0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 30

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG DO THẤM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT VỪA VÀ NHỎ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (Trang 37 -38 )

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY

2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 30

Qua kết quảđiều tra hiện trạng thấm qua thân đập các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Hiện trạng thấm qua thân đập khu vực nghiên cứu là khá phổ biến, với mức độ thấm diễn ra nặng nhẹ khác nhau nhưng đều xuất hiện ở hầu hết các đập trong vùng nghiên cứu;

- Qua số liệu khảo sát chi tiết các đập điển hình cho thấy: Đập bị thấm mạnh không chỉ xảy ra đối với những đập xây dựng đã lâu mà ở cảđập mới xây dựng; lưu lượng thấm lớn; một số đập xuất hiện hiện tượng mạch đùn, mạch sủi về mùa lũ. Vùng thấm lớn đã gây ra sạt trượt mái đập hạ lưu trên một sốđập nhưđập Di Lăng, Đập Cây Quen (tỉnh Quảng Ngãi), ….

- Một đặc điểm cần đặc biệt lưu ý là: Qua số liệu điều tra về tốc độ thay đổi mực nước thượng lưu đập lớn nhất đã xảy ra đối với các đập vừa và nhỏ (có diện tích lưu vực nhỏ, hoặc bụng trữ nhỏ) cho thấy thường lớn hơn so với thiết kế; mức độ thay đổi như vậy sẽ gây áp lực đột ngột lên mái đập thượng lưu và áp lực thấm ngược khi mực nước rút, dẫn đến nguy cơ gây mất an toàn ổn định mái đập thượng lưu là rất lớn. Một số sự cố đã xảy ra do phần lớn nguyên nhân này nhưở đập Đá Bàn, tỉnh Khánh Hòa, đập Phước Trung, tỉnh Ninh Thuận trong trận lũ năm 2010.

- Mực nước lũ max điều tra tại các đập điển hình cho thấy hầu hết đã xuất hiện vượt mực nước thiết kế từ (5 ÷ 30)cm; như vậy có thể thấy xu thế thay đổi cường suất nước lớn hơn so với thiết kế ban đầu.

- Hầu hết các đập vừa và nhỏ được xây dựng đã lâu (từ năm 1995 trở về trước) đều không có thiết bị quan trắc thấm; không những thế người quản lý đập thường có tâm lý xem nhẹ vấn đề thấm của đập nên các thông tin về mức độ thấm hầu như không được cập nhật và báo cáo nên đơn vị quản lý cấp trên; kể cảđối với những đập vừa xây dựng có bố trí thiết bị quan trắc thấm cũng không có bảng số liệu đo thấm theo quy định. Hầu hết các cán bộ nhận thức chưa đầy đủ về an toàn

đập, còn nặng về xử lý sự cố xẩy ra, coi nhẹ việc quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Kết quảđiều tra đánh giá hiện trạng thấm qua đập đất khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cho thấy một bức tranh tổng quát, trung thực và khách quan nhất về tình trạng làm việc cũng như những hư hỏng và các nguyên nhân hư hỏng do thấm gây ra đối với đập đất khu vực dự án. Từđó giúp nhà quản lý hoạch định được thứ tự ưu tiên đầu tư xử lý thấm đảm bảo an toàn đập phục vụ chương trình an toàn hồ chứa khu vực miền Trung và Tây Nguyên [9].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG DO THẤM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỘT SỐ ĐẬP ĐẤT VỪA VÀ NHỎ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN (Trang 37 -38 )

×