1. Trang chủ
  2. » Tất cả

KTMon (30)

43 293 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 667,5 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --o0o-- Bộ môn: KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài: NHỮNG KIẾM KHUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên: MSSV: Lớp: STT: Năm học 2009 - 2010 LỜI MỞ ĐẦU Trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã chọn cho mình mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, kinh tế thị trường vẫn là mô hình kinh tế ưu việt nhất vơi các ưu điểm như − Có sự phối hợp tự động, linh hoạt, mềm dẻo, nhanh nhạy…giữa các khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. − Khuyến khích cải tiến, đổi mới và phát triển. − Tự điều chỉnh những trạng thái mất cân bằng cung cầu và xác lập lại những trạng thái cân bằng mới. − Phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu diểm đó vẫn tồn tại những khuyết điểm không nhỏ như − Các tác động ngoại vi. − Sự phân hóa giàu – nghèo. − Thiếu hàng hóa công cộng. − Sự gia tăng quyền lực độc quyền. − Chu kì kinh doanh. − Thông tin thị trường lệch lạc. Những khiếm khuyết này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, xã hội, tự nhiên môi trường…Bài nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích tìm hiểu các khiếm khuyết của thi trường cạnh tranh, các tác động của nó cùng biện pháp khắc phục của chính phủ. Đồng thời thử xác định khiếm khuyết có ảnh hưởng lớn dến nền kinh tế thị trường Việt Nam, các giải pháp của chính phủ Việt Nam trước khiếm khuyết này. Với kiếm thức và kinh nhiệm còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy. Em xin chân thành cảm ơn. 2 A. CÁC KIẾM KHUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH I. Tác Động Ngoại Vi (Externalities ) 1. Khái niệm: Tác động ngoại vi (Externalities) là những hành vi diễn ra ngoài thị trường, không thông qua thanh toán bằng tiền. Dù tác động ngoại vi của doanh nghiệp gây tác động xấu (hay làm lợi ích) cho xã hội cũng không phải trả (hay nhận được) các khoản thanh toán bằng tiền. Tác động ngoại vi được chia thành 2 loại: − Tác động ngoại vi tích cực như việc phát triển của doanh nghiệp sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho dân cư địa phương, đồng thời thúc đẩy các vùng lân cận phát triển… − Tác động ngoại vi tiêu cực như ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi…do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây ra… Thực tế đã chứng minh, những tác động tiêu cực này đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho xã hội và môi trường. Đồng thời ngày càng có xu hướng gia tăng khi nền kinh tế thị trường càng phát triển. Ở đây sẽ phân tích những tác động ngoại vi tiểu cực. 2. Nguyên nhân cơ bản gây ra những tác động ngoại vi tiêu cực − Các tác động ngoại vi diễn ra ngoài thị trường, các doanh nghiêp không phải trả chi phí cho những thiệt hại gây ra. − Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhân, tối thiểu hóa chi phí. Trong khi đó, để ngăn chặn hay giải quyết các tác động ngoại vi tiêu cực đòi hỏi chi phí rất lớn − Các doanh nghiệp thường không là người trực tiếp gánh chịu hậu quả do các tác động ngoại vi tiêu cực của mình gây ra. − Ý thức về tác hại của các tác động ngoại vi còn thấp. 3. Biểu hiện 3 Thực tế chứng minh, hầu hết các doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, lợi ích xã hội. Ở nước ta hiện nay có tới hơn 80% các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm trong việc giải quyết các tác động tiêu cực do mình gây ra. Một trong những biểu hiện nổi bật nhất hiện nay của các tác động ngoại vi tiêu cực ở nước ta là ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm do chất thải rắn.  Về ô nhiễm nguồn nước: Theo ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong tổng số 183 Khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% Khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các khu công nghiệp đã có thì cơ sở hạ cũng hầu như chưa đạt tiêu chuẩn. Ở Tp. Hồ Chí Minh, trong số 12 khu Công nghiệp chỉ có 2 khu là có hệ thống xử lý nước thải. Chỉ tính riêng tại cụm công nghiệp Tham Lương, Tp. HCM, mỗi ngày ước tính có khoảng 500.000 m 3 nước thải độc hại từ các nhà máy xả vào môi trường. Ở thành phố Thái Nguyên, về mùa cạn, tổng lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu. Nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH 4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Ở Hà Nội, tổng lượng nước thải của thủ đô lên tới 300.000 - 400.000 m 3 /ngày. Hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện và 36/400 cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải. Chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH 4 , NO 2 , NO 3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương…các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) trong nước đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép. 4 Sự việc công ty Vedan trong thời gian gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động này.  Về chất thải rắn: Theo số liệu thống kê năm 2007 của Cục Bảo vệ môi trường, tổng khối lượng phát sinh Chất thải rắn nguy hại tại 64 tỉnh thành trong cả nước là 16.927,80 tấn/ngày, tương đương 6.170.868 tấn/năm. Như vậy, trung bình tại mỗi đô thị của các tỉnh, thành phố trong cả nước phát sinh 264,5 tấn/ngày. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là nơi có khối lượng phát sinh lớn nhất với khoảng 5.500 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24 - 30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm, chất thải rắn nguy hại công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm.  Bên cạnh hai vấn đề ô nhiễm nổi bật trên còn tồn tại hàng loạt những vấn đề ô nhiêm môi trường khác. Nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì không chỉ lượng chất thải ngày càng tăng lên, mà còn xuất hiện thêm nhiều loại ô nhiễm môi trường mới như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm do các nhà máy nguyên tử, các lần phóng vệ tinh nhân tạo… 4. Tác động Nền kinh tế thị thường càng phát triển, ảnh hưởng do các tác động ngoại vi của nó gây ra cho tự nhiên, môi trường và xã hội ngày nghiêm trọng và cái giá mà chúng ta phải trả ngày càng lớn.  Đến sức khỏe con người: Suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng 5 da…Theo tổ chức thế giới đã có khoảng 2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến môi trường. Không chỉ có tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu quả lâu dài có khi đến vài thế hệ. Điển hình là sự bùng nổ các làng ung thư ở Việt Nam. Sau làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn – Phú Thọ, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng, bao gồm cà người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.  Đến nền kinh tế: Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khoẻ con người, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất như sự tổn thất trong nghề cá (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do đất bị xói mòn… Mặt khác, chi phí dành cho y tế cũng như chi phí để khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường 1955 là 132 triệu USD, đến năm 1970 con số này đa lên tới 13 tỷ USD, tức là tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập quốc dân. Đồ thị dưới đây cho thấy sự tổn thất của xã hội do tác động ngoại vi tiêu cực gây ra. Trong khi chi phí biên của doanh nghiệp nhỏ hơn chi phí biên của xã hội. 6  Đến môi trường tự nhiên: Ô nhiễm môi trường còn tác động trở lại môi trường tự nhiên. Sự ô nhiễm môi trường nước, không khí dẫn…đến sự ô nhiễm môi trường sống. Sự ô nhiễm môi trường sống mang tính toàn cầu được chỉ báo bằng các hiện tượng chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng Ozon, mưa axit, sa mạc hoá, sự đa dạng sinh học bị giảm sút . Đó chính là những vấn đề bức xúc nhất đang đặt ra cho toàn nhân loại. Một sự biến đổi nguy hiểm nhất do tác động ngược của ô nhiễm môi trường chính là sự biến đổi khí hậu trên trái đất. Có thể coi sự biến đổi của khí hậu trên trái đất là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây nên. 7 G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đã nói: “trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối với con người”. Nó không những đe doạ sự tồn vong của con người mà còn uy hiếp cả tương lai của trái đất. II. Sự Phân Hóa Giàu – Nghèo 1. Nguyên nhân phát sinh − Chênh lệch về sở hữu tư liệu sản xuất: đây là nguồn gốc cơ bản nhất dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo.  Những người sở hữu nhiều tư liệu sản xuất trước hết có nhiều khả năng tạo ra nhiều của cải vật chất hơn. Đồng thời họ có điều kiện tích tụ, tập trung…mở rộng quy mô sản xuất, làm cho bản thân ngày càng giàu thêm.  Những người sở hữu ít hoặc không sở hữu tư liệu sản xuất, trước hết thiếu hẳn “phương tiện” để làm ra cái ăn, nuôi sống bản thân, buộc phải bán sức lao động cho các nhà tư bản, chịu sự bóc lột của giai cấp này, càng trở nên nghèo khó. − Khả năng sử dụng công nghệ: Mối cá nhân trong xã hội có năng lực khác nhau, hưởng sự giáo dục khác nhau…nên khả năng sử dụng công nghệ cũng khác nhau. Những người nắm được công nghệ cao sẽ đạt được năng suất lao động cao hơn, thu nhập nhiều hơn. 8 H. Cá chết do ô nhiễm môi trường nước − Sự chênh lệch điều kiện sống: Những người sống và làm việc ở các vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội tốt hơn thường có thu nhập cao hơn (đồng bằng – miền núi, nông thôn – thành thị…) − Quyền lực và uy tín: Những người có quyền lực và uy tín cao trong xã hội thường có thu nhập cao hơn. 2. Biểu hiện Phân hóa giàu nghèo trước hết thể hiện ở mức chênh lệch thu nhập. Chúng ta cùng xem xét bảng bảng so sánh nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ở nước ta giai đoạn 1994-1999 của Tổng cục thống kê (mối nhóm điều tra 20%, đơn vị tính: lần) Năm 1994 1995 1996 1999 Cả nước 6.5 7.0 7.3 8.9 Theo khu vực Thành thị 7.0 7.7 8.0 9.8 Nông thôn 5.4 5.8 6.1 6.3 Chia theo vùng Tây và Đông Bắc 5.2 5.7 6.1 6.8 Đồng bằng sông Hồng 5.6 6.1 6.6 7.0 Duyên hải miền Trung 4.9 5.5 5.7 6.3 Đông Nam Bộ 7.4 7.6 7.9 10.3 Đồng bằng s.Cửu Long 6.1 6.4 6.4 7.9 Từ các kết quả phân tích thức tế, các nhà nghiên cứu đã chưng minh: − Nơi nào kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ phân hóa giàu nghèo càng mạnh mẽ − Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng giữa tầng lớp có thu nhập cao và tầng lớp có thu nhập thấp trong nước. − Sự phân hóa thu nhập có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số… Theo kết quả điều tra các chỉ tiêu dân số vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mức sống dân cư những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể nhưng 9 vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê, có 85% số dân thành thị thuộc hai nhóm ngũ phân vị cao nhất trong khi có tới gần một nửa số dân nông thôn thuộc hai nhóm ngũ phân vị thấp nhất. Chênh lệch trong mức sống giữa thành thị và nông thôn còn được thể hiện rõ qua các đặc trưng về nhà ở như nguồn nước, phương tiện vệ sinh, vật liệu xây nhà, số phòng ngủ và hàng tiêu dùng lâu bền của hộ. Có tới 65% số dân thành thị được sử dụng nước máy trong khi chỉ có 11% số dân nông thôn dùng nước máy, 92% số dân thành thị có nhà xây bằng vật liệu kiên cố thì con số này ở nông thôn là 67%. 3. Tác động  Tích cực: − Góp phần khơi dậy tính năng động trong mỗi con người, mỗi nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác các cơ may, vận hội để phát triển vượt lên. − Tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, qua đó sàng lọc và tuyển chọn ra những người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết trở thành thành viên của nhóm vượt trội, động lực cho sự phát triển của một ngành nghề, một lĩnh vực hay một địa phương.  Tiêu cực: − Kinh tế: Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các vùng gây khó khăn cho nhà nước trong việc quy hoạch ổn định, cân đối các ngành tại các vùng khác nhau. Không phát huy được toàn bộ nội lực của nền kinh tế và mọi khả năng trong tầng lớp dân cư. − Chính trị: Chênh lệch lợi ích tất yếu sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội. Khi tới đỉnh điểm sẽ dẫn tới xung đột, gây bất ổn về mặt chính trị. Một đất nước bất ổn chính trị sẽ khó có cơ hội để phát triển kinh tế. Gây nên sự hoang mang, dao động tinh thần của đông đảo tầng lớp người lao động đối với chính quyền sở tại. 10

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:54

Xem thêm

w