Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng hợp 15 câu ôn tập thi vấn đáp triết học (Trang 25)

Câu 13: Từ quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất của NN, phân tích làm rõ vấn đề xây dựng NN pháp quyền ở VN hiện nay?

* Quan điểm Triết học M-LN về bản chất NN:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, NN là một hiện tượng lịch sử gắn liền với xã hội có sự phân chia giai cấp.

Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội.

(1) NN về bản chất là quyền lực chính trị của một giai cấp về mặt kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội hiện hành, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Hay nói cách khác NN mang tính giai cấp

- Tính giai cấp của NN do cơ sở kinh tế quy định.

+ Quy định giai cấp nào là giai cấp cầm quyền (là giai cấp thống trị về mặt kinh tế, do đó cũng là giai cấp được xã hội thấy và thừa nhận). NN là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của XH nhưng không phải giai cấp nào cũng là giai cấp cầm quyền - phải là giai cấp đại biểu (có đủ khả năng giành và nắm được chính quyền NN thúc đẩy XH phát triển): Cho sự phát triển của LLSX - QHSX gắn liền với lợi ích của giai cấp đó là loại hình phù hơp với trình độ phát triển của LLS; Quyền lợi của giai cấp đó thống nhất với quyền lợi của sự tiến bộ XH (không phải quyền lợi của giai cấp đó thống nhất với lợi ích chung và quảng đại quần chúng nhân dân trong xã hội - bảo vệ quyền lợi của giai cấp đó tạo động lực cho sự phát triển của XH); Giai cấp tiêu biểu cho trí tuệ và tình cảm của XH trong thời đại đó.

+ Quy định đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Đường lối chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước chỉ có tính khả thi và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, khi nó phản ánh được cơ ở kinh tế. Mà phản ánh cơ sở kinh tế, suy cho cùng là phản ánh ý chi, nguyện vọng và lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị về kinh tế. + Quy định thành phần giai cấp tham gia NN.

- Nhà nước mang tính giai cấp còn bắt nguồn từ mong muốn chủ quan của giai cấp cầm quyền. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn giành, nắm, sử dụng chính quyền NN để bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mình. Do đó, mỗi giai cấp khi đã nắm được chính quyền NN thì không bao giờ tự nguyện chia sẻ quyền lực cho bất kỳ một giai cấp nào khác, nhất là cho giai cấp đối lập.

(2) Với tư cách là một công quyền, nhà nước phải hoàn thành các chức năng mà xã hội giao phó, như giải quyết các công việc chung của xã hội; tổ chức kiến tạo và bảo vệ trật tự cộng đồng, trật tự công cộng; điều tiết, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Nhà nước pháp quyền – Một hình thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền nhà nước

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa M-L chưa sử dụng thuật ngữ nhà nước pháp quyền; nhưng những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền được đề cập sâu sắc trong chủ trương về xây dưng nhà nước kiểu mới, chế độ xã hội mới. Đó là 1 NN hợp hiến, hợp pháp, là NN dân chủ triệt để, dân chủ “do nhân dân tự quy định”; là bước chuyển từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”, là chế độ dân chủ xuất phát từ con người và pháp luật cũng vì con người. Tựu trung về tư tưởng cốt lõi của nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác-Lênin tập trung vào một số điểm chính sau: Bản chất dân chủ trong nhà nước; Chủ thể quyền lực nhà nước phải thuộc về đa số; Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước pháp quyền; Những điều kiện cơ bản để xây dựng nhà nước vô sản.

Tư tưởng về NN pháp quyền của Chủ tịch HCM biểu hiện rất rõ trong lý luận cũng như trong chủ trương xây dựng NN cách mạng hợp hiến, hợp pháp, 1 NN dân chủ, 1 chế độ dân chủ thực sự. Trong các văn kiện của Đảng và NN ta trước đây chưa sử dụng thuật ngữ NN pháp quyền, nhưng xét theo các đặc trưng, những giá trị phổ biến của NN pháp quyền thì đã được nhận thức và diễn đạt khá rõ nét trong các bản HP 1946, 1959 và 1980. Đó chính là kết quả của việc vận dụng tư tưởng về NN kiểu mới của C.Mác, Angghen, Lenin và HCM.

Tại ĐH Đảng lần thứ 6, 7 trong chủ trương đổi mới NN đã manh nha 1 số nội dung về NN pháp quyền nhưng đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa 7 chủ trương xây dựng NN pháp quyền XHCN ở nước ta mới được chính thức khẳng định - và thuật ngữ này lần đầu tiên chính thức được sử dụng trong văn kiện quan trọng của Đảng.

Trải qua quá trình phát triển, phương hướng xây dựng NN pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay là:

(1) NN pháp quyền XHCN được xây dựng trên cơ sở đổi mới căn bản NN hiện có, bao gồm các đặc trưng cơ bản:

1. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

2. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, kiểm soát rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

3. Nhà nước được tổ chức và thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

4. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

5. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do ĐCS Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

(2) Xây dựng NN pháp quyền đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo NN không có mục đích nào khác ngoài nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý NN, bảo đảm tất cả các quyền lực NN thuộc về nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

(3) Xây dựng NN pháp quyền XHCN gắn liền với cuộc đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu.

(4) Xây dựng NN pháp quyền XHCN gắn liền với đổi mới 1 cách căn bản hệ thống chính trị, nâng cao trình độ dân trí, lôi cuốn nhân dân vào xây dựng, quản lý, tham gia công việc NN.

Những đặc trưng của nhà nước và nhiệm vụ xây dựng nhà nước mà Đảng ta đặt ra chính là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng của học thuyết Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới với những tư tưởng cốt lõi về pháp quyền trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là những căn cứ lý luận và thực tiễn để chúng ta khẳng định Điều 4 trong Hiến pháp hiện nay là không thể thay đổi. Không được mơ hồ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước nói riêng, xã hội nói chung./.

Điều 4 HP 1992: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Việc xây dựng NN pháp quyền XHCN ở VN hiện nay nhằm mục đích khắc phục những hạn chế của hình thức NN trước đổi mới:

+ Thiếu dân chủ/ dân chủ hình thức, dân chủ hạn chế.

+ Quan liêu, mệnh lệnh hành chính (chưa phải hình thức chế độ dân chủ).

+ Thiếu thiết chế, cơ chế thực hiện 1 cách hữu hiệu quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

Những quan điểm cực đoan về bản chất NN

+ Quan điểm mơ hồ, hữu khuynh phủ nhận tính giai cấp của nhà nước * Nhà nước dân chủ (DC TS) là nhà nước phi giai cấp

* Phê phán:

. Dân chủ là bình đẳng, nhưng chỉ là bình đẳng hình thức

Một phần của tài liệu Tổng hợp 15 câu ôn tập thi vấn đáp triết học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w