0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập Diên Trường 62

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG DO THẤM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT VỪA VÀ NHỎ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (Trang 69 -70 )

4. CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN NÂNG CẤP, SỬA CHỮA ĐẬP DIÊN

4.2.2. Phân tích lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập Diên Trường 62

Với hiện trạng thấm của đập đất Diên Trường hiện nay, khi hồ chứa nâng cấp cần có biện pháp xử lý chống thấm cho thân và nền đập. Trên cơ sở phân tích các công nghệ chống thấm đang sử dụng hiện nay cần lựa chọn ra biện pháp chống thấm bảo đảm đầy đủ các yếu tố về kỹ thuật cũng như kinh tế có nghĩa là giải pháp chống thấm đưa ra vừa bảo đảm an toàn về thấm cho đập đất vừa có giá thành hợp lý.

Đối với hồ chứa nước Diên Trường, qua tài liệu khảo sát [2] nhận thấy: -Về điều kiện địa chất thân đập: Vật liệu đắp đập hiện trạng có hệ số thấm tương đối nhỏ (3,7.10-5 ÷ 1,47.10-4cm/s); đất đắp là đất sét pha lẫn nhiều hạt cát có tính dẻo thấp; đôi chỗ lẫn sỏi có màu xám nâu, xám gụ, xám vàng trạng thái từ dẻo cứng tới nửa cứng và có độđầm nén không đồng đều. Do đó cần có biện pháp làm giảm hệ số thấm của đất đắp hiện trạng, đồng thời tăng độ đồng nhất cho đất đắp đập hiện nay, xử lý các phần vật liệu chứa nhiều thành phàn dăm sỏi và tăng tính dẻo của đất để chống thấm.

-Đối với nền đập: nền đập hiện nay cũng đã được chống thấm bằng hai lớp chân khay ở sân phủ thượng lưu và tim đập tuy nhiên do vật liệu thi công có độ chống thấm không cao nên còn xuất hiện tình trạng thấm

Hiện nay có rất nhiều công nghệ chống thấm đang sử dụng có thể áp dụng cho công tác xử lý thấm cho đập đất Diên Trường. Trong đó các giải pháp về khoan

phụt có ưu điểm hơn cả với khả năng tăng cường tính chống thấm cho chính phần đất đắp hiện trạng. Trong số đó thì giải pháp khoan phụt bằng ding dịch vữa Xi măng – Bentonit là một trong những giải pháp có chi phí thấp và đã mang lại hiệu quả chống thấm tốt đã được kiểm nghiệm ở nhiều công trình như công trình đầu mối hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định; công trình thủy điện sông Ba Hạ thuộc tỉnh Phú Yên và Gia Lai; hồ chứa nước Sông Sào, Nghệ An; Hồ chứa nước Sông Lòng Sông, Bình Thuận…

Ưu điểm của phương pháp này là có thể gia cố và chống thấm cho cả nền đất và đá, công nghệ thi công phù hợp với tình tình thiết bị, trình độ thi công hiện nay. Việc tạo ra các màng chống thấm bằng cách gia tăng các hàng khoan phụt và có thể kiểm tra hiểu quả giải pháp ngay sau khi tiến hành khoan phụt thí nghiệm. Giá thành xử lý thấm ở mức thấp so với các giải pháp khác. Do đó lựa chọn giải pháp chống thấm cho đập đất Diên Trường là hết sức phù hợp; kết hợp với việc nâng cao và mở rộng mặt đập, đắp áp trúc hạ lưu đập, sửa chữa thiết bị thoát nước sau đập sẽ mang lại hiệu quả chống thấm toàn diện cho công trình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG DO THẤM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT VỪA VÀ NHỎ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (Trang 69 -70 )

×