1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng do thấm và đề xuất biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số đập đất vừa và nhỏ miền Trung - Tây Nguyên

98 863 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận: Trên cơ sở kết quả của dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng thấm qua thân đập phục vụ cho an toàn hồ chứa thuộc khu vực Miền Tru

Trang 1

Luận văn “Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng do thấm và đề xuất biện

pháp sửa chữa, nâng cấp một số đập đất vừa và nhỏ Miền Trung - Tây Nguyên” được hoàn thành tại Trường Đại học Thuỷ Lợi

Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thành Công đã tận

tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa Công Trình - Trường Đại học Thuỷ lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp các tài liệu phục vụ cho luận văn này

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân cho phép sử dụng tài liệu đã công bố

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trung tâm Công trình Hồ đập - Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; bạn bè

và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Trong nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013

Tác giả

Hoàng Thanh Thiên

Trang 2

Tên tôi là Hoàng Thanh Thiên Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực

và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Hoàng Thanh Thiên

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1 

2 Mục đích của đề tài: 1 

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 2 

4 Kết quả dự kiến đạt được: 2 

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN 3 

1.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HỒ CHỨA CỦA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG 3 

1.1.1 Tình hình xây dựng hồ chứa ở Việt Nam 3 

1.1.2 Tình hình phát triển đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên 5 

1.2 TÌNH HÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐẬP ĐẤT VÀ NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP 6 

1.2.1 Tình hình làm việc của đập đất 6 

1.2.2 Những hư hỏng thường xảy ra đối với đập đất 9 

1.3 Ảnh hưởng của thấm đến ổn định của đập đất 10 

1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11 

2 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM 12 

2.1 CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN 12 

2.1.1 Tiêu chí thực hiện điều tra 12 

2.1.2 Phạm vi thực hiện điều tra 12 

2.1.3 Biện pháp tổ chức thực hiện 14 

2.1.4 Các giải pháp kỹ thuật thực hiện 15 

2.1.5 Các công việc đã thực hiện 17 

2.2 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 18 

2.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC SỰ CỐ, HƯ HỎNG ĐỐI VỚI ĐẬP ĐẤT VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA 22 

Trang 4

2.3.3 Lớp gia cố mái bị hỏng 27 

2.3.4 Nứt nẻ sâu, bào xói ở đỉnh hoặc mái đập 27 

2.3.5 Mối hại đập 29 

2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 30 

2.5 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP ĐẤT 31 

2.5.1 Các công nghệ chống thấm hiện nay 31 

2.5.2 Khả năng ứng dụng các công nghệ chống thấm cho đập đất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên 37 

2.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38 

3 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT THẤM, ỔN ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TOÁN 39 

3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN THẤM 39 

3.1.1 Môi trường thấm và nguyên nhân gây ra thấm 39 

3.1.2 Cơ sở lý thuyết tính toán 41 

3.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP 50 

3.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 53 

4 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN NÂNG CẤP, SỬA CHỮA ĐẬP DIÊN TRƯỜNG – TỈNH QUẢNG NGÃI 54 

4.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ CHỨA NƯỚC DIÊN TRƯỜNG 54 

4.1.1 Vị trí địa lý 54 

4.1.2 Nhiệm vụ công trình và quá trình xây dựng 54 

4.1.3 Các thông số chính của hồ Diên Trường 55 

4.1.4 Điều kiện địa chất đập đất hồ Diên Trường 56 

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẤM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP DIÊN TRƯỜNG 59 

4.2.1 Hiện trạng thấm qua đập đất hồ Diên Trường 59 

4.2.2 Phân tích lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập Diên Trường 62 

4.3 THIẾT KẾ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP DIÊN TRƯỜNG 63 

4.3.1 Phạm vi xử lý thấm 63 

Trang 5

4.4.1 Mặt cắt và trường hợp tính toán 65 

4.4.2 Kết quả tính toán 67 

4.5 TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP HẠ LƯU 67 

4.5.1 Mặt cắt và trường hợp tính toán 67 

4.5.2 Kết quả tính toán 68 

4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 69 

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 

1 Những kết quả đạt được: 70 

2 Những tồn tại và hạn chế 71 

3 Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo 71 

6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 

7 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 74 

Trang 6

m3 3 

Bảng 1.2 Một số hồ đập lớn ở Việt Nam (Không kể các hồ thủy điện) 4 

Bảng 1.3 Số lượng hồ chứa cần xử lý thấm 7 

Bảng 1.4 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa cống lấy nước 8 

Bảng 1.5 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa tràn xả lũ 8 

Bảng 2.1 Danh mục hồ chứa (đập) lựa chọn điều tra, đánh giá thấm 12 

Bảng 2.2 Tổng hợp tình trạng hư hỏng do thấm 18 

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp thông số công trình 55 

Bảng 4.2 Chỉ tiêu cơ lý của đất thân và nền đập 58 

Bảng 4.3 Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp đập 58 

Bảng 4.4 Kết quả tính toán thấm mặt cắt đập hiện trạng 61 

Bảng 4.5 Lưu lượng thấm và gradient thấm 67 

Bảng 4.6 Kết quả phân tích ổn định mái hạ lưu 68 

Trang 7

Hình 2.2 Đo lưu lượng thấm bằng máng tam giác 16 

Hình 2.3 Đo lưu lượng thấm bằng bình và đồng hồ bấm giây 16 

Hình 2.4 Hình ảnh vùng thấm đập Đá Bạc 23 

Hình 2.5 Hình ảnh vùng thấm đập Thiềm Cát 23 

Hình 2.6 Hình ảnh vùng thấm đập Đồng Suôn 24 

Hình 2.7 Hình ảnh vùng thấm vai trái đập Nội Tranh Thượng 26 

Hình 2.8 Hình ảnh dòng thấm vai phải Bàu Da B 26 

Hình 2.9 Hình ảnh vùng thấm gây sạt lở mái đập Nhà Đường 28 

Hình 2.10 Hình ảnh sạt lở đỉnh đập Sông Quao 28 

Hình 3.1 Xác định các tham số cho ma trận [C] 49 

Hình 3.2 Sơ đồ tính toán ổn định theo phương pháp cung trượt trụ tròn 52 

Hình 4.1 Mặt cắt ngang hiện trạng đập đất - đoạn lòng suối 60 

Hình 4.2 Hiện trạng thấm đập Diên Trường 60 

Hình 4.3 Kết quả tính toán thấm mặt cắt đập hiện trạng 61 

Hình 4.4 Gradient thấm cửa ra đập hiện trạng 61 

Hình 4.5 Sơ đồ xác định khoảng cách các lỗ khoan phụt 64 

Hình 4.6 Sơ đồ bố trí các lỗ khoan phụt 65 

Hình 4.7 Mặt cắt ngang hiện trạng đập đất nâng cấp 66 

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta Các

hồ chứa chủ yếu tập trung ở miền Trung và Tây Nguyên với khoảng 80%, còn lại là

ở miền núi và trung du Bắc Bộ Trong lịch sử xây dựng các hồ chứa nước ở nước ta thì những sự cố xảy ra đa số ở những hồ chứa vừa và nhỏ và với đập dâng nước là đập đất Tuy là hồ chứa nhỏ, nhưng khi sự cố xảy ra có sức tàn phá ghê gớm, ví dụ năm 1978 hồ chứa của một nông trường cà phê ở Đắk Lắk chỉ có dung tích 500.000m3 bị vỡ đã làm chết hơn 30 người, hồ chứa Nhà Trò ở Nghệ An dung tích

2 triệu m3 bị vỡ đã làm chết 27 người và gần đây nhất 1 hồ chứa rất nhỏ ở Hà Tĩnh chỉ chứa 250.000m3 nước bị vỡ đã làm trôi hơn 200 m đường sắt Bắc Nam làm tê liệt hàng chục đoàn tàu trong nhiều ngày [10] Qua tổng hợp các báo cáo của các cơ quan quản lý hồ chứa cho thấy tình trạng thấm qua thân đập xảy ra rất phổ biến, nhiều đập bị thấm nghiên trọng Điển hình như đập Dầu Tiếng (Tây Ninh) đã phải

xử lý thấm bằng tường Ximăng – Bentonit Hàng loạt các công trình hồ chứa lớn cũng đã phải xử lý thấm như các hồ chứa: Kim Sơn (Hà Tĩnh), Hoà Trung (Đà Nẵng), Núi Một, Hội Sơn (Bình Định), Bàu Da (Nghệ An), Cù Lây (Hà Tĩnh),

Theo GS-TSKH Phan Sỹ Kỳ [3], sự cố hư hỏng của công trình do thấm gây nên chiếm 15,06% Đây là một con số rất đáng lo ngại vì đối với các đập đất khi xảy ra sự cố thì hậu quả không thể lường hết được

Để đảm bảo an toàn hồ chứa nhất là khu vực miền Trung và Tây Nguyên nơi

có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cường độ mưa lũ cao và thất thường thì việc nghiên cứu các nguyên nhân hư hỏng của đập đất do thấm và đề xuất biện pháp sửa chữa nâng cấp các hồ chứa trong khu vực là rất cần thiết và cấp bách

Trang 9

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

- Cách tiếp cận:

Trên cơ sở kết quả của dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng thấm qua thân đập phục vụ cho an toàn hồ chứa thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên do Viện Thủy Công – Viện KHTL Việt Nam thực hiện trong đó tác giả là một trong những người trực tiếp thực hiện Kết hợp tham khảo các tài liệu, báo cáo chuyên ngành liên quan:

Điều tra, thu tập các tài liệu về hiện trạng thấm qua thân đập bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thực hiện dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng thấm qua thân đập phục vụ cho an toàn hồ chứa thuộc khu vực Miền Trung – Tây Nguyên hoặc số liệu của các tổ chức, cá nhân khoa học hay các phương tiện thông tin đại chúng; qua các kết quả nghiên cứu cũng như áp dụng các cộng nghệ chống thấm cho đập đất đang được áp dụng trong thực tế xây dựng hiện nay đề xuất giải pháp chống thấm cho đập đất vừa và nhỏ khu vực Miền Trung, Tây Nguyên Áp dụng tính toán chống thấm cụ thể cho đập Diên Trường, Quảng Ngãi

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tổng hợp tài liệu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp

+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, sử dụng mô hình toán và các phần mềm ứng dụng

4 Kết quả dự kiến đạt được:

- Tổng quan về tình hình phát triển của đập đất vừa và nhỏ khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và hiện trạng thấm qua thân đập hiện nay; xác định các nguyên nhân do thấm gây hư hỏng đối với đập đất khu vực này;

- Phân tích một số giải pháp chống thấm đang được sử dụng trong thực tế xây dựng hiện nay, lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập đất Diên Trường, Quảng Ngãi;

- Lựa chọn mô hình toán, phương pháp tính toán để tính ổn định thấm cho đập Diên Trường, Quảng Ngãi

Trang 10

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA KHU VỰC MIỀN

TRUNG – TÂY NGUYÊN 1.1 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG HỒ CHỨA CỦA VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG

1.1.1 Tình hình xây dựng hồ chứa ở Việt Nam

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với đóng góp công sức của

người dân, hàng loạt hồ chứa ở các khu vực trên cả nước đã được xây dựng nhằm

đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân Theo số

liệu điều tra nằm trong Chương trình an toàn hồ chứa tính đến năm 2002 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1], đến nay cả nước đã xây dựng và đưa vào

khai thác 1.959 hồ chứa nước có dung tích trữ từ 0,2 triệu m3 trở lên (chưa kể các

hồ thủy điện) Trong đó có 81 hồ trên 10 triệu m3 nước; 66 hồ có dung tích từ 5 đến

10 triệu m3 nước; 442 hồ có dung tích từ 1 đến 5 triệu m3 nước còn lại dưới 5 triệu

m3 nước là 1370 với tổng dung tích trữ 5,793 tỷ m3 nước, tưới ổn định cho 502.883

ha đất canh tác Trong 64 tỉnh thành, nước ta có 42 tỉnh thành có hồ chứa nước, các

tỉnh có số lượng hồ chứa nước nhiều là Nghệ an (249 hồ); Hà Tĩnh (168 hồ); Thanh

Hóa (123 hồ); Phú Thọ (118 hồ); Đắk Lak (116 hồ); Bình Định (108 hồ); Vĩnh Phúc

(96 hồ); Hòa Bình (88 hồ); Quảng Trị (63 hồ); Quảng Nam (59 hồ)

Bảng 1.1 Một số tỉnh thành có số lượng hồ chứa nhiều với dung tích trên

Trang 12

TT Tên hồ Tỉnh Dung tích

(10 6 m 3 )

H max (m) Năm XD

Năm

HT

1.1.2 Tình hình phát triển đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên

Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên với 19 tỉnh, thành kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Lâm Đồng Với đặc điểm địa hình có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ Địa hình khu vực có thể chia thành 02 dạng địa hình chính là địa hình núi cao và đồng bằng ven biển, trong đó vùng địa hình vùng núi cao: Nằm trên miền đất được tạo thành bởi các đồi núi thuộc sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, cao độ trung bình từ 1.000m đến 1.500m, cá biệt có ngọn núi cao trên 2.000 m như núi Phu Hoạt cao 2.452m Chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng ven biển là các đồi thấp với cao độ trung bình khoảng 200 ÷ 300m Địa hình vùng ven biển bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi thuộc dải núi Trường sơn lấn ra tận biển Đông phân chia vùng ven biển miền Trung thành các vùng nhỏ có đặc điểm khí hậu khác nhau Với vùng canh tác rộng lớn, nơi đây là một vùng rất phù hợp để xây dựng hồ chứa phục vụ phát triển nông nghiệp cũng như phát điện

Sau ngày giải phóng miền Nam, do sức ép của công cuộc phát triển kinh tế sau chiến tranh và đảm bảo an toàn lương thực nên hàng loạt các hồ chứa đã được xây dựng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên với số lượng chiếm 80% số lượng

hồ chứa của cả nước Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về kinh tế và hạn hẹp về trình độ kỹ thuật cộng thêm yêu cầu tiến độ thi công các công trình gấp dẫn đến tình trạng lực lượng thi công đập có cả thi công cơ giới và thi công thủ công; công tác

Trang 13

quản lý kỹ thuật bị buông lỏng nên chất lượng thiết kế, đặc biệt chất lượng thi công công trình kém, dung trọng đất đắp chưa đạt tiêu chuẩn, vật liệu đất đắp đập có nhiều dăm sạn dẫn đến hầu hết đập đều bị thấm

Mặt khác, miền Trung và Tây Nguyên là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, mưa lũ bất thường và chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu Các hồ chứa nước vừa và nhỏ trong khu vực phân bố rải rác, phân tán, một phần các công trình trong

số này do các xã, huyện quản lý nhưng người quản lý không được đào tạo về chuyên môn tối thiểu, thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng , do vậy công trình bị xuống cấp nhanh chóng

1.2 TÌNH HÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐẬP ĐẤT VÀ NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

- Sóng, gió gây sạt trượt mái thượng lưu;

- Hư hỏng do mối phá hoại trong thân và nền đập;

Trang 14

- Các hư hỏng về tràn xả lũ do không bảo đảm thoát được lưu lượng lũ thiết kế; kết cấu bị nứt gãy và bị phá hủy về két cấu;

- Các hư hỏng về cống do lún không đều dẫn đến gãy cống; xói mang cống làm rỗng đập;

Trong các nguyên nhân trên thì thấm và lũ là các nguyên nhân thường gây ra mất an toàn hồ chứa và công tác xử lý là hết sức khó khăn và tốn kém

Theo số liệu điều tra nằm trong chương trình an toàn hồ chứa tính đến năm

2002 [1], Bộ Nông nghiệp đã có những đánh giá về tình hình hư hỏng của hồ chứa trên toàn quốc như sau:

1.2.1.1 Về tình trạng thấm của đập đất

Tình trạng thấm xảy ra khá phổ biến ở các đập đất, ở một số đật đất là rất nghiêm trọng Theo thống kê số liệu điều tra [1], số lượng hồ chứa phải tiến hành

1.2.1.2 Về hư hỏng cống lấy nước

Cống lấy nước thường được xây dựng ở dưới đập đất Chất lượng cống lấy nước ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của đập Một số cống do xây dựng từ rất lâu nên đã xuống cấp, hư hỏng; bê tông bị bong tróc, khớp nối bị gãy như Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Tà Keo (Lạng Sơn), Suối hai (Hà Tây cũ), Hòa Trung )Đà Nẵng)… Một

số cống do chất lượng thi công kém cũng đã hư hỏng như cóng hồ Eachu Cáp; Ea

Trang 15

Bông, Ea Knốp (ĐăkLăc)… và thi công phần tiếp giáp giữa cống và đập không tốt

cũng gây thấm mang cống, ảnh hưởng đến an toàn của Đập

Theo kết quả điều tra năm 2002 [1], số lượng các hồ chứa cần được nâng cấp

sửa chữa công lấy nước theo bảng 1.4

Bảng 1.4 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa cống lấy nước

TT Loại hồ (Theo dung tích) Số hồ cần sửa chữa/Tổng số hồ

Nhiều hồ chứa còn thiếu năng lực xả lũ do tính toán lũ thiết kế thiếu tài liệu,

tính thiên nhỏ, mô hình tính toán lũ không phù hợp với tình hình mưa lũ trên lưu

vực, rừng đầu nguồn bị phá nên lũ tập trung về nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến năng

lực phục vụ của tràn xả lũ không đáp ứng đủ gây mất an toàn cho đập

Trong 25 hồ chứa được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sửa chữa gần

đây có 14 hồ đã phải mở rộng tràn xả lũ, một số hồ phải tăng từ 1,5÷2 lần quy mô

tràn như hồ Pa Khoang (Điện Biên), Chúc Bài Sơn (Quảng Ninh), Núi Một, Hội

Sơn (Bình Định), Phú Ninh (Quảng Nam), … Kết quả điều tra năm 2002 [1], số

lượng hồ chứa còn thiếu về năng lực xả lũ và cần được nâng cấp sửa chữa theo bảng

Bảng 1.5 Số lượng hồ chứa cần sửa chữa tràn xả lũ

TT (Theo dung tích) Loại hồ Số hồ còn thiếu năng lực xả/Tổng số hồ Số hồ cần sửa chữa tràn/Tổng số hồ

Trang 16

1.2.1.4 Về hiện trạng mái thượng lưu đập đất

- Hầu hết các hồ chứa có dung tích dưới 1 triệu m3, đập thấp, do địa phương

tự làm, mái thượng lưu không được gia cố Phần lớn mái thượng lưu các đập này đều bị sạt lở cục bộ

- Tình trạng lớp gia cố mái thượng lưu đập đất bị xô tụt là phổ biến ở các hồ chứa, mái đập thượng lưu bị sạt lở, dễ gây mất an toàn cho công trình; có 12 trong

25 hồ chứa lớn đã được thực hiện nâng cấp lớp gia cố chống sóng bảo vệ mái thượng lưu

Theo số liệu thống kê năm 2002 [1], tổng số hồ có mái đập thượng lưu không gia cố là 631 hồ, số hồ có mái đập thượng lưu bị hư hỏng cần sửa chữa là 757 hồ

1.2.2 Những hư hỏng thường xảy ra đối với đập đất

Các đập đất trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường bị hư hỏng bởi một số nguyên nhân chính sau đây:

Thấm mạnh dưới đáy đập gây hiện tượng nứt đập, gây mất an toàn

1.2.2.2 Hư hỏng do trượt mái

Khi đập đất xuất hiện dòng thấm về phía hạ lưu dẫn đến các chỉ tiêu đất đắp dưới đường bão hòa giảm xuống dẫn đến trượt mái, các chỉ tiêu đất đắp đập không bảo đảm chỉ tiêu cũng có thể gây nên trượt mái đập

1.2.2.3 Hư hỏng do lũ

Nhiều hồ chứa còn thiếu năng lực xả lũ do tính toán lũ thiết kế thiếu tài liệu, tính thiên nhỏ, mô hình tính toán lũ không phù hợp với tình hình mưa lũ trên lưu

Trang 17

vực, rừng đầu nguồn bị phá nên lũ tập trung về nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến năng lực phục vụ của tràn xả lũ không đáp ứng đủ gây mất an toàn cho đập

1.2.2.5 Hư hỏng do công tác xây đúc

Hư hỏng do cống lấy nước, tràn xả lũ hoặc các công trình xây đúc tiếp giáp với đập đất là tương đối phổ biến Một phần do các công trình xuống cấp do xây dựng lâu năm, một phần do việc xử lý tiếp giáp chưa được triệt để gây thấm tiếp xúc làm xuất hiện vùng xói ảnh hưởng đến an toàn đập đất

1.3 Ảnh hưởng của thấm đến ổn định của đập đất

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hư hỏng đập đất và tổn thất nước của hồ chứa là hiện tượng thấm

Hiện tượng thấm qua thân đập, nền đập, thấm vòng quanh vai đập làm mất nước

hồ chứa và ảnh hưởng đến ổn định của đập đất cụ thể là gây xói ngầm và trượt mái dốc Hiện tượng xói ngầm nếu không xử lý kịp thời, dưới tác dụng của dòng thấm trong thân đập sẽ hình thành những hang thấm tập trung và dẫn đến phá hoại đập

Ngoài ra thấm còn gây nguy hiểm ở những vùng tiếp xúc của đập với những công trình khác (bê tông, gỗ ) hoặc ở những vùng dòng thấm ra mái dốc hạ lưu, cũng như trường hợp mực nước trong hồ rút đột ngột

Mục đích nghiên cứu thấm qua thân đập nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:

- Xác định lưu lượng nước thấm qua thân đập, nền và vai đập nhằm đánh giá những tổn thất nước trong tính toán cân bằng hồ chứa, đồng thời trên cơ sở tính toán

Trang 18

đó quyết định những hình thức chống thấm cho thân và nền đập;

- Xác định vị trí đường bão hòa để bố trí vật liệu xây dựng thân đập và đánh giá sự ổn định mái đập; Việc xác định vị trí đường bão hòa còn có mục đích lựa chọn hình thức thoát nước thích hợp cùng kích thước của nó nhằm nâng cao ổn định mái;

- Tính toán Gradient thấm để đánh giá mức độ xói ngầm chung và xói ngầm cục bộ nhằm mục đích xác định kích thước hợp lý của thân đập và kết cấu chống thấm, thoát nước và thành phần tầng lọc ngược;

1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đập đất là một loại hình công trình trữ nước hết sức phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới hiện nay nhờ những ưu điểm hết sức rõ ràng Đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì công trình hồ chứa có một vai trò to lớn trong việc cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt Miền Trung – Tây Nguyên là khu vực có số lượng hồ chứa lớn nhất cả nước với hơn 80% Tuy nhiên, trước đây

do điều kiện khó khăn về kinh tế và hạn hẹp về trình độ kỹ thuật cộng thêm yêu cầu tiến độ thi công các công trình gấp; công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết kế, đặc biệt chất lượng thi công công trình còn nhiều hạn chế Mặt khác miền Trung và Tây Nguyên là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, mưa lũ bất thường và chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu; các hồ chứa nước vừa và nhỏ trong khu vực có phân bố rải rác, phân tán, trình độ quản lý còn yếu, thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng , do vậy công trình bị xuống cấp nhanh chóng Một trong những nguyên nhân chính gây ra hư hỏng đập đất và tổn thất nước của hồ chứa là hiện tượng thấm

Trang 19

2 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM 2.1 CÔNG TÁC THỰC HIỆN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG THẤM CỦA MỘT

SỐ ĐẬP ĐẤT MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

2.1.1 Tiêu chí thực hiện điều tra

Cơ sở lựa chọn: Nhóm đập được lựa chọn điều tra, khảo sát chi tiết phải bao gồm các tiêu chí sau:

- Chất lượng đập: Đập có biểu hiện xuống cấp, sạt trượt, lún nứt, thấm mạnh, mức độ ổn định thấp;

- Quy mô: Đập có quy mô lớn, vừa và nhỏ

- Thời gian xây dựng: đập được xây dựng lâu năm (> 10 năm) và đập được xây dựng gần đây (<= 10 năm);

- Tầm quan trọng: Mức độ ảnh hưởng ở hạ lưu như số dân, các công trình quan trọng, ; diện tích tưới

2.1.2 Phạm vi thực hiện điều tra

Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, kết hợp rà soát danh sách các công trình thuộc chương trình an toàn hồ chứa của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối chiếu với hiện trạng các công trình đầu mối thủy lợi trong khu vực từ việc thu thập các thông tin từ các cơ quan quản lý hồ chứa tại địa phương, lập danh sách các đập tiến hành điều tra, khảo sát với số lượng tổng cộng 90 hồ phân bố đều khắp khu vực Miền Trung – Tây Nguyên như sau [9]:

Bảng 2.1 Danh mục hồ chứa (đập) lựa chọn điều tra, đánh giá thấm

TT

Tên hồ chứa

(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD

1 Tỉnh Thanh Hóa (05 hồ) 4 Tỉnh Quảng Bình (05 hồ)

1.1 Hồ Kim Giao II Tân Trường, Tĩnh Gia 4.1 Hồ Bưởi Rỏi Quảng Hợp, Quảng Trạch 1.2 Hồ Đồng Bể Triệu Thành, Triệu Sơn 4.2 Hồ Đập Làng Mỹ Thủy, Lệ Thủy

Trang 20

TT

Tên hồ chứa

(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD

1.3 Hồ Tây Trác Thành Long, Thạch Thành 4.3 Hồ Đồng Suôn Hưng Trạch, Bố Trạch

1.4 Hồ Mậu Lâm Mậu Lâm, Như Thanh 4.4 Hồ Khe Sụ Quảng Hợp, Quảng Trạch

1.5 Hồ Vũng Sú Thành Minh, Thạch Thành 4.5 Hồ Trung Thuần Quảng Thạch, Quảng Trạch

2 Tỉnh Hà Tĩnh (05 hồ) 5 Tỉnh Quảng Trị (05 hồ)

2.1 Hồ Khe Dẽ Sơn Mai, Hương Sơn 5.1 Hồ Nghĩa Hy TT Cam Lộ, Cam Lộ

2.2 Hồ Nội Tranh Sơn Lễ, Hương Sơn 5.2 Hồ Trúc Kinh Gio Linh, Cam Lộ

2.3 Hồ Đá Bạc Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh 5.3 Hồ Kinh Môn Trung Sơn, Gio Linh

2.4 Hồ An Hùng Thượng Lộc, Can Lộc 5.4 Hồ La Ngà Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh

2.5 Hồ Nhà Đường Thiên Lộc, Can Lộc 5.5 Hồ Bảo Đài Vĩnh Long, Vĩnh Linh

3 Tỉnh Nghệ An (05 hồ) 6 Tỉnh Thừa Thiên – Huế (05 hồ)

3.1 Hồ Khe Thị Nghi Công Nam, Nghi Lộc 6.1 Hồ Phú Bài 2 Thủy Phù, Hương Thủy

3.2 Hồ Khe Xiêm Nghi Đồng, Nghi Lộc 6.2 Hồ Truồi Lộc Hòa, Phú Lộc

3.4 Hồ Nhà Trò Tân Thành,Yên Thành 6.4 Hồ Thiềm Cát Phong Chương, Phong Điền

3.5 Hồ Khe Nậy Đức Sơn, Anh Sơn 6.5 Hồ Nam Giản Quảng Thái, Quảng Điền

II KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ         

1 Thành phố Đà Nẵng (05 hồ) 5 Tỉnh Phú Yên (05 hồ)

1.1 Hồ Đồng Nghệ Hòa Khương, Hòa Vang 5.1 Hồ Phú Xuân Xuân Phước, Đồng Xuân

1.2 Hồ Hòa Trung Hòa Liên, Hòa Vang 5.2 Hồ Đồng Tròn An Nghiệp, Tuy An

1.3 Hồ Trước Đông Hòa Nhơn, Hòa Vang 5.3 Hồ Đồng Khôn Hòa Xuân Tây, Đông Hòa

1.4 Hồ Hố cau Hòa Phú, Hòa Vang 5.4 Hồ Giếng Tiên Sơn Hà, Sơn Hòa

1.5 Hồ Hóc Khế Hòa Phong, Hòa Vang 5.5 Hồ Eadin Thượng EaBa, Sông Hinh

2 Tỉnh Quảng Nam (05 hồ) 6 Tỉnh Khánh Hòa (05 hồ)

2.2 Hồ Nước Rôn Trà Dương, Bắc Trà My 6.2 Hồ Suối Trầu Ninh Xuân, TX Ninh Hòa

2.3 Hồ An Long Quế Phong, Quế Sơn 6.3 Hồ Suối Dầu Suối Tân, Cam Lâm

2.4 Hồ Cao Ngạn Bình Lãnh, Thăng Bình 6.4 Hồ Am Chúa Diên Điền, Diên Khánh

2.5 Hồ Phước Hà Bình Phú, Thăng Bình 6.5 Hồ Tiên Du Ninh Phú, TX Ninh Hòa

3 Tỉnh Quảng Ngãi (05 hồ) 7 Tỉnh Ninh Thuận (05 hồ)

3.4 Hồ Cây Quen Huyện Nghĩa Hành 7.4 Hồ Sông Trâu Phước Chiến, Thuận Bắc

3.5 Hồ Vực Thành Huyện Trà Bồng 7.5 Hồ Bầu Ngứ Phước Nam, Ninh Phước

4 Tỉnh Bình Định (05 hồ) 8 Tỉnh Bình Thuận (05 hồ)

4.1 Hồ Hội Sơn Cát Sơn, Phù Cát 8.1 Hồ Sông Quao Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc

4.2 Hồ Suối Tre Cát Lâm, Phù Cát 8.2 Hồ Tân Lập Tân Lập, Hàm Thuận Nam

4.3 Hồ Núi Một Nhơn Tân, An Nhơn 8.3 Hồ Đu Đủ Hàm Minh, Hàm Thuận Nam

4.4 Hồ Quang Hiển Canh Hiển, Vân Canh 8.4 Hồ Cà Giây Bình An, Bắc Bình

4.5 Hồ Hội Khánh Mỹ Hòa, Phù Mỹ 8.5 Hồ Đá Bạc Vĩnh Hảo, Tuy Phong

Trang 21

TT

Tên hồ chứa

(đập) Địa điểm XD TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD

1.1 Hồ Đăk Yên Hòa Bình, TP Kon Tum 3.4 Hồ Buôn Joong EaKpam, Cư M'Gar

1.3 Hồ IABang thượng Hòa Bình, TP Kon Tum 4 Tỉnh Đăk Nông (05 hồ)

1.4 Hồ Hố Chè Diên Bình, Đắk Tô 4.1 Hồ Hồ Thôn 1 Đắk Ha, Đắk G'Long 1.5 Hồ Đăk PRông Sa Bình, Sa Thầy 4.2 Hồ Thôn 2B Đak Nia, Gia Nghĩa

2 Tỉnh Gia Lai (05 hồ) 4.3 Hồ Nam Dạ Nghĩa Thuận, Đak Nia 2.1 Hồ Biển Hồ Biển Hồ, TP Plei Ku 4.4 Hồ Hồ Tây TT Đăk Mil, Đăk Mil 2.2 Hồ Ayun Hạ A Yun Hạ, Phú Thiện 4.5 Hồ Đăk Săk TT Đăk Mil, Đăk Mil

2.4 Hồ Ia Ring Ia Tiêm, Chư Sê 5.1 Hồ Ma Đanh Ma Đanh, Đơn Dương 2.5 Hồ Hoàng Ân Ia Phìn, Chư Prông 5.2 Hồ Phúc Thọ Phúc Thọ, Lâm Hà

3 Tỉnh Đăk Lăk (05 hồ) 5.3 Hồ chứa Cam Ly thượng Mê Linh, Lâm Hà 3.1 Hồ Ea Bông1 EaBông, Krong Ana 5.4 Hồ Tuyền Lâm Phường 3, TP Đà Lạt

- Tiến hành điều tra khảo sát thực địa từng đập điển hình; đo đạc mặt cắt đập,

đo đạc lưu lượng thấm, đo đạc mực nước thượng và hạ lưu đập để lập đường bão hoà thấm thân đập, đo áp lực thấm qua thân đập

- Điều tra những hư hỏng thường gặp do thấm qua thân đập gây ra

- Điều tra các biện pháp xử lý thấm hiện đang được các cơ quan quản lý áp dụng

- Tập hợp xử lý thông tin số liệu, tính toán nội nghiệp để đánh giá thấm qua thân đập tại khu vực nghiên cứu

Trang 22

kỹ thuật th

đạc mực n

Sử dụng cá

ạc điện tử,oanh vùng

c nước bão

Hình 2.

đạc lưu lượ

ện pháp saáng dẫn dòn

u tra, tiến hược tình tr

ý thấm qu

hực hiện

nước thấm,

ác thiết bị, gương sà

g, xác định

o hòa trong

1 Đo vẽ sơ

ợng thấm: Tau: Dùng x

ng mạch th

hành phânạng, nguyê

ua thân đập

mực nước

và dụng c

ào, thước thchính xác

g thân đập

ơ họa vùng

Tuỳ theo đ

xô thùng hứhấm vào m

g thấm

ặc điểm củứng nguồn máng để đo

ân loại về

ư hỏng dovới hiện t

ưu, hạ lưuông tác kh

đo mực nư

rò rỉ thấmbằng các d

ủa từng đập

n từ mạch vvận tốc bằ

hiện trạng

o thấm quatrạng công

u đập tronghảo sát địaước thượng

m ra mái hạdụng cụ đo

p có thể sử

và đồng hồằng thiết bị

Trang 24

- Quan trắc áp lực thấm theo quy trình, quy phạm hiện hành (được đo tại những đập có bố trí thiết bị quan trắc áp lực thấm)

- Công tác điều tra cần được tiến hành theo lộ trình từng tỉnh, thời điểm điều tra tiến hành vào mùa khô và mùa mưa

2.1.5 Các công việc đã thực hiện

Trong hai năm 2010 và 2011, nhóm tác giả thực hiện dự án đã tiến hành đến tất các hồ đã được xác định trong khu vực dự án để thực hiện công việc điều tra, khảo sát hiện trạng thấm Nội dung cụ thể công tác điều tra bao gồm:

2.1.5.1 Công tác ngoại nghiệp

- Lập phiếu điều tra thu thập đầy đủ các thông tin về các hồ chứa trong danh mục điều tra bao gồm: thời gian xây dựng, nhiệm vụ, quy mô kết cấu của công trình;

- Thu thập các tài liệu thiết kế, duy tu, sửa chữa và vận hành của công trình,

cơ chế chính sách về vận hành, bảo vệ an toàn đập;

- Quá trình xây dựng và các vấn đề xảy ra trong công tác vận hành cũng như sửa chữa đập;

- Các yếu tố về thủy văn, thủy lực cũng như dòng chảy sau khi có hồ, mực nước khai thác, mực nước lũ lịch sử ;

- Hiện trạng công trình và các hưu hỏng cụ thể của đập đất;

- Điều tra hiện trạng thấm và lập biểu quan trắc thấm đối với đập đất các hồ

cụ thể:

+ Chụp ảnh và sơ họa vị trí xuất hiện hiện tượng thấm của đập

+ Hiện trạng thấm của đập vào mùa lũ và mùa kiệt;

+ Xác định các vị trí xuất hiện dòng thấm trong các mùa và đo lưu lượng thấm;

+ Kiểm tra mực nước trong các đập có thiết bị quan trắc để xác định đường bão hòa

Trang 25

2.1.5.2 Công tác nội nghiệp

- Tổng hợp các tài liệu thu thập, viết báo cáo tổng hợp kết quả điều tra;

- Lập sơ đồ đường bão hoà của đập và tính áp lực thấm tại các thời điểm điều

tra (Đối với các hồ có hệ thống quan trắc);

- Tổng hợp và đánh giá hiện trạng thấm qua đập đập;

- Tổng hợp và phân loại ưu tiên đầu tư xử lý thấm tại các đập, mô hình quản

lý đập, hồ chứa phù hợp với từng vùng nghiên cứu

- Lập bản đồ vị trí các đập phục vụ công tác quản lý

2.2 TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Trên cơ sở các kết quả thu thập được từ công tác điều tra, tiến hành tổng hợp

và đánh giá hiện trạng thấm và tình trạng hư hỏng do thấm của từng hồ, kết quả

H đập (m)

1.3 Hồ chứa nước Tây Trác Thành Long, Thạch

Thành 1992 3,17 20,20 520 Thấm mạnh ở nền và thân đập 1.4 Hồ chứa nước Mậu Lâm Mậu Lâm, Như Thanh 1960 0,315 9,50 250 Thấm mạnh ở nền

1.5 Hồ chứa nước Vũng Sú Thành Minh, Thạch

Thành 2001 1,81 23,00 461 Thấm mạnh ở nền và thân

2 Tỉnh Hà Tĩnh

2.1 Hồ chứa nước Khe Dẽ Sơn Mai, Hương Sơn 1996 1,40 12,00 140 Xói lở, thấm thân đập

2.2 Hồ chứa nước Nội Tranh Sơn Lễ, Hương Sơn 1996 1,30 14,00 40 Thấm mạnh vai trái

2.3 Hồ chứa nước Đá Bạc Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh 2006 2,90 25,70 309 Thấm mạnh ở nền

2.4 Hồ chứa nước An Hùng Thượng Lộc, Can Lộc 2003 1,10 12,60 60 Thấm ướt mái hạ lưu

2.5 Hồ chứa nước Nhà Đường Thiên Lộc, Can Lộc 2001 4,12 14,25 380 Thấm nền, xói lở mái hạ lưu

3 Tỉnh Nghệ An

3.1 Hồ chứa nước Khe Thị Nghi Công Nam, Nghi 1975 2,65 15,00 180 Thấm nền, ướt mái

Trang 26

TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD Năm

XD

V (10 6 m 3 )

H đập (m)

F TK

(ha) Tình trạng hư hỏng

Lộc 3.2 Hồ chứa nước Khe Xiêm Nghi Đồng, Nghi Lộc 1975 3,175 15,00 170 Thấm nền, ướt mái

3.3 Hồ chứa nước Bàu Gia Yên Thành 1969 10,98 16,00 860 Thấm mạnh vai, ướt mái hạ

lưu 3.4 Hồ chứa nước Nhà Trò Tân Thành,Yên Thành 1972 5,00 13,00 420 Thấm mạnh vai trái

3.5 Hồ chứa nước Khe Nậy Đức Sơn, Anh Sơn 1966 1,97 14,90 301 Thấm mạnh vai trái, mái hạ

lưu

4 Tỉnh Quảng Bình

4.1 Hồ chứa nước Bưởi Rỏi Quảng Hợp, Quảng Trạch 1985 1,10 13,00 35 Thấm ướt mái hạ lưu

4.2 Hồ chứa nước Đập Làng Mỹ Thủy, Lệ Thủy 1990 2,08 14,00 70 Thấm ướt mái hạ lưu

4.3 Hồ chứa nước Đồng Suôn Hưng Trạch, Bố Trạch 1985 1,03 11,00 80 Xói lở, thấm thân đập

4.4 Hồ chứa nước Khe Sụ Quảng Hợp, Quảng Trạch 2005 0,832 20,40 35 Thấm ướt mái hạ lưu

4.5 Hồ chứa nước Trung Thuần Quảng Thạch, Quảng

Trạch 1983 4,050 17,40 300 Thấm ướt mái hạ lưu

5 Tỉnh Quảng Trị

5.1 Hồ chứa nước Nghĩa Hy TT Cam Lộ, Cam Lộ 1979 3,48 13 350 Thấm mạnh ở nền và vai đập 5.2 Hồ chứa nước Trúc Kinh Gio Linh, Cam Lộ 1994 39,00 24,40 2350 Thấm mạnh ở nền và thân đập 5.3 Hồ chứa nước Kinh Môn Trung Sơn, Gio Linh 1984 17,60 21,40 1340 Thấm mạnh ở nền và thân đập 5.4 Hồ chứa nước La Ngà Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh 1964 36,40 22,50 1900 Thấm mạnh ở nền và thân đập 5.5 Hồ chứa nước Bảo Đài Vĩnh Long, Vĩnh Linh 2002 25,50 21,00 1070 Thấm mạnh ở nền và thân đập

6 Tỉnh Thừa Thiên – Huế

6.1 Hồ chứa nước Phú Bài 2 Thủy Phù, Hương Thủy 1982 6,00 18,00 700 Thấm mạnh ở nền đập

6.2 Hồ chứa nước Truồi Lộc Hòa, Phú Lộc 1996 55,21 49,10 8000 Thấm mạnh ở nền và thân đập 6.3 Hồ chứa nước Hòa Mỹ Phong Mỹ, Phong Điền 1994 10,37 20,50 1250 Thấm mạnh ở nền, thân, vai

đập 6.4 Hồ chứa nước Thiềm Cát Phong Chương, Phong

Điền 1999 0,834 4,00 Thấm mạnh ở nền và vai đập 6.6 Hồ chứa nước Nam Giản Quảng Thái, Quảng Điền 1994 0,624 4,95 Thấm mạnh ở nền đập

II KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1.1 Hồ chứa nước Đồng Nghệ Hòa Khương, Hòa Vang 1983 17,17 25,00 1500 Thấm ở nền đập

1.2 Hồ chứa nước Hòa Trung Hòa Liên, Hòa Vang 1981 11,61 26,80 950 Thấm ở nền đập

1.3 Hồ chứa nước Trước Đông Hòa Nhơn, Hòa Vang 1985 2,30 10,00 Thấm ở nền đập

1.4 Hồ chứa nước Hố cau Hòa Phú, Hòa Vang 1983 0,72 10,00 Thấm ở nền đập,mang cống 1.5 Hồ chứa nước Hóc Khế Hòa Phong, Hòa Vang 1980 1,00 8,00 Thấm ở nền đập

2 Tỉnh Quảng Nam

2.1 Hồ chứa nước Hố Mây Tam Nghĩa, Núi Thành 1979 2,30 14,00 200 Thấm ở nền đập

2.2 Hồ chứa nước Nước Rôn Trà Dương, Bắc Trà My 1992 1,13 21,50 340 Thấm ở nền, thân đập

2.3 Hồ chứa nước An Long Quế Phong, Quế Sơn 1985 2,04 26,00 500 Thấm ở nền, thân đập

2.4 Hồ chứa nước Cao Ngạn Bình Lãnh, Thăng Bình 1976 3,80 23,00 600 Thấm ở nền, vai đập

Trang 27

TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD Năm

XD

V (10 6 m 3 )

H đập (m)

F TK

(ha) Tình trạng hư hỏng

2.5 Hồ chứa nước Phước Hà Bình Phú, Thăng Bình 1976 6,34 20,50 800 Thấm ở nền đập

3 Tỉnh Quảng Ngãi

3.1 Hồ chứa nước Đá Bàn Huyện Mộ Đức 1976 1,2 12 120 Thấm qua thân đập

3.2 Hồ chứa nước Hốc Sầm Huyện Mộ Đức 1983 1,3 15,5 110 Sạt mái, thân đập thấm mạnh

3.3 Hồ chứa nước Di Lăng Huyện Sơn Hà 1987 9,0 32,5 650 Thấm qua thân đập

3.4 Hồ chứa nước Cây Quen Huyện Nghĩa Hành 2008 0,9 23,2 120 Thấm qua thân đập

3.5 Hồ chứa nước Vực Thành Huyện Trà Bồng 2008 1,0 23,9 125 Thấm qua thân đập

4 Tỉnh Bình Định

4.1 Hồ chứa nước Hội Sơn Cát Sơn, Phù Cát 1984 45,65 29,20 2015 Thấm ở thân, nền đập

4.2 Hồ chứa nước Suối Tre Cát Lâm, Phù Cát 1978 6,80 21,00 140 Thấm ở nền đập

4.3 Hồ chứa nước Núi Một Nhơn Tân, An Nhơn 1980 108,6 32,50 2920 Thấm ở vai, nền đập

4.4 Hồ chứa nước Quang Hiển Canh Hiển, Vân Canh 2003 3,85 24,30 80 Thấm ở nền đập

4.5 Hồ chứa nước Hội Khánh Mỹ Hòa, Phù Mỹ 1988 4,50 24,80 Thấm ở thân, nền đập

5 Tỉnh Phú Yên

5.1 Hồ chứa nước Phú Xuân Xuân Phước, Đồng Xuân 1995 11,22 23,80 Thấm nền

5.2 Hồ chứa nước Đồng Tròn An Nghiệp, Tuy An 2002 19,55 28,00 Thấm mang tràn

5.3 Hồ chứa nước Đồng Khôn Hòa Xuân Tây, Đông Hòa 1987 2,716 16,20 Thấm nền

5.4 Hồ chứa nước Giếng Tiên Sơn Hà, Sơn Hòa 1986 0,70 7,60 Thấm nền

5.5 Hồ chứa nước Eadin

Thượng EaBa, Sông Hinh 1990 1,048 13,00 Thấm nền, sạt vai tràn

6 Tỉnh Khánh Hòa

6.1 Hồ chứa nước Cam Ranh Cam Lâm 1996 22,10 23,20 2300 Thấm nền, mang cống

6.2 Hồ chứa nước Suối Trầu Ninh Xuân, TX Ninh Hòa 1976 9,81 19,60 Thấm nền

6.3 Hồ chứa nước Suối Dầu Suối Tân, Cam Lâm 2000 32,78 27,10 3700 Thấm nền

6.4 Hồ chứa nước Am Chúa Diên Điền, Diên Khánh 1989 4,69 24,50 500 Thấm yếu tại nền

6.5 Hồ chứa nước Tiên Du Ninh Phú, TX Ninh Hòa 2007 7,13 20,60 Thấm nền, vai đập

7 Tỉnh Ninh Thuận

7.1 Hồ chứa nước CK7 Nhị Hà, Ninh Phước 1993 1,434 16,50 300 Thấm nền

7.2 Hồ chứa nước Suối Lớn Phước Nam, Ninh Phước 1990 1,103 10,50 200 Thấm nền

7.3 Hồ chứa nước Nước Ngọt Vĩnh Hải, Ninh Hải 2000 1,810 22,80 940 Thấm nền, xói lở mái hạ lưu

7.4 Hồ chứa nước Sông Trâu Phước Chiến, Thuận Bắc 2002 31,53 27,00 3000 Thấm nền, vai đập

7.5 Hồ chứa nước Bầu Ngứ Phước Nam, Ninh Phước 1,603 14,90 170 Thấm nền, xói lở mái hạ lưu

8 Tỉnh Bình Thuận

8.1 Hồ chứa nước Sông Quao Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc 1997 80,00 40,00 Thấm nền, lún sụt đỉnh đập

8.2 Hồ chứa nước Tân Lập Tân Lập, Hàm Thuận

8.3 Hồ chứa nước Đu Đủ Hàm Minh, Hàm Thuận

Thấm nền, mái hạ lưu xói lở

mạnh 8.4 Hồ chứa nước Cà Giây Bình An, Bắc Bình 1999 36,92 25,00 Thấm nền, ướt mái hạ lưu

Trang 28

TT Tên hồ chứa (đập) Địa điểm XD Năm

XD

V (10 6 m 3 )

H đập (m)

F TK

(ha) Tình trạng hư hỏng

8.5 Hồ chứa nước Đá Bạc Vĩnh Hảo, Tuy Phong 1996 4,712 15,80 Thấm nền, xói lở mái hạ lưu

III KHU VỰC TÂY NGUYÊN

1 Tỉnh Kon Tum

1.1 Hồ chứa nước Đăk Yên Hòa Bình, TP Kon Tum 2002 8,55 23,00 1067 Thấm ở vai, thân và nền đập

1.2 Hồ chứa nước Đăk Uy Đăk Uy, Đăk Hà 1976 29,66 37,00 3500 Thấm ở nền và vai đập

1.3 Hồ chứa nước IABang

thượng Hòa Bình, TP Kon Tum 2001 2,13 14,00 335 Thấm ở nền đập

1.4 Hồ chứa nước Hố Chè Diên Bình, Đắk Tô 1978 2,30 17,20 80 Thấm ở nền đập

1.5 Hồ chứa nước Đăk PRông Sa Bình, Sa Thầy 1990 2,20 21,00 150 Thấm ở nền đập

2 Tỉnh Gia Lai

2.1 Hồ chứa nước Biển Hồ Biển Hồ, TP Plei Ku 1979 42,00 24,00 Thấm ở nền đập

2.2 Hồ chứa nước Ayun Hạ A Yun Hạ, Phú Thiện 1991 253,0 37,00 1770 Thấm ở nền, vai trái đập

2.3 Hồ chứa nước Ia Glai Ia Glai, Chư Sê 1978 3,60 19,00 250 Thấm ở nền, vai phải đập

2.4 Hồ chứa nước Ia Ring Ia Tiêm, Chư Sê 2004 10,76 29,00 1645 Thấm ở nền, vai trái đập

2.5 Hồ chứa nước Hoàng Ân Ia Phìn, Chư Prông 1979 6,90 20,00 500 Thấm ở vai phải, nền đập

3 Tỉnh Đăk Lăk

3.1 Hồ chứa nước Ea Bông1 EaBông, Krong Ana 1984 2,73 16,00 600 Thấm nền, vai đập

3.2 Hồ chứa nước Ea Uy

3.3 Hồ chứa nước Ea Soup hạ TT Ea Soup 1978 7,50 10,00 Thấn nền, thân đập

3.4 Hồ chứa nước Buôn Joong EaKpam, Cư M'Gar 2006 17,34 27,00 3140 Thấm nền, thân đập

3.5 Hồ chứa nước Ea Kao EaKao, Buôn Mê Thuột 1980 14,00 17,00 Thấm nền, vai đập Mái hạ

lưu xói lở

4 Tỉnh Đăk Nông

4.1 Hồ chứa nước Hồ Thôn 1 Đắk Ha, Đắk G'Long 2001 0,089 17,00 100 Thấm nền, thân đập

4.2 Hồ chứa nước Thôn 2B Đak Nia, Gia Nghĩa 2004 0,356 12,80 100 Thấm mạnh nền, vai đập

4.3 Hồ chứa nước Nam Dạ Nghĩa Thuận, Đak Nia 2007 1,217 14,20 180 Thấm nền, vai đập

4.4 Hồ chứa nước Hồ Tây TT Đăk Mil, Đăk Mil 1981 4,150 11,80 250 Thấm nền

4.5 Hồ chứa nước Đăk Săk TT Đăk Mil, Đăk Mil 1981 6,90 18,00 530 Thấm nền

5 Tỉnh Lâm Đồng

5.1 Hồ chứa nước Ma Đanh Ma Đanh, Đơn Dương 2005 0,469 16,32 Thấm nền, vai đập

5.2 Hồ chứa nước Phúc Thọ Phúc Thọ, Lâm Hà 2005 2,93 10,00 900 Thấm nền, vai đập

5.3 Hồ chứa Cam Ly thượng Mê Linh, Lâm Hà 1997 19,20 600 Thấm nền, vai đập

5.4 Hồ chứa nước Tuyền Lâm Phường 3, TP Đà Lạt 1987 27,76 32,00 2900 Thấm nền, thân đập

5.5 Hồ chứa nước P'Roh P'Roh, Đơn Dương 1985 3,22 12,00 50 Thấm nền, vai đập

Trang 29

2.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC SỰ CỐ, HƯ HỎNG ĐỐI VỚI ĐẬP ĐẤT VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA

Từ kết quả điều tra, tổng kết và đánh giá có thể rút ra một số nhận xét sau đây về hư hỏng sự cố ở các đập đất vùng nghiên cứu: Phần lớn các đập đều có hư hỏng, sự cố với các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng Các sự cố / hư hỏng chính

đã xảy ra là:

+ Thấm thân, nền và vai đập;

+ Lún đỉnh đập;

+ Tắc thiết bị thoát nước;

+ Gia cố mái bị hỏng (hoặc không gia cố mái) và mái bị bào mòn dần;

+ Mối làm tổ ở đỉnh đập và mái hạ lưu

2.3.1 Thấm nước mạnh trong phạm vi nền đập, thân đập

Đây là hiện tượng phổ biến nhất xuất hiện ở hầu hết tất cả các đập trong phạm vi điều tra và mức độ thấm ở các đập cũng rất khác nhau Hiện tượng thấm này ảnh hưởng rất lớn đến an toàn đập cũng như khả năng trữ nước của hồ chứa Các đập xảy ra hiện tượng thấm lớn điển hình ở các đập như đập Vũng Sú (Thanh Hóa) với lưu lượng đo được mùa kiệt là 0,6l/s và mùa lũ lên đến 1l/s, một số vị trí dòng thấm đi ra mái đập và phải xử lý bằng đá lát khan tạm thời; Đập Đá Bạc (Hà Tĩnh) với nhiều vùng thấm mạnh đặc biệt là khu vực lòng suối cũ với lưu lượng đo được lên đến 14l/s; Đập Đồng Suôn (Quảng Bình) xuất hiện thấm mạnh chạy dọc theo chân mái hạ lưu, bề rộng vùng thấm khoảng 15m Lưu lượng thấm tập trung đo được khoảng 0,89l/s; đập Thiềm Cát (Thừa Thiên – Huế) – Dòng thấm mạnh xuất hiện tại vị trí lòng suối chính Tại bên vai trái đập dòng thấm ở cao trình +0.17m, dòng thấm mạnh tạo thành lỗ phun nước với lưu lượng thấm đo được tại vị trí này là 4.426(l/s) Tại vị trí lòng suối tại cao trình -0.56m với chiều dài khu vực thấm 20m, trên toàn bộ chiều dài khu vực thấm dòng thấm tạo thành các lỗ phun nước với lưu lượng thấm đo được trên toàn bộ vùng thấm 6.277(l/s) và đặc biệt nghiêm trọng là

Trang 30

nh ảnh vù

h ảnh vùng

như cát chm); Ea Sou

á

m

Trang 31

bề mặt tiếp

có chất lưTây Nguyên

h ảnh vùng

n và nền tr tra thi côn

h chắc chắ

ên một số nhất chưa đúchính xác

kém, chẳng

ấm qua lớpxúc khôngượng không

lượng cát,tàn tích, s

uôn

ứu không cvậy không

òn tài liệuthể đưa ranghiên cứu

hưa đầy đủ,giá sai chất

ích có tính

ấm lớn qua

sạn nhiều.rên đá gốc

Trang 32

Bazan (đất đỏ Bazan), loại đất này hầu như không trương nở nhưng tan rã nhanh và thấm nước lớn so với loại đất tàn tích, sườn tích trên đá bột – cát kết, granit

+ Chọn dung trọng khô thiết kế quá thấp, nên đất sau khi đầm đạt chỉ tiêu dung trọng vẫn tơi xốp, bở rời

+ Đất đắp được đầm nện không đảm bảo độ chặt yêu cầu: Lớp đất rải dày quá quy định, số lần đầm ít nên đất sau khi đắp có độ chặt không đều, phân lớp (trên mặt thì chặt phía dưới lớp thì vẫn còn tơi xốp không đạt độ chặt quy định), hình thành từng lớp đất thấm lớn nằm ngang trong suốt cả bề mặt lớp đầm

+ Biện pháp xử lý độ ẩm đất đắp chưa thích hợp do đó độ ẩm của đất đắp không đều (chỗ khô chỗ ẩm), làm cho đất sau khi đắp có chỗ chặt có chỗ rời rạc tơi xốp

+ Xử lý mối nối thi công chưa tốt, nhất là các đập đất thi công trong thời gian dài, chịu các kỳ mưa nắng kéo dài liên tiếp (đập Cà Giây)

+ Thiết bị thoát nước thân đập bị tắc sau một thời gian sử dụng làm cho đường bão hoà dâng cao, thấm ướt mái hạ du (chẳng hạn đập Biển Hồ)

2.3.2 Thấm nước mạnh ở vai đập

Hiện tượng thấm vai đập xuất hiện mặc dù không phổ biến như thấm nền và thân đập nhưng cũng chiếm đến gần 30% số lượng các đập điều tra Điển hình như các đập Bàu Da B (Nghệ An) với lưu lượng thấm đo được tại vai phải đập lên đến 1,234l/s; đập Nội Tranh Thượng (Hà Tĩnh) – Mặc dù mùa lũ thấm yếu tại vai trái nhưng mùa lũ dòng thấm đã xuất hiện mạnh ở hai vai làm thấm ướt mái hạ lưu, nước chảy thành dòng và vai phải đã xuất hiện các cung trượt cục bộ; Đập Cao Ngạn (Quảng Nam) – Hiện tượng thấm vai xảy ra ở cả đập chính và đập phụ, lưu lượng thấm đo được tại vai phải đập phụ lên đến 0,6l/s; Đập Mố Cây (Quảng Nam), Eađin1 (Phú Yên), Đăk Prông (Kon Tum)…

Trang 34

+ Không bóc hết lớp thảo mộc ở vai đập

+ Đầm nện đất trên đoạn tiếp giáp ở các vai đập không tốt

2.3.3 Lớp gia cố mái bị hỏng

Hiện tượng lớp gia cố mái bị hư hỏng được ghi nhận tại hồ Kim Giao 2 (Thanh Hóa) - Đá lát mái thượng lưu nhiều vị trí bị lún, lõm, sạt do lún đất hoặc trôi lớp cát đệm, Đập Khe Thị (Nghệ An) – Mái thượng lưu gia cố đá lát khan đã bị bong tróc nhiều chỗ, Đập Khe Dẽ (Hà Tĩnh), Đập Làng (Quảng Bình) mái thượng lưu chưa được gia cố, mái trồng cỏ sạt lở cục bộ, đập Nam Giản (Thừa Thiên – Huế), Đập Giếng Tiên (Phú Yên) – Chưa được gia cố

Nguyên nhân chính hỏng các lớp gia cố là do con người xâm hại: lấy trộm các vật liệu gia cố mái, cậy đá lát mái để bắt cua, ốc; do vận chuyển gỗ từ lòng hồ qua đập;

Thi công lớp gia cố kém chất lượng (thường gặp ở nhiều đập): Việc lát đá, lớp bảo vệ trên mặt đập không đúng quy cách, thường không được chèn chặt, kích thước viên đá còn bé,…

Đất mái thượng lưu đập đầm nện không chặt hoặc không xén mái

2.3.4 Nứt nẻ sâu, bào xói ở đỉnh hoặc mái đập

Tình trạng nứt nẻ sâu, bào xói ở đỉnh hoặc mái đập là hiện tượng rất phổ biến

ở các đập tiêu biểu như hồ Khe Thị (Nghệ An), hiện tượng xói lở mái hạ lưu gây lấp tắc rãnh thoát nước và một số vị trí sạt cục bộ, đập Nhà Đường, Khe Dẽ (Hà Tĩnh), Đập Làng, Trung Thuần, Khe Sụ (Quảng Bình), đập Đu Đủ (Bình Thuận) mái hạ lưu xói lở làm sạt lăng trụ tiêu nước và có chỗ tạo thành hang hốc, đập sông Quao (Bình Thuận) xói mạnh ở đỉnh đập và tạo thành hang

Trang 36

Một số nguyên nhân chính sau đây:

+ Thiếu lớp bảo vệ đỉnh đập, làm cho bào mòn đỉnh đập phát triển nhanh, nhất là khi các đỉnh đập được sử dụng làm đường giao thông, xe cơ giới sẽ bào mặt đường rất mạnh;

+ Bảo vệ mặt và mái đập không tốt: thiếu sự duy tu, bảo trì thường xuyên, do

đó làm cho các hư hỏng nhẹ dần trở nên nặng hơn, nhất là đất đắp đập thuộc loại trương nở tự do mạnh, dễ bị nứt nẻ, xói;

+ Các đập thường thiết kế thiếu hoặc chưa có rãnh tập trung nước mưa trên mặt đập nên mưa lớn thường tập trung dòng chảy trên mặt đập, xói và tạo thành các rãnh sâu trên mặt đập;

+ Thay đổi thời tiết bất thường, khô hạn kéo dài Một số đập bị thấm khi tích nước, mùa khô mực nước ngầm trong đập hạ thấp, đất trên mái đập trở nên khô gây

+ Công tác quản lý: Mái đập không được làm vệ sinh sạch và thoáng thường xuyên;

+ Thiếu biện pháp phòng chống hữu hiệu: Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về phòng trừ mối nhưng chưa có biện pháp nào là có thể phòng trừ lâu dài

Trang 37

2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

Qua kết quả điều tra hiện trạng thấm qua thân đập các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Hiện trạng thấm qua thân đập khu vực nghiên cứu là khá phổ biến, với mức

độ thấm diễn ra nặng nhẹ khác nhau nhưng đều xuất hiện ở hầu hết các đập trong vùng nghiên cứu;

- Qua số liệu khảo sát chi tiết các đập điển hình cho thấy: Đập bị thấm mạnh không chỉ xảy ra đối với những đập xây dựng đã lâu mà ở cả đập mới xây dựng; lưu lượng thấm lớn; một số đập xuất hiện hiện tượng mạch đùn, mạch sủi về mùa lũ Vùng thấm lớn đã gây ra sạt trượt mái đập hạ lưu trên một số đập như đập Di Lăng, Đập Cây Quen (tỉnh Quảng Ngãi), …

- Một đặc điểm cần đặc biệt lưu ý là: Qua số liệu điều tra về tốc độ thay đổi mực nước thượng lưu đập lớn nhất đã xảy ra đối với các đập vừa và nhỏ (có diện tích lưu vực nhỏ, hoặc bụng trữ nhỏ) cho thấy thường lớn hơn so với thiết kế; mức

độ thay đổi như vậy sẽ gây áp lực đột ngột lên mái đập thượng lưu và áp lực thấm ngược khi mực nước rút, dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn ổn định mái đập thượng lưu là rất lớn Một số sự cố đã xảy ra do phần lớn nguyên nhân này như ở đập Đá Bàn, tỉnh Khánh Hòa, đập Phước Trung, tỉnh Ninh Thuận trong trận lũ năm 2010

- Mực nước lũ max điều tra tại các đập điển hình cho thấy hầu hết đã xuất hiện vượt mực nước thiết kế từ (5 ÷ 30)cm; như vậy có thể thấy xu thế thay đổi cường suất nước lớn hơn so với thiết kế ban đầu

- Hầu hết các đập vừa và nhỏ được xây dựng đã lâu (từ năm 1995 trở về trước) đều không có thiết bị quan trắc thấm; không những thế người quản lý đập thường có tâm lý xem nhẹ vấn đề thấm của đập nên các thông tin về mức độ thấm hầu như không được cập nhật và báo cáo nên đơn vị quản lý cấp trên; kể cả đối với những đập vừa xây dựng có bố trí thiết bị quan trắc thấm cũng không có bảng số liệu đo thấm theo quy định Hầu hết các cán bộ nhận thức chưa đầy đủ về an toàn

Trang 38

đập, còn nặng về xử lý sự cố xẩy ra, coi nhẹ việc quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên

Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng thấm qua đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cho thấy một bức tranh tổng quát, trung thực và khách quan nhất về tình trạng làm việc cũng như những hư hỏng và các nguyên nhân hư hỏng do thấm gây ra đối với đập đất khu vực dự án Từ đó giúp nhà quản lý hoạch định được thứ

tự ưu tiên đầu tư xử lý thấm đảm bảo an toàn đập phục vụ chương trình an toàn hồ chứa khu vực miền Trung và Tây Nguyên [9]

2.5 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO ĐẬP ĐẤT 2.5.1 Các công nghệ chống thấm hiện nay

Cho đến nay đã có nhiều giải pháp chống thấm có thể sử dụng cho đập đất Các giải pháp chính có thể dùng là:

1/ Tường nghiêng, sân phủ bằng vật liêu chống thấm;

2/ Tường chống thấm bằng cừ bê tông/ bê tông dự ứng lực

3/ Khoan phụt truyển thống (khoan phụt thông thường)

4/ Khoan phụt vữa Xi măng tuần hoàn áp lực cao (khoan phụt cao áp)

5/ Hào bê tông – sét;

6/ Công nghệ có sử dụng vật liệu Colloidal Silica

2.5.1.1 Tường nghiêng, sân phủ bằng vật liêu chống thấm

a Tường nghiêng, sân phủ bằng đất sét

Đây là hình thức chống thấm bằng cách kéo dài đường viền thấm để làm giảm lưu lượng và áp lực thấm đã được áp dụng cho nhiều công trình hiện nay Thảm sét địa kỹ thuật (GCLs) thường dùng để chống thấm, có thể làm tường nghiêng đập đất Thảm có độ dày 1 ÷ 1,5 cm, có hệ số thấm k cỡ 1 x10-11 m/s, được sản xuất sẵn trong nhà máy hoặc khai thác tại chỗ nếu khu vực công trình sẵn có

Trang 39

¾ Ưu điểm: Giải pháp này có thể thi công nhanh, đơn giản Giá thành chống

thấm rẻ khi xây dựng công trình mới

¾ Nhược điểm: Khả năng ứng dụng thảm sét địa kỹ thuật để chống thấm

cho các hồ hiện tại là có thể, nhưng giá thành có thể sẽ rất cao do phải nhập vật liệu đặc biệt là những khu vực không có sẵn nguồn vật liệu sét như Miền Trung – Tây Nguyên Đồng thời đói với các hồ đang sử dụng thì việc tháo cạn hồ, thi công bóc

bỏ và tạo mới mái đập, làm khô lòng hồ để thi công là hết sức khó khăn nên giải pháp này thường không được ưu tiên lựa chọn

b Tường nghiêng, sân phủ bằng bằng các loại vật liệu mới như màng HDPE, thảm sét ĐKT

Giải pháp này cũng đã được sử dụng tại một số đập vừa và nhỏ, tuy nhiên số lượng chưa nhiều Ví dụ như:

- Đập phụ hồ Dầu Tiếng: Khi sửa chữa đã chọn giải pháp kéo dài sân phủ bằng màng HDPE dày 1,5mm;

- Đập Đá Bạc, Nhà Đường (Hà Tĩnh): Sử dụng màng HDPE rải lên mái thượng lưu;

- Đập Sông Biêu (Ninh Thuận): Sử dụng thảm sét địa kỹ thuật (GEO-CLAY) làm tường nghiêng trên mái thượng lưu;

Đây là một giải pháp về hiệu quả về lây dài cần phải theo dõi và đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật Tuy nhiên nhìn chung cần phải xem xét kỹ

do việc thi công gặp khó khăn khi hồ đang tích nước

2.5.1.2 Tường chống thấm bằng cừ bê tông/ bê tông dự ứng lực

Truờng hợp chiều cao đập và nền cần xử lý chống thấm không quá lớn Hđ +

hn ≤ 20m, lớp bồi tích không có đá lăn, đá tảng có thể làm tường chống thấm bằng

cừ bản bêtông cốt thép ứng suất trước Một số đập vùng Tây Nguyên, Nam Trung

Bộ có thể sử dụng giải pháp này Tuy vậy, nếu áp dụng kết cấu cừ hiện nay (chịu được tải trọng ngang lớn) thì giải pháp cừ dự ứng lực có thể sẽ đắt so với các giải

Trang 40

pháp khác, nguyên nhân chính là giá thành chế tạo cừ có cường độ cao rất đắt Chính vì thế, có thể cải tiến cừ cho phù hợp với sự làm việc của chúng trong đập đất (không chịu tải trọng ngang lớn lắm), như thế sẽ giảm được giá thành và có thể có tính cạnh tranh cao so với các phương án khác Điều quan trọng là vẫn giữ giải pháp thi công hạ cọc như cừ dự ứng lực

Trong trường hợp cần phải chôn sâu cừ xuống nền mà địa chất nền không cho phép cần phải có giải pháp hỗ trợ như khoan phụt chống thấm mở rộng quanh chân cừ,…

Để áp dụng giải pháp này đối với việc chống thấm cho các đập hiện trạng sẽ gặp một số khó khăn khi cần phải khảo sát địa chất nền rất kỹ trong khi các tài liệu địa chất đã từng khảo sát thiết kế đập được thực hiện từ lâu hầu hết là không đầy đủ

và độ tin cậy không cao Ngoài ra, đây là một giải pháp có giá thành thi công cao, phương tiện thi công có tải trọng lớn dễ gây ảnh hưởng bất lợi lên công trình hiện hữu do đó giải pháp này cũng không được ưu tiên để lựa chọn

2.5.1.3 Khoan phụt truyền thống

Giải pháp này sử dụng máy khoan vào nền đập, sau đó phụt vữa vào thân và nền đập Phương pháp này khoan phụt tạo ra các màn chống thấm thẳng đứng Tùy theo vữa sử dụng mà có các phương pháp khác nhau:

+ Phương pháp xi măng hóa sử dụng vữa xi măng, xi măng + cát, xi măng + cát + sét và có thể thêm phụ gia

+ Phương pháp bitum hoá (thường giá thành cao)

+ Phương pháp sét hóa

+ Phương pháp silicat hoá

Phương pháp nay ra đời khá lâu, đem lại hiệu quả chống thấm tốt nên được

sử dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới Phương pháp này đã được ứng

Ngày đăng: 13/03/2015, 14:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w