mạng thánh Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều

- Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như một biện pháp để dồn dân phục vụchiến tranh Ở miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá bị chững lại

- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở

Trang 3

rộng và phát triển mạnh hơn, đặc biệt là phát triển các đô thị lớn Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫncòn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.).

- Tỉ lệ dân thành thị đang ngày càng tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực

- Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng

Tốc độ tăng trưởng đô thị hoá Việt Nam:

+ Dân số đô thị (Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy

hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56-60%, đến năm 2020 là 80%

Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người Nếu đạt tỷ lệ 100m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000ha, bằng 1/4 so với yêu cầu.)

+ Số lượng đô thị (Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó

cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị

xã và trên 500 thị trấn

Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, NhaTrang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình…

Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hànhchính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thịtrung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.)

Thách thức đặt ra đối với công tác quản lý đô thị:

Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt vớingày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá

Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thịtăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hộilàm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự

an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng dường như đến nay vẫn chưa có chiến lược toàn diện về phát triển vùng ven, phát triển các làng xã ven đô (Hiện nay, tỉ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đã xấp xỉ 29% và dự báo có thể đạt 40-

Trang 4

50% vào năm 2020 Ông Trần Ngọc Chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: các đôthị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng trong phát triển đô thị, đặc biệt theo quan điểm pháttriển đô thị bền vững hiện nay.

Trong đó, khu vực ven đô thị phải chịu những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo

vệ các giá trị văn hóa, và bảo đảm phát triển bền vững cho cả thành phố

Không gian “xôi đỗ”

Đô thị hóa tại Việt Nam đang cố gắng đạt các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế tri thức; vai trò văn hóa được đẩy mạnh trong công nghiệp hóa; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư xã hội; đáp ứng xu hướng hội nhập với phát triển bền vững

Tuy nhiên, cho đến nay, về không gian đô thị luôn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn theo kiểu "xôi đỗ", trong đó, tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa

đô thị - nông thôn được thể hiện khá rõ rệt và khác với nhiều nước

So với mặt bằng xã hội hiện nay, người nông dân thu nhập thấp bằng 1/3 người dân đô thị và cơ hội để phát triển không thể so sánh tương đồng với người dân đô thị Chia nhỏ, bán đi một phần đất ở để nâng cao thu nhập khi giá đất tăng là con đường tất yếu để cải thiện về thu nhập, đời sống Vì vậy mật độ dân cư tăng, sự pha trộn dân cư làm giảm đi tính liên kết cộng đồng cũng là tất yếu

Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn, nông dân thường dịch chuyển ra thành phố theo mùa vụ, cố định thường xuyên, nhiều trường hợp đã trở thành di chuyển lâu dài Cuộc sống định cư của người dân ở khu vực kinh tế này đang tạo nên những vấn đề bức xúc đối với môi trường sống đô thị hiện nay.Bởi nơi ở và môi trường ở của họ là các khu định cư phi chính thức, rất kém tiện nghi, trong đó có những khu ổ chuột, thiếu sự đoàn tụ gia đình

Các đô thị khu ven đô phát triển tự phát, hiện tượng lấn chiếm các không gian quy hoạch; phát triển mang tính cách ly, không mang tính tổng thể tạo nên các mảng

"da báo" trong cấu trúc ven đô, dẫn đến sự mất cân đối, không công bằng trong phát triển; chi phí hạ tầng tốn kém do công tác di dân giải phóng mặt bằng, tranh chấp,

không tạo được nguồn tài chính từ đất; cuộc sống của người dân bị xáo trộn, ngành nghề chuyển đổi tự phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống )

Tại các đô thị cần phải phân biệt sự khác nhau về mô hình tổ chức và phương thức quản lý của bộ máy chính quyền đô thị ở những khu vực này Vì tại

các đô thị vẫn có sự đan xen giữa khu vực đã đô thị hóa với các khu vực ngoại vi (đangđược đô thị hóa) vẫn còn mang nhiều nét, nhiều yếu tố nông thôn (về kết cấu hạ tầng,kiến trúc xây dựng, hoạt động kinh tế xã hội, cách sinh hoạt, lối sống ), hoặc là các đơn

vị hành chính nông thôn trực thuộc

Ðô thị hóa đang làm thay đổi diện mạo đất nước, góp phần nâng cao mức sống

của người dân Tuy nhiên, quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, yếu kém, bất cập về công tác quản lý đô thị và xây dựng theo quy hoạch, khó khăn trong giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án Các hệ thống hạ tầng giao thông, cấp

điện, cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn, môi trường đô thị, cảnh quan kiến trúc chưa đáp ứng yêu cầu Nhiều dự án xây dựng các đô thị mới tại các thành phố, hệthống thoát nước không tuân theo một cốt nền đồng bộ với quy hoạch được phê duyệt,

Trang 5

dẫn đến tình trạng ngập lụt mỗi khi có đợt mưa lớn Việc di dân từ nông thôn ra thành thị khiến sức ép tăng dân số cơ học đối với đô thị ngày càng gia tăng, dẫn tới quá tải hệ thống hạ tầng xã hội: thiếu nhà ở, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh; trường học

và bệnh viện luôn quá tải, môi trường đô thị xuống cấp Sự thay đổi điều kiện sống làm cho một bộ phận người dân nông thôn di cư ra thành thị, phát sinh nhiều vấn đề xã hội nan giải

Ðô thị hóa là một tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước ta Tuy vậy, nếu

đô thị hóa theo hướng tự phát không có sự quản lý, thiếu quy hoạch đồng bộ thì nảy sinh nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng cuộc sống người dân đô thị Ðể quá trình đô thị hóa phát triển một cách ổn định và bền vững thì đòi hỏi

phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhưng trước hết và quan trọng nhất là làm tốt công tác quy hoạch tổng thể đô thị và thực hiện quy hoạch này Các chiến lược, chính sách liên quan quy hoạch đô thị phải được thực hiện với tầm nhìn lâu dài hàng chục năm, từng bước tạo thành mạng lưới đô thị hoàn chỉnh Chất lượng quá trình đô thị hóa phụ thuộc rất lớn khả năng quy hoạch và tổ chức không gian đô thị của bộ máy quản lý nhà nước, của cán bộ lãnh đạo chính quyền các cấp Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội trong đó coi trọng phát triển hệ thống giao thông công cộng, nhất là các phương tiện hiện đại, ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt là giải pháp trọng tâm để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường Ðối với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì cần pháttriển các đô thị vệ tinh để giảm tải sức ép cho vùng đô thị trung tâm đi đôi việc kiểm soát và quản lý và quan tâm đối tượng người nhập cư từ nông thôn ra thành thị Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình xã hội như bệnh viện, trường học, công trình văn hóa, cơ sở xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới, môi trường đô thị Kiểm tra và giám sát chặt chẽ chủ đầu tư xây dựngcác khu đô thị mới bảo đảm tuân thủ quy hoạch

Câu 8 Anh (chị) cho biết ban quản lý khu đô thị mới có được quản lý xây dựng theo quy hoạch không? Khi đó vai trò của chính quyền địa phương thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?

1 Ban quản lý khu đô thị mới được quản lý xây dựng theo quy hoạch:

Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hànhquy chế khu đô thị mới quy định: “Dự án khu đô thị mới" (sau đây gọi là dự án cấp 1 là

dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹthuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp

đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xácđịnh phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh

Điều 10 Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới

1 Tuỳ theo yêu cầu thực tế của địa phương về phát triển các khu đô thị mới, Ủyban nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới để làmđầu mối kết nối, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao đối với các dự án khu đôthị mới trong tỉnh

Trang 6

2 Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới được Ủy ban nhân dân cấp tính giao một

số nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu có liên quan đến phát triển và xây dựng khu đô thịmới:

a) Lập kế hoạch phát triển các khu đô thị mới tại địa phương;

b) Lập yêu cầu đối với các dự án kêu gọi đầu tư;

c) Kết nối kế hoạch, tiến độ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoàihàng rào với tiến độ xây dựng dự án khu đô thị mới;

d) Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các dự án, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp vớiquy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, phù hợp với quyết định đầu tư hoặc văn bảncho phép đầu tư và tiến độ phân giai đoạn đầu tư, tổng tiến độ toàn bộ dự án khu đô thịmới;

đ) Là đầu mối tiếp nhận và tổ chức thẩm định dự án khu đô thị mới tại địa phương,trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư;

e) Là đầu mối kết nối để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự ántrong khu đô thị mới với cơ quan hành chính địa phương và được Ủy ban nhân dân cấptỉnh giao thực hiện một số chức năng của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh về các dự án khu đô thị mới;

g) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm về tìnhhình thực hiện các dự án khu đô thị mới án địa bàn do mình quản lý, tham gia góp ý xâydựng và hoàn thiện pháp luật quản lý dự án khu đô thị mới;

h) Các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định:

- Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị Nam thành phố, Ban Quản lý đầu tư– xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, Ban Quản lýKhu Công nghệ cao, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố có tráchnhiệm tổ chức công bố công khai các đồ án quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt nằm trong phạm vi ranh giới được giao quản lý

- Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị Nam thành phố, Ban Quản lý đầu tư– xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Khu đô thị Tây Bắc, Ban Quản lýKhu Công nghệ cao, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố có tráchnhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp Chứng chỉ quy hoạch tại các khu đất, lô đất nằm trongphạm vi ranh giới được giao quản lý

Chính phủ đã có Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ vềviệc ban hành quy chế khu đô thị mới và Thông tư số 04/2006/TT-BXD của Bộ Xâydựng hướng dẫn thực hiện quy chế đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-

CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ; Đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương cũng có văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của banquản lý khu đô thị mới Đây là cơ sở pháp lý để ban quản lý khu đô thị mới được quản

lý xây dựng theo quy hoạch Tuy nhiên thực tiễn cho thấy công tác quản lý xây dựng tạicác khu đô thị mới vẫn còn nhiều bất cập:

Cụ thể tại Hà Nội:

Theo ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thì Hà Nội vẫn chưađáp ứng đủ nhu cầu nhà ở, nhất là nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp, côngchức, viên chức Đặc biệt còn nhiều bất cập tại hầu hết các đô thị mới

Trang 7

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đã và đang triển khai xây dựng hơn 40 khu đôthị mới với trên 400 nhà cao tầng; xây dựng mới khoảng 6 triệu m2 nhà ở, diện tíchbình quân đạt 7,5m2/đầu người Việc triển khai mô hình khu đô thị mới trên địa bàn HàNội đã góp phần tích cực vào kết quả phát triển nhà ở của thành phố khoảng trên 1 triệum2 nhà mỗi năm, tạo không gian đô thị mới, kiến trúc hiện đại, nâng cao chất lượngdịch vụ đô thị, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khớp nối với khu dân

cư cũ

Bất cập lớn ở các khu đô thị mới là thiếu sự đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong

khu đô thị với hạ tầng bên ngoài các khu đô thị mà cụ thể là sự liên thông và kết nốigiao thông, thoát nước, xử lý nước thải không đảm bảo

Các khu đô thị mới phát triển không có sự gắn kết với nhau trong một quy hoạchtổng thể chung của đô thị, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội TS NguyễnHồng Tiến, Phó vụ trưởng Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị (Bộ Xây dựng) nhận định: mặc

dù các khu đô thị mới đều được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch nhưng qua một

số khu đô thị cho thấy không có các giải pháp về thiết kế đô thị.

Do đó, các khu đô thị mới có những nét giống nhau về cách tổ chức không gian

song cũng lại có những nét riêng không giống ai Hình ảnh quen thuộc của các khu đô

thị mới là các nhà cao tầng làm hàng rào quây xung quanh các khu đất và lọt ở giữa cácnhà thấp tầng Một sự chênh lệch về chiều cao quá lớn tạo nên sự hụt hẫng không giancũng như sự rời rạc không có nhịp điệu của các nhà cao tầng trong cùng một dự ánhoặc của hai dự án ở hai bên đường

Khu biệt thự, nhà liền kề pha tạp hình thái kiến trúc đủ loại và đa màu sắc và hìnhnhư không ai quản lý thiết kế kiến trúc của các công trình này Mật độ xây dựng cao và

hệ số sử dụng đất lớn khiến các đô thị thiếu không gian mở, không gian công cộng Hầuhết các khu đô thị đều thiếu các công trình hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, bãi

đỗ xe

Nhiều khu đô thị được xây dựng khá đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật ởbên trong ranh giới đất được giao còn bên ngoài khu vực dự án thì còn nhiều bất cập, sựkhớp nối giữa các công trình hạ tầng bên trong và bên ngoài hàng rào chưa có hoặc nếu

có cũng không được tuân thủ nghiêm chỉnh

Tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại các cửa ra vào ở khu đô thịmới Định Công - Linh Đàm Sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông cũngnhư lưu thông các loại xe tải nặng qua khu vực này (do cầu Tó bị hư hỏng) đã làm chocác hoạt động tại đây bị xáo trộn

Khu đô thị mới Đại Kim có vị trí như một "ốc đảo" nên hiện tại giao thông ra vàorất khó khăn Cao độ nền trong khu đô thị cao hơn hoặc thấp hơn khu vực xung quanhtrong khi đó không có sự khớp nối hệ thống thoát nước gây hậu quả ngập úng liền kềhoặc ngập úng tại chính khu đô thị

Do vậy nếu không có giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này thì hệ thống hạtầng kỹ thuật sẽ manh mún, độc lập với nhau mà hậu quả trước mắt là ách tắc giaothông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề khác nảy sinh chưa thểlường trước

Các khu đô thị tổ chức giao thông theo kiểu ô cờ Chiều dài mỗi đoạn phố khoảngtrên 100m, có rất nhiều điểm giao cắt ngõ với ngõ, ngõ với đường chính, nhiều đoạn rẽ,đường cong Tuy nhiên hầu như trong các khu đô thị này không có biển báo giao thônghay hệ thống giảm tốc giữa các điểm giao cắt đó, tình trạng mất an toàn giao thông

Trang 8

thường xuyên xảy ra Sự ùn tắc, thiếu các bãi đỗ xe và lấn chiếm đường để đỗ xe đãxuất hiện tại nhiều khu đô thị mới.

Nhiều nơi, việc cung cấp nước sạch không đảm bảo, chất lượng nước còn có nhiềuvấn đề, hệ thống chiếu sáng tại một số khu vực trong khu đô thị còn thiếu Bên cạnh đó,việc quản lý vận hành khu nhà ở khu đô thị, nhất là nhà chung cư sau đầu tư còn chưathống nhất, chưa có cơ chế chính sách về quản lý khai thác sau đầu tư đối với các dự ánphát triển nhà ở và khu đô thị, nhất là nhà ở cao tầng; chưa rõ mô hình quản lý, vậnhành, đặc biệt là diện tích tầng 1, tầng hầm và dịch vụ của nhà chung cư cao tầng cũngnhư cả khu đô thị mới

Bộ Xây dựng đã chỉ ra 7 bất cập về thủ tục hành chính của dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đây là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính

- Thứ nhất, về thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết

xây dựng, hiện còn nhiều đô thị chưa phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000nên thiếu cơ sở để quản lý, dẫn đến tình trạng phải thoả thuận về quy hoạch, kiến trúc,làm phát sinh thủ tục, mất nhiều thời gian, dễ dẫn đến tuỳ tiện, tiêu cực

Khi thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, thì lại chưa thực hiện cơchế “một cửa”, chủ đầu tư phải đi lấy ý kiến của từng cơ quan quản lý nhà nước về xâydựng, môi trường, quốc phòng, hạ tầng kỹ thuật và các cơ quan có liên quan

- Thứ hai, các điều kiện để tổ chức đấu thầu, lựa chọn chủ đầu tư dự án theo quy

định hiện nay khó thực hiện, nhất là quy định điều kiện về giá sàn tiền sử dụng đất;phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

- Thứ ba, việc đánh giá tác động môi trường làm thành 1 thủ tục riêng như hiện

nay đang làm phát sinh thủ tục, tốn nhiều thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư

- Thứ tư, thủ tục liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đối với 3 loại dự án trên chưa phù hợp thực tế, gây khó khăn cho nhàđầu tư

- Thứ năm, tại văn bản số 3803/BQP ngày 28/7/2006 của Bộ Quốc phòng “về việc

quản lý các công trình xây dựng đảm bảo tĩnh không cho hoạt động bay, quản lý vạchngang bảo vệ vùng trời” có yêu cầu đối với các công trình trong phạm vi quy định, chủđầu tư phải xin ý kiến thoả thuận của Bộ Quốc phòng về chiều cao công trình

Đây cũng là một thủ tục mà nhiều địa phương và các nhà đầu tư đề nghị cải tiến đểcho chủ đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng không phải đi xin thoảthuận của Bộ Quốc phòng cho từng công trình cụ thể

- Thứ sáu, theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP thì tất

cả các dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên (bao gồm cả dự án đầu tư trong nước,

dự án có vốn đầu tư nước ngoài) đều phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứngnhận đầu tư

Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các dự án từ 300 tỷ đồngtrở lên thì phải làm thêm thủ tục thẩm tra trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trong quá trình rà soát thủ tục hành chính, làm việc với các địa phương, các nhàđầu tư, nhiều ý kiến đề nghị bỏ thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối vớinhà đầu tư trong nước, chỉ nên áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài như trước đây

- Thứ bẩy, một số địa phương tự đặt ra các thủ tục hoặc yêu cầu chủ đầu tư phải

làm không đúng với quy định của Chính phủ như: xác nhận ranh giới đất không có tranhchấp, khiếu kiện; thoả thuận về địa điểm của dự án; chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ

Trang 9

án quy hoạch; chấp thuận lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng; chấp thuận về ranhgiới, mốc giới và diện tích ô đất để lập quy hoạch…Thậm chí còn yêu cầu chủ đầu tư đi xin ý kiến của nhiều cơ quan chuyên môn như: cấpđiện, cấp nước, môi trường, phòng cháy chữa cháy, di tích lịch sử – văn hoá, tôn giáo,

an ninh, quốc phòng…

Theo kết quả rà soát của Bộ Xây dựng, số lượng thủ tục của 3 loại dự án nêu trênvẫn còn tới khoảng 33 thủ tục/dự án và kéo dài tới 3 năm, trong đó có những thủ tục dođịa phương tự đặt ra hoặc yêu cầu chủ đầu tư phải làm trái với quy định của Chính phủ.Hiện nay, chính phủ cũng như BXD đã có những cải tiến rõ rệt trong khâu quản lýthủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho cácnhà đầu tư, tuy nhiên, việc chỉ ra những bất cập của bộ Xây dựng có ý nghĩa quan trọngcho việc ban hành Nghị Quyết về một số giải pháp trong cải cách thủ tục hành chínhtrong xây dựng

2 Vai trò của chính quyền địa phương thay đổi:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới

để làm đầu mối kết nối, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao đối với các dự ánkhu đô thị mới trong tỉnh Điều nãy đã làm thay đổi vai trò của chính quyền địa phươngtrong công tác quản lý hành chính nhà nước tại các khu đô thị mới, nhất là đối vớiUBND cấp quận và phường Cụ thể:

- Phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước về công khai quy hoạch đô thị và cấp Chứng chỉ quy hoạch giữa UBND quận và ban quản lý khu đô thị mới:

+ UBND các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch đôthị do UBND quận, huyện phê duyệt và phối hợp tổ chức công bố công khai các quyhoạch đô thị do cấp trên phê duyệt nằm trong phạm vi ranh giới hành chính của quận,huyện Còn các Ban Quản lý khu đô thị mới có trách nhiệm tổ chức công bố công khaicác đồ án quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nằm trong phạm viranh giới được giao quản lý

+ Các ban quản lý khu đô thị mới có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp Chứng chỉquy hoạch tại các khu đất, lô đất nằm trong phạm vi ranh giới được giao quản lý Ủyban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cung cấp Chứng chỉquy hoạch cho nhà ở riêng biệt và các khu đất, lô đất trong phạm vi ranh giới hànhchính của quận, huyện và không nằm trong các quy định nêu trên

- Quản lý nhà nước về cấp Giấy phép xây dựng :

+ Trưởng Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới, Khu công nghiệp - Khuchế xuất, Khu công nghệ cao cấp GPXD đối với các công trình thuộc phạm vi địa giớiquản lý Trong khi đó: Giám đốc Sở Xây dựng được quyền cấp GPXD đối với các côngtrình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử -văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; những công trình trên các tuyến, trụcđường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài; công trình thuộc dự án mà theo quy định phải xin cấp GPXD UBND quận-huyệncấp GPXD đối với tất cả các công trình còn lại; các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáokinh tế kỹ thuật do UBND quận-huyện quyết định đầu tư; công trình tín ngưỡng và nhà

ở riêng lẻ thuộc phạm vi địa giới hành chính quản lý (trừ các công trình quy định khôngphải xin cấp GPXD) UBND phường-xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ đăng ký xây dựng, sửachữa, cải tạo đối với những công trình mà theo quy định không phải xin cấp GPXD;thông báo ngày khởi công xây dựng của chủ đầu tư theo quy định

Trang 10

- Các cấp chính quyền địa phương đều tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạtđộng thông qua thực hiện các chức năng của mình Hầu hết các khu nhà đều thành lập

Tổ dân phố theo quy định của chính quyền địa phương và có sự phối hợp nhịp nhàngtrong công việc với doanh nghiệp quản lý vận hành khu đô thị khu đô thị mới từ côngtác quản lý nhân khẩu, họp tổ dân phố, Chi bộ Đảng và nhà nước cũng thực hiện cácquy chế sinh sống trong khu đô thị mới Đặc biệt là trong công tác an ninh luôn có sựphối hợp của công an phường nơi đô thị mới trực thuộc địa bàn hành chính Qua đánhgiá trong bảng điều tra thì công tác an ninh, trật tự xã hội trong các khu đô thị mới đượcđánh giá tốt

- Mức phí dịch vụ nhà cung cư cao tầng tại khu đô thị mới do doanh nghiệp kinhdoanh quản lý vận hành khu đô thị mới đang thu từ các hộ dân hiện nay chưa đồng nhấttại tất cả các khu đô thị mới thậm chí có sự chênh lệch rất lớn Ngay tại Hà nội, các mứcthu phí của HUD, Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Hà nội cũng khác nhau Việc thuphí này không theo quy định của trung ương và thành phố đối với các khu vực dân cư

- Các cấp chính quyền địa phương đã có sự hỗ trợ nhất định đối với hoạt độngcung ứng dịch vụ quản lý vận hành khu đô thị mới của các doanh nghiệp, nhưng hiệnnay do việc hình thành các khu đô thị mới nằm trên địa giới hành chính của nhiềuphường xã khác nhau nên việc thực hiện công tác phối hợp với các cấp chính quyền sẽ

bị lặp lại nhiều lần với cùng một nội dung công việc (do không phải lúc nào cũng họpliên xã, phường trong cùng một thời điểm) Thêm vào đó, tuỳ theo chức năng thực tế vàlượng nhân sự của từng phường, xã mà việc bám nắm giải quyết các công việc khácnhau nên sẽ khó có sự thực hiện đồng nhất (vướng mắc sẽ xảy ra khi đi ra giải quyếtviệc lấn chiếm lòng đường vỉa hè mà theo địa giới hành chính thuộc hai phường khácnhau sẽ phải tổ chức phối hợp rất phức tạp)

Thực trạng về vai trò của địa phương trong công tác quy hoạch đô thị tại một

số tỉnh, thành phố:

Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam thì đếnnăm 2020, dân số Việt Nam sẽ lên tới trên 101,6 triệu người, trong đó 45% sẽ sốngtrong các đô thị Việc mở rộng và nâng cấp đô thị, quy hoạch phát triển các khu đô thịmới, đô thị hóa các làng xã ven đô đã đặt ra những yêu cầu cấp bách cho công tác quyhoạch đô thị (QHĐT) qua đó đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phươngcũng như người dân trong việc lập, thực hiện và quản lý các đồ án quy hoạch chi tiết(QHCT) cũng cần được nâng cao

"Tăng cường sự tham gia của người dân và Quản lý nhà nước ở các đô thị ViệtNam thông qua hiệp hội các đô thị Việt Nam” là dự án do Ủy ban Châu Âu và việnKonrad - Adenauer (KAS - CHLB Đức) phối hợp thực hiện Qua trao đổi và nghiên cứuthực tế tại một số địa phương được chọn là đối tượng thí điểm của dự án như: Vinh,Nam Định, Pleiku, Quy Nhơn có thể thấy rõ một số vấn đề sau liên quan đến vai trò,trách nhiệm của chính quyền địa phương:

- Vai trò của chính quyền địa phương còn mờ nhạt trong việc thúc đẩy sự tham giacủa cộng đồng vào quy hoạch chi tiết Với các đồ án QHCT thuộc quản lý của cấp quận,huyện và phường xã, người dân chỉ được thông báo về nội dung quy hoạch của đồ án

mà không được tham gia góp ý kiến ngay từ khâu xác định mục đích đồ án QH, lậpnhiệm vụ QH UBND quận huyện hoặc phường xã chỉ hỗ trợ đơn vị tư vấn tổ chức họpdân và phát phiếu lấy ý kiến đến đại diện người dân hoặc các hộ dân mà quyền lợi bịảnh hưởng trực tiếp bởi đồ án quy hoạch Việc khảo sát, đánh giá hiện trạng cho việc

Trang 11

lập quy hoạch do bên tư vấn tự làm, hầu như không có sự tham gia của người dân hayphối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường sự tham gia của người dân trongbước quan trọng này.

- Thiếu cán bộ chuyên trách, năng lực, nhận thức còn hạn chế: Hầu hết các cán bộquản lý QH từ cấp thành phố trở xuống đều không được cung cấp đầy đủ kiến thức hayđược đào tạo, tập huấn các kỹ năng, công cụ để làm việc với cộng đồng Chỉ có một sốkhóa tập huấn ngắn hạn theo một số dự án Không có các khóa tập huấn thường niêncho các cán bộ trẻ về nguyên tắc và cách thức làm việc với cộng đồng

- Không có cơ chế cụ thể về tài chính cho việc tăng cường sự tham gia của cộngđồng trong quy hoạch chi tiết Không có kinh phí cho việc in ấn, triển lãm nội dungphương án quy hoạch đến người dân, tổ chức các cuộc họp dân, điều tra khảo sát, phỏngvấn lấy ý kiến của người dân Các kinh phí này chủ yếu do đơn vị tư vấn quy hoạchphải chi, do vậy họ thường làm cho xong, mang tính hình thức Đây là một trong cácnguyên nhân dẫn đến tính hình thức trong việc huy động sự tham gia của người dân

- Thiếu tính chủ động, sáng tạo ở cấp cơ sở: Những hạn chế về nhân lực, năng lực

và nhận thức của các bộ quản lý đô thị đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của địaphương Bản thân cán bộ quản lý nhiều khi không nắm được mục đích, nội dung củacác đồ án QHCT hoặc điều chỉnh QHCT trên địa bàn phường nên rất khó có thể chủđộng, sáng tạo trong các hoạt động tăng cường sự tham gia của người dân, hay chủ độngphát hiện các vấn đề

Những khó khăn, rào cản

- Trong những năm gần đây tại các địa phương có sự tách nhập thay đổi địa giớihành chính rất đáng kể, do vậy đồ án QHCT phải điều chỉnh nhiều lần hoặc phải lậpmới Tuy nhiên, rất nhiều phường, xã chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết Tuynhiên, không ít trường hợp QHCT được làm trước, dẫn đến bản đồ quy hoạch sử dụngđất trong QHCT không phù hợp với bản đồ dải thửa của quy hoạch sử dụng đất, gây ranhững khó khăn cho cán bộ quản lý địa phương, gây nhiều bức xúc, không đồng thuận

từ phía người dân

- Quy hoạch chung về giao thông và hạ tầng kỹ thuật không được nghiên cứu đồng

bộ trong quy hoạch chung của toàn đô thị, dẫn đến việc quy hoạch mới, mở rộng nângcấp nhiều tuyến đường đòi hỏi phải điều chỉnh QHCT tại cấp quận huyện, phường xã,nhiều đồ án QHCT vừa mới được phê duyệt đã phải điều chỉnh

- Thời gian cho việc lập nhiệm vụ và đồ án QHCT là rất ngắn Thời gian lập nhiệm

vụ QHCT không quá 01 tháng và thời gian lập đồ án là không quá 06 tháng (Nghị định

số 37/2010/NĐ-CP, điều 2, mục 3) rất khó cho việc TGCĐ ngay từ khâu xác định mụcđích, nhiệm vụ QH Đặc biệt là với các đồ án QHCT cải tạo, chỉnh trang hoặc QHCTcho các khu vực đặc thù, cần có sự tham gia chặt chẽ của người dân Tại Singapore,Australia, thời gian lập QHCT cho 1 khu vực tối thiểu là 9 -12 tháng Thời gian để thamvấn ý kiến người dân tối thiểu là 2 tháng Ở Nhật Bản, với một dự án tái phát triển khuvực thị trấn cổ với sự tham gia của người dân, họ cần thời gian rất dài cho việc khảo sát,đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án và thực hiện phương án dưới sự điều hành vàgiám sát của cộng đồng trong một quá trình liên tục nhiều năm

- Việc quản lý, lưu trữ thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý QH được thựchiện thủ công thông qua các tài liệu, bản đồ lưu trữ trong các tủ hồ sơ của các cơ quanquản lý, không có sự hỗ trợ của phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại nên rất khó khăncho việc tìm kiếm tài liệu Hầu như việc tra cứu số liệu không thể thực hiện hoặc rất khóthực hiện trong thời gian ngắn, không đảm bảo tiến độ công việc Việc không tương

Trang 12

thích giữa các phần mềm sử dụng để quản lý hoặc bản đồ không thống nhất về tỷ lệ dẫnđến kết quả không chính xác, sai số lớn giữa các bản đồ QH (bản đồ tỉ lệ 1/2000 và bản

đồ tỉ lệ 1/500), gây khó khăn cho người quản lý và mâu thuẫn cho người dân

Cần làm rõ quy trình, mức độ tham gia của người dân trong đồ án QHCT và tiếnhành thử nghiệm tại nhiều địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm cho từng đồ án cụthể, từng địa phương cụ thể Theo kinh nghiệm của thành phố Nam Định, có thể đề xuất

để tham vấn cộng đồng đạt hiệu quả trong các bước của đồ án QH, cần phải chia ra làm

2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tham vấn xin ý kiến cộng đồng ngay từ khâu xác định mục đích,nhiệm vụ QHCT, thu thập các nhu cầu, nguyện vọng và mong muốn của cộng đồng vềkhu vực quy hoạch Sau đó tổng hợp, phân loại thông tin để cung cấp cho tư vấn nghiêncứu đề xuất phương án thiết kế quy hoạch

Giai đoạn 2: Tham vấn xin ý kiến về phương án thiết kế quy hoạch Tư vấn đưa racác kịch bản, phương án có cân nhắc kỹ các khả năng tham gia của cộng đồng Cần lấy

ý kiến đóng góp của cộng đồng dưới nhiều hình thức và nhiều lần: họp, hội thảo, phỏngvấn trực tiếp, phát phiếu hỏi, họp nhóm trọng tâm

- Cần lập ban tư vấn cộng đồng cho các dự án thực hiện QHCT Ban tư vấn cộngđồng là tổ chức riêng rẽ, đại diện lợi ích cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với chính quyềnđịa phương, đơn vị tư vấn quy hoạch

- Trong thể chế, chính sách cần có quy định về cơ chế tài chính cho tổ chức thamgia lấy ý kiến cộng đồng

- Cần trang bị cơ sở vật chất, các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại, số hóa hệthống bản vẽ, dữ liệu quy hoạch

Câu 9: Phân tích những nguyên nhân chủ quan dẫn đến quy hoạch treo và dự án treo ở đô thị hiện nay.

Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến quy hoạch treo và dự án treo ở đô thị hiệnnay chủ yếu bao gồm:

1 Hệ thống quy hoạch xây dựng của chúng ta lấy sự thỏa mãn một số nhu cầucăn bản như ở, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi… làm tiêu chí đánh giá sự hợp lý Tuy nhiên,trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng của xã hội là rất đa dạng Trên thực tế, khi triểnkhai quy hoạch thường bỏ qua tính đa dạng này

2 Hiện nay, số liệu đầu vào của quy hoạch chưa chính xác Chúng ta mới có sốliệu của khu vực chính thức, bao gồm Nhà nước, các doanh nghiệp lớn trong và ngoàinước Khu vực không chính thức hầu như không được phản ánh vào trong điều tra,thống kê và tất nhiên khó có thể phản ánh trong nhu cầu phát triển Tuy nhiên khu vựcnày lại có hoạt động rất đáng kể

Trang 13

3 Quy hoạch xây dựng trên thực tế quan tâm đến việc cụ thể hóa các chươngtrình phát triển của Nhà nước, phục vụ chi tiêu công cộng từ ngân sách chứ chưa tíchhợp các chương trình phát triển của khu vực tư nhân Chủ đầu tư phát triển nằm ngoàiphạm vi Nhà nước ít khi được hỏi ý kiến trong quá trình quy hoạch.

4 Việc thu thập số liệu điều tra cũng chưa được quan tâm đúng mức Sự khiếmkhuyết đầu vào số liệu đã và đang là nguyên nhân dẫn tới quy hoạch khó có thể phảnánh hết thực tế

5 Sự can thiệp của các nhà chính trị vào vấn đề quy hoạch đã làm cho nhiều bảnquy hoạch phục vụ ý đồ chính trị hơn là tuân thủ đúng chuyên môn

6 Việc áp dụng và vận dụng tiêu chuẩn cho thiết kế quy hoạch trong nền kinh tếthị trường vẫn còn nhiều bất cập Trên thực tế, các khu vực khác nhau về trình độ pháttriển có mức độ tiện nghi khác nhau và được phản ánh trong cơ cấu sử dụng đất khácnhau Như vậy, những chỉ tiêu chủ quan của nhà quy hoạch rất có thể khác biệt trênthực tiễn, dẫn đến quy hoạch treo Trong khâu lập, thẩm định, duyệt quy hoạch, dự báocòn thiếu chính xác, thiếu cơ sở, định hướng mà còn rất lúng túng, chưa sâu sát thực tế

Có khu vực quy hoạch thì không có nhu cầu sử dụng đất mà có khu không quy hoạchthì nhu cầu sử dụng đất lại rất lớn

7 Đất đai dành cho công nghiệp cũng không đơn giản tính bằng các con số lýthuyết Thực tế có những cơ sở sản xuất rất thiếu đất nhưng các khu công nghiệp hiện

có rất nhiều đất lại không thể lấp đầy, rất nhiều khu vực đã quy hoạch hoặc không thểtriển khai, hoặc có triển khai cũng không có ai vào Trong khi đó, các nhà quy hoạch khitính toán nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp lại tính bằng con số tăng trưởng dự kiến(GDP) công nghiệp quy đổi ra đất đai hoặc tính bằng diện tích đề nghị thuê của đại diệncác doanh nghiệp Khoảng cách giữa nhu cầu thực tế và quy hoạch đất chuyên dùngphản ánh rất rõ sai số lớn trong cách tiếp cận lý thuyết của quy hoạch

Sự phối hợp của các loại quy hoạch có nội dung sử dụng đất chưa được nhuầnnhuyễn: bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch - kế hoạch sử dụngđất, các quy hoạch về lĩnh vực xây dựng, giao thông, giao thông thuỷ lợi và các quyhoạch ngành

8 Vấn đề năng lực thực hiện của chủ đầu tư cũng gây nên quy hoạch treo Donăng lực chủ đầu tư yếu, quy hoạch dự án được lấy đất, phê duyệt quy hoạch nhưng lúctriển khai chậm do không đủ năng lực đền bù, không thỏa thuận được với các ngành vềcung cấp dịch vụ hạ tầng đi kèm, thiếu năng lực quản lý và tiếp thị sản phẩm… dẫn đếnkéo dài nhiều năm Kể cả những dự án nhỏ nhưng chủ dự án không có vốn mà phải phụthuộc vào vốn vay ưu đãi ngân sách, cũng gặp tình trạng kéo dài ngay từ lúc phê duyệtngân sách, dẫn đến kéo dài dự án Những khu vực như vậy dù có chủ đầu tư, có quyhoạch chi tiết vẫn dậm chân tại chỗ

Các chủ dự án còn có tâm lý xin đất để chuyển nhượng, trao đổi thu lợi nhuận,không thực sự đầu tư để sản xuất kinh doanh

9 Sự ảnh hưởng của các yếu tố phi thị trường dẫn đến quy hoạch không khả thi.Quy hoạch có hỗ trợ từ ngân sách, bảo lãnh cho vay nhiều khi làm để có được dự án chứkhông cần có lãi Các địa phương “chạy đua”, “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư, trongkhi chưa tìm hiểu kỹ về các nhà đầu tư, cấp phép đầu tư tràn lan không cân nhắc kỹ Dovậy xảy ra tình trạng rất nhiều “dự án treo”

Ngày đăng: 13/03/2015, 18:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w