1. Trang chủ
  2. » Tất cả

KTMon (2)

32 443 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu tiến hành quá trình đổi mới từ nền kinh tế, từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Công cuộc đổi mới kinh tế và nỗ lực công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã tạo động lực thúc đẩy đáng kể đối với sự tăng trưởng nền kinh tế. Trong đó có khu vực ngoài quốc doanh khu vực chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm. Huy động các nguồn lực vốn trong nước cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Hiện nay ở nước ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% tổng số các doanh nghiệp trong các nước và đang tham gia vào hầu hết các hoạt động lĩnh vực của các hoạt động kinh tế. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm, tuyển dụng 49% lực lượng phi nông nghiệp cả nước. Đóng góp chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng vốn đầu tư quốc gia và trong GDP của nền kinh tế vẫn còn nhỏ. Theo số liệu hiện có doanh nghiệp vừa và nhỏ đã huy động được 477 tỷ đồng vốn đầu tư cho đơn vị kinh doanh của mình. Và doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nộp 5000 tỷ đồng tiền thuế. Các doanh nghiệp đã tạo ra khoảng 2% GDP. Do tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng lên và do tiềm năng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế của đất nước. Đối tượng của đề tài này là các giải pháp bịên pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm đặc điểm và quá trình hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1. Khái niêm doanh nghiệp vừa và nhỏ Để nhận diện doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có cơ sơ khoa học ta sẽ đi từ việc xác định doanh nghiệp nói chung 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp . Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân thực hiện các hoạt động sản xuất cung ứng trao đổi hàng hoá trên thị trường theo nguyên tắc đối đa hoá của đối tượng tiêu dùng thông qua đó tối đa hoá của chủ sở hữu về tài sản doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ được phân biệt thông qua các tiêu chí đó là con số lao động dưới 50 người và có số vốn 1 tỷ đồng Việt Nam được gọi là doanh nghiệp nhỏ các doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có số lao động từ 51 đến 200 người và có số vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng. 1.1.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ chính xác có ý nghĩa rất lớn tới việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có hai tiêu thức phổ biến dùng phân biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ . - Nhóm tiêu thức định tính: dựa trên những đặt điểm cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: như chuyên môn hoá thấp, số mối quản lý ít, mức độ quản lý phức tạp thấp . các tiêu chỉ định tính có ưu thế phản ánh đúng bản chất những vấn đề thường khó xác định trên thực tế. Do đó nó chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. - Nhóm tiêu chí định lượng: có thể sử dụng các tiêu chí như số lao động giá trị tài sản, hay vốn, doanh thu, doanh lợi. Lợi nhuận. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trong đó: + Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế. + Tàn sản hoặc vốn có thể dùng tổng giá trị tài sản (hay vốn) tài sản (hay vốn) cố định, giá trị tài sản còn lại. + Doanh thu có thể là tổng doanh thu trên năm, tổng giá trị gia tăng trên năm. 1.2. Các yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào các yếu tố sau. - Trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Trình độ phát triển càng cao thì tại số liệu tiêu chí càng tăng lên. Như vậy, ở một số nước có trình độ kinh tế phát triển thấp, thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thấp hơn. Sơ với nước phát triển. -Tính chất ngành nghề: Do đặt điểm từng ngành nghề. Có ngành sử dụng nhiều lao động, có ngành sử dụng ít lao động. - Vùng lãnh thổ: Do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. - Do tính chất lịch sử: Một doanh nghiệp trước đây được coi là doanh nghiệp lớn nhưng cũng như vậy hiện tại hoặc trong tương lai nó lại được coi là doanh nghiệp nhỏ. - Mục đích phân loại: Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khác nhau khi mục đích phân loại khác nhau. Ví dụ: Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ mới ra đời sẽ khác khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích giảm thiểu. Cho các doanh nghiệp có công nghệ sạch, hiệnđại không gây ô nhiễm môi trường. Có thể xác định quy mô doanh nghiệp để tính số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành nghề, trên các địa bàn khác nhau theo công thức: F(Sba) = x Sa Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trong đó: F(Sba): Quy mô doanh nghiệp một ngành và trên một địa bàn cụ thể. Ia,Ib,Id: Tương ứng với hệ số vùng, ngành và hệ số phát triển quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sa: Quy mô doanh nghiệp và và nhỏ chung trong một nước. 1.3. Một số cách tiếp cận phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Theo văn bảo pháp lý mới nhất hiện hành (áp dụng từ năm 1993 đến nay) thì việc phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam theo 5 hạng đặt biệt hạng I,II,II,IV. Dựa trên hai nhóm yếu tố là: Độ phức của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh và gồm 8 tiêu chí: vốn sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ. Phạm vi hoạt động sử dụng lao động thực hiện nghĩ vụ với Nhànước. Lợi nhuận thực hiện doanh thu và tỷ suất lợi nhận trên vốn. Nhằm định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển ở một số địa phương các cơ quan chức năng đã chia ra tiêu chí phân loại. Ngân Hàng công thương Việt Nam coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người có giá trị tài sản cố định là 10 tỷ đồng. Số dư vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng năm là dưới 20 tỷ đồng. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng và số lao động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp dưới mức giới hạn trên là doanh nghiệp nhỏ. Thoe công văn số 681/CP - KTN do Chính Phủ ban hành ngày 20 tháng 6 năm 1998. Theo tiêu chí này các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lượng lao động dưới 200 người. Tiêu chí dựa vào tổng giá trị vốn cũng phù hợp với tiêu chí phân loại của tổng cục quản lý vốn và tài sản. Tiêu chí phân loại dựa vào số lượng lao động phù hợp với các quy định trong luật khuyến khích đầu tư trong nước. 1.4. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đặt điểm của các doanh nghiệp vừa vànhỏ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và hoạch toán chính sách đối với các doanh nghiệp này. Từ các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ nêu ra dưới đấy để có những giải pháp hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Quy mô nhỏ Quy mô nhỏ ở đây nói về nhà xưởng, mặt hàng sản xuất kinh doanh và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác: Điều kiện mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung rất chập hẹp. Đa số các doanh nghiệp phải đi thuê mướn lại mặt hàng của các doanh nghiệp Nhà nước. Điều kiện về kho tàng bên bãi đường xá ngoài doanh nghiệp, nhất là hệ thống giao thông công cộng phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong cả nước nói chung là rất hạn chế. Hệ thống điện nước cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nơi không đảm bảo. Hệ thống xử lý rác thải trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có. Vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít. Điều kiện về vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam rất hạn hẹp và gặp rất nhiều khó khăn. Sự thiếu vốn trong các doanh nghiệp diễn ra trên bình diện rộng do quy mô về vốn rất hạn hẹp không có đủ vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh có chất lượng có hiệu quả đặt biệt là đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng phát triển quy mô lớn. - Trình độ văn hoá kinh doanh còn thấp, vẫn còn hiện tượng làm ăn chụp giật trốn lậu thuế, phi phạm pháp luật. - Trình độ công nghệ: Trang thiết bị công nghệ rất lạc hậu làm cho giá cả cao, chất lượng, năng suất lao động thấp. Hạn chế đến khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. - Phân bổ các doanh nghiệp không đều tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh . - Trình độ quản lý hạn chế thiếu kiến thức quản trị kinh doanh vù luật pháp thiếu kinh nghiệm. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đội ngũ lao động có trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần đông có trình độ văn hoá cấp II (40 - 45) số có trình độ phổ thông trung học càng chiếm tỷ trọng khá 20 - 23 % Số có trình độ tiểu học, không biết chữ còn chiếm tỷ trọng khá lớn 25 - 30%. Trình độ tay nghề rất thấp đặt biệt là khu vực nông thôn trình độ tay nghề giản đơn chưa được đào tạo chiếm khoảng 60 - 70%. - Xu hướng tập trung vào các ngành cần ít vốn, thu hồi vốn nhanh lãi suất cao như thương nghiệp, dịch vụ du lịch chỉ có 30% vốn đầu tư ban đầu vào sản xuất công nghiệp và chỉ tập trung vào chế biến lương thực phẩm sản xuất hàng tiêu dùng. - Nhà nước chỉ mới có định hướng khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ. Nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn chế nên chủ yếu chỉ mới tập trung cho những công trình lớn, doanh nghiệp lớn. Phần đầu tư cho các doanh nghiệp này tự lo là chính. - Thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng thất là vai trò của các hội nghề nghiệp các trung tâm tư vấn và các doanh nghiệp lớn. - Một đặt điểm vừa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là thiếu thông tin. Khả năng tiếp cận thông tin, khả năng tiếp nhận và hệ thống thông tin trình độ xử lý thông tin đang còn thấp kém. Cho nên khả năng tiếp nhận thông tin ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta rất hạn chế gặp nhiều khó khăn cần sụ giúp đỡ đắc lực để cải thiện tình tình. 1.5. Đặt điểm kinh tế và vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.5.1. Về mặt số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ áp đảo trong tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn trong tổng số 23.708 doanh ng hiệp trong nước. Tổng điều tra các cơ sở hành chính sự nghiệp lêm phạm vi cả nước thời điểm 1/7/1995 có thới 20856 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 87,97%. Theo tiêu chí vốn năm 1995. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,56% trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân. Chiếm 97,38% trong tổng số hợp tác Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 xã, chiếm 94,72 trong số các công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 42,37% trong tổng số các công ty cổ phần. Và 68,88% trong tổng số các doanh nghiệp Nhà nước . Như vấy hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.5.2. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là buôn bán sửa chữa và sản xuất chế biến. Theo thống kê trong số 20.856 doanh nghiệp vừa và nhỏ có gần 78% các doanh nghiệp và và nhỏ tham gia vào các ngành thương nghiệp sửa chữa và công nghiệp chế biến, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, sửa chữa chiếm 42,2,% và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chiếm 35,4%. Tiếp đó các ngành xây dựng kho tàng và thông tin liên lạc 3,3% doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn chiến 4,4% các nganhf kinh doanh bất động sản và dịch vụ 2,1% các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai thác mỏ chiếm 1,2% trong 7 ngành khác chỉ chiếm dưới 1%. 1.5.3. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi tạo ra việc làm chỉ yếu ở Việt Nam các số liệu tổng cục thống kê đã công bố thấy rõ một điều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn việc làm trong tất cả các lĩnh vực. Chiếm gần 1 nửa (49%) lực lượng lao động trong tất cả các doanh nghiệp. Trong các lĩnh vực cơ bản của ngành công nghiệp chế biến các doanh nghiệp tuyển dụng 355. 000 lao động chiếm 36% tổng số lao động ngành. 1.5.4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trong trong sản xuất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê hàng đầu như không có doanh nghiệp vừa và nhỏ nào tham gia hoạt động trong ngành sản xuất tham cốc, sản phẩm giầu mỏ, hoặc nhiên liệu hụt nhân. Trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá và thuốc lào về số lượng doanh nghiệp chiếm 29% sản phẩm sản xuất từ khoáng chất phi kim 14,49, chế biến từ gồ, tre nứa, rơm rạ. 8,03 sản xuất từ giường bàn ghế 5,33 . Dệt 410% trang phục 4,06. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.6. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước năm 1986 các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, thật sự chưa được quan tâm khuyến khích hỗ trợ phát triển, do vậy do vậy họ phải tổ chức hoạt động núp dưới bóng các hình thức khác nhau. Như vậy tổ hợp, hộ gia đình, hợp tác xã xí nghiệp công ty hợp danh . Chỉ từ khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận sử tồn tại lâu dài các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và khuyến khích các thành phần kinh tế an tâm bỏ vốn vào đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cũng từ đó hàng loạt cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân, cá thể hộ gia đình ra đời . Phát triển góp phần giải quyết việc làm. Theo số liệu thống kê năm 1986 số lượng xí nghiệp tư nhân gần như không có, năm 1990 có 770 xí nghiệp tư nhân thu hút 1 vạn lao động, tháng 8/1993 có 6728 xí nghiệp tư nhân. 2570 công ty trách nhiệm hữu hạn và 91 công ty cổ phần tổng cộng là 9389 doanh nghiệp thu hút gần nửa triệu lao động . Đến tháng 12/1993 có 8334 xí nghiệp tư nhân. 3287 công ty trách nhiệm hữu hạn 117 công ty cổ phần. Tổng số vốn lên tới 3979 tỷ đồng gần bằng 10% tổng số vốn của các doanh nghiệp Nhà nước. Tháng 3/93 Tháng 8/93 Tháng 12/93 Số lượng DN Tổng vốn (tỷ đồng) Số lượng DN Tổng vốn (tỷ đồng) Số lượng DN Tổng vốn (Tỷ đồng) Tổng số XN 4212 2611675 9889 (-) 11.738 3979 - Tư nhân 2981 772,5 6728 800 8334 1204,4 93 - Công ty TNHH 1196 1688,5 2570 1600 3287 2188,4 55 - Công ty cổ phần 35 150,675 91 510 117 586,38 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bảng số liệu cho ta thấy 8/1993 so với 1993 số lượng doanh nghiệp tăng 222,9% tháng 12/1993 so với tháng 8 tăng 125% tháng 12/1993 so với tháng 3 tăng 278,6%. Về số lượng doanh nghiệp. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần lớn do hạn chế của doanh nghiệp gây ra, và do chính sách và môi trường khách quan. 2.1. Về quan điểm chủ trương chính sách: Trước đây do nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thiệt rõ ràng, dẫn tới sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính tự phát. Chưa có định hướng của Nhà nước g ây ra sự khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đại hội Đảng VIII vào tháng 6 năm 1996 và gần đây công văn 681/CP - KTN của Chính phủ đã chính thức đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã giao cho Bộ kế hoạch đầu tư. Chủ trì cùng cán bộ, ngành địa phương, soạn thảo các định hướng chiến lược cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những bước tiến lớn trong chủ trương và kế hoạch của Đảng và Chính phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. *. Một số hạn chế về chính sách và pháp luật: Hạn chế này đã gây ra ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thứ nhất: Khung khổ pháp lý chưa tỏ rõ sự công bằng với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Để tạo ra một sân chơi bình đẳng cần thiết phải có một hệ thống pháp luật toàn diện áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp không phân biệt các hình thức sở hữu. - Thứ hai: chính do sự chậm trễ trong việc thực thi các văn bản pháp luâtạ vị dụ: Luật thương mại đã được ban hành tháng 4 năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998 cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thực thi một cách đầy đủ. Đây là một yếu kém gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ ba: Là hạn chế các văn bản dưới luật trái với các văn bản phát luật cấp cao hơn. Nhiều văn bản dưới luật quá phức tạp không rõ ràng: Ví dụ: Phân loại biết thêm về các thủ tục hải quan không rõ ràng. Thường dẫn đến tranh cãi về việc phân biệt đối xử . 2.2. Các tác động của chính sách kinh tế tác động ảnh hưởng tới sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn. 2.2.1. Chính sách Thương mại: - Những cải cách trong chính sách thương mại. Chính sách mở cửa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế góp phần vào sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế. Các biện pháp đổi mới chủ yếu có liên quan đến thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được áp dụng như một bộ phận trong quá trình đổi mới kinh tế nhờ có chính sách "mở cửa" và những cải cách khác. Các luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào đã tăng lên nhanh chóng trong những năm 1990 và đến lượt mình điều đó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế. - Những điều kiện mới cho việc tham gia xuất nhập khẩu: Nghị định 57/NĐ - CP ngày 31/7/1998 cho phéph tất cả các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi giấy phép kinh doanh mà không cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Nghị định là bước tiến lớn trong quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam đã tạo ra cho hết cả các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Kiểm soát thương mại phi thuế quan - các biện pháp tự do hoá gần đây. Như đã công bố, hạn ngạch xuâts nhập khẩu được ápdụng khi các biện pháp thuế quan và phí thuế quan khác không đủ hiệu lực khắc phục tình trọng mất cân đối của nền kinh tế, cung cầu thị trường trong nước, hoặc hàng hoá nhập khẩu có ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ngoài hạn ngạch xuất khẩu ra còn áp dụng khi việc xuất khẩu phải thực hiện theo hạn ngạch của nước đối tác với Việt

Ngày đăng: 01/04/2013, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Khác
3. Nghiên cứu kinh tế: Số 248 - tháng 1/1999 Khác
4. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác
5. Kinh tế và dự báo: Số 4-2000 Khác
6. Phát triển kinh tế: Số 21 Khác
7. Kinh tế và phát triển: Số 34/2000 Khác
8. Phát triển kinh tế: 23 Khác
9. Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay: 5/3/1999 Khác
10. Công nghiệp: 12/2000 Khác

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w