1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tổng hợp 15 câu ôn tập thi vấn đáp triết học

32 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: Phuriê và Xanh Ximông Mác đã kế thừa có chọn lọc nhữnggiá trị tư tưởng không thừa nhận chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng và tin vào xã hội tương lai tốt

Trang 1

Tổng hợp 15 câu ôn tập thi vấn đáp triết học

1 Tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác?

2 Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? Ý nghĩa?

3 Tại sao nói Chủ nghĩa duy vật mácxit là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học?

4 Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện? liên hệthực tế?

5 Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đối với việc giải quyết xungđột xã hội ở nước ta hiện nay?

6 Ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?

7 Bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phương hướng khắc phục bệnh kinh nghiệm ở nước ta?Liên hệ bản thân?

8 Bệnh giáo điều - bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phương hướng khắc phục? liên hệ bảnthân?

9 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên? Ý nghĩa đối vớiviệc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

10 Vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để làm rõ cơ sở triếthọc của đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta?

11 Từ quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị làm sáng tỏ vấn đề đổi mới kinh tế và đổimới chính trị ở Việt Nam hiện nay?

12 Từ quan điểm triết học Mác-Lênin về quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại phân tíchquan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc?

13 Từ quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất của nhà nước phân tích làm rõ vấn đề xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

14 Từ quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người phân tích làm sáng tỏ chiến lượcphát triển con người Việt Nam hiện nay?

15 Từ quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội làm sáng tỏ cơ sở triết học củaviệc xây dựng ý thức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Trang 2

Câu 1: Tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác.

Trả lời:

Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác gắn liền với 02 yếu tố cơ bản đó là: Yếu tố khách quan và Yếu tố chủquan

1 Yếu tố khách quan:

* Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:

Những năm 40 của thế kỷ XIX, khi CNTB ở Châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ Anh vàPháp cơ bản hoàn thành cách mạng công nghiệp Nước Đức, dù còn chế độ quân chủ phong kiếnnhưng có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế Với thời gian chưa đủ 1 thế kỷ đã tạo LLSX

đồ sộ hơn tất cả LLSX trước đó, LLSX phát triển càng mâu thuẫn với QHSX TBCN Sự phát triểnmạnh mẽ về LLSX của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã giúp cho các nhà tư tưởng của thời đại, trong

đó có Mác và Ănghen hình dung về một xã hội trong tương lai một cách thực tế hơn; những mâuthuẫn vốn có của CNTB ngày càng bộc lộ (mâu thuẫn giữa tính chất XHH của LLSX và sở hữu tưnhân về TLSX) làm nảy sinh nhiều vấn đề tư tưởng, lý luận, thực tiễn đòi hỏi các nhà tư tưởng củathời đại cần giải quyết Đây là một trong những điều kiện xã hội quan trọng thúc đẩy sự ra đời củachủ nghĩa Mác

Mâu thuẫn giữa giai cấp CN và giai cấp TS dẫn đến phong trào công nhân ngày càng mạnh mẽ Đặcbiệt là những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đại lịch sử với tư cách làlực lượng chính trị độc lập, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản (Phong trào đấu tranh của công nhânthợ dệt thành phố Lion, Pháp vào những năm 1831, 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệtthành phố Xilêdi, Đức năm 1844; phong trào Hiến chương ở Anh những năm 30 – 40 của thế kỷXIX…) Sự xuất hiện và lớn mạnh của giai cấp vô sản và phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giaicấp công nhân làm cho giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp tiến bộ, cách mạng nữa(giai cấp tiến bộ trong cải tạo xã hội vì tự do, dân chủ) Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đàilịch sử của châu Âu không chỉ là lực lượng chống lại giai cấp tư bản, mà còn là lực lượng tiênphong cho cuộc đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ xã hội Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đàilịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị - xã hộiquan trọng nhất cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác Bởi vì phong trào công nhân cần có một lýluận khoa học, cách mạng dẫn đường cho phong trào đi từ đấu tranh tự phát sang tự giác và họcthuyết Mác tất yếu ra đời để đáp ứng nhu cầu thực tiễn ấy

* Nguồn gốc về lý luận:

Đó là việc kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ nhũng tinh hoa trong lịch sử tư tưởngthời đại từ cổ đại đến cho đến thời kỳ Mác và Ăngghen Đặc biệt là: Kinh tế chính trị ở Anh, Chủnghĩa xã hội không tưởng Pháp, Triết học cổ điển Đức

- Kinh tế chính trị cổ điển Anh: (2 đại biểu tiêu biểu là: Adam Smith và Ricardo) Mác đã cải tạo,khắc phục những hạn chế (về lập trường giai cấp, siêu hình về mặt phương pháp luận, duy tâmtrong quan niệm lịch sử) và kế thừa các mặt tích cực (học thuyết giá trị lao động - coi lao động lànguồn gốc giá trị), đồng thời vận dụng vào phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa để điđến học thuyết về giá trị thặng dư

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp: (Phuriê và Xanh Ximông) Mác đã kế thừa có chọn lọc nhữnggiá trị tư tưởng (không thừa nhận chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng và tin vào xã hội tương lai tốt đẹphơn CNTB) của các nhà CNXH không tưởng, khắc phục tính duy tâm về thế giới quan, tính khôngtưởng về phương pháp thực hiện xã hội mới, trên cơ sở đó đề ra học thuyết khoa học về xã hội.Không tưởng: chỉ trích, kết tội, nguyền rủa XHTB; ước mơ xóa bỏ XHTB, tưởng tượng xã hội tốtđẹp hơn; thuyết phục người giàu - bóc lột người nghèo là vô nhân đạo - ảo tưởng, không vạch rađược lối thoát thực sự, không giải thích được bản chất của XHTB, không tìm ra được lực lượngthay thế

- Triết học cổ điển Đức: (Hêghen và Phoiơbắc): Kế thừa tư tưởng biện chứng của Hêghen đồng thờikhắc phục tính chất duy tâm thuần tuý của nó, kế thừa chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc,khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, trực quan, không triệt để trên cơ sở đó sáng tạo nên Chủnghĩa duy vật biện chứng

Trang 3

* Tiền đề về khoa học tự nhiên: Trong giai đoạn này, nhiều phát minh khoa học mang tính thời đại

xuất hiện như:

- Phát hiện ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (năng lượng luôn luôn vận động,chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác)

- Học thuyết tế bào (mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào; bản chất của mọi sinh vậtkhông thần bí, siêu nhiên mà cấu tạo từ tế bào, vận động, biến đổi, phát sinh, phát triển, không bấtbiến)

- Thuyết tiến hoá của Đácuyn (all sinh vật từ giản đơn đến phức tạp đều là kết quả của quá trìnhtiến hóa, lâu dài, tuân theo quy luật khách quan)

Những phát minh khoa học này đã chứng tỏ thế giới vật chất tự nó vốn là thống nhất, bản thân thếgiới là biện chứng, nó luôn vận động, biến đổi và phát triển Từ đó đã làm bộc lộ rõ tính hạn chếcủa phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức thế giới; đồng thời, cung cấp những cơ sở khoahọc cho phương pháp tư duy biện chứng và quan niệm biện chứng về tự nhiên, xã hội ra đời và pháttriển

2 Yếu tố chủ quan thuộc về Mác và Ănghen.

- Tình yêu thương những người lao động, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phónghọ,

- Niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản,

- Sự thông minh hơn người của Mác và Ănghen

là những yếu tố chủ quan quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác

Tóm lại, Triết học Mác cũng như toàn bộ Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, không

những vì nó là sự phản ảnh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản mà còn

là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng nhân loại

* "Hạt nhân hợp lý" trong TH Hêghen

Xét về toàn bộ thì hệ thống TH của Heeghen là chủ nghĩa duy tâm khách quan mang nặng tính chất

tư biện thần bí phục vụ đắc lực cho tôn giáo, bao gồm 3 bộ phận: logic học, triết học tự nhiên vàtriết học tinh thần, đặc biệt là logic học có thể tìm thấy những "hạt nhân hợp lý" về phép biệnchứng Theo đó, thế giới như một khối thống nhất, trong đố, các sự vật, hiện tượng tồn tại trongmối liên hệ phổ biến, vận động và phát triển không ngừng Động lực của sự vận động và phát triển

đó là sự tác động qua lại của các mặt đối lập - tức là mẫu thuẫn biện chứng nội tại

Hêghen đã trình bày và phát triển những quy luật cơ bản của phép biện chứng: quy luật mâu thuẫn,quy luật lượng - chất và quy luật phủ định của phủ định, qua đó làm nổi bật nguồn gốc, động lực,phương thức, con đường và khuynh hướng của sự phát triển khách quan

* Mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp trong TH Hêghen

Trong hệ thống TH Hêghen chứa đựng mâu thuẫn giữa phép biện chứng cách mạng với chủ nghĩaduy tâm bảo thủ như là mâu thuẫn giữa phương pháp và hệ thống:

- Một mặt, PBC của Heghen khẳng định sự phát triển không ngừng của "ý niệm tuyệt đối"; nhưngmặt khác, lại coi TH của mình là điểm tận cùng trong sự phát triển của ý niệm tuyệt đối

- Một mặt, Heghen khẳng định nhận thức là một quá trình phát triển chứa đầy mâu thuẫn nhưng mặtkhác, lại coi TH của mình là chân lý tuyệt đối không thể phát triển được nữa

- Một mặt, Hêghen thừa nhận tính phổ biến và khách quan của mâu thuẫn nhưng mặt khác, lại coi

TH của mình như một hệ thống hoàn toàn hài hòa, không còn mâu thuẫn Khi mẫu thuẫn xuất hiện,cần được giải quyết thì ông lại không sử dụng phương pháp đấu tranh giữa các mặt đối lập trái lại,ông lại chủ trương điều hòa, dung hòa các mặt đối lập đó

* Chủ nghĩa duy vật của Phoiobac được gọi là chủ nghĩa duy vật "trực quan" vì:

Tuy quan niệm thế giới là vật chất, thế giới tự nhiên tồn tại khách quan, độc lập với ý thức conngười và không lệ thuộc vào lực lượng siêu nhiên nào (quan niệm duy vật) nhưng ông không nhận

ra rằng chính thế giới vật chất tự nhiên ấy cũng là đối tượng hoạt động cải tạo của con người, là thếgiới được sáng tạo lại theo nhu cầu của con người bằng chính hoạt động vật chất của con người.Chính trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới của con người mà ý thức xuất hiện Chính vìkhông hiểu được hoạt động thực tiễn xã hội của con người, không hiểu vai trò của thực tiễn sảnxuất trong quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, coi thực tiễn là hành động tầm thường, có

Trang 4

tính chất con buôn, nín ông không lý giải được một câch rõ răng, chính xâc nguồn gốc vă bản chấtcủa ý thức Chủ nghĩa duy vật của ông chưa thoât khỏi tính mây móc siíu hình của chủ nghĩa duyvật cũ Triết học của ông mới chỉ lă TH "nhìn ngắm", giải thích thế giới chứ chưa phải lă TH cải tạothế giới.

* TH của Phoiobac được gọi lă TH "nhđn bản" hay chủ nghĩa "nhđn bản" vì: Ở đó không còn sựtâch rời giữa tinh thần vă thể xâc, giữa ý thức vă vật chất Vật chất không còn lă một dạng "tồn tạikhâc" của ý thức như quan niệm duy tđm trong TH Heeghen Ý thức chỉ lă một thuộc tính đặc biệtcủa vật chất, của bộ óc Hạn chế lớn nhất trong quan niệm "nhđn bản" của ông lă: hiểu không đúng

về con người, coi con người chỉ như một thực thể tự nhiín thuần túy mang bản chất tộc loại, khôngthấy vai trò của mối quan hệ giữa con người với con người quy định bản chất của họ, vì vậy quanniệm của ông về bản chất con người vẫn mang tính trừu tượng phi hiện thực Từ sai lầm năy mẵng đê trượt từ chủ nghĩa duy vật trong quan niệm về tự nhiín sang chủ nghĩa duy tđm trong quanniệm về xê hội

Trang 5

Câu 2: Thực chất của cuộc CM trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện? ý nghĩa.

1 Thực chất của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện:

+ Thứ nhất: Triết học Mác - Ăngghen đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện

chứng trong lịch sử phát triển của TH trước đó, xác lập chủ nghĩa duy vật biện chứng nhờ một hệthống lý luận khoa học chặt chẽ, thống nhất và hoàn chỉnh; cải tạo chủ nghĩa duy vật mang tínhsiêu hình (của Phoiobac - duy vật về từ nhiên nhưng lại duy tâm khi bàn về xã hội), lẫn phép biệnchứng trong cái vỏ thần bí (Hêghen) của một số đại biểu của nền triết học cổ điển Đức để xây dựngnền triết học mới - triết học duy vật biện chứng (tạo ra sự thống nhất hữu cơ, không thể tách rờigiữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng)

+ Thứ hai: Sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử - là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học.

Đó là một cuộc cách mạng thực sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu củabước ngoặt cách mạng mà Mác và Angghen đã thực hiện trong triết học

Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để: nó chỉ duy vật trong giải thich thế giới

tự nhiên nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần

Chủ nghĩa duy vật của Mác đã giải thích một cách duy vật không chỉ thế giới tự nhiên mà cả lĩnhvực xã hội, lịch sử, tinh thần: chỉ ra được quy luật hình thành, vận động và phát triển của xã hội,của lịch sử

+Thứ ba: Triết học Mác không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới Nó trở

thành công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng

- triết học trước Mác: tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới mà ít chú ý đến cải tạo thế giới

- triết học Mác đã đã chỉ ra rằng; có thể cải tạo được thế giới thông qua hoạt động thực tiễn của conngười, với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng, vào triết học nói chung,Mác đã làm cho triết học của ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ triết học trước đó

+ Thứ tư: thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể.

Trước Mác: triết học hoặc là hoà tan, ẩn dấu đằng sau các khoa học khác, hoặc đối lập với chúng.Trước Mác, người ta quan niệm “triết học là khoa học của các khoa học”

Quan hệ triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luậnchung nhất (Lưu ý: do vậy, triết học Mác – Lênin không còn quan niệm “triết học là khoa học củacác khoa học nữa”)

2 Ý nghĩa: (khác với chủ nghĩa Mác - bao gồm triết học duy vật biện chứng, kinh tế chính trị học macsxit và chủ nghĩa xã hội khoa học)

Nhờ sự ra đời của triết học Mác mà vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết học trong hệthống tri thức khoa học đã thay đổi về căn bản

- TH Mác trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân - người đại diện cho lực lượngsản xuất hiện đại, tiến bộ Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nóiriêng với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tựphát lên tự giác Phong trào công nhân đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác vũ khí tinh thần của mình, cònchủ nghĩa Mác tìm thấy ở phong trào công nhân vũ khí vật chất của mình

- Nhờ sự khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà triết học Mác lại trởthành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển tiếp tục củacác khoa học

- TH macxit là cơ sở lý luận khoa học cho chiến lược và sách lược cách mạng của giai cấp vô sản,

là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội, giáo điều

+ Một là: với tinh thần duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin là một hệ thống mở chứ không

phải là hệ thống khép kín, nó luôn luôn đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển:

- Xuất phát từ điều kiện thực tiễn khách quan, trên cơ sở lập trường, quan điểm của CN Mác-Lênin,

tư tưởng HCM và của Đảng để thường xuyên bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác – Lênin;phải biết tổng kết thực tiễn một cách khách quan, biện chứng, có chắt lọc, có lý luận

- Tránh siêu hình, rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, chỉ biết căn cứ từ thực tiễn vụn vặt, cục bộ

để bổ sung, hoàn thiện, phát triển triết học Mác – Lênin

Trang 6

+ Hai là: Sự thống nhất giữa triết học Mác- Lênin với thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải tìm lời giải

đáp cho những vấn đề của ngày nay từ chính thực tiễn hôm nay chứ không chỉ tìm trong lịch sử.Tuy nhiên cần tránh 02 thái cực sai lầm:

- Không thấy được những đổi thay của thực tiễn, bảo thủ không muốn bổ sung, hoàn thiện, pháttriển những nguyên lý của triết học Mác – Lênin

- Quá nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự thay đổi của thực tiễn dẫn đến đòi xét lại CN Mác-Lênin

+ Ba là: Để tìm giải đáp cho những vấn đề nảy sinh, bên cạnh những tri thức triết học Mác Lênin,

còn cần đến những tri thức của các khoa học cụ thể, kinh nghiệm sống và hoạt động thực tiễn củamỗi người Cần chống 02 thái cực sai lầm:

- coi thường triết học Mác-Lênin, tuyệt đối hoá các khoa học cụ thể

- không thấy được vai trò của các khoa học cụ thể./

Trang 7

Câu 3: Tại sao nói CNDV mácxít là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học?

K/niệm: Thế giới quan là hệ thống những quan điểm (hay quan niệm) của con người về thế giới, về

chính bản thân mình và về vai trò vị trí của con người trong thế giới đó; nó giữ vai trò làm cơ sởcho việc định hướng, xác định phương châm hành động, phương thức sống của con người

Thế giới quan khoa học::

- TGQ khoa học là TGQ được xây dựng trên nền tảng hệ thống tri thức khoa học.

- Trong TGQ khoa học, tri thức khoa học và niềm tin, tình cảm hoà quyện vào nhau, thống nhất với nhau tạo nên hệ thống quan điểm, quan niệm đúng đắn, chân thực về thế giới.

- Là hình thức TGQ hoàn chỉnh nhất.

- Là TGQ định hướng đúng đắn nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Là TGQ làm tăng sức mạnh của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.

- Giúp con người khắc phục TGQ duy tâm, bệnh chủ quan, duy ý chí.

* CNDV mácxít - hạt nhân của thế giới quan khoa học:

- CNDV mácxít là hệ thống những quan điểm đúng đắn về thế giới và vị trí của con người trong thế

giới đó (thế giới vật chất; con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới).

- CNDV mácxít là hệ thống những quan điểm chung nhất về cả tự nhiên, xã hội và tư duy, là lý luận

về thế giới quan

- CNDV mácxít là CNDV triệt để đã giải quyết thoả đáng nhất vấn đề cơ bản của triết học (mối quan hệ giữa v/chất và ý thức),.

- CNDV mácxít là hệ thống lý luận không chỉ bao gồm các quan điểm duy vật về tự nhiên mà còn

có cả những quan điểm duy vật về lịch sử

Đó là sự thể hiện đầy đủ nhất, khái quát nhất những nội dung cơ bản của thế giới quan mới, một thếgiới quan vừa mang tính cách mạng, vừa mang tính khoa học Vì vậy, nó được xem là hạt nhân củathế giới quan

* Tính khoa học của CNDV mác xít:

- Được khái quát từ những thành tựu khoa học

- Phản ánh đúng đắn bản chất của thế giới

- Gắn bó, liên minh chặt chẽ với KH, chống xuyên tạc khoa học

- Chống mọi biểu hiện giáo điều, máy móc

- Là một hệ thống mở, luôn cần được bổ sung

- Xây dựng hệ thống nguyên tắc phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn

- Được tổng kết từ thực tiễn

- Định hướng cho thực tiễn

 KL: Với bản chất duy vật triệt để, khoa học, sáng tạo và gắn liền với thực tiễn, CNDV mácxit làhạt nhân và là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa họcBồi dưỡng TGQ khoa học, chống chủ nghĩa chủ quan./

* Những yêu cầu cơ bản của việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học cho đội ngũ cán bộ quản lýhiện nay:

- Nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu chủ nghĩa duy vật macxit và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tiếp thu các tri thức khoa học cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau

- Luôn quán triệt quan điểm khách quan trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới Quan điểmnày rút ra từ vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức Yêu cầu của quan điểm khách quantrước hết là phải xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, từ điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế để đề ramục tiêu và phương thức hành động

- Chống chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa duy vật tầm thường CN chủ quan là khuynh hướng tuyệtđối hóa vai trò của yếu tố chủ quan hay của ý thức trong việc nhận thức hay cải tạo thế giới (chủnghĩa duy tâm chủ quan, biểu hiện dưới hình thức khác nhau như bệnh chủ quan duy ý chí, chủquan nóng vội ) Chủ nghĩa duy vật tầm thường là khuynh hướng đề cao đến mức tuyệt đối hóavai trò của vật chất (biểu hiện: tuyết đối hóa vai trò của kinh tế, của lợi ích vật chất, xem thườngcông tác tư tưởng, công tác lý luận, tư tưởng thực dụng )

- Coi trọng công tác tư tưởng, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phê phán các luận điệutuyên truyền xuyên tác của các thế lực thù địch

Trang 8

Thế giới quan, cấu trúc và các hình thức thế giới quan? (Phần này các bạn đọc tham khảo để hiểu, nhỡ thầy giáo hỏi thêm, không cần trình bày):

Thế giới quan:

Nghĩa thông thường: Thế giới quan: Quan niệm về thế giới.

Nghĩa triết học: Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của con người về thế giới, về chính bản thân mình và về vai trò vị trí của con người trong thế giới đó.

Thế giới quan (giúp con người) trả lời các câu hỏi:

- Thế giới này là gì? Thế giới này từ đâu ra? Thế giới này tồn tại như thế nào?

- Thế giới này sẽ đi về đâu?

- Con người - Ta là ai? Ta từ đâu tới? Ta là gì trong thế giới này?

Cấu trúc của thế giới quan:

Thế giới quan gồm toàn bộ quan niệm về thế giới (Tri thức, Niềm tin, Tình cảm), trong đó quan niệm triết học chiếm vị trí trung tâm.

Ngoài quan niệm triết học, TGQ còn có những quan niệm cụ thể về thế giới.

Bất kỳ một thế giới quan hoàn chỉnh nào cũng đều chứa đựng quan điểm triết học nhất định và được hình thành trên quan điểm triết học đó Nếu không có triết học thì cũng không có thế giới quan hoàn chỉnh, đúng nghĩa của nó.

Thế giới quan thì triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận của các loại hình thế giới quan

Tính chất và nội dung của thế giới quan được quyết định chủ yếu bởi những quan điểm triết học mà thế giới quan đó lấy làm cơ sở.

Các hình thức thế giới quan trong lịch sử: Thần thoại, Tôn giáo, Triết học

Vai trò tích cực hay tiêu cực của thế giới quan phụ thuộc vào tính chất của loại thế giới quan đó là TGQ khoa học hay TGQ phản khoa học

* Vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho

con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không

lệ thuộc vào cảm giác"

Thực tại khách quan: tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức của p

Các hình thức tồn tại của vật chất: vận động (là mọi sự biến đổi nói chung) là phương thức tồn tạicủa vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất, chúng tồn tại độc lập với

ý thức của con người

* Ý thức: Ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ làthuộc tính của dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người

Nguồn gốc của ý thức: (1) nguồn gốc tự nhiên (đk cần): bộ óc + thuộc tính phản ánh - là sự ghi lạinhững đặc điểm hay những thuộc tính của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quátrình tương tác giữa chúng; (2) nguồn gốc xã hội (đk đủ): quá trình lao động + ngôn ngữ (vừa làphương tiện giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy)

Bản chất của ý thức: Ý thức suy cho cùng là phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc củacon người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan (Lenin) Chủ quan - cùng một đối tượng,mỗi cá nhân nhận thức khác nhau Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óccủa con người một cách năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo Sự phản ánh của ý thức mang tínhchất xã hội; bởi lẽ ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà ngay từ đầu nó đã làsản phẩm của xã hội, bắt nguồn từ xã hội và phản ánh các quan hệ xã hội

* Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

- Vật chất và ý thức có mối quan hệ mật thiết, không tách rời; có vật chất không có ý thức, nhưngkhông có ý thức tách rời vật chất

- Vật chất quyết định ý thức: VC quyết định sự ra đời và nội dung của ý thức; vật chất quyết định

sự thay đổi của ý thức

- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất: Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm

so với hiện thực nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với hiện thực, nhưng nó những cái

có thể thay đổi trước (nghiên cứu khoa học) Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất là cóđiều kiện, tức là thông qua hoạt động của con người mà tác động vào hoàn cảnh, làm biến đổi hoàncảnh vật chất, hoàn cảnh kinh tế tùy theo mục đích và phương tiện tác động của con người Sự tác

Trang 9

động có ý thức có thể diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau: tích cực hoặc tiêu cực (khai thác,phát huy sức mạnh VC tiềm tàng hoặc thúc đẩy các quá trình biến đổi của hoàn cảnh vật chất theohướng có lợi cho con người; làm hao mòn, suy giảm những sức mạnh vật chất tiềm tàng, kìm hãmquá trình biến đổi kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất của con người, đến sựphát triển của cả xã hội Sự tác động của ý thức trở lại vật chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đóquan trọng nhất là tính khoa học của ý thức và vào khả năng, điều kiện, mục đích vận dụng các trithức khoa học vào cuộc sống.

Trang 10

Câu 4: Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm phát triển và quan điểm toàn diện, liên

hệ thực tế?

1 Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm toàn diện

1.1 Cơ sở lý luận:

Dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiện, xã hội,

tư duy có sự liên hệ qua lại, nương tựa vào nhau, thâm nhập vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau, triếthọc Mác - Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

1.2 Nội dung: (Yêu cầu)

- Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, chúng ta cần phải xem xét nó trong sự liên hệ, tác độngqua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác cũng như giữa các bộ phận, yếu tố,thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó; phải đi từ tri thức nhiều mặt, nhiều mối liên

hệ của sự vật, hiện tượng đến chỗ khái quát ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng đó

- Xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, nhưng phải biết tránh tư tưởng bìnhquân, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; xác định đúng vai trò của từng mối liên hệ

- Từ mối liên hệ bản chất của sự vật, phải quay trở lại hiểu rõ sự vật, xem xét nó với tất cả các mốiliên hệ khác để bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống

1.3 Ý nghĩa

Quan điểm toàn diện - mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới

Để nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng cần phải xem xét đến tất cả các mối liên hệ, mọi mặtmột cách toàn diện, tránh mắc phải một số sai lầm sau:

- Chỉ tuyệt đối hoá một (hoặc một số) mặt, một số thuộc tính của sự vật sẽ rơi vào CN phiến diện,một chiều

- Đánh giá ngang nhau những đặc trưng vốn có khác nhau của các sự vật, hiện tượng, thậm chí cònđưa cái không cơ bản thành cơ bản, không chủ yếu thành chủ yếu, rơi vào căn bệnh ngụy biện

- Lắp ghép một cách máy móc những nhân tố khác nhau, vốn không có liên hệ nội tại với nhauthành một chỉnh thể, rơi vào căn bệnh chiết trung

Duy vật siêu hình : hoặc phủ nhận sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng ; hoặc chỉ thừa nhận một

số lượng nhất định các loại liên hệ, phủ định khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại liên hệ Biện chứng duy tâm : thừa nhận sự liên hệ đa dạng, phong phú của SV, HT nhưng tìm cơ sở của sự liên hệ phổ biến đó ở lực lượng siêu tự nhiên (duy tâm khách quan) hoặc ý thức của con người (DT chủ quan).

DVBC : thừa nhận tính đa dạng, phong phú của liên hệ ; thừa nhận khả năng thâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại liên hệ khác nhau ; tìm cơ sở của sự liên hệ của mọi SV, HT ở tính thống nhất vật chất của thế giới.

Tính chất của các mối liên hệ :

- Tính khách quan : mối liên hệ phổ biến là cái vốn có của SV, HT chứ không phải do một ai sáng tạo ra, không phải sản phẩm của tư duy.

- Tính đa dạng, phong phú : được quy định bởi sự đa dạng, phong phú, nhiều vẻ của bản thân SV, HT.

Tính thống nhất của thế giới là tính vật chất của nó (vật chất không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác).

2 Cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của quan điểm phát triển

2.1 Cơ sở lý luận:

Dựa trên nguyên lý về sự phát triển: phát triển là xu thế chung của mọi vận động, phát triển làphạm trù triết học khái quát quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kémhoàn thiện đến hoàn thiện hơn; từ tích luỹ về lượng đến bước nhảy làm thay đổi cơ bản về chất,phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo hướng tiến lên theo hình xoắn ốc

2.2 Nội dung:

- Phải xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi , chuyểnhóa của chúng : sự vật nảy sinh trong bối cảnh nào, đã trải qua những giai đoạn tiến hoá cơ bản rasao, trạng thái hiện có như thế nào, từ đó dự báo được triển vọng của nó

Trang 11

- Sự vận động, phát triển của sự vật là quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn; chính vì vậy, nó cóthể có nhiều xu hướng vận động khác nhau Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải phát hiện được đâu làmâu thuẫn chính, mâu thuẫn cơ bản có ý nghĩa thúc đẩy SVHT phát triển, trên cơ sở đó, tạo điềukiện chín muồi để giải quyết mâu thuẫn.

- Phát triển không phải bao giờ cũng tuân theo đường thẳng, mà đôi khi cũng có những bước thụtlùi tương đối, chệch hướng, do đó, đứng trước khó khăn, thử thách, chúng ta không được nản chí

- Trong quá trình nhận thức sự vật, đòi hỏi tư duy của chúng ta phải mềm dẻo, luôn đổi mới, bổsung, phát triển cho phù hợp với hiện thực khách quan

- Quá trình đổi mới toàn diện đất nước hiện nay của chúng ta là một quá trình đấu tranh giữa cái cũ

- cái mới ; giữa cái tiến bộ - cái lạc hậu ; giữa tư tưởng cách mạng - tư tưởng bảo thủ, chính vì vậyđòi hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển để chúng ta thấy được tính tất yếu củacái mới, cái tiến bộ cho dù cái mới lúc đầu còn non yếu

2.3 Ý nghĩa:

Nắm vững quan điểm phát triển mang lại cho chúng ta một hệ thống tri thức về sự vật trong toànthể quá trình ra đời và phát triển của nó Từ đó khắc phục:

- tư tưởng bảo thủ, bi quan do chỉ nhìn thấy sự phát triển thụt lùi của sự vật

- tư tưởng lạc quan quá mức chỉ nhìn thấy sự phát triển tăng lên

Duy vật siêu hình xem phát triển chỉ là quá trình tăng lên hay giảm đi về lượng, không có thay đổi

về chất ; sự phát triển diễn ra theo hướng thẳng, vòng trò khép kín

Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan phù hợp với quy luật của lịch sử

Vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam Để đảm bảo có được nhận thức đúng đắn về một vấn đề, chúng ta phải xem xét vấn đề đó theo quan điểm toàn diện Điều này có nghĩa là phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các

bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật, hiện tượng cũng như trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đối với các sự vật khác và trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Với mục đích có được nhận thức đúng đắn, từ đó đề ra những chủ trương, chính sách đúng nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cao cả là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt nam cuả nhân dân ta thì trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện đối với các nhân tố của lực lượng sản xuất cũng như các nhân tố của quan hệ sản xuất trong mối quan hệ qua lại với nhau một cách biện chứng, không xem nhẹ hay bỏ qua bất cứ một nhân tố nào, có như vậy các chủ trương, chính sách đưa ra mới góp phần vào thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,

đó là, đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, từ đổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế, chính sách,

tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc Nếu chỉ đổi mới một lĩnh vực hoặc một khâu nào đó thì công cuộc đổi mới không thể đạt kết quả mong muốn Đồng thời trong mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết làm cơ sở đổi mới các khâu khác và lĩnh vực khác

2 Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu“tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường” Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản

Trang 12

sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là“Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người”.

Như vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua.

Trang 13

Câu 5: Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc giải quyết xung đột xã hội?

Trả lời:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất, hạtnhân của phép biện chứng duy vật Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự vậnđộng, phát triển Vận động, phát triển là do giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong lòng các sự vậthiện tượng:

* Một số khái niệm:

- Mặt đối lập được hiểu là những mặt, yếu tố, thuộc tính, bộ phận có đặc điểm hoặc khuynh hướngvận động ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hay hệ thống sự vật, tác động qua lại lẫnnhau tạo nên sự vận động, biến đổi của sự vật

- Mâu thuẫn biện chứng: Là những mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạonên mâu thuẫn biện chứng Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập biện chứng tạo ra sựvận động và phát triển của sự vật

- Sự thống nhất của các mặt đối lập: các mặt đối lập tuy có khuynh hướng phát triển ngược chiềunhau nhưng lại nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, sự tồn tại của mặt này lấy sự tồn tại của mặtkia làm điều kiện và tiền đề tồn tại, không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia

- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhaugiữa các mặt đối lập

* Nội dung cơ bản của quy luật:

- Trong một sự vật hiện tượng, những nhân tố, những bộ phận, những thuộc tính có khuynh hướngvận động hay những đặc điểm trái ngược nhau, chúng không chỉ có thống nhất với nhau, đấu tranhvới nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh tạothành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật

- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là xu hướng tác động khác nhau của các mặt đốilập tạo thành mâu thuẫn Như vậy, mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấutranh” của các mặt đối lập Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, đấu tranh của các mặtđối lập là tuyệt đối Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của tạm thờicủa sự vật Sự đấu tranh là tuyệt đối vì nó gắn liền với sự vận động, phát triển của sự vật

- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâuthuẫn Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sựthay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển Khi hai mặt đối lập xung độtgay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Nhờ đó mà thểthống nhất cũng được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế:

* Ý nghĩa phương pháp luận :

- Nghiên cứu quy luật này giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự phát triển ; trên cơ

sở đó tìm biện pháp tác động để thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của sự vật

- Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình phát sinh, pháttriển của chúng để có biện pháp giải quết mâu thuẫn một cách tốt nhất, mâu thuẫn khác nhau phải

có biện pháp giải quyết mẫu thuẫn khác nhau

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, không được giải quyết mâu thuẫnmột cách vội vàng, chủ quan khi không có đủ điều kiện

- Mẫu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường đấu tranh chứ không phải bằng điều hòa mâuthuẫn

* Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với giải quyết xung đột

xã hội.

Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội, mà trong đó tồn tại các mẫu thuẫn

về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thểhiện bằng sự đối lập, sự bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, nhu cầu, giátrị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên - xã hội và dôi lúc được thể hiện bằng cả hành vi đụng

độ, vũ trang

Trang 14

Cơ sở xung đột xã hội là lợi ích Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâuthuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mẫu thuẫn không đối kháng Ý nghĩa của quy luậtthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với giải quyết xung đột xã hội chính là mâu thuẫn đốikháng hay không đối kháng (là cơ sở lý luận của xung đột).

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lậpnhau, không thể điều hòa được, trước hết là lợi ích kinh tế Phương pháp giải quyết bằng quyềnlực,vũ lực, cưỡng chế, ép buộc…;

Mẫu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhấtvới nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời Phương pháp giải quyết hòabình, giáo dục, giải thích, thuyết phục, động viên hoặc điều chỉnh chính sách

Ở Việt Nam giữa công nhân, nông dân, tri thức là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không có tínhđối kháng vì lợi ích cơ bản là thống nhất nên phương pháp giải quyết phải dùng phương pháp giảiquyết không có đối kháng Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,

cụ hể là mâu thuẫn không đối kháng giúp chúng ta biết được nguồn gốc sự vận động và phát triểncủa xã hội Việt Nam hiện nay từ đố tìm biện pháp tác động phù hợp để thúc đẩy sự vật phát triển.Như đã nói ở trên, phương pháp giải quyết mâu thuẫn không đối kháng ở Việt Nam hiện nay làphương pháp hòa bình hoặc điều chỉnh cơ chế chính sách cân bằng lợi ích giữa công nhân, nôngdân, trí thức

Từ lý luận xung đột và thực tiễn phát triển ở VN hiện nay, trong hiện trạng các xung đột xã hội đãdiễn ra, nhằm phòng ngừa, giải quyết và quản lý xung đột, ổn định xã hội, phát triển bền vững, cáiquan trọng nhất ưu tiên trong nhận thức và hành động là tôn trọng quyền con người và luật pháptrong giải quyết khiếu nại, tố cáo - quyền dân sự và chính trị cơ bản nhất của con người, tăng cườnghiệu lực quản lý nhà nước để thực hiện các quyền này, luôn kịp thời sửa chữa, điều chỉnh nhữngchính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Trang 15

Câu 6: ý nghĩa của quy luật phủ định của phủ định đối với công cuộc đổi mới hiện nay?

* Một số khái niệm

Trong quá trình vận động của SV, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố đã cũ, sựphủ định biện chứng diễn ra SV đó không còn nữa và bị thay thế bởi SV mới, trong đố có nhữngnhân tố tích cực được giữ lại Sự ra đời của cái mới là kết của của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời

Sự phủ định trong tự nhiên lẫn trong xã hội là sj phủ định làm mất đi cái cũ và xuất hiện cái mới,tiến bộ hơn Sự phủ định như vậy là hình thức giải quyết các mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật

bị phủ định Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi SV mới khác Quy luật này vạch ra khuynhhướng của sự vận động, phát triển Nhận thức quy luật này thông qua nhận thức một số phạm trù cơbản :

Phủ định là khái niệm dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng SV khác

Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu, là điều kiện cơbản của sự phát triển, là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới Phủ định biện chứng có hai đặctrưng cơ bản:

- Nó mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản thân sự vật quy định

- Nó mang tính kế thừa, kế thừa có chọn lọc, cải tạo, « lọc bỏ » chứ không phải phủ định sạch trơnhoặc kế thừa nguyên xi, máy móc

* Nội dung chủ yếu của quy luật thể hiện ở một số điểm sau:

- Phát triển là quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao

- Cứ qua hai lần phủ định liên tiếp lại tạo thành một chu kỳ của sự phát triển

Lần phủ định thứ nhất nảy sinh trên cơ sở phê phán cái bị phủ định, vì thế, mặc dù nó vẫn kế thừanhững nhân tố cơ bản của cái cũ nhưng nó đã trở thành sự đối lập với cái cũ cả về hình thức lẫn nộidung Lần phủ định này hướng vào việc loại bỏ những mặt tiêu cực của cái cũ (phủ định giản đơn).Lần phủ định thứ hai, theo nguyên tắc, đối lập với “cái phủ định” nên nó giống “cái bị phủ định”ban đầu và có xu hướng khôi phục những mặt tích cực của cái bị phủ định ban đầu Tuy nhiên sựgiống nhau này thường chỉ là giống nhau về hình thức bề ngoài, còn cấu trúc bên trong và đặc biệt

về nội dung của sự vật thì đã khác về căn bản về trình độ phát triển Điều đó có nghĩa là trong quátrình tiến hoá, sau hai lần phủ định thì sự vật đã phát triển ở trình độ cao hơn, mặc dù về hình thức

nó dường như quay trở lại cái cũ

- Tổng hợp toàn bộ các vòng, khâu của sự phát triển, ta được con đường phát triển theo hướng

“xoắn ốc” tiến lên của sự vật

* Ý nghĩa với công cuộc đổi mới hiện nay:

Nghiên cứu quy luật trên đòi hỏi chúng ta muốn có sự phát triển thì cần phải có sự thay thế, sự phủđịnh Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết phát hiện cái mới vànhân rộng cái mới; phải nhận thức được sự vận động và phát triển là đi theo hình xoáy ốc và nódường như lặp lại cái cũ nhưng được nâng lên ở trình đọ cao hơn; đòi hỏi chúng ta phải biết pháthuy những giá trị truyền thống trong điều kiện lịch sử mới Quy luật này cũng đòi hỏi chúng tachống tư tưởng phủ định sạch trơn hoặc kế thừa nguyên xi

- Vận dụng với quá trình đổi mới ở nước ta: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhậnthức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũngkhông bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp; trong đó, bao gồm nhiều chu kỳkhác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Vì vậy, quá trình đổi mới của nước

ta cũng diễn ra theo chiều hướng đó Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của Nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, baocấp, đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.Trước đổi mới, do tư tưởng “tả” khuynh làm nảy sinh tư tưởng phủ định sạch trơn nên trong quản

lý kinh tế đã không thừa nhận kinh tế thị trường - một thành tựu của CNTB dẫn đến mắc nhiều sailầm làm cho kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng

Từ đại hội Đảng VI (1986) Đảng cộng sản Việt Nam đã lựa chọn việc đổi mới nền kinh tế ViệtNam từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà là sự vận dụng một cách linh hoạt phép phủ định biệnchứng Cụ thể:

Trang 16

+ Kế thừa những thành quả của nhân loại (cái vẫn còn phù hợp, VD: nền kinh tế thị trường, sảnxuất hàng hóa, KHCN của CNTB…

+ Cải tạo, chọn lọc và lọc bỏ những gì không còn phù hợp:Ví dụ: Về kinh tế: nhiều thành phần,nhiều loại hình sở hữu, nhưng không chấp nhận đa nguyên, đa đảng…, kinh tế nhiều thành phầnnhưng kinh tế NN phải giữ vai trò chủ đạo, định hướng XHCN)

+ Để khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường: Việt Nam xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có việc bỏ qua việc xác lập vai trò thống trị chủ đạocủa QHSX TBCN, phát triển kinh tế gắn liên với ổn định chính trị, công bằng xã hội

 đó là sự vận dụng quy luật phủ định biện chứng của CN Mác - Lênin

Ngày đăng: 13/03/2015, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w